Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình sáp nhập Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy vào Ngân hàng Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.29 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4 1 3
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 8 1

3
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
8 1 3
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10 1 3
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 10 1

3
LỜI MỞ ĐẦU 4 3
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 8

3
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
8 3
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10 3
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 10

3
LỜI MỞ ĐẦU 4
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:

8
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập: 8
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:

10


Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT
VFC Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy
VFL Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp
tàu thủy
CVS Công ty TNHH Chứng khoán CIMB - Vinashin
V.IBC Công ty tư vấn đầu tư và Dịch vụ tài chính
NH ABC Ngân hàng thương mại cổ phần ABC
NH VABC Ngân hàng thương mại cổ phần Vinashin ABC
TCTD Tổ chức tín dụng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
M&A Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 4 1 3 1
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 8 1 3

1
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
8 1 3 1
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10 1 3 1
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 10 1 3


1
LỜI MỞ ĐẦU 4 3 1
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 8 3

1
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
8 3 1
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10 3 1
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 10 3

1
LỜI MỞ ĐẦU 4 1
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 8

1
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
8 1
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10 1
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: 10

1
LỜI MỞ ĐẦU 4
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:

8
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập: 8
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính: 10
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:


10
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực tài chính ngày càng trở
nên gay gắt, câu chuyện được giới kinh doanh thế giới và Việt Nam thường xuyên
nhắc đến là hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A). Trên thế giới, hoạt động M&A
đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và càng phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI. Tại Việt Nam, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng một
cách rộng rãi nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường, mở rộng
ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, trình độ chuyên môn. Các tổ
chức tài chính nước ngoài cũng đã và đang tích cực sử dụng công cụ này để xâm
nhập thị trường Việt Nam.
Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng như Công ty Tài
chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy đang tiến hành từng bước để thực hiện
Tái cơ cấu thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh để VFC có thể vượt qua giai
đoạn khó khăn. Và giải pháp M&A là một trong những giải pháp mà em thấy phù
hợp nhất đem, lại hiệu quả tốt nhất cho VFC để có thể vợt qua khó khăn hiện tại để
tiếp tục phát triển. Chính vì thế, em chọn đề tài nghiên cứu là :
“Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình sáp nhập Công ty Tài chính TNHH
MTV Công nghiệp tàu thủy vào Ngân hàng Thương mại”
với nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sáp nhập doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu
thủy và nhu cầu sáp nhập
Chuơng 3: Giải pháp thúc đẩy quá trình sáp nhập Công ty Tài chính
TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy vào Ngân hàng Thương Mại
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:
Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là M&A hiện nay
không còn quá mới mẻ trên thế giới và Việt Nam. Trong thời gian gần đây, với bối
cảnh nền kinh tế biến đổi không ngừng chủ đề M&A đang thu hút sự quan tâm,
bình luận ý của mọi người. Đặc biệt ở Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển
và hội nhập, M&A chưa có một môi trường pháp lý ổn định, một thị trường tài
chính chuyên nghiệp để phát triển thì đề tài M&A cần được xem xét và tìm hiểu
sâu. Vậy ý nghĩa kinh tế của thuật ngữ “Mergers and Acquisition” là gì?
1.1.1. Cách hiểu trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới, người ta thường nhắc đến thuật ngữ M&A (sáp nhập
và mua bán doanh nghiệp). Mặc dù chúng thường được đề cập cùng nhau nhưng
vẫn có sự khác biệt về bản chất.
Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của
một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán
doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán
này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp
cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán.
Vậy, điểm khác biệt giữa sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là gì? Mua bán
doanh nghiệp là một thuật ngữ chung để mô tả cách thức chuyển quyền sở hữu. Sáp
nhập lại là một thuật ngữ có nghĩa hẹp hơn, một thuật ngữ kỹ thuật để mô tả một
quy trình pháp lý đặc biệt có thể hoặc không tiếp diễn thông qua mua bán doanh
nghiệp. Ví dụ cổ đông của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đồng ý sáp nhập thì
việc sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi thoả thuận là cổ phiếu doanh nghiệp A sẽ chuyển
đổi sang cổ phiếu doanh nghiệp B hay là chuyển thành tiền.
Trên thực tế, thường thấy phổ biến các giao dịch mua bán doanh nghiệp trong
đó có thể không dẫn đến kết quả sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp B mua một lượng
lớn cổ phiếu của doanh nghiệp A, dù đủ lớn để biến thành một thương vụ sáp nhập

Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhưng nếu bên B quyết định là bên A sẽ vẫn tồn tại riêng rẽ như một công ty con
của B thì đó không phải là sáp nhập; hoặc nếu bên B mua toàn bộ hoặc hầu hết tài
sản của bên A và thanh toán bằng tiền hoặc cổ phiếu của bên B và bên A lúc này chỉ
còn là cái vỏ bọc mà không còn hoạt động nữa và cổ đông của bên A không thay
đổi, tài sản còn lại duy nhất của bên A là tiền hoặc cổ phiếu do bên B thanh toán.
1.1.2. Cách hiểu M&A theo cách quy định hiện hành và pháp luật Việt
Nam:
Khung pháp lý cho hoạt động M&A tồn tại rải rác trong các văn bản luật bao
gồm Luật Canh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và các văn
bản pháp luật chuyên ngành về tài chính ngân hàng. Theo pháp luật Việt Nam hiện
hành, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp được tiếp cận dưới 3 góc độ: là một trong
các hành vi tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, là một trong
những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật về doanh
nghiệp và là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp được điều chỉnh bởi pháp
luật về đầu tư.
• Theo Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 07 năm 2005 :
Định nghĩa “mua lại và sáp nhập” được đưa ra theo cách tiếp cận dưới góc
độ M&A là một trong các hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn
chế cạnh tranh. Điều 16 Luật Cạnh tranh 2004 đã nêu rõ tập trung kinh tế là hành vi
của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại
doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; hành vi tập trung kinh tế khác
theo quy định của pháp luật. Điều 3 Luật Cạnh tranh cũng đã khẳng định tập trung
kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh nên cần được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh.
17 Luật Cạnh tranh 2004 đã nêu định nghĩa cụ thể các hành vi tập trung kinh tế
trong đó:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.[16, tr.6]
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
[16,tr.6]
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại.[16, tr.6]
• Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Định nghĩa “mua lại và sáp nhập” được đưa ra theo cách tiếp cận dưới góc độ
M&A là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
Điều 153 đã nêu sáp nhập doanh nghiệp là hành vi một hoặc một số công ty
cùng loại (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập.[17,tr.54]
Điều 152 đã nêu hợp nhất doanh nghiệp là hành vi hai hoặc một số công ty
cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp
nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.[17,tr.54]
Luật Doanh nghiệp không đề cập đến khái niệm mua lại doanh nghiệp nói chung.
• Theo Luật Đầu tư năm số 59/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 07 năm 2006:
Lần đầu tiên việc đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập được khẳng định
là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp trong điều 21. Trong đó, điều 3 Luật

Đầu tư 2005 đã nêu “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu
tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.[18,tr.5] Luật Đầu tư 2005 mới chỉ nhắc
đến khái niệm “mua lại và sáp nhập” trong điều 25 chứ chưa đưa ra nội hàm của
khái niệm này.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vậy, hệ thống luật hiện hành của Việt Nam hiện nay đã có nhiều qui
định về hoạt động M&A nằm rải rác trong các văn bản luật song một vấn đề đặt ra
là tồn tại sự không thống nhất và rõ ràng về khái niệm M&A trong các văn bản luật
ở Việt Nam. Trong khi Luật Cạnh tranh nêu đầy đủ khái niệm về sáp nhập, hợp nhất
và mua lại thì Luật Doanh nghiệp lại không nhắc đến thuật ngữ “mua lại” và Luật
Đầu tư thì chưa đưa ra nội hàm định nghĩa “mua lại và sáp nhập”.
1.1.3. Cách hiểu M&A thống nhất sử dụng trong đề án:
Do chưa định nghĩa thống nhất của M&A trên thế giới và ở Việt Nam cho
đến hiện tại nên định nghĩa tổng hợp sau đây sẽ được sử dụng như cách hiểu về hoạt
động mua lại và sáp nhập trong bài viết này:
Sáp nhập (Mergers) được hiểu là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty dẫn
đến chỉ còn một doanh nghiệp duy nhất tồn tại, cách doanh nghiệp còn lại sẽ bị
chấm dứt hoạt động. Sáp nhập là kết quả thông qua quá trình thỏa thuận của các
bên.
Hợp nhất (consolidation) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để
tạo ra một doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp ban đầu sẽ chấm dứt hoạt động.
Hợp nhất là kết quả thông qua quá trình thỏa thuận của các bên.
Mua lại (Acquisition) là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một
phần vốn góp hoặc tài sản của doanh nghiệp, đủ để chi phối và kiểm soát doanh
nghiệp đó. Công ty được mua sẽ chấm dứt hoạt động hoặc trở thành công ty con của
Công ty mua.
1.2. CÁC HÌNH THỨC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:
Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có thể diễn ra trên quy mô và hình thức

khác nhau dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp, mục đích và quan hệ của bên bán và
bên mua. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chí cụ thể để đánh giá
và xếp loại hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nhưng trên thực tế có các hình thức
sáp nhập sau đây:
1.2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập:
1.2.1.1. Sáp nhập ngang
Sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang): sáp
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường.
Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là nhằm tăng cường hiệu quả và
chiếm được thị phần rộng hơn;
Thí dụ: hợp nhất giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô: GM
và Deaweoo.
1.2.1.2. Sáp nhập dọc
Là việc sáp nhập giữa các công ty tham gia vào quá trình khác nhau của quá
trình sản xuất và phân phối. Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là để
giảm thiểu được chi phí sản xuất, chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua
việc quản lý các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối;Việc sáp
nhập diễn ra giữa các doanh nghiệp nằm trên một chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng
nhằm mở rộng quy mô của doanh nghiệp sáp nhập về phía trước hoặc phía sau của
chuỗi giá trị/cung ứng. Loại hình này được phân thành hai nhóm:
- Sáp nhập tiến (Forward integration): việc công ty mua lại công ty khách
hàng của mình.
- Sáp nhập lùi (Backward integration): việc công ty mua lại nhà cung ứng của
mình.
1.2.1.3. Sáp nhập tổ hợp (Sáp nhập kiểu tập đoàn):
Sáp nhập tổ hợp diễn ra giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác
nhau. Có ba loại sáp nhập hỗn hợp: sáp nhập thuần tuý diễn ra giữa các bên không

hề có mối quan hệ nào với nhau, sáp nhập bành trướng về địa lý diễn ra giữa các
công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn
toàn cách biệt về địa lý, sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm diễn ra giữa các công ty
sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất
gần giống nhau .
Thí dụ: Giữa một công ty kinh doanh xăng, dầu với một công ty kinh doanh
bất động sản.
1.2.1.4. Sáp nhập mở rộng thị trường
Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị
trường khác nhau.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thí dụ: Giữa một doanh nghiệp bán thức ăn nhanh ở Hoa Kỳ với một doanh
nghiệp bán thức ăn nhanh ở Việt Nam.
1.2.1.5. Sáp nhập mở rộng sản phẩm:
Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên
quan tới nhau trong cùng một thị trường.
Thí dụ: Công ty sản kinh doanh bột giặt mua công ty kinh doanh nước xả vải.
1.2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính:
1.2.2.1. Sáp nhập mua:
Như chính cái tên này thể hiện, loại hình sáp nhập này xảy ra khi một công ty
mua lại một công ty khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc
thông qua một số công cụ tài chính.
1.2.2.2. Sáp nhập hợp nhất:
Với hình thức sáp nhập này, là một thương hiệu công ty mới được hình thành
và cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai công
ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP:
Sáp nhập là một cơ hội đầu tư hiệu quả được các nhà quản trị lưu tâm do hoạt

động này mang lại lợi ích khác nhau đối với những thương vụ sáp nhập nhằm những
mục đích khác nhau như: mục đích tấn công, mục đích phòng vệ và mục đích đầu tư.
1.3.1. Lợi ích sáp nhập nhằm mục đích tấn công:
1.3.1.1. Mở rộng thị trường:
Khi doanh nghiệp thực hiện một thương vụ mua lại và sáp nhập với doanh
nghiệp hoạt động trên một phạm vi thị trường khác thì thương vụ này sẽ giúp doanh
nghiệp đó nhanh chóng tiếp cận với thị trường mới mà không cần phải tốn nhiều
thời gian, chi phí để nghiên cứu thị trường,quảng bá sản phẩm và chịu ít phí tổn
cũng như ít rủi ro hơn hình thức thành lập cơ sở mới. Về lợi ích hữu hình, công ty
tránh được hàng rào thuế quan bảo hộ nền kinh tế trong nước, các rào cản và thủ
tục để đăng ký thành lập. Về lợi ích vô hình, công ty sẽ tận dụng được các lợi thế
sẵn có của những doanh nghiệp bị mua đã có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường
này như sự am hiểu thị trường và uy tín trên thị trường.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.1.2. Giá cả cạnh tranh:
Thị phần cao hơn sau mua lại và sáp nhập sẽ dẫn đến hiện tượng sức mua
tăng cao hơn khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất nhiều
sản phẩm hơn khiến chi phí sản xuất giảm xuống giúp công ty có khả năng đưa ra
mức giá cạnh tranh hơn. Điều này cho thấy vòng quay sản phẩm và dịch vụ tăng
nhanh hơn. Nếu lợi nhuận biên trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nhưng số lượng
hàng bán tăng đạt đến một mức nào đó thì xét về tổng thể các nhà cung ứng vẫn thu
được nhiều lợi nhuận hơn.
1.3.1.3. Tham vọng bành trướng tổ chức và tập trung quyền lực thị
trường
Trong khi nhiều công ty chủ động thực hiện sáp nhập để thực hiện chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, thì có những công ty đã thành công
thường nuôi tham vọng rất lớn trong việc phát triển tổ chức của mình ngày một lớn
mạnh và thống trị không những trong phân khúc thị trường và dòng sản phẩm hiện

tại mà còn lan sang cả những lĩnh vực khác. Đây cũng là lý do họ chọn sáp nhập
theo chiều ngang để bành trướng về địa lý hoặc sáp nhập tổ hợp để tìm kiếm nhưng
cơ hội đầu tư ở các lĩnh vực khác.
Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu
của mua bán và sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và
thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối.
Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng
đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn
một công ty nhỏ.
1.3.2. Lợi ích sáp nhập nhằm mục đích phòng vệ
1.3.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
M&A được coi là cách thức nhanh nhất để doanh nghiệp đa dang hoá sản
phẩm và dịch vụ của mình thông qua học hỏi công nghệ, bí quyết của đối tác. Các
công ty cũng tiến hành mua lại các doanh nghiệp khác có các sản phẩm, dịch vụ bổ
sung nhằm mục đích đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.2.2. Hợp lực thay cạnh tranh
Với hai đối thủ cân sức với nhau, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt nhưng
chỉ đem lại thiệt hại cho hai bên nên có hai lựa chọn là chia thị phần nắm giữ hoặc
tiến hành hợp tác với nhau. Tuy nhiên, nếu có nhiều người tham gia vào một sân
chơi có sức lực ngang nhau thì khó có thể phân chia thị phần phù hợp. Mặt khác, tư
duy cùng thắng “win-win” ngày càng được ưa chuộng, thay vì quyết thắng thua,
giải pháp cùng hợp tác với nhau được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Khi đó, chắc
chắn số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi trên thị trường, sức nóng cạnh tranh
cũng hạ nhiệt hơn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác lớn
hơn.
Giả định như thị trường là một chiếc bánh, các doanh nghiệp cùng tranh
nhau một chiếc bánh thì tất yếu phần được của người này là phần mất của người

khác (tổng bằng không – Zero-Sum-Game). Đây là tư tưởng kinh doanh đã lạc hậu,
việc cạnh tranh gay gắt với nhau sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên. Thay vì vậy,
nếu có sự hợp tác với nhau, các bên có thể hợp lại để tạo ra một “chiếc bánh phúc
lợi” to hơn cho tất cả theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi (tổng không bằng không
– Non-Zero-Sum-Game).
Do đó, xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp tiến đến hợp nhất với nhau,
hoặc một doanh nghiệp đi mua lại đối thủ cạnh tranh của nó để giảm số lượng
“người chơi” trong thị trường, từ đó giảm sức ép cạnh tranh.
1.3.2.3. Cải thiện tình hình tài chính
Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, doanh nghiệp cần có một
lượng tiền đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn và phục vụ cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Vì vậy, sáp nhập được coi là một phương pháp hiệu quả
mang lại khoản vốn cứu công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính.
Tình trạng khó khăn về tài chính là tình trạng các công ty không có đủ
khảnăng thanh toán các nghĩa vụ tài chính do đó thông qua M&A công ty có thể
chuyển những nghĩa vụ nợ của mình cho công ty mua và nhận được nguồn hỗ trợ
vốn mới. Đây cũng là một cách chia sẻ rủi ro giúp công ty tăng cường tính minh
bạch về tài chính.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tìm đến hoạt động M&A như là một cách để
“tái cấu trúc” doanh nghiệp, giúp cho nó vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, để
không phải dẫn đến phá sản. Việc “tái cấu trúc” được thực hiện thông qua sự hỗ trợ
của đối tác về: vốn, công nghệ, kinh nghiệm,…
1.3.3. Lợi ích sáp nhập nhằm mục đích đầu tư
1.3.3.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất, vận hành các bộ phận của doanh
nghiệp
Thông qua M&A, công ty có thể giảm thiểu một số chi phí phát sinh không
cần thiết để loại trừ sự lặp lại chi phí, tận dụng những tài sản chưa sử dụng hết giá

trị, khắc phục điểm yếu của nhau. Mặt khác, các công ty có thể chuyển giao kỹ
thuật và công nghệ cho nhau để nâng cao hoạt động hiệu quả. Các công ty còn có
thể bổ sung cho nhau về nguồn lực và các thế mạnh khác như thương hiệu, thông
tin, cơ sở khách hàng.
Nói chung sáp nhập doanh nghiệp thường có khuynh hướng giảm việc làm.
Hai hệ thống sáp nhập lại sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp, ví dụ các công
việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu vị trí công việc
cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp tốt để các
doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả.
Các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành của
một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Thêm nữa, các
doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc
hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc các chức năng chồng chéo nhau.
1.3.3.2. Giảm chi phí gia nhập thị trường
Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị
trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe thì những công
ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã
hoạt động trên thị trường để tránh được các rào cản về thủ tục để đăng ký thành lập,
giảm được cho mình chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ
sở khách hàng ban đầu.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trên thực tế, đạt được sự sáp mua lại và sáp nhập thường khó hơn người ta
tưởng - nó không tự đến khi hai công ty sáp nhập. Đương nhiên khi hai công ty sáp
nhập dễ nhìn thấy khả năng đạt được lợi thế quy mô nhưng đôi khi nó lại có hiệu
ứng ngược lại. Trong nhiều trường hợp, một cộng một lại nhỏ hơn hai. Do đó, việc
phân tích chính xác mức độ sáp nhập trước khi tiến hành những thương vụ M&A rất
quan trọng. Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố tình vẽ ra bức tranh cộng
hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc định giá doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TY TÀI CHÍNH MTV TNHH CÔNG NGHIỆP
TÀU THỦY VÀ NHU CẦU SÁP NHẬP
2.1. Khái quát về Công ty:
Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ (Vietnam
Shipbuilding Finance Company) – viết tắt là VFC. VFC là hoạt động dưới hình thức
là công ty tài chính Nhà nước, là một thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam – VINASHIN.
VFC được thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19
tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Ngày 9/5/2000. Vốn điều lệ hiện nay
là 2.528 tỷ đồng, do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cấp 100%.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
• Tháng 12/1998:
Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số
3456/1998/QĐ/BGTVT về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty Tài
chính Công nghiệp Tàu thủy trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam.
Ngày 9/5/2000, VFC chính thức đi vào hoạt động với chức năng là một tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ thu xếp, quản lý vốn và cung cấp
dịch vụ tài chính cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – VINASHIN.
• Tháng 05/2006:Quyết định số 104/2006/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
làm tiền đề cho VFC trở thành Tổng Công ty Tài chính.
• Tháng 02/2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên 663 tỷ đồng.
• Tháng 11/2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên 1623 tỷ đồng.
• Tháng 12 /2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên 2523 tỷ đồng.
• Tháng 04/2010:
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 759/QĐ-NHNN

miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc
Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy nhiệm kỳ 2005-2010. Bổ nhiệm nhiệm kỳ
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mới chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Hồ Ngọc Tùng; Trưởng ban
Kiểm soát ông Nguyễn Đức Vinh; Tổng Giám đốc bà Trịnh Thị Hậu.
• Tháng 10/2010:
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 2333/QĐ-NHNN chấp
thuận chuyển Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy thành Công ty Tài chính
TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
làm chủ sở hữu.
• Tháng 11/2010:
Được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án Tái cơ
cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Công ty Tài chính TNHH MTV
Công nghiệp Tàu thủy bắt đầu quá trình tái cơ cấu tổng thể về hoạt động và cơ cấu
tổ chức.
• Tháng 03/2011:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 2306/NHNN-
TTGSNH chấp thuận bổ nhiệm các chức danh Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc
Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy theo đó Ông Kiều Hưng giữ
chức vụ Chủ Tịch Hội đồng quản trị; ông Đồng Anh Tuấn giữ chức vụ Tổng Giám
đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Đến thời điểm hiện tại, cơ cấu tổ chức của VFC bao gồm:
• Bộ máy quản lý:
 Hội đồng thành viên
 Ban Tổng Giám đốc
 Ban kiểm soát
 Các ủy ban, hội đồng

• Bao gồm 14 Phòng chức năng, nghiệp vụ: các bộ phận, phòng ban của VFC
thực hiện các chức năng theo quy định.
• 03 Chi nhánh (hạch toán phụ thuộc) hoạt động theo điều lệ và quy chế tài
chính của Công ty, Tập đoàn và Nhà nước:
 Chi nhánh Hà Nội
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Chi nhánh Hải Phòng
 Chi nhánh Hồ Chí Minh
• 03 Công ty con:
 Công ty Chứng khoán CIMB-VINASHIN: Mô hình TNHH Hai thành
viên hạch toán độc lập; hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán;
 Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy: Mô
hình TNHH MTV – hạch toán độc lập; hoạt động trong lĩnh vực cho
thuê tài chính;
 Công ty Tư vấn đầu tư và Dịch vụ tài chính V.IBC: hạch toán phụ
thuộc, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ thiết kế, tư
vấn…
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức VFC:
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
18
Phòng Tổ chức nhân sự
Chi nhánh khác
(khi đủ điều kiện)
Công ty TNHH Chứng
khoán CIMB-VINASHIN

(CVS)
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng
Công ty TNHH một thành
viên Cho thuê tài chính
Công nghiệp tàu thủy
(VFL)
Công ty CP Tư vấn đầu tư và
dịch vụ tài chính (V.IBC)
Phòng Kế hoạch
Văn Phòng
n

ành chính – Qu
n trị
Phòng Quản trị rủi ro
Phòng Pháp chế
Phòng Phát triển thị trường
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Thẩm định
Phòng ĐT và Dịch vụ tài chính
Phòng Tín dụng trong Vinashin
Phòng Tín dụng ngoài Vinashin
Phòng Nguồn vốn
Phòng Xử lý nợ
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Kiểm toán nội bộ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Các Ủy ban, Hội đồng
theo quy định
Phòng Tài chính Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VFC:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của VFC
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Thu nhận lãi thuần 92.407 (40.560) (391.613)
Lãi/lỗ ròng từ hoạt động dịch vụ 52.320 45.339 58.683
Lãi/lỗ ròng từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng
(8.529) (3.995) (35.714)
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinhh doanh
21.387 (8.246) (27.881)
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
khác
73.586 (17.088) 157.948
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ
phần
3.636 16.327 5.171
Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng
188.840 (43.219) (203.446)
Trích dự phòng 273.045 4.301.441 176.991
Tổng lợi nhận trước thuế (84.205) (4.342.363) (372.747)
(Nguồn: BCTC 2010- 2011)
• Như vậy có thể thấy Công ty đã hoạt động kinh doanh lỗ trong 03 năm qua.

Năm 2010, trích lập dự phòng rủi ro ( phần lớn là rủi ro tín dụng) lên đến 4.301 tỷ
đồng.
• Hoạt động kinh doanh trước dự phòng cũng lỗ kể từ năm 2010. Trừ hoạt
động cung cấp dịch vụ, hoạt động góp vốn, mua cổ phần có lãi; còn lại các hoạt
động khác đều lỗ, trong đó tín dụng cho vay và chứng khoán kinh doanh lỗ nhiều
nhất. Bản chất lỗ/lãi trong các hoạt động của VFC được phân tích dưới đây:
- Về hoạt động huy động vốn: Khả năng huy động vốn rất hạn chế do đặc thù
của mô hình Công ty tài chính và phạm vi khách hàng; hơn nữa các quan hệ tín
dụng với các Tổ chức tín dụng khác đang thu hẹp, khả năng huy động vốn giảm qua
các năm. Đặc biệt trong năm 2011, VFC chỉ huy động thêm được 17 tỷ đồng từ
nguồn Trái phiếu Quốc tế.
- Sử dụng vốn:
Về hoạt động tín dụng: VFC đã thực hiện vai trò là trung gian tài chính trong
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tập đoàn, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho các nhà máy đóng tàu, các dự án của
Tập đoàn Vinashin thông qua việc cung ứng một số dịch vụ tín dụng truyền thông.
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động tín dụng của VFC bộc lộ nhiều bất cập, chưa khai
thác hết vai trò, phạm vi chức năng của Công ty. Sản phẩm cấp tín dụng còn hạn
chế, đơn điệu; cơ chế hoạt động, thực tế triển khai nghiệp vụ còn nhiều bất cập:
chưa ban hành thống nhất hệ thống chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, quy
trình, quy chế tín dụng…
Về hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư quy mô nhỏ, Công ty chỉ mới đầu tư
vào hoạt động kinh doanh cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua trái phiếu của
Công ty mẹ và Đầu tư góp vốn cổ phần vào đơn vị thành viên của Tập đoàn, đơn vị
thuộc lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến ngành đóng tàu….Cách thực hiện đầu tư
của VFC khá rủi ro khi không có các công cụ kiểm soát rủi ro biến động giá, không
có các tiêu chí cụ thể, đồng nhất và hợp lý để đánh giá các cơ hội đầu tư.
Ngoài ra, Công ty còn hạn chế, chưa triển khai hoạch có triển khai nhưng

chưa hiệu quả một số chức năng nghiệp vụ trong phạm vi, điều kiện hoạt động của
VFC: Kinh doanh tiền tệ, cung ứng các dịch vụ chính gắn liền với nhu cầu và lợi ích
của Tập đoàn.
a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng:
Bảng 2: Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Thu nhập lãi thuần 92.407 (40.560) (39.613)
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự
968.325 532.606 171.632
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 875.918 573.167 491.244
(Nguồn: BCTC 2010-2011)
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của các Tổ chức tín dụng tuy
nhiên hoạt động này lại bị lỗ ròng trong hai năm gần đây (2010-2011). Thu nhập lãi
tiền gửi và lãi cho vay không đủ để bù đắp chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay. Đây là
một tín hiệu đáng báo động vì thu nhập ròng từ hoạt động này là nguồn thu cơ bản
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhất của VFC.
Theo báo cáo tổng kết năm 2011, tổng giá trị giải ngân cho vay vốn thập
(129 tỷ đồng- giảm 78,5% so với năm 2010) do khả năng vốn huy động bị hạn chế.
Trong khi đó lãi phải trả đối với dư nợ huy động rất lớn, dẫn đến sự bất cân xứng
giữa thu và chi trong hoạt động tín dụng của VFC.
b. Lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ:
Các hoạt động cung cấp dịch vụ mà VFC đang thực hiện bao gồm: Dịch vụ
thanh toán, bảo lãnh, Ủy thác, tư vấn tài chính….
Nếu tách riêng hoạt động dịch vụ của Công ty thì đây là mảng hoạt động
đem lại lợi nhuận tương đối cao trong 3 năm 2009- 2011. Trong 3 năm nghiên cứu

2009 - 2011, hoạt động dịch vụ đều có lãi từ 40-50 tỷ đồng; trong đó từ lãi Nghiệp
vụ ủy thác là 38 - 42 tỷ đồng (năm 2010 nghiệp vụ ủy thác chiếm 90% doanh thu từ
các dịch vụ)
Bảng 3: kết quả kinh doanh từ hoạt động cung cấp dịch vụ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 45.339 100% 58.683 100%
Dịch vụ thanh toán (191) 0% (86) 0%
Nghiệp vụ bảo lãnh 1.560 3% 486 1%
Nghiệp vụ ủy thác và đại lý 42.057 93% 38.017 65%
Dịch vụ tư vấn 419 1% (99) 0%
Dịch vụ khác 1.494 3% 20.366 35%
Nguồn: BCTC 2010 -2011
- Dịch vụ Ủy thác và Đại lý: Đây là nhóm dịch vụ đóng góp tỷ trọng lớn
nhất (40% - 90% qua các năm) trong tổng cơ cấu lợi nhuận thu được từ hoạt động
cung cấp dịch vụ. Hoạt động Ủy thác mà VFC thực hiện gồm Ủy thác và đại lý của
Tập đoàn và các Tổ chức tín dụng và tài chính kế toán ngoài Tập đoàn.
Từ 2005 đến nay, VFC đã lý kết được một số hợp đồng Ủy thác có giá trị
lớn: Ủy thác quản lý vốn nguồn Trái phiếu Quốc tế 750 triệu USD và 600 triệu
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
USD. Với lãi suất ủy thác là 7.5%/năm. VFC có khả năng sinh lời cao từ hoạt động
quản lý vốn cho Tập đoàn. Ngoài ra, VFC cũng nhận vốn Ủy thác cho vay 6.500 tỷ
đồng với mức phí ủy thác 0,3%/năm tính trên dư nợ cho vay.
- Dịch vụ bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh trong các năm chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (1 – 3% doanh thu Dịch vụ). Tính đến 31/12/2011, hoạt động bảo lãnh tập
trung vào các hợp đồng Bảo lãnh mà VFC thực hiện là bao lãnh cho một số Hợp

đồng giữa Khách hàng VFC với các tổ chức tín dụng trong nước.
- Dịch vụ tư vấn: Mặc dù VFC là một định chế tài chính, có nhiều chức năng
nghiệp vụ liên quan đến tư vấn tài chính như trong đăng lý kinh doanh. Tuy nhiên
trên thực tế, hoạt động tư vấn tài chính tại VFC còn rất hạn chế. Trong năm 2011,
doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ là khoản mục Lợi nhuận gộp từ cung cấp
dịch vụ của V.IBC.
- Dịch vụ thanh toán: Đây không phải là một dịch vụ mà VFC cung cấp cho
khách hàng. Theo đó, các khoản chi phí phát sinh qua các năm chủ yếu là các chi
phí liên quan đến việc thanh toán các chi phí giao dịch chuyển tiền qua tài khoản
ngân hàng:
+ Chi phí thanh toán trong nước: chuyển tiền lương, BHXH, chuyển tiền
điện, tiền mua máy móc thiết bị…
+ Chi phí liên qua đến việc quản lý tài khoản ngoại tệ: Phí đóng tài khoản,
phí thanh toán liên quan đến việc trả gốc, lãi qua tài khoản…
- Dịch vụ khác: Trong năm 2011, lợi nhuận từ dịch vụ khác tăng đột biến và
chiếm tỷ trọng lớn (35%) là khoản thu từ Cho thuê văn phòng đối với Công ty
TNHH Chứng khoán CIMB – Vinashin trong 3 năm 2009 -2011 được hạch toán
(khoảng 19,7 tỷ đồng).
c. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Công ty không có hoạt động kinh doanh vàng, chỉ trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ.
Trong 3 năm 2009 -2011, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Công ty thua lỗ.
Năm 2011, lỗ tính từ kinh doanh ngoại tệ lên tới 35,7 tỷ đồng, lỗ gấp 8 lần so với
năm 2010.
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
d. Lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán:
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm: Cổ tức và chênh lệch
mua bán chứng khoán.

Hoạt động chứng khoán kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2009 -2011
cũng trong tình trạng thua lỗ, nguyên nhân chính là công ty phải trích lập Chi phí dự
phòng giảm giá chứng khoán được hạch toán vào kết quả Lãi/lỗ hoạt động chứng
khoán kinh doanh. Công ty không có phát sinh hoạt động mua – bán trong 3 năm qua.
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các Chí nhánh
Công ty hiện có 03 Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nằm ở các địa bàn trọng
điểm là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
a .Chi nhánh Hà Nội:
Được thành lập năm 2008, hạch toán phụ thuộc, chức năng và nghiệp vụ
chính giống như công ty mẹ, phạm vụ hoạt động được quy định rõ theo Quy chế tài
chính của VFC.
Cùng chung khó khăn của VFC, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập:
- Huy động vốn: Ngoài nguồn vốn được phân cấp, điều chuyển từ Công ty
mẹ, khả năng huy động vốn của Chi nhánh chỉ bó hẹp ở một số khách hàng với giá
trị huy động rất thấp.
- Hoạt động tín dụng: Hoạt động cho vay của Chi nhánh chủ yếu tập trung
váo hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ. Khủng
hoảng kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đông kinh doanh và tình hình tài
chính của Chi nhánh, Chi nhánh Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
cam kết trả nợ.
Chỉ tiêu Giá trị tính đến 31/12/2011 (Đvt: Triệu đồng)
Doanh thu 1.795
Lợi nhuận (3.056)
Nhận ủy thác 5.036
Điều chuyển nội bộ 21.697
Dư nợ cho vay 14.500
b. Chi nhánh Hải Phòng:
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Được thành lập năm 2008, hạch toán phụ thuộc, mọi hoạt động của Chi
nhánh Hải phòng đều chịu sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của VFC.
Hải phòng là địa điểm quy tụ nhiều nhà máy đóng tàu, nhiều đơn vị thành
viên của Tập đoàn, với tiềm năng và nhu cầu lớn về nguồn vốn phục vụ SXKD của
các đơn vị thành viên. Chi nhánh Hải Phòng được định hướng thành lập để khai
thác tối đa lợi thế tại khu vực Hải Phòng cũng như đáp ứng được lợi ích của các đơn
vị thành viên Tập đoàn. Tuy vậy, Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng phải
đối mặt không ít khó khăn:
- Về huy động vốn: Giá trị huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ
chức kinh tế cả trong và ngoài Vinashin rất nhỏ.
- Về tín dụng: Thực hiện cho vay khách hàng trong tập đoàn phục vụ mục
đích chủ yếu là đóng tàu, kinh doanh vận tải bằng đường biển, kinh doanh sắt thép.
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh rất thấp (99.6%) nguy cơ mất vốn cao.
Một số chỉ tiêu hoạt động trong năm 2011 của Chi nhánh Hải Phòng:
Chỉ tiêu Giá trị tính đến 31/12/2011 (Đvt: Triệu đồng)
Lợi nhuận (79.248)
Dư nợ huy động 25.362
Dư nợ cho vay 234.678
c. Chi nhánh Hồ Chí Minh:
Được thành lập năm 2006, nghiệp vụ chính là huy động và cho vay theo
phân cấp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khi vực phía Nam.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, HĐKD của Chi nhánh Hồ Chí Minh đã đạt kết
thấp và còn nhiều hạn chế:
- Về hoạt động huy động vốn: Khả năng huy động vốn của Chi nhánh còn
khá hạn hẹp, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay của Chi nhánh bó hẹp trong
phạm vi nguồn ủy thác.
- Về hoạt động tín dụng: Năng lực về vốn của chi nhánh thấp kéo theo sự
ngưng trệ cho hoạt động cho vay. Trong thời gian qua hoạt động chính của Chi
nhánh là thu hồi nợ.

Các HĐKD khác: Do hạn chế về quy mô, về nguồn nhân lực, về năng lực tài
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính… nên các chức năng, nghiệp vụ khách của Chi nhánh Hồ Chí Minh như: môi
giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ…. chưa được triển khai.
Dưới đây là tóm tắt một số chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh Hồ Chí Minh:
Chỉ tiêu Giá trị tính đến 31/12/2011 (Đvt: Triệu đồng)
Doanh thu 24.000
Lợi nhuận (124.000)
Dư nợ huy động 3.000
Dư nợ cho vay 675.760
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Các đơn vị thành viên:
a. Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính CNTT (VFL)
Công ty Cho thuê tài chính VFL được thành lập với mục tiêu là công cụ để
Tập đoàn đầu tư tài sản, thiết bị vào các Công ty con, đơn vị thành viên trên cơ sở
hợp đồng thuê tài chính; là đầu mối quản lý tài sản cầm cố, thế chấp cho VFC.
Tính đến thời điểm (31/3/2012), VFL đã tiến hành giải ngân trên 469 tỷ
đồng, trong đó 94% là thuộc các đơn vị thành viên Tập đoàn. Qua đó ta có thể thấy,
VFL phần nào đã thực hiện tốt vai trò của mình là cung cấp dịch vụ cho thuê tài
chính phục vụ cho hoạt động đóng tàu. Tuy nhiên, cũng giống VFC, Công ty VFL
hiện nay đang trong tình trạng khó khăn: Hoạt động thua lỗ, chất lượng tín dụng cho
thuê tài chính thấp, nguy cơ mất vốn cao…
Bảng 4: Tình hình kết quả HĐKD của VFL
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 I/2012
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
20.483 27.332 (89.881) (30.206)

Chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng
(4.881) (26.623) (421.134)
Lợi nhuận trước thuế 15.602 709 (511.015) (31.919)
Lợi nhuận sau thuế 12.872 494 (512.328) (31.919)
(Nguồn: VFL)
Hoạt động kinh doanh của VFL đã suy giảm mạnh trong giai đoạn 2009 –
2011, năm 2009 đạt lợi nhuận trước thuế là 12.8 tỷ nhưng đến năm 2011 lại thua lỗ
Nguyễn Thị Hoàng Hà – TCDN 22.27
25

×