Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.65 KB, 8 trang )

Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh
viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu
cầu của thị trường lao động Hà Nội

Trần Thị Minh Hiếu

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Nghd: TS. Tô Thị Thu Hương
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
khoa kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động. Tiến hành thực hiện nghiên
cứu và kế hoạch đánh giá nghiên cứu. Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên
tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển trên các mặt: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ
nghề nghiệp. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng công việc của sinh
viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
Keywords: Đánh giá giáo dục; Khả năng đáp ứng; Thị trường lao động; Công việc

Contents:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ ở trên thế
giới. Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Vấn đề giáo dục là một trong
những nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển đó. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục là
nhiệm vụ cấp thiết.
Giáo dục là một dịch vụ hàng hóa và chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục sẽ thể
hiện năng lực và uy tín của cơ sở giáo dục đó khi cung cấp “sản phẩm ” của mình ra thị trường
lao động. Một sản phẩm đào tạo có chất lượng tốt sẽ được thị trường đón nhận và ngược lại. Vì
vậy có thể nói chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường.
Quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho nền giáo dục cách nhìn nhận mới về chương trình


đào tạo theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa làm cho nền giáo dục tiếp cận với nhiều
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Mặt khác xã hội đang đòi hỏi cấp bách sản phẩm đào tạo của
nhà trường thỏa mãn nhu cầu của nhà tuyển dụng trong điều kiện hiện tại và tương lai là sinh
viên sau khi tốt nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kỹ năng thực hành
thành thạo về chuyên môn, có khả năng làm việc, giải quyết công việc thuộc chuyên môn đào tạo
trong thực tế.
Ngày 5/1/2009 Bộ giáo dục công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục Đại học
diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh
viên tốt nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Trường hợp tuyển dụng của tập
đoàn Intel đầu năm 2007 sử dụng bài Test đối với 2000 sinh viên năm cuối tại 5 Đại học lớn ở
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu của quy định tuyển
dụng. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh giá các sản phẩm giáo dục như sinh viên tốt nghiệp,
kết quả nghiên cứu khoa học sẽ chỉ ra chính xác kết quả thực tế của các trường.
Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo ĐH-
CĐ. Theo Bộ GD-ĐT đây là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào
tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội,
cũng như về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay nhiều trường Đại học cao đẳng đã công bố chuẩn đầu ra. Nhà trường và xã hội
cũng rất quan tâm đến việc làm và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp. Sinh
viên có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đề ra của trường học hay không, có làm việc đúng chuyên
ngành và phát huy được kiến thức kỹ năng như thế nào. Điều đó sẽ giúp nhà trường có những
giải pháp phù hợp trong quá trình đào tạo.
Trường Đại học Thủy lợi là trường đại học chuyên ngành ở nước ta đào tạo nguồn nhân
lực trình độ cao về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và tài nguyên nước phục vụ cho các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước. Nền kinh tế
xã hội của quốc gia, khu vực và quốc tế hiện nay cũng như sự phát triển của khoa học đòi hỏi
Trường Đại học Thuỷ lợi phải trở thành một trường đại học hiện đại, tiên tiến để có thể đảm
trách được nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của ngành
nước. Khoa Kỹ thuật biển là khoa liên kết đào tạo với Hà Lan trên cơ sở dự án “ Nâng cao năng

lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại trường Đại học Thủy lợi” để đào tạo ra nguồn nhân lực
cung cấp cho xã hội nhằm khai thác và phát triển bền vững khu vực ven biển và hải đảo. Khoa áp
dụng chương trình đào tạo của Hà Lan tuy nhiên tính phù hợp của chương trình cần phải xem
xét. Do đó đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên khoa Kỹ thuật biển có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc cải tiến chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu của các nhà
tuyển dụng lao động nói riêng và nhu cầu thực tế của thị trường lao động hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sỹ
cho chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
- Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét, đánh giá được mức độ đáp ứng của sinh
viên đối với công việc thực tế mà họ đang đảm nhận trên địa bàn Hà Nội. Đó chính là mong
muốn của khoa Kỹ thuật biển khi cung cấp sản phẩm đào tạo ra thị trường đạt được chất lượng
kỳ vọng.
+ Từ kết quả nghiên cứu đó cung cấp thông tin cho khoa để khoa Kỹ thuật biển có thể có
những điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp nhằm tăng cường khả năng đáp ứng của sinh
viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động nói chung, thị trường lao động Hà Nội
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển trên
các mặt: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đánh giá một sản phẩm của quá trình đào tạo là vấn đề mà nhà trường và xã hội rất quan
tâm. Đánh giá sản phẩm đào tạo gồm rất nhiều mặt song trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận
văn nên chỉ đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên khoa Kỹ thuật biển thông qua các
mặt: sự phù hợp của kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp mà sinh viên đã thu
nhận được từ chương trình đào tạo Khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi đối với yêu cầu
của thị trường lao động trên địa bàn Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp của sinh viên
khoa Kỹ thuật biển đối với thị trường lao động Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của sinh viên khoa Kỹ thuật biển đối
với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội?
4.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ
nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp các khóa K45, K46, K47 của khoa Kỹ thuật biển vào thời
điê
̉
m tiến ha
̀
nh nghiên cư
́
u (tư
̀
tha
́
ng 8/2011 đến tháng 12/2012).
4.2.2. Khách thể nghiên cứu
- Thứ nhất là sinh viên các khóa K45, K46, K47 đã tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển
- Thứ hai là cán bộ quản lý lao động tại các đơn vị có sinh viên K45, K46, K47 đang làm
việc.
Tác giả tiến hành lấy ý kiến sinh viên và cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần, tư vấn, các
Trung tâm nghiên cứu, Viện thủy lợi, Viện nghiên cứu , Tổng cục biển Việt Nam, Khoa Kỹ thuật
biển trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà Nội, nơi có sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển
đang làm việc.
4.3. Phương pháp nghiên cứu

4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tài liệu liên quan
như Khung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của khoa Kỹ thuật biển, đề cương các môn học
trong chương trình do Khoa Kỹ thuật biển cung cấp, các tài liệu về yêu cầu công việc tại nơi các
sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang công tác, các tài liệu về cơ sở lao động sinh viên đang công tác,
tìm hiểu các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại đơn vị lao động với trọng tâm là những yêu
cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp đối với công việc nhằm đánh giá
mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
+ Phương pháp điều tra : Dùng bảng hỏi để khảo sát, thu thập thông tin của cán bộ quản lý
và sinh viên tốt nghiệp về mức độ đáp ứng cũng như các ý kiến đóng góp về chương trình đào
tạo để nâng cao khả năng đáp ứng công việc của sinh viên.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật
biển trường Đại học thủy lợi các khóa K45, K46, K47 và nhà tuyển dụng, người sử dụng lao
động để làm rõ hơn kết quả thu được từ xử lý số liệu bảng hỏi nhằm đánh giá sâu hơn mức độ
đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động tại các cơ sở
lao động trên địa bàn Hà Nội.
4.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phân tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như tính tỷ
lệ phần trăm, tần số xuất hiện, giá trị trung bình
+ Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ
đo lường, kiểm định trung bình giữa hai mẫu độc lập ( T- Test ), phân tích phương sai một yếu tố
( One - Way ANOVA ). Trong trường hợp không đảm bảo về cân bằng phương sai giữa các mẫu
độc lập sẽ chuyển sang kiểm định phi tham số
4.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Hiện nay có rất nhiều cách chọn mẫu khác nhau như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lặp và
không lặp, mẫu ngẫu nhiên hệ thống, phân tầng, mẫu theo cụm. Trong luận văn này đối với mẫu
sinh viên tốt nghiệp tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm, đối với mẫu
cán bộ quản lý chọn mẫu theo cụm.
Khoa Kỹ thuật biển được thành lập trên cơ sở liên kết với Hà Lan nên chương trình học được
áp dụng nhiều từ chương trình đào tạo của Hà Lan. Vì vậy sự phù hợp kiến thức, kỹ năng trong

quá trình học của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động như thế nào khi ra
làm việc là vấn đề mà nhà trường và xã hội rất quan tâm.
Khóa 45 là khóa học đầu tiên của khoa Kỹ thuật biển tại trường Đại học thủy lợi. Vì vậy,
tác giả sẽ lựa chọn ba khóa đầu tiên liên tiếp là K45, K46, K47 đã tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển
đang làm việc tại các công ty cổ phần, tư vấn, các trung tâm nghiên cứu, viện thủy lợi, tổng cục
biển Việt Nam, khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà Nội.
Đồng thời luận văn tiến hành khảo sát người sử dụng lao động tại các công ty cổ phần, tư
vấn, các trung tâm nghiên cứu, Viện thủy lợi, Tổng cục biển Việt Nam, Khoa Kỹ thuật biển
trường Đại học Thủy lợi trên địa bàn Hà Nội có sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển các khóa
K45, K46, K47 đang làm việc để đánh giá chặt chẽ hơn mức độ đáp ứng công việc của sinh viên
tốt nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Giáo dục Hà nội, Hà Nội
2. Phạm Thị Lan Hương và Trần Diệu Khải (2010), “ Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của
sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng ”, Tạp chí khoa
học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số (40), tr.165-174
3. Hội thảo Quốc gia (2008), Sinh viên với đào tạo đáp ứng như cầu xã hội, nhu cầu doanh
nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Phương Nga cùng các tác giả (2005), Giáo dục Đại học - chất lượng và đánh giá,
NXb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
5. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh, (số 25), tr.1-8
6. Lê Đức Ngọc ( 2004), Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân (2011),

Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng
Sông Cửu Long, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, (số 20b), tr. 217 -224
8. Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến và Phạm Lê Đông Hậu (2012), Đánh giá mức độ đáp
ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long được đào
tạo bậc đại học trở lên, Tạp chí khoa học giáo dục, (số22b), tr.273-282
9. Phạm Phụ (2005), “ Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam ”. Nhà xuất bản trẻ Hà
Nội, Hà Nội.
10. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, (số 25), tr.77 -81
11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS ”,
Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Công Khanh (2004) , Đánh giá và đo lường trong KHXH , Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội







Tài liệu nước ngoài:
1 Ana Azevedo and “ et al” ( 2012), Satisfaction with Knowledge and Competencies: A Multi-
Country Study of Employers and Business Graduates, American Journal of Economics and
Business Administration, 4 (1), pg23-39.
2. Margien Bootsma and Walter Vermeulen (2011), Experiences of environmental professionals
in practice, International Journal of Sustainability in Higher Education, 12 (2), pg 163 – 176.
3. Stefan Hennemann and Ingo Liefner (2010), “Employability of German Geography
Graduates: The Mismatch between Knowledge Acquired and Competences Required”, Journal
of Geography in Higher Education, 34(2), pg 215–230.
4. Julio Hernández-March, Mónica Martín del Peso and Santiago Leguey(2009), Graduates:

Skills and Higher, Education: The employers’ perspective, Tertiary Education and
Management, 15(1), pg 1–16.
5. V.K. Gokuladas (2010), Technical and non-technical education and the employability of
engineeringgraduates: an Indian case study, International Journal of Training and Development,
14(2), pg.130-143
6. Pitan Oluyomi S., Adedeji S. O (2012), Skills Mismatch Among University Graduates in the
Nigeria Labor Market, US-China Education Review, A(1), pg.90-98 .


×