Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan, xí nghiệp để xây dựng hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.88 KB, 4 trang )

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc
cơ quan, xí nghiệp để xây dựng hệ thống
chứng thực điện tử văn bản pháp lý

Nguyễn Đức Thiện

Viện công nghệ thông tin
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ái Việt
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Công nghệ thông tin; Hệ thống chứng thực điện tử; Quản lý hệ thống thông
tin; Phương pháp kiến trúc.


Content
PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Về phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp
Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước phát triển việc xây dựng các hệ thống thông
tin phần lớn chưa có một kiến trúc toàn diện dẫn đến các hệ thống được đầu tư xây dựng chắp
vá, thiếu đồng bộ, không toàn diện, khả năng tích hợp kém… đặc biệt là nhiều hệ thống sau
khi xây dựng xong không đưa vào sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả do không đáp
ứng được nhu cầu thực tế. Trong bối cảnh đó nhu cầu đặt ra là phải có các phương pháp luận
xây dựng kiến trúc (hay còn gọi là “khung kiến trúc”) để giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp
có thể vận dụng để xây dựng kiến trúc CNTT cho mình. Một số khung kiến trúc được tham
khảo và được áp dụng nhiều trên thế giới có thể kể đến như:
- Zachman (Zachman Framework for Enterprise Architecture - Khung Zachman).
- TOGAF (The Open Group Architecture Framework - Khung kiến trúc nhóm mở).


- FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework - Khung kiến trúc tổng thể liên
bang – Mỹ).
Việc áp dụng thành công các khung kiến trúc này khi xây dựng kiến trúc CNTT tổng
thể ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Đan Mạch, Hàn Quốc…ngày càng chứng
minh được tính khoa học, thực tiễn và cần thiết.
Tại Việt Nam, những năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,… đã nhanh chóng nắm
bắt được xu thế và đã áp dụng các khung kiến trúc trên vào việc xây dựng kiến trúc CNTT
tổng thể của mình tuy nhiên mức độ thành công chưa thực sự cao.
Gần đây một số chuyên gia của Viện CNTT – ĐH Quốc gia Hà Nội đã và đang nghiên
cứu, xây dựng và hoàn thiện khung kiến trúc ITI-GAF (Information Technology Institute –
Government Architecture Framework) với mục đích tạo một khung kiến trúc dễ hiểu và dễ áp
dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng kiến trúc CNTT phù hợp
với đặc trưng về nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý, trình độ phát triển CNTT của mình.
1.1.2. Về việc xây dựng kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý
Hiện nay hầu hết các chính phủ đều đã là chính phủ điện tử, chỉ khác nhau ở mức độ
phát triển.Việc khắc phục ách tắc về hồ sơ, giấy tờ là một trong những mục tiêu quan trọng
của các chương trình xây dựng chính phủ điện tử và cải cách hành chính [1]. Tại các cơ quan
chính phủ hiện nay, việc đưa vào sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý điều hành tác
nghiệp và dịch vụ một cửa liên thông đã nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, rút ngắn
thời gian xử lý, giảm việc luân chuyển và tác nghiệp trên văn bản hồ sơ giấy. Tuy nhiên có rất
nhiều thủ tục hành chính công vẫn yêu cầu phải có bản gốc hoặc bản sao đã được chứng
thực (được cấp từ sổ gốc, được chứng thực sao y bản chính) của các văn bản giấy tờ có giá
trị pháp lý. Do đó một mặt sẽ kéo dài thời gian chuẩn bị và xử lý hồ sơ, mặt khác nó chính là
yếu tố ngăn cản việc cung cấp dịch vụ công hoàn toàn trực tuyến.
Theo số liệu tổng kết công tác chứng thực từ năm 2007 đến năm 2014 của Chính phủ
cho thấy, mỗi năm Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên toàn quốc đã thực hiện chứng
thực hàng trăm triệu bản sao. Việc này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân,
lãng phí cho xã hội mà còn tạo nên áp lực, quá tải đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
trong công tác chứng thực.
Để có thể giảm tải cho các cơ quan chứng thực, tránh lãng phí và đặc biệt là để nâng

cao hơn nữa hiệu quả của chính phủ điện tử, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng bản sao
đã được chứng thực điện tử thay cho bản sao đã được chứng thực bằng giấy bằng cách cung
cấp các dịch vụ chứng thực điện tử văn bản pháp lý: Các văn bản giấy tờ sau khi số hóa (bản
sao) sẽ được chứng thực điện tử, được cấp một mã số duy nhất và được lưu trên hệ thống, các
bản sao đã được chứng thực điện tử này sẽ được sử dụng trong các giao dịch thay cho bản
gốc. Như vậy các văn bản chỉ cần chứng thực điện tử một lần và được sử dụng không giới
hạn.
Căn cứ vào kinh nghiệm thế giới và thực tế tại Việt Nam, mô hình chứng thực điện tử
văn bản pháp lý được đề xuất lần đầu tiên trong mô hình cơ quan điện tử ba cấp Thành phố
Hà Nội [1] sau đó được làm rõ hơn và được hiện thực hóa trong dự án đầu tư xây dựng hệ
thống “Chứng thực điện tử các văn bản pháp lý” tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2013 [2] nhằm tạo ra bước chuyển đột phá trong tiến trình xây dựng chính
phủ điện tử ở cấp độ cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc xây dựng và phát triển hệ thống này
một lần nữa đã thể hiện sự cấp thiết khi được Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội
xét duyệt là đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố năm 2014 [3].
Các hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý nói trên mới được thiết kế, xây dựng
và triển khai thí điểm ở quy mô nhỏ. Khi xây dựng và triển khai hệ thống này ở quy mô toàn
quốc thì cần phải có một kiến trúc tổng thể đảm bảo tính khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
cao về nghiệp vụ, thông tin, công nghệ.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp.
- Cách áp dụng phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp vào việc
xây dựng kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tổng quan về phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp. Giới thiệu
một số phương pháp nổi tiếng trên thế giới và một phương pháp của Việt Nam.
- Xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý triển
khai ở qui mô toàn quốc.
1.3. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp luận xây dựng kiến trúc.
- Tham khảo một số kiến trúc đã xây dựng.
- Tìm hiểu thêm các thông tin từ Internet.
- Tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn và các đồng nghiệp.
- Lựa chọn các phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra.
1.4. Dự kiến kết quả đạt được
- Nắm được tổng quan về các phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí
nghiệp.
- Biết cách áp dụng phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây
dựng kiến trúc tổng thể cho một hệ thống cụ thể - hệ thống chứng thực điện tử văn
bản pháp lý.
1.5. Các vấn đề chính cần giải quyết
- Đưa ra được cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về các phương pháp luận xây dựng kiến
trúc cơ quan xí nghiệp.
- Vận dụng các phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan xí nghiệp đưa ra được
một khung nội dung kiến trúc cụ thể và các phương pháp xây dựng kiến trúc cho
hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý.
- Xây dựng kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý triển khai ở
qui mô toàn quốc đảm bảo việc thiết kế chi tiết, xây dựng và triển khai sau này
được thành công.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm, các vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết tiếp
theo.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Ái Việt (2011), Mô hình cơ quan điện tử ba cấp thành phố Hà Nội.
2. Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Thừa Thiên Huế (2013 - 2014), Tài liệu dự án xây
dựng hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý.
3. Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội (2014), Thuyết minh đề tài “Nghiên cứu xây dựng và thử

nghiệm mô hình chứng thực điện tử văn bản pháp lý để thúc đẩy triển khai dịch vụ công
trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
cấp thành phố, mã số 01C-07/02-2014-2.
4. Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội(2014), Phương pháp luận xây dựng quy hoạch ITI-GAF.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Đề tài “Nghiên cứu xây dựng kiến trúc Công nghệ
thông tin & Truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính
phủ điện tử ở Việt Nam”, chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, mã số
KC.01/06-10.
6. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
7. Quốc hội (2006), Luật công nghệ thông tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006.
8. Quốc hội (2006), Luật công chứng, số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
9. Quốc hội (2014), Luật công chứng, số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014.
10. Chính phủ (2000), Nghị định về công chứng, chứng thực, số 75/2000/NĐ-CP ngày
8/12/2000.
11. Chính phủ (2007), Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký, số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007.
12. Chính phủ (2012), Nghị định về Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-
CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012.
13. Chính phủ (2012), Nghị định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ
tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012.
14. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định về phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn
thông tin số quốc gia đến năm 2020, số 63/QĐ-TTG ngày 13/01/2010.
15. Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa.
Tiếng Anh:
16. Zachman (2014), Zachman Enterprise Architecture Framework, version 3.0
17. The Open Group (2014), The Open Group Architectural Framework, version 9.1
18. USA (2013), Federal Enterprise Architecture Framework, version 2.0
19. Germany, Standards and Architectures for Government Applications
20. ,The Merriam Webster Dictionary and Thesaurus

21.
22.

×