Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

GIÁO TRÌNH tập HUẤN đội điều TRA GIÁM sát DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.25 KB, 67 trang )








GIÁO ÁN:
Tập huấn đội điều tra
GSDD


Tài liệu tham khảo
KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers
Nhóm biên soạn:
Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng












Hà Nội, tháng 6 - 2013
M02 - 2


TAẬ̣ P HUAẤ N ĐOẬ̣ I ĐIEỀ U TRA GIAÁ M SAÁT DINH
DƯƠỠ NG

Giáo trình tập huấn Đội điều tra GSDD (ĐTGS) nhằm đào tạo nhân viên làm nhiệm vụ Đội trưởng và Điều tra
viên trong các đợt điều tra giám sát. Đội điều tra gồm 4 - 5 người là cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh (TTYTDP) và người được TTYTDP tuyển vào đội điều tra giám sát hàng năm. Một đội thường có 1 đội
trưởng, 1 cân đo nhân trắc và phỏng vấn viên. Thành phần của đội có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh.

Tiêu chí lựa chọn điều tra viên ĐTGS nên như sau:


có kinh nghiệm từ các cuộc điều tra trước đây

thành thạo ngôn ngữ địa phương

có hiểu biết về sức khỏe bà mẹ trẻ em hoặc y tế cộng đồng

Tâm điểm của khóa học này tập trung vào kỹ năng phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và hiểu biết cách chọn hộ,
đối tượng của điều tra giám sát. Ngoài ra, học viên sẽ được thực hành các kỹ năng phỏng vấn, cân đo nhân
trắc; đội trưởng thực hành kỹ năng giám sát. ĐTGS là một điều tra cắt ngang ở cộng đồng nhằm thu thập
các chỉ số sức khỏe và dinh dưỡng quan trong nhất với độ thống kê tin cậy. Để có số liệu chất lượng sẽ cần
phải có đào tạo một cách bài bản nhất.

Học viên lớp học này sẽ được:

• Hiểu được các thông tin dinh dưỡng và sức khỏe của các đối tượng được thu thập như thế nào
• Rà soát các tài liệu và thông tin liên quan đến trang thiết bị và kế hoạch điều tra phỏng vấn
• Nghiên cứu các câu hỏi của GSDD, các chỉ số có liên quan với các câu hỏi được thu thập và tại sao có một
số chỉ số lại quan trọng hơn trong ĐTGS
• Tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua thực hành sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng, phiếu đồng ý

tham gia, bảng kiểm cải thiện chất lượng và hiệu chỉnh bộ cầu hỏi cho phù hợp
• Tích lũy kỹ năng giám sát, phỏng vấn và các kỹ thuật điều tra khác

Lớp học này phải do cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh đã tham gia lớp tập huấn TOT của Viện Dinh
Dưỡng tập huấn. Lớp học này được tiến hành ngay trước khi điều tra giám sát. Lớp học sẽ phải kéo dài trong
2 ngày, kể cả 1 buổi thực hành tại thực địa.

M02 - 3

Bảng mục lục

SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY NHƯ THẾ NÀO 4
Cách giáo án được sắp xếp 4
Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn 5
Tài liệu tập huấn 6
Chuẩn bị 7
Ví dụ thời gian biểu của lớp tập huấn 2 ngày 8
Nội dung chuẩn bị bài giảng 9
Từ viết tắt 12
1. Giới thiệu lớp tập huấn 13
2. Mục đích và vai trò của Điều tra GSDD hàng năm 15
3. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên đội điều tra 18
4. Giới thiệu bộ câu hỏi điều tra GSDD 21
5. Chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng 24
6. Kỹ thuật phỏng vấn 29
7. Tầm quan trọng của thỏa thuận đồng ý tham gia và giữ bí mật cá nhân 31
8. Sử dụng các công cụ hỗ trợ phản hồi cho đối tượng trong điều tra GSDD 34
9. Phản hồi bằng bảng kiểm "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn" 38

10. Cân đo nhân trắc 43

11. Chuẩn hóa cân đo 48
12. Thực hành phỏng vấn 53
13. Điều tra thử trên thực địa 56
BÀI GIẢNG BỔ SUNG 59
14. Đo chiều dài/ chiều cao 60
15. Đo vòng cánh tay 64








M02 - 4

SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY NHƯ THẾ NÀO
Cách giáo án được sắp xếp

Giáo án Tập huấn đội điều tra GSDD sử dụng các ký hiệu và phông chữ thống nhất nhằm giúp cho giảng
viên dễ dàng nhận diện: 1) Câu hỏi quan trọng cần hỏi; 2) thông tin đưa ra bằng lời hay bằng hình ảnh;
và 3) thông tin chỉ mang tính chỉ dẫn. Ngoài ra, các thông tin trong hộp ở đầu mỗi bài cho thấy các nội
dung cơ bản để chuẩn bị bài giảng đó.
Sơ đồ hướng dẫn giáo án của từng bài giảng:

Trình bày giáo án
Giáo án được bắt đầu với:
Hộp tóm tắt thông tin bài giảng cho giảng viên - Hộp tóm tắt này có ở đầu của mỗi bài giảng gồm
các nội dung sau:
1. Mục đích— Mục tiêu chính của bài giảng.

2. Mục tiêu—Liệt kê nội dung(học viên sẽ phải làm) theo từng bước của thiết kế bài giảng cần thực
hiện.
3. Chuẩn bị/Tài liệu

Liệt kê các tài liệu và sự chuẩn bị của giảng viên phải có được trước khi bài giảng
bắt đầu. (Ví dụ, các tài liệu yêu cầu cần đọc trước khi giảng viên bắt đầu giảng).Các tài liệu yêu cầu
chuẩn bị (TR), tờ rơi hoặc các tài liệu khác được liệt kê theo trình tự các bước của bài giảng. Ví dụ:

Bước 2:
• TT 2-1: Phỏng vấn câu hỏi mở
• Slide có tiêu đề: Ví dụ câu hỏi mở
Ghi chú: "TT 2-X" sẽ là ký hiệu của Slide có trong bài trình bày PowerPoints hoặc tờ rơi.

4. Thời gian—Ước lượng thời gian để hoàn thành tất cả các bước trong bài giảng.
5. Bước—a Các bước cần thực hiện để hoàn thành bài giảng - mô tả tóm tắt bước thực hiện đó.

Sau mỗi hộp tóm tắt thông tin bài giảng sẽ là chi tiết của từng bước tiến hành giảng bài.
Các loại phông và ký hiệu được áp dụng như sau:
• Chữ in nghiêng=Hướng dẫn dành cho giảng viên(Không đọc cho học viên nghe)
• Chữ thường=Thông tin cụ thể, hướng dẫn hoặc câu hỏi giảng viên sẽ phải đọc (hoặc truyền đạt ý)
cho học viên
• Chấm hỏi()=Ký hiệu chỉ dẫn đây là câu hỏi sẽ phải hỏi
• Box(D)=Nội dung đóng trong khung là các thông tin kỹ thuật hoặc tóm tắt cần chia sẻ với học viên
• [Nội dung trong ngoặc vuông]=Đáp án trả lời cho các câu hỏi đặt ra cho học viên


(Nội dung trong ngoặc đơn)=Chỉ dẫn thêm hoặc thông tin chú giải

M02 - 5


Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN
Họ và tên:_______________________________ E-mail:_______________________
Cơ quan:_______________________________ Điện thoại #:_______________________

• Trong 2 năm qua, anh/ chị đã được:

a. Tham gia xây dựng, thiết kế điều tra?
1

2
Không
b. Tham gia đi điều tra?
1

2
Không
c. Phân tích kết quả điều tra?
1

2
Không
Nếu có, tên cuộc điều tra (GSDD, đánh giá hiện trạng, khẩn cấp ?), Ngày
và vai trò của anh/chị trong lần điều tra đó:___
_________________________________________________


• Anh/ chị đã tham gia vào dịch tài liệu/ bộ câu hỏi sangtiếng địa
phương?
1


2
Không
• Anh/ chị đã từng hoặc kinh nghiệm chọn ngẫu nhiên đối tượng trong
điều tra?_______________________________
_______________________________________________________


• Anh/ chị đã bao giờ xây dựng bảng từ vựng địa phương trong điều tra?
_______________________________________________________
_______________________________________________________



Anh/ chị đã bao giờ tham gia trực tiếp phỏng vấn trong điều tra?

1

2
Không
Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ tham gia điều tra với tư cách là đội/ nhóm trưởng?
1

2
Không
Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ có kinh nghiệm cân đo nhân trắc trong điều tra?

1

2
Không
Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị có thể cam đoan là mình sẽ tham dự lớp tập huấn này từ đầu
đến cuối?(Một ngày rưỡi tập huấn và nửa ngày đi thực địa)
1

2
Không
• Kỳ vọng anh/ chị muốn học được gì trong lớp học sắp tổ chức này?
_______________________________________________________
_______________________________________________________



Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn phải được thu thập theo phương thức phiếu điều tra hoặc qua email,
fax trong 2 tuần trước khi tổ chức lớp tập huấn .Khi điều tra có nhu cầu tập huấn, học viên sẽ biết tại sao
lại có những câu hỏi trên và hiểu rằng mọi ý kiến cá nhân cũng có ý nghĩa và được quan tâm.

M02 - 6

Tài liệu tập huấn
Tất cả tài liệu tập huấn được lưu vào Tài liệu hỗ trợ tập huấn GSDD 2013.Các tài liêu này phải được
chuẩn bị trước mỗi bài giảng, được liệt kê trong phần tóm tắt và có ký hiệu đóng khung đi kèm trước
mỗi bước của bài giảng. Ví dụ:



Nội dung này cũng được chuẩn bị trong slide trình bày và có thể có trong tài liệu cho học viên. Nội dung
các tài liệu có thể phải trình bày lại cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh của tỉnh được tập huấn.

2-3
M02 - 7

Chuẩn bị
Trước mỗi lớp tập huấn, cán bộ chuyên trách cần hiệu chỉnh lại nội dung cho phù hợp với nội dung điều
tra tại tỉnh của mình và với đối tượng được tham gia đội điều tra. Những nội dung cần hiệu chỉnh như
sau:

• Kế hoạch chọn mẫu, phương pháp chọn đối tượng là hộ, bà mẹ hay trẻ, cách chọn cụm (xã, phường)
hay thôn/ buôn/ bản trong xã/ phường, các bảng tra hỗ trợ (BK) đi kèm.
• Bộ câu hỏi đã hoàn thiện và có đủ số bản copy cho học viên, trợ giảng và sử dụng trong thực hành tại
thực địa.
• Xây dựng một trang tóm tắt cho quá trình điều tra giám sát theo mẫu TT 2-3 và bảng tóm tắt các chỉ
số chính của điều tra giám sát sử dụng trong mẫu TT 2-8.
• Xác định thêm các chỉ số dinh dưỡng khác có thể bổ sung trong điều tra giám sát, ví dụ như đo vòng
cánh tay (MUAC), tỷ lệ mỡ cơ thể trong lịch tập huấn.
• Kiểm thử lại bộ câu hỏi (nếu được áp dụng cho điều tra khác tại địa phương). Trước khi tập huấn, lập
một nhóm "đối tượng trả lời phỏng vấn" tương tự như các đối tượng sẽ cần điều tra. Ngoài ra, cũng
cần xác định địa điểm và chuẩn bị hậu cần để thực hành thực địa.
• Chuẩn bị bộ tài liệu liên quan đến điều tra: Phiếu thảo thuận đồng ý tham gia, bảng tra tuổi lịch âm,
ảnh nhóm thực phẩm/ thuốc và bộ câu hỏi.

Vào ngày tổng kết lớp học sẽ cần có bản báo cáo đánh giá lớp học của các học viên (TT 2-26) cũng như
trợ giảng. Có thể chuẩn bị thêm bằng chứng nhận đã tham gia lớp tập huấn.


M02 - 8


Ví dụ thời gian biểu của lớp tập huấn 2 ngày
Thời gian Bài giảng Giờ
Ngày 1



Sáng





8:00
-
8:05

Khai mạc
0:05
8:05
-
8:35
1
Giới thiệu phương pháp tập huấn
0:30
8:35
-
9:00
2
Vai trò và mục đích của điều tra giám sát dinh dưỡng

hàng năm (GSDD)
0:25
9:00
-
9:30
3
Chức năng nhiệm vụ của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh,
đội trưởng và điều tra viên
0:30
9:30
-
10:00
4
Chọn mẫu và Tổ chức điều tra
0:30
10:00
-
10:15

Giải lao giữa giờ
0:15
10:15
-
11:30
5
Giới thiệu bộ câu hỏi GSDD 2013
1:15







Chiều





14:00
-
15:30
6
Kỹ năng phỏng vấn điều tra
1:30
15:30
-
15:45

Giải lao giữa giờ
0:15
15:45
-
16:45
7
Sử dụng tài liệu hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ điều tra 2013,
bí mật cá nhân, sử dụng bảng kiểm
1:00
16:45
-

17:30
8
Thực hành phỏng vấn, đóng vai
0:45






Ngày 2



Sáng





8:00
-
8:15

Tóm tắt các bài giảng ngày 1
0:15
8:15
-
9:15
9

Phương pháp cân đo nhân trắc
1:00
9:15
-
9:30

Giải lao giữa giờ
0:15
9:30
-
10:30
10
Thực hành cân đo nhân trắc và chuẩn hóa
1:00
10:30
-
11:30
11
Thực hành mô hình điều tra thực địa
1:00






Chiều






14:00
-
16:00
12
Thảo luận và rút kinh nghiệm sau thực hành
Xây dựng chương trình tập huấn điều tra viên tại tuyến
tỉnh
2:00
16:00
-
17:00

Đánh giá lớp học và bế mạc
1:00

M02 - 9

Nội dung chuẩn bị bài giảng
Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác
1.
Giới thiệu
phương pháp
tập huấn
(30')


TT 2-1: Mục tiêu lớp học


TT 2-2: Thời gian biểu
• Chuẩn bị TT 2-1: Mục tiêu lớp học và

TT 2-2: Thời gian biểu (dựa trên nội dung điều tra và
nhu cầu được tập huấn (LNA) đã được huẩn bị trước
ngày tổ chức lớp

Kiểm tra chuẩn bị và kiểm tra hậu cần

Kiểm tra nhóm kỹ thuật: đã kết thúc hoàn thiện bộ
câu hỏi điều tra giá sát (nếu do địa phương tự tổ
chức)

Bảng tra: Từ địa phương và bảng tính tuổi, tra tình
trạng dinh dưỡng

Chuẩn bị: pano lớp học và bộ tài liệu dành cho học
viên.

Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013
trang. pp. 79–89
2.
Mục đích và vai
trò của Điều tra
GSDD hàng
năm
(25')

TT 2-3: Tóm tắt quá trình
điều tra GSDD

• TT 2-3: Tóm tắt quá trình điều tra GSDD (Phụ đề ghi
địa điểm và thời gian điều tra)

Nội dung thảo luận: Kết quả điều tra giám sát để làm


Tờ giấy màu vàng: Mục tiêu điều tra

Tờ giấy màu xanh: Chỉ số thu thập

Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013
trang pp. 1–9
3.
Chọn mẫu và
Tổ chức điều
tra
(30')

TT 2-9: Phác đồ chọn
ngẫu nhiên thôn và đối
tượng điều tra

TT 2-10: Hướng dẫn chọn
ngẫu nhiên thôn và đối
tượng

TT 2-11: Chọn đối tượng
phỏng vấn
• TT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng
điều tra


TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên thôn và đối
tượng

TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn

Bảng kiểm BK04- Danh sách đối tượng điều tra 30
cụm

Chuẩn bị sẵn một số tờ giấy trắng và dao dọc giấy
cho bốc thăm ngẫu nhiên

Điện thoại di động (Học viên tự túc)

Máy tính xách tay (Cài phẫn mềm "Chon ngau nhien)

Danh sách thôn của một xã

Chuẩn bị phòng theo sa bàn thôn (Chiếu sơ đồ thôn)
4.
Chức năng
nhiệm vụ của
các thành viên
đội điều tra
(30')

TT 2-4: Vai trò của các
thành viên đội điều tra

TT 2-5: Chức năng, nhiệm

vụ của đội trưởng

TT 2-6: Chức năng nhiệm
vụ điều tra viên

Nội dung thảo luận (tờ lật): Chức năng, nhiệm vụ
o
Giám sát viên
o
Đội trưởng
o
Điều tra viên

Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013
trang KCP 79–84
5.
Giới thiệu bộ
câu hỏi điều tra
GSDD
(1g15')

TT 2-7: Bộ câu hỏi điều
tra giám sát

TT 2-8: Cách chỉ số của
dự án


TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra giám sát


Tờ lật với tiêu đề: Điều chỉnh bộ câu hỏi GSDD

TT 2-8: Cách chỉ số của dự án

Danh sách từ vụng địa phương

Đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn
6.
Kỹ năng phỏng
vấn điều tra

TT 2-12: Kỹ thuật phỏng
vấn đúng cách
• TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn đúng cách

Tờ lật: Cách phỏng vấn hiệu quả
M02 - 10

Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác
(1h30')

Thực hành phỏng vấn theo cặp
7.
Sử dụng các
công cụ hỗ trợ
phản hồi cho
đối tượng cho
điều tra GSDD
(40')


Bảng kiểm BK10A1,
BK10A2, BK10B
• Bảng kiểm BK10A1, BK10A2, BK10B

Phiếu nhân trắc đã điền và phiếu phản hồi

điện thoại di động hoặc máy tính tay (học viên)
Tầm quan
trọng của thỏa
thuận đồng ý
tham gia và giữ
bí mật cá nhân
(20')

TT 2-13: Các lý do để giữ
bí mật cá nhân
• TT 2-13: Các lý do để giữ bí mật cá nhân

Tờ lật: Các lý do để thông tin thỏa thuận đồng ý
tham gia

Tờ lật: Tại sao đảm bảo riêng tư lại quan trọng
8.
Phản hồi bằng
bảng kiểm
"Phiếu đánh
giá chất lượng
phỏng vấn"

TT 2-17: Phiếu đánh giá

chất lượng phỏng vấn
(BK03B)

TT 2-18: Kiểm tra lỗi khi
đang ở thực địa

TT 2-19: Mẫu "Nhật ký
điều tra"

TT 2-20: Phản hồi cho
điêu ftra viên

TT 2-21: Hướng dẫn thực
hành "3D"

TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn
(BK03B)

TT 2-18: Kiểm tra lỗi khi đang ở thực địa

TT 2-19: Mẫu "Nhật ký điều tra"

TT 2-20: Phản hồi cho điêu ftra viên

TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3D"

Tờ lật: Các vấn đề chính của trong quá trình phỏng
vấn

Tờ lật: Nhận phản hồi


bộ phiếu TT 2-7: Điều tra giám sát dinh dưỡng

thẻ đeo theo 3 loại: Điều tra viên, Đối tượng và Đội
trưởng

Thực hành "3D"
Thực hành
phỏng vấn
(45')

TT 2-7: Phiếu điều tra
GSDD

TT 2-18: Phiếu đánh giá
chất lượng phỏng vấn

TT 2-21: Hướng dẫn thực
hành nhóm 3D

TT 2-20: Phản hồi cho
điều tra viên

TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD

TT 2-18: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn

TT 2-21: Hướng dẫn thực hành nhóm 3D

TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên

9.
Cân đo nhân
trắc
(1g)

TT 2-22: Đo cân nặng trẻ

TT 2-23: Đề cương cân đo
trẻ
• TT 2-22: Đo cân nặng trẻ

TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ

Cân, thước,

2 con búp bê - một con cỡ trẻ sơ sinh và một con cỡ
trẻ 2 tuổi
10.
Chuẩn hóa cân
đo
(1g)

TT 2-24: Phiếu chuẩn
hóa cân đo
• TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo

Dụng cụ cân đo nhân trắc

Bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc


Lập kế hoạch cho chuẩn hóa cân đo

Nhóm trẻ các loại tuổi
11.
Thực hành mô
hình điều tra

TT 2-17: Bảng kiểm chất
lượng phòng vấn và
nhân trắc

TT 2-17: Bảng kiểm chất lượng phòng vấn và nhân
trắc

TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD
M02 - 11

Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác
thực địa
(1g)

TT 2-7: Phiếu điều tra
GSDD

Chuẩn bị bảng từ vựng tiếng địa phương

Cân thước

Bảng kê phiếu, bút, nước uống, các vật dụng cần
thiết cho điều tra thực địa

12.
Xây dựng
chương trinh
tập huấn điều
tra viên tại
tuyến tỉnh

TT 2-25: Bảng đánh giá
hội thảo





M02 - 12

Từ viết tắt



BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BYT Bộ Y tế
CED Chronic Energy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)
CM Centimetre
CS Child Survival
CTVDD Cộng tác viên dinh dưỡng
ĐC Đội trưởng
DOB Date of Birth
ĐT Đối tượng
ĐTV Điều tra viên

FG KPC 2000+ Field Guide
GSDD Giám sát dinh dưỡng
H&Đ Hỏi và đáp
HA Height-for-Age (Cao-theo-tuổi)
KG Kilogram
MUAC Mid-Upper ArmCircumference (Vòng cánh tay)
TT Tờ tóm tắt bài giảng
TTSKSS Trung tâm sức khỏe sinh sản
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
TYT Trạm Y tế
WA Weight-for-Age
WH Weight-for-Height

M02 - 13

1. Giới thiệu lớp tập huấn

9BMục đích:
Giới thiệu mục tiêu và các yêu cầu chuẩn bị cho lớp học này.

10BMục tiêu:
Sau bài này học viên sẽ:
1) Biết được mục tiêu của lớp học và các vấn đề chuẩn bị liên quan đến lớp học.
2) Kiểm tra lại các tài liệu cơ bản sẽ sử dụng tại lớp.

11BChuẩn bị/ Tài liệu:
• Tờ tóm tắtTT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn vàTT 2-2: Thời gian biểu có hiệu chỉnh dựa trên kết quả
điều tra nhu cầu tập huấn của học viên (LNA)
• Rà soát sự chuẩn bị hậu cần cho lớp tập huấn
• Kiểm tra bộ câu hỏi cho tập huấn là bản hoàn thiện nhất

12BBước 1:
• Khẩu hiệu hoặc Pano chào mừng (Treo hoặc chiếu trên Slide)
• Chào đón và giới thiệu học viên
• Tờ tóm tắt TT 2-1: Mục tiêu tập huấn
13BBước 2:
• TT 2-2: Thời gian biểu
14BBước 3:
• Phân phát tài liệu tập huấn cho học viên
• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 79–89

15BThời gian:
25 phút

16BCác bước:
1) Chào mừng các học viên và giới thiệu mục tiêu lớp tập huấn – 5 phút
2) Thời gian biểu – 10 phút
3) Phân phát tài liệuvà giới thiệu tài liệu chuẩn bị cho lớp tập huấn – 10 phút


Các bước
1. Chào mừng các học viên và giới thiệu mục tiêu lớp tập huấn – 5 phút


M02 - 14



• Chào mừng các học viên, giới thiệu bản thân từng học viên (Nếu cần thiết)
• Chiếu SlideTT 2-1: Mục tiêu tập huấn. Giới thiệu lần lược các mục tiêu và liên hệ với kết quả của
điều tra đánh giá nhu cầu tập huấn.

2. Giới thiệu thời gian biểu và các vấn đề hậu cần– 10 phút

• Chiếu SlideTT 2-2: Thời gian biểu. Giới thiệu thời gian biểu các bài cụ thể, bao gồm cả thời gian giải
lao, nghỉ trưa và thời điểm đi xuống thực địa. Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hậu cần, bao gồm
nơi ăn nghỉ, tiền phụ phí, thanh toán tàu xe, lái xe Giải đáp các câu hỏi thắc mắc liên quan đến hậu
cần.
3. Phân phát tài liệu và giới thiệu tài liệu chuẩn bị cho lớp tập huấn – 10 phút

• Phân phát bộ tài liệu dành cho học viên. Giới thiệu qua cách sắp xếp của tài liệu này và đánh số của
các trang tóm tắt bài giảng (TT) trong bộ tài liệu.
Hỏi:

 Các anh/ chị còn có các câu hỏi hoặc thắc mắc gì liên quan đến lớp tập huấn trong 2
ngày tới không?

• Giải đáp các thắc mắc của học viên.

2-1
2-2
M02 - 15

2. Mục đích và vai trò của Điều tra GSDD hàng năm

17BMục đích:
Giới thiệu cho các thành viên của đội điều tra về GSDD hàng năm, tầm quan trọng của việc phân tích các
chỉ số điều tra trong sự thay đổi theo thời gian, từ đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thông tin
mà đội điều tra GSDD sẽ thu thập.
18BMục tiêu:
Sau bài này học viên sẽ:
1) So sánh các mục tiêu:Các chỉ số thu thập trong điều tra giám sát có phù hợp với các mục tiêu trong kế

hoạch hàng động dinh dưỡng đã đề ra để trả lời câu hỏi: Mục tiêu kế hoạch có đạt được hay không?.
2) Xác định ý nghĩa của số liệu thu thập.

19BChuẩn bị/ tài liệu:
Bước 1:
• Trang tóm tắtTT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD (Phụ đề ghi địa điểm và thời gian điều tra tại tỉnh nhà)
79BBước 2:
• Tờ lật: Kết quả điều tra giám sát để làm gì
80BBước 3:
• Thu thập các "Phiếu giấy màu" ghi các mục tiêu và chỉ số của các học viên
• Dành chỗ cho các phiếu Mục tiêu—Mỗi phiếu ghi một mục tiêu
• Dành chỗ cho các phiếu Chỉ số— Mỗi phiếu ghi một chỉ số

• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 1–9

20BThời gian:
50 phút

21BCác bước:
1) Tóm tắt quá trình điều tra GSDD – 20 phút
2) Thảo luận: Kết quả điều tra giám sát để làm gì – 10 phút
3) Trò chơi trên lớp: Kết nối mục tiêu với chỉ số – 20 phút


Các bước
1. Tóm tắt quá trình điều tra GSDD– 20 phút
Bài giảng 1 : Nhận biết của học viên về điều tra giám sát

Trong bài giảng này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Điều tra GSDD là gì và chức năng, nhiệm vụ của điều tra
giám sát. Trước tiên, xin phép được hỏi anh/ chị:


M02 - 16

 Điều tra GSDD là gì?



Khuyến khích, động viên học viên xung phong trả lời. Chiếu trang TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD. Đọc
lại nội dung và yêu cầu học viên góp ý hoặc hỏi.
Nhớ lại kinh nghiệm của anh/ chị trong các cuộc điều tra giám sát trước đây hoặc các cuộc điều tra
tương tự:
 Vai trò của anh/ chị trong các cuộc điều tra giám sát trước đây là gì?
Bài giảng 2 :Giảng về mục đích và vai trò của điều tra GSDD

 Trong điều tra GSDD, ai là người phải phỏng vấn?tại sao?
 [Bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, do các câu hỏi của điều tra giám sát thường có liên quan đến sự
thay đổi hành vi của cá nhân có tác động đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ]

 Khi nào thì điều tra GSDD được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình hay một
dự án?
 [Thường thì được tiến hành trong điều tra cơ bản ban đầu và điều tra đánh giá cuối kỳ của một dự
án. Điều tra GSDD cũng có thể được tiến hành cùng với các loại điều tra khác nhằm đánh giá sự
thay đổi ở các mức (cá nhân, hộ, xã, huyện, tỉnh ). Trong chương trình PEMC trước đây và trong
chương trình Nâng cao và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiện nay, điều tra GSDD
được tiến hành định kỳ hàng năm như một công cụ giám sát và đánh gía thực hiện chương trình
dinh dưỡng.]

 Các anh/ chị nào có câu hỏi về mục đích và vai trò của điều tra GSDD không?
2. Thảo luận: Kết quả điều tra giám sát được sử dụng để làm gì – 10 phút
Trình bày tờ lật với tiêu đề: Kết quả của điều tra giám sát được sử dụng như thế nào




Đặt câu hỏi:

 Kết quả của điều tra GSDD được sử dụng như thế nào trong chương trình phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em?
 [Để đánh giá sự thay đổi của tình trạnh dinh dưỡng qua thời gian (các năm), từ đó có sự hiệu
chỉnh trong các hoạt động của chương trình/ dự án; Để xác định mức độ thành công của những
can thiệp thay đổi hành vi; Để đưa ra các khuyến cáo phù hợp với tình hình của địa phương.]

2-3
Kết quả của điều tra giám sát được sử dụng như thế nào?
M02 - 17

Ghi nhận các ý kiến của học viên trong trang lật để chia sẻ với cả lớp. Tóm tắt lại các ý kiến của học viên
và chỉ ra rằng Sự thành công của Chương trình/ dự án phụ thuộc vào Chất lượng của thông tin thu thập
trong điều tra giám sát.
3. Trò chơi trên lớp: Kết nối mục tiêu với chỉ số– 20 phút

• Dán các Phiếu ghi từng mục tiêu của chương trình dinh dưỡng, nhớ dành chỗ để dán các Phiếu chỉ số
ở dưới mỗi mục tiêu.
• Lần lược đưa từng Phiếu chỉ số lên và hỏi vị trí của phiếu đó ở dưới Phiếu mục tiêu nào.
• Dán Phiếu chỉ số xuống bên dưới Phiếu mục tiêu mà học viên đã chọn. (Chú ý: Nếu học viên chọn sai
vị trí, hướng thảo luận để cho học viên chọn lại cho đúng.)
• Giải thích thêm trong bài tiếp theo sẽ so sánh giữa chỉ số của dự án với các câu phỏng vấn của bộ câu
hỏi.

Giải thích với học viên là Điều tra GSDDlà công cụ để đánh giá các chỉ số nhưng không phải cho tất cả
các mục tiêu của chương trình dinh dưỡng; có các công cụ khác cũng được sử dụng trong quá trình thực

hiện dự án. Dành thời gian để giải đáp các câu hỏi của học viên.
M02 - 18

3. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên đội điều tra
22BMục đích:
Học viên nắm được chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong đội điều tra.

23BMục tiêu:
Sau bài này học viên sẽ:
1) Xem xét các công việc/ nhiệm vụ của các thành viên trong đội điều tra sẽ phải thực hiện trong quá
trình điều tra GSDD.
2) Thảo luận những nhiệm vụ mà điều tra viên, đội trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm.
3) Đưa ra các biện pháp mà cả điều tra viên lẫn đội trưởng sẽ phải thực hiện để duy trì được chất lượng
của số liệu thu thập.
24BChuẩn bị/ tài liệu:
81BBước 1:
• TT 2-4: Vai trò của các thành viên trong đội điều tra giám sát.
82BBước 2:
• Tờ lật thảo luận chủ đề: Nhiệm vụ của điều tra viên và đội trưởng
• TT 2-5: Vai trò và trách nhiệm của đội trưởng
• TT 2-6: Vai trò và trách nhiệm của điều tra viên

• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 79–84

25BThời gian:
60 phút
26BCác bước:
1) Xem xét vai trò của các thành viên trong đội điều tra GSDD– 10 phút
2) Xác định các nhiệm vụ riêng biệt của điều tra viên và của đội trưởng – 30 phút
3) Tóm tắt các mối quan hệ giữa các thành viên trong đội điều tra – 20 phút



Các bước
1. Xem xét vai trò của các thành viên trong đội điều tra GSDD – 10 phút

Giới thiệu mục đích của bài giảng:


Điều quan trọng là phải xác định được vai trò của các thành viên trong quá trình điều tra GSDD, từ đó
hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong đội điều tra. Tham khảo TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội
điều tra giám sát. Cùng học viên xem lại tài liệu này và giải đáp thắc mắc nếu có.


2-4
M02 - 19

2. Xác định các nhiệm vụ riêng biệt của điều tra viên và của đội trưởng– 30 phút

Chia học viên thành 2 nhóm: Nhóm Đội trưởng và nhóm Điều tra viên (Chuyên trách ở giữa).
Bài giảng 3 : Vai trò của Chuyên trách, Đội trưởng và Điều tra viên
Cung cấp cho từng nhóm tờ lật có tiêu đề tương ứng cho nhóm: "Nhiệm vụđội trưởng" hoặc "Nhiệm vụ
điều tra viên".






Cho học viên 10 phút để liệt kê những nhiệm vụ họ phải làm trong điều tra GSDD trên tờ giấy lật (Flip
chart) của nhóm (Đội trưởng hoặc điều tra viên). Sau khi nhóm kết thúc, phân phát trang thông tin học

viên TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng và TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên
Yêu cầu một học viên đọc lại những nhiệm vụ đã được trình bày trên tờ giấy lật. Yêu cầu các học viên so
sánh những nhiệm vụ mà họ đã liệt kê với thông tin học viên được cung cấp và hiệu chỉnh hoặc bổ sung
những nhiệm vụ mới vào trong tờ thông tin học viên.
Cần phải chắc chắn rằng đội trưởng và điều tra viên đã hiểu rõ tầm quan trọng của các nhiệm vụ (kể cả
cũ và mới).

3. Tóm tắt các mối quan hệ giữa các thành viên trong đội điều tra –20 phút

Hỏi cả lớp:
 Tại sao điều tra viên cần phải báo cáo lại cho đội trưởng?
 Có những biện pháp nào phải thực hiện để đảm bảo chất lượng điều tra GSDDcao
nhất?

Nhắc lại những điểm sau nếu học viên chưa nhắc đến trong câu trả lời:
• Cần chắc chắn quá trình chọn mẫu tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn. Điều này sẽ giúp cho tránh được
những sai lệch trong thu thập số liệu.
• Cần kiểm tra phiếu đã được điền đầy đủ ngay tại thực địa. Điều này sẽ giúp cho việc không phải quay
lại thực địa để tìm lại những thông tin còn thiếu.
• Cần chắc chắn rằng tất cả điều tra viên sử dụng cùng một tài liệu hướng dẫn điều tra và cùng một loại
Nhiệm vụ Đội trưởng
1.
2.
Nhiệm vụ Điều tra viên
1.
2.
2.5 2.6
M02 - 20

cáccông cụ điều tra (Phiếu, cân, thước ). Điều này giúp cho kết quả tin cậy hơn.

• Cần tin chắc tất cả điều tra viên cùng có kỹ năng phỏng vấn tốt như nhau và các câu hỏi do bất cứ
điều tra viên nào cũng đều giống hệt nhau. Chỉ có như vậy số liệu mới được thu thập đúng cách và
kết quả phân tích mới phản ánh đúng thực chất.

Chia các học viên trong lớp thành 3 nhóm.Cung cấp giấy lật, bút và hướng dẫn họ vẽ một sơ đồ mô tả
mối quan hệ giữa nhóm kỹ thuật, đội trưởng và điều tra viên. Cho các nhóm 10 phút để hoàn thành và
treo lên tường gần nơi nhóm làm việc.Yêu cầu các nhóm trình bày và làm làm rõ ý tưởng.
Tóm tắt lại bài giảng vói nội dung sau:
Điều quan trọng là tất cả 100% các thành viên sẽ cam kết thực hiện các quy trình của điều tra. Vai trò của
mỗi thành viên là khác nhau tùy theo loại điều tra. Tuy nhiên, trong bất cứ cuộc điều tra nào, điều quan
trọng là một thành viên cần rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của mình và VAI TRÒ CỦA ĐỘI TRƯỞNG
CŨNG GIỐNG NHƯ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN với mục tiêu hướng tới sai số nhỏ nhất.

M02 - 21

4. Giới thiệu bộ câu hỏi điều tra GSDD

0BMục đích:
Dành thời gian cho đội trưởng và điều tra viên xem xét chi tiết bộ câu hỏi GSDD
1BMục tiêu:
Sau bài này học viên sẽ:
1) Xem xét chi tiết bộ câu hỏi điều tra GSDD
2) Phân tích và thêm từ vựng địa phương để chuẩn hóa ý nghĩa của các câu hỏi điều tra và để hỗ trợ cho
dịch bộ câu hỏi nếu cần.
3) Quan sát đóng vai điều tra viên và người được phỏng vấn.
2BChuẩn bị/ tài liệu:
27BBước 1:
• TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra giám sát
• Xây dựng bộ từ vựng trong bài 24 modul 1.
• Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Điều chỉnh bộ câu hỏi GSDD

• Chuẩn bị phân phát cho học viên danh sách các từ vựng địa phương mở rộng - ví dụ, thực phẩm
giàu vitamin A - điều tra viên sẽ phải nhớ một số thông tin liên quan khi điều tra
TT 2-8: Các chỉ số của dự án
28BBước 2:
• Chuẩn bị đóng vai phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi GSDD, xác định nhóm các câu hỏi khó phỏng vấn
(có bước nhảy câu, hỏi từng lựa chọn ). Dự đoán những lỗi có thể mắc khi hỏi phỏng vấn hoặc khi
điền phiếu. Tìm người tự nguyện đóng vai người trả lời.
• Dùng tờ lật lớn (hoặc chiếu bằng máy chiếu) các câu hỏi được dùng trong đóng vai để cả lớp cùng
điền câu trả lời.
• Chuẩn bị một bộ copy bộ câu hỏi GSDD cho học viên (bôi đậm các câu hỏi đóng vai)
• Chuẩn bị tờ lật dùng cho cặp đóng vai.

• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 32–36

3BThời gian:
105 phút

Các bước:
1) Đọc bộ câu hỏi và chuẩn bị danh sách từ vựng địa phương – 90 phút
2) Tiến hành đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn – 15 phút


Các bước

1. Đọc bộ câu hỏi và chuẩn bị danh sách từ vựng địa phương – 90 phút


2-7
M02 - 22


Bài giảng 4 : Nghiên cứu bộ câu hỏi điều tra GSDD
Yêu cầu học viên sử dụng TT2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD 2013. Giải thích cấu trúc bộ câu hỏi (Các
mục nội dung, nơi điền cân đo nhân trắc, v.v.). Yêu cầu học viên tình nguyện thay nhau đặt các câu hỏi.
Dừng lại sau mỗi câu để:
• Giải thích tại sao đưa câu này vào điều tra GSDD.
• Đưa ra các khả năng trả lời mong đợi từ câu hỏi đó.
• Giải thích khả năng phải thay đổi câu hỏi theo điều kiện địa phương-phát triển từ vựng địa phương
thay thế. Yêu cầu các học viên xác định nếu họ đã thấy câu hỏi rõ ràng và dùng từ chính xác - hoặc -
cần dùng từ khác chuẩn hơn. Ghi lại những thay đổi trên tờ lật đã phát hiện để bộ câu hỏi điều tra
GSDD có thể hoàn thiện sau lớp tập huấn.


Cần chắc rằng đã cung cấp cho học viên các sơ đồ quyết định và danh sách bổ sung - ví dụ, thực phẩm
giàu vitamin A - mà điều tra viên sẽ cần có những thông tin bổ sung giúp họ nhớ được các khái niệm
được sử dụng trong quá trình điều tra.

Chỉ ra và đưa các ví dụ về hướng dẫn cách điền phiếu khi phỏng vấn (chuyển câu, một lựa chọn hai
nhiều lựa chọn ). Cần chắc chắn là học viên đã hiểu các chỉ dẫn phỏng vấn bằng cách đưa ra các ví dụ
("Bà mẹ trả lời trẻ có bị tiêu chảy trong 2 tuần qua ") thì:
 Hỏi người đóng vai phỏng vấn sẽ điền câu trả lời như thế nào
 Câu hỏi tiếp theo cần hỏi là câu nào

Nhắc điều tra viên phỏng vấn là khi nhảy chuyển câu thì đánh dấu chữ "X" vào những câu không hỏi do
bị nhảy qua (để cho biết các câu này không bị bỏ sót)


Cung cấp cho học viên thông tin tóm tắt TT 2-8: Các chỉ số của chương trình. Đưa ra một vài ví dụ cho
thấy các câu hỏi trong điều tra GSDD có liên quan như thế nào với các chỉ số chương trình.

2. Tiến hành đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn –15 phút


Giảng viên sẽ phải đóng vai điều tra viên trong phần đóng vai . Cung cấp cho học viên bộ câu hỏi được
sử dụng trong màn đóng vai và yêu cầu học viên ghi chép lại các câu trả lời.

Trong màn diễn đóng vai, ghi lại các câu trả lời trên tờ lật (hoặc chiếu) để tất cả học viên có thể theo dõi
được quá trình phỏng vấn


Hiệu chỉnh bộ câu hỏi điều tra GSDD
2-8
M02 - 23



(Ghi chú: Chuẩn bị trước tờ lật. Ghi sẵn các câu hỏi dùng trong đóng vai. Để dành chỗ cho điền đáp án
trả lời trong khi đóng vai)

Trong quá trình đóng vai, giảng viên cố tình đưa vào các lỗi có thể xảy ra từ việc không tuân theo các chỉ
dẫn:
• Không theo hướng dẫn bước nhảy
• Không áp dụng hỏi nhiều lựa chọn với câu có nhiều lựa chọn
• Không dùng từ chính xác của bộ câu hỏi
• Lỗi điền phiếu sai với câu trả lời
• Không ghi "KSL" khi không có thông tin
• Để ô trống mà đáng lẽ phải điền thông tin vào
• Không nhảy câu khi cần nhảy
• Nhảy đúng câu nhưng không đánh dấu "X" vào những câu không hỏi bị nhảy qua.
• Điền sai số liệu phỏng vấn.

Sau khi đóng vai, yêu cầu học viên xác định những lỗi mà giảng viên đã thực hiện diễn vai và điền phiếu

điều tra GSDD. Tiếp tục hỏi những người xung phong trả lời cho đến khi tất cả các lỗiđược phát hiện.

Tóm tắt bài giảng bằng cách hỏi các học viên tiếp tục xem lại bộ câu hỏi trong thời gian rảnh rỗi vì họ sẽ
thực hành sau khi bài giảng về cách chọn thôn và chọn đối tượng.


Các câu hỏi GSDD
(để trình diễn cách hỏi sai và ghi phiếu sai)

M02 - 24

5. Chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng

4BMục đích:
Hướng dẫn quy trình chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng khi đội điều tra đến xã/ phường.

5BMục tiêu:
Sau bài này học viên sẽ:
1) Xem lại các khái niệm về chọn ngẫu nhiên và sơ đồ lựa chọn.
2) Trình diễn cách chọn hộ đầu tiên có đối tượng
3) Thực hành các phương pháp chọn đối tượng tại cồng đồng trong điều tra GSDD
4) Thảo luận về cách chọn đối tượng theo nhóm tuổi

6BChuẩn bị/ tài liệu:
Bước 1:
• Chuẩn bị thông tin tóm tắt TT 2-9: Phácđồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra
Bước 2:
• TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng
Bước 3:
• Chuẩn bị đóng vai theo phác đồ lựa chọn hộ đầu tiên để tìm trẻ

• Chuẩn bị các ký hiệu nơi có chùa đình, nhà thờ, chợ
• Tập hợp khoảng 35 ghế
• Chuẩn bị 6 tờ lật với thành phần hộ gia đình khác nhau - có 2 loại: 1) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của
điều tra, hộ có trẻ dưới 5 tuổi và mẹ để điều tra, và 2) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của điều tra: khác
nhóm tuổi, hộ vắng nhà, trẻ không có ở nhà, người trả lời phỏng vấn (bà mẹ) đi vắng xa; không tìm
được bà mẹ sau 30 phút
Bước 4:

TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn


Extra Reading: KPC 2000+ Field Guide, pp. 37–78

7BThời gian:
90 phút

8BCác bước:
1) Trình bày khái niệm chọn mẫu ngẫu nhiên và các phác đồ chọn mẫu – 10 phút
2) Trình bày các quy trình chọn mẫu theo từng bước – 30 phút
3) Trình bày các phương pháp chọn mẫu sử dụng “sa bàn thôn” –40 phút
4) Thảo luận về cách chọn ngẫu nhiên các đối tượng – 40 phút



Các bước

M02 - 25

1. Trình bày khái niệm chọn mẫu ngẫu nhiên và các phác đồchọn mẫu – 20 phút


Giảng giải:
Đối với các anh chị - Đội trưởng và điều tra viên - là những người đóng vai trò rất quan trọng để đảm
bảo các đối tượng trong địa bàn phân công được chọn một cách ngẫu nhiên
Chọn ngẫu nhiên nghĩa là tất cả các đối tượng trong địa bàn sẽ có cùng một cơ hội để được chọn như
nhau. Để làm được điều đó, một phác đồ chọn mẫu đã được phát triển giúp các anh chị biết chính xác
cách chọn đối tượng trước khi đội đến xã/ phường.Cả đội trưởng và điều tra viên đều phải chịu trách
nhiệm trong việc tuân thủ quy trình chọn mẫu. Điều quan trọng là đối tượng của tất cả các cụm đều
tuân theo một quy trình chọn mẫu này.


Phân phát cho học viênTT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra. Trình bày phác
đồ chọn ngẫu nhiên thôn và chọn ngẫu nhiên đối tượng. Thảo luận về các tình huống có thể xảy ra
trong quá trình chọn mẫu điều tra. Nhấn mạnh VDD đã chọn ngẫu nhiên các cụm (xã/ phường), tỉnh
chọn ngẫu nhiên thôn, còn đội điều tra sẽ chọn ngẫu nhiên các đối tượng.

2. Trình bày các quy trình chọn mẫu theo từng bước– 30 phút

Phát cho học viên tóm tắt TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên đối tượng điều tra. Yêu cầu các học
viên lần lượt đọc các bước chọn mẫu ngẫu nhiên. Giới thiệu phần dẫn đến chọn hộ có trẻ đầu tiên
trongTT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra.

• Giới thiệu sơ qua về giai đoạn 1 - Chọn xã/phường:
Phát cho học viên ví dụ chọn cụm của một tỉnh (có thể chọn tỉnh nơi đang tiến hành tập huấn).
Giải thích khái niệm phương pháp chọn mẫu PPS
Thảo luận về các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp PPS
• Giới thiệu qua về giai đoạn 2 - Chọn thôn/ tổ:
Hỏi và giảng giải:
 Tại sao lại phải chọn ngẫu nhiên thôn?
 Chuyện gì xảy ra nếu thôn không được chọn ngẫu nhiên?
Thực hành:

Chuẩn bị một danh sách các thôn/ tổ của 3 loại xã: Xã vùng đồng bằng, xã có người dân tộc miền núi và
phường ở thành phố. Trên danh sách sắp xếp số thứ tự theo vị trí địa lý, tên các thôn/ tổ và số trẻ dưới 5
tuổi có trong từng thôn. Chia các học viên thành 3 nhóm để thực hành.
Bài 1 - Bốc thăm ngẫu nhiên chọn thôn
1) Chuẩn bị sẵn một số tờ giấy trắng và dao dọc giấy.
2) Yêu cầu các nhóm dọc các tờ thành 8 mảnh đều nhau cho đến khi số mảnh giấy sẽ bằng hoặc
lớn hơn số lượng thôn/ tổ trong xã/ phường.
3) Ghi số thứ tự của các thôn/ tổ vào mảnh giấy, mỗi mảnh một con số thứ tự.
4) Gập giấy làm 4 để không nhìn thấy con số đã ghi
5) Đưa các mảnh giấy đã ghi số thứ tự thôn/tổ vào trong túi ni lông hoặc mũ. Lắc túi cho các
2-9
2-10

×