Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu các chuẩn OGC (open geospatial consortium) trong hệ thống tin địa lý và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.23 KB, 3 trang )

Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial
Consortium) trong hệ thống tin địa lý và ứng
dụng
Đỗ Thị Huơng

Viện công nghệ thông tin
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Chuẩn OGC; Quản lý hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Hệ thống
tin địa lý.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hệ thống thông tin địa lý-GIS ra đời đánh dấu một bước phát triển trong ngành công
nghệ quản lý không gian lãnh thổ trên cơ sở tích hợp các thông tin bản đồ và thông tin thuộc
tính của các đối tượng và ngày càng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như
quản lý đất đai, xây dựng bản đồ sử dụng đất, quản lý hành chính…Vì thế, những ưu điểm
của công nghệ GIS đang được quan tâm chú ý phát triển.
Mặt khác, như chúng ta đã biết, vai trò của Internet ngày nay càng được khẳng định và
không thể thiếu trong việc quảng bá thông tin của một quốc gia hay một lãnh thổ.Với Web, ta
có thể chia sẻ thông tin với mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống mạng toàn cầu-Internet, các chuyên gia bắt đầu quan tâm đến sự kết
hợp công nghệ GIS và công nghệ Web, hay còn gọi là WebGIS nhằm phát huy những thế
mạnh của côngnghệ GIS thông qua nền tảng Web. Nói cách khác, nhờ vào WebGIS mà ta có
thể sử dụng những tính năng của một hệ GIS thực thụ và có thể thực hiện việc chia sẻ thông


tin một cách tiện lợi và dễ dàng.
Và không chỉ dừng lại ở đó, bắt nhịp cùng xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng sử dụng
mã nguồn mở được đưa ra trong ngành công nghệ thông tin và nhanh chóng được sự hưởng
ứng và đóng góp của các nước trên thế giới. Tổ chức OGC (OpenGeospatial Consortium) với
mục tiêu xây dựng các chuẩn thực thi chung cho lĩnh vực dữ liệu không gian càng đưa GIS
gần đến với mọi người hơn. Và như chúng ta đã biết, WebGIS kết hợp với các chuẩn mở
OGC là con đường giới thiệu những sản phẩm về GIS và dữ liệu địa lý nhanh nhất đến cộng
đồng mạng toàn thế giới. Chính vì lý do đó em lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC
CHUẨN OGC (OPEN GEOSPATIAL CONSORTIUM) TRONG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ
VÀ ỨNG DỤNG” nhằm nghiên cứu các chuẩn mở OGC và dựa trên các chuẩn đó xây dựng
ứng dụng thử nghiệm với OGC cho bài toán hiển thị Phân bổ sinh viên của một trường học
trên bản đồ.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu và thực hiện cách thức chia sẻ thông tin bằng OGC.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu chuẩn OGC
- Tìm hiểu cách thức xây dựng một dịch vụ dữ liệu theo chuẩn OGC trên một bộ dữ
liệu sẵn có và thực hiện một ví dụ cụ thể.
Từ các mục tiêu đã đề ra, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm có được sự định
hướng đúng cho việc thực hiện đề tài.
- OGC là gì?
- Những chuẩn của OGC gồm những gì?
- Muốn đưa lớp dữ liệu trên trang web theo chuẩn OGC ta phải làm sao?
3 Giới hạn đề tài
* Giới hạn về thời gian:
Đề tài được giới hạn thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/6/2014 đến 20/11/2014.
* Giới hạn về công nghệ
Đề tài sử dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở với các ứng dụng:
- Web Server: Apache.
- Map Server: Geoserver.

- Thư viện hỗ trợ: OpenLayers, GeoExt.
- Dữ liệu: Bản đồ Hà Nội, Shapefile
* Giới hạn về nội dung:
Chỉ nghiên cứu cách thức thức xây dựng một dịch vụ dữ liệu theo chuẩn OGC trên
một bộ dữ liệu sẵn có và nghiên cứu một số chuẩn cơ bản như WMS, SLD…
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần vào việc phát triển và mở rộng công nghệ Web hiện nay theo hướng
WebGIS mã nguồn mở, tích hợp thông tin không gian và thông tin thuộc tính thành một hệ
thống thông tin hoàn chỉnh trên nền Web.
Đề tài là nền tảng trong việc nghiên cứu và ứng dụng WebGIS mã nguồn mở phục vụ
lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nói chung.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ứng dụng mã nguồn mở Geoserver xây dựng trang WebGIS mã nguồn mở hỗ trợ cho
việc cung cấp các thông tin về sinh viên trong nhà trường, từ đó giúp lãnh đạo nhà trường có
thể so sánh được những thuận lợi và khó khăn trong việc tuyển sinh của nhà trường mà có các
chiến lược đối với từng địa điểm.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Đặng Văn Đức. Hệ thống thông tin địa lý, NXB khoa học và kỹ Thuật, 2001
[2] Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam. 2001. Bản đồ học chuyên đề. NXB Giáo dục. Hà Nội
Tiếng Anh
[3] Arliss Whiteside, Jim Greenwood. Open Geospatial Consortium Inc,2010
[4] Pune Chapter, GeoServer Tutorial, Open Source Geospatial tools workshop, 2008
[5] Scott Davis. GIS for Web Developers: Adding Where to Your Web Applications,
2007
[6] William Lalonde. Styled Layer Descriptor Implementation Specification Open
Geospatial Consortium, 2009
[7]

[8]
[9]
[10]


×