Xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực hiện nhiệm
vụ của giảng viên đại học – thử nghiệm tại đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia
Hà Nội
Phạm Minh Thành
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Chí Thành
Năm bảo vệ: 2013
100 tr .
Abstract. Nghiên cứu tài liệu, khảo sát ý kiến của giảng viên của trường đại học Khoa
học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội về nhiệm vụ của giảng viên. Đề xuất xây
dựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên để đánh giá mức độ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên của nhà trường trong mỗi năm học; kiểm chứng
độ tin cậy của chỉ số (đề tài nghiên cứu lấy mẫu của tất cả giảng viên đang tham gia
giảng dạy của 8 khoa trong trường đại học Khoa học Tự nhiên). Tìm hiểu những a
̉
nh
hươ
̉
ng tác đ ộng của bộ chỉ số thực hiện đó đến giảng viên trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Keywords.Giáo dục đại học; Đánh giá giáo dục; Giảng viên; Đại học Khoa học Tự
nhiên
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong
việc đổi mới giáo dục đại học đã mang lại những kết quả quan trọng và tạo ra những
thách thức to lớn cho sự đổi mới hoạt động quản lý giảng viên đại học, nguồn lực quan
trọng nhất trong hệ thống đảm bảo chất lượng của một cơ sở đào tạo đại học. Các
trường đại học hiện nay đang tập trung vào những vấn đề then chốt là xác định cụ thể
vai trò và nhiệm vụ giảng viên, một vấn đề có tính định hướng liên quan toàn diện tới
mục tiêu phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng các sản phẩm đầu ra - nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở hầu hết các
quốc gia phát triển, vấn đề không ngừng nâng chất lượng giáo dục đại học nói chung,
đồng thời với việc phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng rất được coi trọng, do đó
việc đầu tư nhân lực và vật lực cho hoạt động của giảng viên được quan tâm thường
xuyên. Với quan điểm luôn luôn thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu, các trường đại
học thấy được sự cần thiết hình thành các phương pháp có hệ thống và phản hồi
thường xuyên về hiệu suất của giảng viên đại học, nguồn lực quan trọng nhất của họ.
Như vậy, trong việc quản lý đội ngũ giảng viên trước hết cần xác định nhiệm vụ cụ thể
của từng giảng viên theo định hướng phát triển của nhà trường.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo luôn được xem là lực lượng cốt cán
của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2
khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Do
vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giảng viên đại học là nguồn lực quan
trọng nhất, là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội, nhà
trường, sinh viên tôn vinh, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và
thăng tiến trong sự nghiệp của mình, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề
nghiệp rõ nét. Kết quả là việc quản lý tốt đội ngũ giảng viên trong trường đại học có
thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu
quả đầu tư. Mặt khác, xã hội, nhà trường, sinh viên cũng đòi hỏi cán bộ giảng dạy có
tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc xác
định nhiệm vụ của giảng viên cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của
cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường.
Những thay đổi gần đây trong môi trường các trường đại học đem lại những kết
quả quan trọng và tạo ra những thách thức chủ yếu cho sự đổi mới hoạt động của giảng
viên trường đại học. Các trường đại học hiện nay tập trung vào vấn đề then chốt là phát
triển và đánh giá giảng viên, một vấn đề có tính thời sự liên quan toàn diện đến cải tiến
chất lượng các sản phẩm đầu ra là kết quả giáo dục đại học. Muốn đánh giá giảng viên,
trước hết cần phải xác định được chức trách, nhiệm vụ cụ thể của giảng viên theo mục
tiêu của từng trường trong giai đoạn mới, thay cho những quy định có tính khái quát
hoặc không còn phù hợp với mục tiêu của từng trường. Đề tài nêu lên cơ sở của việc
xây dựng chức trách, nhiệm vụ giảng viên trong thời gian tới, làm căn cứ cho việc xây
dựng quy định về đánh giá giảng viên.
Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng việc xác định nhiệm vụ của giảng
viên là một xu thế tất yếu và là một việc làm bắt buộc, vì vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ
cả về lí luận lẫn thực tiễn nhằm thực hiện thành công công tác quan trọng này, góp
phần đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt trong giai đoạn
hiê
̣
n nay, khi ca
́
c trươ
̀
ng đang tư
̀
ng bươ
́
c chuyê
̉
n đô
̉
i tư
̀
đa
̀
o ta
̣
o theo niên chế sang đa
̀
o
tạo theo tín chỉ , coi “ngươ
̀
i ho
̣
c l à trung tâm” , thì việc xác đ ịnh nhiệm vụ của giảng
viên la
̀
mô
̣
t điều cần thiết cho viê
̣
c go
́
p phần nâng cao chất lươ
̣
ng gia
̉
ng da
̣
y cu
̉
a gia
̉
ng
viên.
Với sứ mạng của mình, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN là
trường đại học nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng. Trường có
trách nhiệm sáng tạo, phổ biến và phát triển kiến thức; cung cấp nguồn nhân lực tài
năng, chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao cho xã hội, đóng
góp tích cực vào sự phát triển khoa học cơ bản của nước nhà. Cùng với những đặc thù
riêng của nhà trường, ngoài chương trình đào tạo hệ cử nhân thì nhà trường còn có các
chương trình đào tạo tiên tiến, cử nhân khoa học tài năng, chất lượng cao, đạt chuẩn
quốc tế, chính vì thế việc xác định nhiệm vụ của giảng viên là rất cần thiết.
Với những vấn đề đặt ra như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng bộ chỉ
số đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại học – thử nghiệm tại trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN” để nghiên cứu. Với việc trường Đại học Khoa
học Tự nhiên đang chuyển đổi toàn diện từ đào tạo theo niên chế sang hình thức đào
tạo theo tín chỉ, đề tài có ý nghĩa cung cấp một cơ sở khoa học để lãnh đạo nhà trường,
các giảng viên có s ự nhìn nhận đúng đắn đối với nhi ệm vụ của giảng viên, ủng hộ chủ
trương na
̀
y cu
̉
a Bô
̣
Gia
́
o du
̣
c va
̀
Đa
̀
o ta
̣
o, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích đầu tiên cu
̉
a nghiên cư
́
u na
̀
y la
̀
xây d ựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ
của giảng viên đại học.
- Hình thành cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng bộ chỉ số thực hiện
nhiệm vụ của giảng viên
- Mô tả nội dung bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.
- Kiểm chứng độ tin cậy của bộ chỉ số.
Sau đó xa hơn sẽ là thử nghiệm và tìm hiểu những a
̉
nh hươ
̉
ng tác đ ộng của bộ
chỉ số thực hiện đó đến giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN
như thế nào.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu tài liệu, khảo sát ý
kiến của giảng viên của Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN về nhiệm vụ của giảng viên.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất xây dựng bộ chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên
để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên của nhà trường
trong mỗi năm học.
Đề tài nghiên cứu lấy mẫu của tất cả giảng viên đang tham gia giảng dạy của 8
khoa trong Nhà trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những chỉ số thực hiện nào được dùng để đánh giá thực hiện nhiệm
vụ của giảng viên đại học ?
Câu hỏi 2: Bộ chỉ số thực hiện được xây dựng và hoàn thiện như thế nào
từ kết quả thử nghiệm tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN.
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá thực hiện nhiệm vụ của
giảng viên đại học.
- Nghiên cứu, phân tích các kết quả thử nghiệm và hoàn thiện bộ chỉ số thử
nghiệm tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ chỉ số thực hiện KPI đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Sự phân công nhiệm vụ, chức năng và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên đại
học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Là đề tài nghiên cứu về chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong trường đại
học nên trong quá trình tiến hành, đề tài sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau đây :
- Phương pháp luận: Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm
trong giáo dục đại học.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Công cu
̣
thu thâ
̣
p va
̀
xử lý thông tin:
+ Xây dư
̣
ng ba
̉
ng ho
̉
i thu thập thông tin từ giảng viên và lãnh đạo cu
̉
a nhà trươ
̀
ng.
+ Sư
̉
du
̣
ng ca
́
c phần mềm SPSS, QUEST đê
̉
xư
̉
ly
́
số liê
̣
u.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương với tổng số ……. trang, trong đó:
Phần I: Mở đầu (5 trang)
Phần II: Nội dung (63 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giảng
viên đại học tại trường ĐHKHTN - ĐHQGHN
Chương 3: Bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giảng viên
trường ĐHKHTN - ĐHQGHN
Phần III: Kết luận và kiến nghị (3 trang)
Tài liệu tham khảo (5 trang)
Phụ lục (29 trang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về qui trình và chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục trường ĐH, CĐ, THCN.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành
kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGD ĐT ngày 5/3/2012/TT-BGDĐT.
5. Trần Thị Tú Anh (2008), Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục chuyên ngành Đo
lường và Đánh giá trong giáo dục “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động
giảng dạy đại học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.
6. Đặng Quốc Bảo (2001), “Kinh tế học giáo dục”, Tài liệu giảng dạy lớp Cao học
Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đặng Quốc Bảo (2003), Phát triển nhà trường: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên 2008), Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB Giáo dục.
9. Đoàn Văn Dũng (2008), Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Quản lý Nhà
nước trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay”.
10. Lâm Quang Đông (2008), “Đánh giá cán bộ nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng
đào tạo”, Hội thảo khoa học về “Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng đào
tạo đại học” được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
11. Hoàng Anh Đức (1995), Quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam, NXB Hà Nội.
12. Ngô Doãn Đãi (2007), Tài liệu bài giảng môn học “Quản lý và kiểm định chất
lượng giáo dục”, chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Quản lý giáo dục – chuyên
ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục
13. Hà Thị Đức, Đặng Vũ Hoạt (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội
14. Trần Khánh Đức (2002), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng
giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp”, báo cáo khoa học tổng kết đề tài
B2000-TDD52-44, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Hà Nội
15. Sái Công Hồng (2008), Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục chuyên ngành Đo
lường và Đánh giá trong giáo dục “Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng
giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh
Phúc”
16. Lê Văn Hảo (2004),“Vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá trong đổi mới giáo
dục ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM .
17. H.Koontz và các tác giả (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội
18. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra và đánh giá trong dạy-học đại học, NXB Giáo
dục Hà Nội.
19. Trần Thị Bích Liễu (2007) Đánh giá chất lượng giáo dục: Nội dung – Phương
pháp – Kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm.
20. Hiệu đính: Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Vũ Phương Anh và các
dịch giả (2009), AUN-QA Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất lượng
trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
21. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học (quan điểm và giải pháp), NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội
22. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và Đo lường kết quả học tập, NXB Đại
học Sư phạm
23. Nguyễn Thị Kim Dung - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, TS. Phạm Xuân
Thanh – Bộ Giáo dục & Đào tạo, (T9/2003), “Về một số khái niệm thường dùng
trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục số 66
24. Phạm Xuân Thanh (2006), “Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục
ĐH”, Kỷ yếu hội thảo “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Đại học Quốc gia
Hà Nội
25. Phạm Thị Thuận (2010), Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục chuyên ngành Đo
lường và đánh giá trong giáo dục “Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh
giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành Khoa học tự nhiên tại
trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”
26. Đỗ Đức Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường ĐH KHTN (tháng 4/2010), “Những giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường ĐH KHTN”, Diễn đàn Báo Giáo dục
và Thời đại
27. Đặng Ứng Vận (2006), “Giải pháp phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị
trường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 12, Hà Nội.
28. Hồ Văn Vĩnh, chủ biên (2002), Giáo trình Khoa học quản lý, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Viết Vượng, chủ biên (2003), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước về
quản lý giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
30. Kỷ yếu hội thảo TP.HCM (7/2010), “Hội thảo các giải pháp cơ bản nâng cao chất
lượng giáo dục đại học”
31. Kỷ yếu hội thảo Quảng Ninh (4/2012), “Tiếp cận chuẩn ABET trong hoạt động
đào tạo và quản lý chất lượng”
32. Kỷ yếu hội thảo quốc gia Ninh Thuận (tháng 6/2007), “Đánh giá hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên”
Tài liệu Tiếng Anh:
33. Alexander W.Astin (1993), Assement for excellence, American Coucil on
Education, Series on Higher Education, Oryx Press
34. Barnell, R. (1994), Assessment of the Quality of Higher Education: A Review and
an Evaluation. London. Center for Higher Education Studies, Istitude of
Education, University of London.
35. Edward Sallis (2002), Total Quality Management, Stylus Publishing Inc, Third
eidition
36. Maria Hristova and Iliya Zhelezarov M. Hristova (December 2006), Modelling of
the Criteria for Measurement and Assessing the Quality of University Education,
Todor Kableshkov Higher School of Transport Sofia, Bulgaria I. Zhelezarov -
Technical University of Gabrovo, 4 H. Dimitar Str., 5300 Gabrovo, Bulgaria ,
SER.: ELEC. ENERG. vol. 19, no. 3
37. Morris, L.L.Taylor, C.Gibbon (1984), How to Measure Achivement. Center for
the Study of Evaluation, University of Caliornia, Los Angeles
38. Peter F.Olivia (2005), Xây dựng chương trình học (xuất bản lần thứ 4), NXB
Giáo dục, TS. Nguyễn Kim Dung dịch.
Trang Web:
39. Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở
trường Đại học Sư phạm”
www.udn.vn/bankhcnmt/zipfiles/so41/20-lequangson.pdf.
40. Phạm Xuân Thanh (2007), “Tài liệu về đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục
trong dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục”, Cục khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục
41. Hồ Ngọc Thức (2003), Nghiên cứu về chức năng quản lý.
/>uan_ly-Functions_of_Management/.
42. Đỗ Đức Tuấn (2010), “Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường
ĐH Giao thông Vận tải” />phap-nang-cao-chat-luong-dao-tao-o-Truong-DH-Giao-thong-van-tai-1925506/
43. Council for Higher Education Accreditation (2001). Glossary of Key Terms in
Quality Assuarence and Accreditation. Retrieved October 17, 2000 from the
World Wide Web:
44. Managing and Evaluating Joint Donor Training programmes
www.learn4dev.net/ /
45. Những nguyên tắc cơ bản trong đảm bảo chất lượng
/>0DBCL.pdf
46. Kirkpatrick’s four levels of training evaluation
47. Evaluating quality management in University departments, Vol. 14 Iss: 2, pp 123-
142.”Emerald Group Publishing Limited :
/>&
48. Evaluation of Activities in the field of Management Traning in the NIS
/>ocs_en.htm
49. Training planning and admin_handout
= hoặc
/>g+planning+and+admin_handout%E2%80%9D&wm=153&sub=9`
50. Quality Management in Higher Education: a review of International Isues &
practice – Mareen Brookers & Nina Backet
/>anagement_Practices_in_Higher_Education
51. Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục