Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện tiên lãng, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.43 KB, 82 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước phát triển nông nghiệp lâu đời. Các sản phẩm từ
nông nghiệp của nước ta rất phong phú đa dạng và có chất lượng tốt đã
đươc xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu phải kể đến: gạo, cà
phê, hồ tiêu Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thêm vào đó nước ta lại có
nguồn phế thải nông nghiệp khá dồi dào, dẫn đến sự hình thành gần như là
tất yếu: nghành sản xuất nấm, trong đó trồng nấm rơm là một xu hướng
được rất nhều vùng nông thôn chọn lựa để phát triển vì tinh hiệu quả kinh
tế của nó
Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp khoa học: Volvariella volvacea)
là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các
loại rơm rạ. nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác
nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính
“cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm
rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin,
nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê
vì thường được sử dụng làm thực phẩm. Nấm rơm là một loại thực phẩm có
từ lâu đời của Việt Nam. Nghề trồng nấm không những đem lại hiệu quả
kinh tế mà các món ăn chế biến từ nấm rơm còn là một vị thuốc chữa bệnh
cho con người. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp để trồng nấm
rơm. Trồng nấm rơm sử dụng ít diện tích, nguồn nguyên liệu chủ yếu được
tận dụng từ rơm rạ, chi phí nuôi trồng thấp, giá bán tương đối cao, đem lại
hiệu quả cho người trồng nấm.
1
Huyện Tiên Lãng là một huyện trồng nấm rơm nhiều nhất của thành phố
Hải Phòng. Nhân dân trong huyện ngoài trồng lúa nhằm cung cấp lương
thực còn coi trồng nấm rơm là một nghề chính đem lại thu nhập cho gia
đình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, biến động của thị trường, ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế công tác bảo quản nấm thu hoạch còn khó


khăn, công tác tiêu thụ nấm rơm trở nên khó khăn. Vì vậy tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu
thụ nấm rơm ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hịêu quả trong tiêu thụ nấm rơm của huyện Tiên
Lãng để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ
nấm rơm trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế,
tiêu thụ.
• Phân tích và đánh giá hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm của các hộ
nông dân tại một số xã của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm
nấm rơm trên thị trường.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế kĩ thuật, tổ chức quản lí liên quan đến
tiêu thụ nấm rơm. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tiêu thụ nấm rơm trên thị trường
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng.
2
* Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nấm
rơm của các hộ nông dân trên thị trường.
* Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được xem xét biến động
qua 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.
1.3.3 Những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu
- Khái niệm về nấm? Đặc tính sinh học của nấm?

- Hiệu quả kinh tế là gì? Nêu nội dung và bản chất của hiệu quả kinh
tế? Tiêu thụ, hiệu quả tiêu thụ là gì?
- Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn
huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng như thế nào?
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ nấm của các hộ
nông dân trồng nấm?
- Các biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm
của các hộ nông dân tại Tiên Lãng?
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm.
2.1.1.1 Khái niệm nấm
Theo quan niệm cũ, nấm là thực vật, nhưng là thực vật không có diệp
lục tố. Tuy nhiên, những nghiên cứu ngày càng nhiều về sinh lý và dinh
dưỡng, cho thấy nấm khác biệt với thực vật.
- Nấm không có khả năng quang hợp, nghĩa là không thể tự tổng hợp các
chất hữu cơ cho cơ thể từ nước và khí CO
2
.
- Vách tế bào chủ yếu là chitin và glucan.
- Nấm dự trữ đường dưới dạng glycogen, thay vì tinh bột. Có thể so sánh
các túi nấm mèo, nấm sò với các cây trồng để hiểu rõ vấn đề. Cây trồng có
rễ, thân, lá, hoa và quả (có cây có củ). Cái nấm mà ta thấy mọc ra trên túi
giá thể chỉ là cơ quan sinh sản, tương tự như quả của cây nên còn gọi
là “quả thể”. Nấm rơm khi già nở ra, phía dưới mũ nấm có những hạt bụi
màu hồng, đó là các bào tử tương tự như hạt của cây trồng.
Nấm mộc nhĩ (nấm mèo), nấm bào ngư (nấm sò) mọc ra từ túi nấm khi
đã có màu trắng. Hay khi trồng nấm rơm, ta dễ nhận thấy là ở những chỗ

nấm mọc ra có mạng các sợi tơ trắng. Các mạng này có được do sự kết chặt
lại của nhiều sợi tơ nấm nhỏ li ti (đường kính khoảng 3đến 10micromet
(μm), 1 μm = 1/1000 m) mà mắt thường khó nhìn thấy, phải dùng kính hiển
vi mới dễ thấy được. Các sợi tơ nấm này bắt nguồn từ giống nấm mọc lan
ra, xâm nhập vào rơm rạ của cả luống. Các sợi tơ nấm bện với nhau thành
hệ sợi tơ mà ta khó thấy bằng mắt thường, các mạng sợi tơ trắng có xung
quanhchỗ nấm mọc chỉ là một phần rất nhỏ của hệ sợi tơ nấm. Khi mọc các
4
sợi tơ nấmkết nối với nhau thành mội khối liền thống nhất. Cả khối hệ sợi
tơ đó có thể coi là thân của nấm tương tự như cây trồng gồm rễ, cành, lá.
2.1.1.2 Khái niệm nấm rơm
Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp khoa học: Volvariella volvacea)
là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các
loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác
nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính
“cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm
rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin,
nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê
vì thường được sử dụng làm thực phẩm.
* Đặc tính sinh học của nấm rơm
- Chu trình sống
Chu trình sống của nấm rơm bắt đầu từ đảm bào tử. Đảm bào tử có hình
trứng, bên ngoài có bao bởi lớp vỏ dày. Lúc còn non có màu trắng sau chuyển
sang màu hơi nâu. Khi chín, bào tử được tẩm thêm cetin có màu hồng thịt, vì
vậy ở tai nấm trưởng thành phiến có màu hồng thịt.
Đảm bào tử khi nảy mầm tạo ra tơ sơ cấp, các sợi tơ sơ cấp có thể tự
kết hợp với nhau tạo thành các sợi tơ thứ cấp. Tơ thứ cấp tăng trưởng dẫn
đến tạo thành quả thể. Ngoài ra, tơ thứ cấp còn có thể hình thành bào tử
màng dày hay còn gọi là bào tử áo hay hậu bào tử. Bào tử màng dày giúp
sợi nấm tồn tại, vượt qua các biến đổi bất lợi của môi trường. Khi gặp điều

kiện thuận lợi chũng sẽ nẩy mầm theo nhiều hướng và tạo ra những sợi tơ
thứ cấp. Quá trình tạo quả thể nấm rơm trải qua 6 giai đoạn:
- Giai đoạn đinh ghim
- Giai đoạn hình nút nhỏ
- Giai đoạn hình nút
- Giai đoạn hình trứng
5
- Giai đoạn hình chuông
- Giai đoạn trưởng thành
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
rơm
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ tối thích cho sợi nấm phát triển là 30-32
0
C và cho sự hình
thành của quả thể là 30
0
C.
Từ 10
0
-20
0
C: sợi sinh trưởng yếu; ở 20
0
C: quả thể hình đinh ghim sẽ
bị chết sau 12 giờ và sự sinh trưởng của quả thể hình cầu bị đình chỉ.
Dưới 15
0
C và trên 45
0

C: Không bao giờ xuất hiện quả thể.
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm của giá thể: Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện
nguyên liệu có độ ẩm từ 40-90%, nhưng tốt nhất là từ 70-75 %.
+ Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm tương đối của không khí có tác
dụng điều hòa sự bốc hơi nước từ giá thể và quả thể nấm ra không khí. Độ
ẩm từ 60-70 % trở xuống: gây chết toàn bộ giai đoạn đầu đinh ghim, đình
chỉ sự sinh trưởng của nấm ở giai đoạn hình cầu, nếu tiếp tục kéo dài thì
gây ra hiện tượng teo đầu của quả thể. Độ ẩm từ 80-85 %: gây chết một
phần giai đoạn đầu đinh ghim, khôngảnh hưởng đến các giai đoạn khác. Độ
ẩm từ 90-100 %: rất tốt đối với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng sẽ làm
giảm sự sinh trưởng ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao
thì nấm sinh trưởng rất nhanh, nở nhanh và dễ bị nứt trong khi vận chuyển,
nấm ở giai đoạn hình nón (dù) dễ bị thối rữa.
- pH: Sợi nấm rơm sinh trưởng ở pH từ 4-11, nhưng pH thích hợp nhất đối
với nấm rơm là 7,0 - 7,5. Trong khoảng pH từ 6-11: sợi sinh trưởng
mạnh.Khi pH ngả sang độ chua (pH < 6): sợi sinh trưởng yếu.
6
- Ánh sáng: Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất
hữu cơ như ở thực vật. Do đó, trong thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần
ánh sáng.
Cường độ ánh sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và
gây chết sợi nấm. Ánh sáng chỉ có tác dụng như một yếu tố kích thích sự
hình thành và phát triển của quả thể.
Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy
đủ các yếu tố khác. Nguồn sáng là ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc
đèn điện (thường dùng đèn neon). Số lần chiếu sáng: mỗi ngày 2 - 3 lần,
mỗi lần 30 phút - 1 giờ 30 phút.
- Thời vụ nuôi trồng: Thời vụ nuôi trồng nấm rơm ở miền Bắc từ 15/4
– 15/9 hàng năm. Các tỉnh miền Nam có thể nuôi trồng nấm rơm quanh

năm.
2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có
phục vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của mọi nền
sản xuất xã hội, xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày
càng tăng. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế làm xuất hiện phạm trù
HQKT (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995).
Một là, theo quan điểm triết học Macxit thì bản chất của HQKT là sự
thực hiện yêu cầu của qui luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử
dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng qui luật tiết kiệm thời gian là
qui luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản
xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo qui luật này, nó qui định
động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển xã hội
và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
7
Hai là, theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các mối quan hệ vật chất hình thành
giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất
xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và
tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng
các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan
phản ánh mối liên hệ nhất định của con người đối với môi trường bên
ngoài, đó là quá trình trao đổi chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi
trường.
Ba là, HQKT là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là
mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch,
hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn
nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi

phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, HQKT được phản ánh thông qua các
chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu
vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng
nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của HQKT và quản lý. Hơn
nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lí
luận và thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất
và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy sản xuất
không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quan điểm về hiệu
quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiết kiệm thời gian,
tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn
8
diện cả ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995).
* Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất
kinh doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục
đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả
kinh tế cao nhất, là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra
trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào
mục đích yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất,
vốn, chính sách… quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của
xã hội về hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như
vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu
tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết

quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội
dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên
chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh hoặc là quan hệ tuyệt đối mà nên
xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối
và đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản
phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối: quy
luật cung - cầu và quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo
ra như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có
được chấp nhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố
đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
9
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng và ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có
chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh
giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp gắn bó giữa các
yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết
sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tuỳ thuộc vào từng ngành, quy
mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì hiệu quả kinh tế được xem
xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác
định các yếu tố đầu ra: Các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu
chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hoá sản xuất ra phải được trao đổi
trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận…
Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là những yếu tố chi phí về vật chất, cung
lao động, vốn…
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch toán chi phí… yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.

- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất… không thể lượng
hoá được.
2.1.1.4 Khái niệm về tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả tiêu thụ.
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải tự mình quyết định
ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Sản
xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Cho nên việc tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
* Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế
bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu
cầu người sản xuất cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức
10
sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa và cuối cùng là việc thực hiện
bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất.
Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác
nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt
việc tiêu thụ hàng hóa người sản xuất không những phải làm tốt mỗi khâu
công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các
bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa của người sản xuất. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có
nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho
nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Người
sản xuất không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu
thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và người
sản xuất phá sản.
* Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là
hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của người sản
xuất cho khách hàng đồng thời thu tiền về.
Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng

của người sản xuất nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng
chu chuyển vốn trong người sản xuất và chu chuyển tiền tệ trong xã hội,
đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của người sản xuất.
* Hiệu quả tiêu thụ
Trong cơ chế cạnh tranh đầy khắc nghiệt, môi trường kinh doanh của
người sản xuất luôn biến động đòi hỏi mỗi người sản xuất đều phải tự vận
động để tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất đặc biệt là hiệu quả
của việc tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy ngay từ khi sản xuất hàng hoá người sản
11
xuất phải tính xem tình hình tiêu thụ như thế nào để đem lại hiệu quả cao
nhất. Do đó hiệu quả tiêu thụ là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn nhân lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ hàng hóa của người sản
xuất.
Hiệu quả tiêu thụ được thể hiện dưới hai hình thức:
(1) H=K- F
(2) H=K/ F
H. Hiệu quả tiêu thụ.
K. Kết quả tiêu thụ.
F. Chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ.
Ở công thức 1 ta chưa thấy hết được hiệu quả tiêu thụ do còn phụ
thuộc vào những yếu tố chi phí trong tiêu thụ. Theo công thức (2) thì
nhược điểm trên được khắc phục, vì chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tiêu
thụ càng cao và ngược lại.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức tiêu thụ nấm rơm.
- Cung về sản phẩm nấm rơm được hiểu là khả năng ngành sản xuất
nấm rơm có thể cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm nấm
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cung về sản phẩm nấm rơm do những nguồn sau: sản xuất trong
nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Tùy theo điều kiện từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm nấm
sản nấm rơm hàng hóa lưu thông trên thị trường là không giống nhau. Việc
xác định số lượng cung căn cứ vào diễn biến của tình hình thực tế sản xuất,
việc xác định khả năng cung cho thị trường thì căn cứ vào khối lượng sản
phẩm nấm rơm.
Khối lượng sản phẩm nấm được cung cho thị trường phụ thuộc vào
các yếu tố:
12
+ Khối lượng tổng sản phẩm nấm và tốc độ tăng lên của nó.
+ Trình độ chuyên môn hóa của sản xuất nấm.
+ Những giải pháp về thị trường vốn và công nghệ sản xuất.
+ Các nhân tố về cơ chế chính sách sản xuất và lưu thông sản phẩm
nấm của Chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của nó.
- Cầu về sản phẩm nấm được hiểu là nhu cầu của các loại sản phẩm
nấm ăn của xã hội. Nhu cầu này có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như
cầu về sản phẩm nấm rơm làm thực phẩm ngày càng tăng về số lượng cũng
như chất lượng và chủng loại không chỉ dừng ở dạng tươi sống mà còn cả
những sản phẩm nấm đã qua chế biến, nhu cầu cho tiêu dùng trong nước,
nhu cầu sản xuất nấm rơm cho xuất khẩu.
- Nhân tố giá cả: Giá cả các loại nấm khác nhau có tác động đến
người sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất muốn cũng ra thị trường
những lại sản phẩm nấm có giá trị, có giá bán cao, lợi nhuận lớn.
Giả cả của nấm rơm phụ thuộc và từng loại kênh phân phối sản phẩm trên
thị trường. Giá của kênh phân phối gián tiếp cao hơn so với kênh phân phối
trực tiếp. Tuy nhiên phân phối theo kênh gián tiếp lại mang lại sản lượng
bán lớn hơn so với kênh phân phối trực tiếp.
- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của thị
trường sản phẩm nấm rơm:

+ Chủng loại, chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm nấm rơm hàng hóa
trên thị trường.
+ Quan hệ cung cầu về sản phẩm nấm rơm và kết cấu sản xuất, tiêu dùng.
+ Sự phát triển nhu cầu tự nhiên của người tiêu dùng, thị hiếu và tập quán
người tiêu dùng.
+ Sức mua hay khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
+ Sự phát triển của thương mại quốc tế và khả năng hòa nhâp các loại sản
phẩm nấm trên thị trường thế giới.
13
+ Trình độ tập trung chuyên môn hóa trong sản xuất nấm và sự phát triển
của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nấm rơm.
+ Chính sách về sản xuất và lưu thông hàng hóa của nhà nước trong từng
thời kỳ.
- Thị trường sản phẩm nấm rơm xét từ khía cạnh cung: Khối lượng
sản phẩm nấm rơm đưa ra thị trường tuy có thay đổi nhưng không thể có
biến đổi lớn trong khoảng thời gian nhất định. Không phải có nhu cầu tiêu
dùng và giá đắt là người sản xuất cung ngày một khối lượng lớn sản phẩm
ra thị trường được vì sản xuất nấm rơm còn phụ thuộc vào thời vụ.
- Thị trường nấm rơm có tính thời vụ: Chính vì thế mà cung và cầu
sản phẩm nấm rơm trên thị trường không cân bằng cả về không gian và
thời gian
- Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm rơm gắn
liền với việc sử dụng các yếu tố sinh học và có quan hệ chặt chẽ với việc
duy trì sức khỏe đời sống con người.
- Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm rơm gắn
chặt với việc khai thác và sử dụng lợi thế so sánh các điều kiện tự nhiên,
khí hậu và thời tiết.
2.1.3 Vai trò ý nghĩa của ngành sản xuất nấm.
Nấm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
chỉ sau thịt, cá, nấm rất giàu khoáng và các axit amin không thay thế, các

loại vitamin A, B, C E, Có thể xem nấm rơm như một loại rau sach.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có nhiều đặc tính biệt dược, có khả năng
phòng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường
ruột,
Hàm lượng protein trong 1 kg nấm mỡ tương đương với 2 kg thịt lợn
nạc, cao hơn 1 kg thịt bò. Trong nấm rơm tươi, protein có khoảng 4%, so
với rau và hoa quả tươi thì cao gấp 12 lần. Nấm rơm thơm ngon là do trong
14
protein gồm nhiều axit amin tự do và chất tạo hương vị đặc biệt, trong đó
có tới 9 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nấm lại
nghèo về năng lượng
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên thị trường nấm trên thế giới có
nhu cầu rất lớn về nấm rơm, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới
dạng tươi, nấm đóng hộp và làm thuốc bổ.
Sản xuất nấm rơm góp phần tận dụng nguồn phế phụ phẩm của ngành
nông nghiệp và thu hút lao động dồi dào trong nông thôn.
Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm rơm là rơm rạ, thân cây ngô,
bã mía, mùn cưa, những nguyên liệu này lại rất sẵn có trong các vùng
quê. Nếu tính trung bình 1 tấn thóc cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản
lượng rơm rạ trong cả nước đạt khoảng vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử
dụng 10% số nguyên liệu trên để trồng nấm thì sản lượng nấm đã có thể đạt
vài trăm ngàn tấn/năm. Đó là chưa kể sử dụng bã mía thải ra từ các nhà
máy đường cùng hàng nghìn tấn mùn cưa, cây thân gỗ, thân cây ngô, đều
có thể sử dụng để trồng nấm
Sản xuất nấm rơm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Một trong những ngành nghề được nhắc đến nhiều
nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
hiện nay là nghề trồng nấm - một ngành có vai trò quan trọng trong việc
sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trồng nấm là nghề được bà con nông dân tiếp
thu nhanh chóng và phát triển rộng khắp cả nước, tuy nhiên sản lượng xuất

khẩu còn hạn chế.
Sản xuất nấm nhằm cải thiện môi trường sinh thái. Với đặc trưng của
ngành trồng nấm là không trồng trên đất, không phun thuốc trừ sâu, không
bón phân, thời gian trồng và thu hoạch nhanh nên các sản phẩm dễ dàng
được công nhận tiêu chuẩn rau sạch.
15
Sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
vì sau khi thu hoạch nấm thì tạo ra một khối lượng phân hữu cơ rất lớn từ
nguồn nguyên liệu trồng, đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ nấm rơm.
- Yếu tố sản xuất:
Để tiêu thụ nấm rơm được nhanh chóng và thuận lợi thì khâu sản
xuất phải đảm bảo là chỉ sản xuất với số lượng đủ nhu cầu của thị trường,
cơ cấu sản phẩm phải thích hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng sản
phẩm đảm bảo, giá sản phẩm hạ. Trong đó quan trọng nhất là chất lượng
sản phẩm và giá cả sản phẩm. Để có được điều này, người nghiên cứu phải
tiến hành nghiên cứu quá trình sản xuất, trồng những loại nấm có giá trị
cao chất lượng tốt, nghiên cứu quá trình sản xuất để tối thiểu hóa chi phí
sản xuất sản phẩm. Hiện nay trong công tác nghiên cứu nhu cầu của thị
trường của các hộ nông dân còn gặp khó khăn do thiếu trình độ, khả năng
nắm bắt thông tin còn hạn chế. Do đó các cơ quan chức năng, quản lý nhà
nước cần vào cuộc để hỗ trợ nông dân nắm bắt, cập nhật chính xác nhu cầu
của thị trường để có kế hoạch sản xuất nấm cụ thể hạn chế tồn đọng sản
phẩm.
- Thị trường tiêu thụ nấm:
Thị trường tiêu thụ nấm rơm chịu ảnh hưởng các quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là sự kết
hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường tiêu thụ
chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì và mở rộng phát triển mở
rộng.

- Chất lượng sản phẩm:
Để cho quá trình tiêu thụ nấm rơm thuận lợi thì chất lượng sản phẩm
phải đặt lên hàng đầu. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào giống nấm, quá
trình sản xuất, chế biến và bảo quản nấm rơm. Quá trình sản xuất phải đảm
16
bảo quy trình cũng như vệ sinh sản phẩm và môi trường. Quy trình chế
biến cần đúng trình tự, đúng khoa học kỹ thuật. Quá trình bảo quản cần giữ
được hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm, mẫu mã sản phẩm.
- Sự phát triển của công nghiệp chế biến nấm:
Việc phát triển công nghiệp chế biến nấm giúp cho sản lượng tiêu thụ
nấm rơm của người sản xuất tăng đáng kể, quy mô tiêu thụ công nghiệp.
Các công ty chế biến sẽ tiến hành ký hợp đồng với người sản xuất bao tiêu
sản phẩm, đầu ra sản phẩm được giải quyết.
- Giá cả sản phẩm:
Để quá trình tiêu thụ nấm rơm được thuận lợi thì ngoài việc đòi hỏi
chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì giá cả đóng vai trò hết sức quan
trọng. Nó là thước đo cho sự lựa chọn hàng hóa thay thế. Do đó người sản
xuất phải nghiên cứu để tối thiểu hóa chi phí nhằm giảm giá thành sản
phẩm.
- Thu nhập bình quân đầu người (GNP):
Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo
sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên
về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa
của người sản xuất tăng lên. Đối với nấm rơm là thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao. Do đó khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, người tiêu
dùng có cơ hội sử dụng các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và là 1
vị thuốc chữa bệnh như nấm rơm sử dụng làm thực phẩm.
- Hành vi của người tiêu dùng:
Khi thu nhập của người tiêu dùng cao, họ có nhu cầu tiêu dùng
những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe con người. Tuy

nhiên không phải điều đó lúc nào cũng đúng vì nó bị chi phối bởi thói quen
tiêu dùng nấm của từng người. Khi người tiêu dùng có thói quen sử dụng
17
nấm rơm thì họ ít khi thay đổi chuyển sang dùng các loại nấm khác hoặc
các loại thực phẩm khác thay thế.
- Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh trên thị trường:
Sự cạnh tranh của các đối thủ có thể là cạnh tranh về giá cả, về chất
lượng sản phẩm, cạnh tranh về quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đối với
các doanh nghiệp chế biến nấm ăn, sự cạnh tranh quá khốc liệt có thể làm
giảm sản lượng bán hàng của doanh nghiệp đó, dẫn đến giảm sản lượng
tiêu thụ của người sản xuất nấm rơm cung cấp nguyên liệu cho doanh
nghiệp đó.
- Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:
Đối với người sản xuất nấm nhỏ lẻ, đầu ra sản phẩm rất quan trọng.
Do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm bằng
việc liên hệ với các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ nấm tạo
liên kết giữa họ với nh sản phẩm.
- Thương hiệu sản phẩm:
Xây dựng thương hiệu sản phẩm là 1 quá trình lâu dài, bắt đầu từ khi
sản phẩm đầu tiên cung cấp ra thị trường. Thương hiệu sản phẩm được xây
dựng chủ yếu thông qua chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm. Đối với
sản xuất nấm, thương hiệu của sản phẩm cần được xây dựng lâu đời. Khi
đó người tiêu dùng chỉ cần nhắc đến sản phẩm nấm ở đâu là họ biết ngay
được chất lượng sản phẩm đó như thế nào.
2.1.5 Các hình thức tiêu thụ nấm ăn.
- Tiêu thụ trực tiếp:
Người sản xuất nấm ăn bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nấm ăn ở
đây có thể là nấm tươi hoặc nấm đã qua chế biến. Đây là kênh tiêu thụ có
giá thành cao nhất nhưng sản lượng bán hàng có thể thấp và tốn nhân lực
bán hàng. Người sản xuất cần có địa điểm tiêu thụ hoặc tiêu thụ tại nhà.

Sản lượng tiêu thụ trực tiếp thường tiếp thường ít hơn so với các hình thức
18
khác. Trong kênh tiêu thụ này, người sản xuất nấm không phải chia sẻ lợi
nhuận cho các đối tượng trung gian, mặt khác người sản xuất có thể tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng, có thể nắm bắt trực tiếp nhu cầu của người
tiêu dùng và sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên kênh tiêu thụ
này thường hạn chế về mặt địa lý vì chỉ có thể bán đối với những khách
hàng xung quanh vùng sản xuất nấm.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp:
+ Kênh tiêu thụ 1 cấp: Người trồng nấm bán cho người bán lẻ, người bán lẻ lại
bán nấm cho người tiêu dùng.
+ Kênh tiêu thụ 2 cấp: Người trồng nấm bán nấm cho người bán buôn, người
bán buôn bán lại cho người bán lẻ, cuối cùng người bán lẻ bán lại cho người tiêu
dùng cuối cùng. Trong kênh tiêu thụ này, người sản xuất có thể cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy sản xuất. Các công ty đó chế biến sau đó cung cấp trực tiếp
cho người tiêu dùng
+ Kênh tiêu thụ 3 cấp trở lên: Người trồng nấm bán cho đại lý, đại lý bán cho
người bán buôn, người bán buôn bán lại cho người bán lẻ, cuối cùng người bán
lẻ bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Ở kênh này, người sản xuất có thể cung
cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nấm. Nhà máy chế biến nấm thành
các sản phẩm sau đó chuyển tới các đại lý cấp I, cấp II, sau đó mới đến người
tiêu dùng.
Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện
nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến
tay người tiêu dùng. Trong loại kênh này hàng hoá của người sản xuất nấm có
thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn, và sản phẩm được
Người sản xuất
Người tiêu dùng
19
tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn. Việc sử dụng loại kênh này có thể làm

giảm một phần lợi nhuận của người sản xuất nấm do phải chia sẻ với các trung
gian khác. Đối với các trung gian người sản xuất nấm có thể gặp khó khăn trong
việc kiểm soát hành vi của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm do họ là những tổ
chức độc lập với người sản xuất nấm. Các thông tin về thị trường và thông tin
phản hồi của khách hàng về sản phẩm có thể không chính xác khi về đến người
sản xuất nấm do phải qua nhiều cấp trung gian. Hoạt động của người sản xuất
nấm có thể bị ảnh hưởng nếu giữa người tiêu dùng và các trung gian hoặc giữa
trung gian và người sản xuất xảy ra trục trặc. Khi sử dụng các trung gian trong
kênh phân phối, người sản xuất nấm có thể giảm mức độ mạo hiểm khi thâm
nhập một thị trường mới do các trung gian là những người am hiểu về khu vực
thị trường mà họ phụ trách và họ đã xây dựng được một mạng lưới phân phối.
Kênh một cấp
Kênh cấp hai
Kênh ba cấp

20
Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng
Người
sản
xuất
Người
bán
buôn
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
Người
Sản

Xuất
Đại lý Người
Bán
buôn
Người
Bán
Lẻ
Người
Tiêu
dùng
2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.5.1 Sự phát triển nghề trồng nấm trên thế giới
Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm
năm nay. Hiện nay, có khoảng 2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn
ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn
trên thế giới ngày càng được phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một ngành công
nghiệp thực phẩm thực thụ. Sản xuất nấm ăn nuôi trồng trên toàn thế giới đạt trên
10 triệu tấn nấm tươi.
Ở Châu Âu, Bắc Mỹ trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn
được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Các loại nấm được
nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ, nấm sò theo qui mô dây truyền công nghiệp: có nhà
máy chuyên xử lý nguyên liệu 7.000 tấn nguyên liệu/1 tuần đã sử dụng robot trong
các khâu nuôi trồng, chăm sóc và thu hái. Năm 1983 ở pháp sản xuất 200.000
tấn nấm mỡ tươi, nhưng chỉ có hơn 6.000 người.
Nhiều nước ở Châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, năng suất
không cao, nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đông nên tổng sản lượng
rất lớn chiếm 70% tổng sản lượng nấm ăn trên toàn thế giới. Các nước Đông
Nam Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến và công nghiệp hoá trong nghề nấm đã có mức tăng trưởng hàng
trăm lần trong vòng 10 năm. Nhật bản có nghề trồng nấm truyền thống là nấm

hương. Mỗi năm gần 1 triệu tấn nguyên liệu. Hàn quốc nổi tiếng với nấm Linh
chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Ở Trung Quốc từ những
năm 1960 bắt đầu trồng nấm có áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật nên
năng suất gấp 4-5 lần và sản lượng tăng vài chục lần. Tổng sản lượng nấm ăn
của Trung Quốc chiếm 60% sản lượng nấm ăn của thế giới gồm nhiều loại nấm
như: nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm và một số loại nấm
khác chỉ có ở Trung Quốc như Đông Trùng Hạ Thảo. trào sản xuất nấm
21
Theo số liệu thống kê của Chang (1993, 2005) sản lượng nấm rơm đứng thứ
hai sau nấm mỡ (Agaricus bisporus):
Sản lượng của một số nấm ăn trên thế giới (Chang, 1993)
Tên nấm Tên khoa học Năm 1986(tấn) Năm 1991(tấn) Tỉ lệ tăng (%)
Nấm mỡ Agaricus bisporus 1.215.000 1.590.000 30,9
Nấm rơm Lentinula edodes 320.000 526.000 64,4
Nấm bào ngư Pleurotus spp. 169.000 917.000 442,6
Nấm mèo Auricularia spp. 119.000 465.000 290,8

Gần đây sản xuất nấm trên thế giới tăng nhanh chóng, với vai trò chủ đạo
của Trung quốc. Chính ST Chang đã tổng kết và nêu bật tiến trình phát triển này
(Chang, 2005). Hiện nay trên thế giới ba nước nuôi trồng nấm chủ yếu là Nhật
Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Sản lượng nấm của ba nước này chiếm trên 90%
tổng sản lượng toàn thế giới. Ngoài ra một số nước khác nuôi trồng với sản
lượng đáng kể như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Thái Lan.
Giá nấm trên thị trường thế giới biến thiên từ 15 – 30 USD/1kg nấm khô.
Năm 1979 sản lượng nấm rơm là 179.000 tấn trị giá 334 triệu USD. Nếu chỉ tính
giá tương đương thời điểm này thì năm 1991 sản lượng nấm hương trên toàn thế
giới có giá trị hàng tỷ USD.
2.1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước
Việt Nam mỗi năm có khoảng 20 triệu tấn rơm, rạ đủ để sản xuất 2
triệu tấn nấm tươi, nhưng năm 2002 cả nước chỉ sản xuất được 100.000 tấn.

Đến nay sản xuất được 150.000 tấn/năm với các chủng loại nấm chủ yếu như:
nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, linh chi,
Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang được phát triển nhưng ở quy mô nhỏ lẻ
hộ gia đình, trang trại, mỗi năm sử dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm
tấn/1 cơ sở để sản xuất nấm. Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề
trồng nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với nông dân ở nước ta do: Nguyên
liệu trồng nấm có sẵn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, bông phế liệu ở các
22
nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn
nguyên liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi
trông nấm đó tạo ra trên 1 triệu tấn/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ.
Trong những năm gần đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, nhà
trường, trung tâm đó tạo chọn được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có
khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá cao.
Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc bảo quản và chế biến nấm ngày
càng được hoàn thiện, trình độ và kinh nghiệm của người nông dân được nâng
cao. Năng suất trung bình các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5-3
lần so với 10 năm về trước.
Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu
tư chủ yếu là lao động (chiếm khoảng 30 - 40% giá thành một đơn vị sản phẩm).
Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng
nấm ở nông thôn hiện nay mức thu nhập 800.000-900.000đ/ tháng, chỉ cần một
số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng và 100m
2
diện tích đất để làm lán
trại.
Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở
rộng, giá bán nấm tươi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn
khá cao (nấm mỡ 20.000đ-25.000đ, nấm sò 10.000đ -15.000đ/kg). Nhu cầu ăn
nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu nấm mỡ,

nấm rơm muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam cũng chưa đáp ứng đủ.
Tại Hải Phòng, nghề trồng nấm đã phát triển mạnh từ năm 2007, tập trung tại
một số huyện như: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên, An Lão, Kiến Thụy. Toàn
thành phố đã sản xuất được 2663,8 tấn nguyên liệu, các loại nấm phổ biến là: nấm
mỡ, nấm sò. Năm 2008 Hải Phòng đã xây dựng được 439 lán trại trồng nấm trong
đó Tiên Lãng và Vĩnh Bảo là hai huyện đi đầu trong phong trào trồng nấm.
23
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tiên Lãng là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòng có
diện tích tự nhiên là 18.904 km
2
, bao gồm 23 xã và thị trấn. Phía Bắc giáp huyện
An Lão và Kiến Thụy; phía Nam giáp huyện Vĩnh Bảo; phía tây giáp huyện
Thanh Hà (Hải Dương); phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Tiên Lãng được bao bọc bởi sông và biển: sông Văn Úc, sông Thái Bình,
sông Mía và phần còn lại tiếp giáp với biển. Vì vậy Tiên Lãng có ưu thế về phát
triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, Tiên Lãng có tuyến đường
quốc lộ 10 chạy qua, đây là tuyến quốc lộ nối liền các tỉnh: Hà Nội, Nam Định,
Quảng Ninh tạo thành cánh cung miền duyên hải Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh. Đặc biệt trong thời kì hội nhập
với WTO và tự do hóa thương mại thì vị trí địa lý của Tiên Lãng là lợi thế quan
trọng tạo điều kiện cho huyện mở rộng, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng
ĐBSH và cả nước, là tiền đề quan trọng để các ngành kinh tế phát triển.
Tuy nhiên vị trí của Tiên Lãng cũng có nhiều bất lợi trong phát triển kinh
tế xã hội: là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn hứng chịu sự tàn phá của bão lũ, đất đai
chịu sự nhiễm mặn trực tiếp của nước biển. Tiên Lãng bị các hệ thống sông ngòi

ngăn cách với các huyện lân cận gây khó khăn cho việc đi lại của dân cư, ngăn
cản sự giao lưu phát triển kinh tế.
24
3.1.1.2 Địa hình
Địa hình của Tiên Lãng nhìn chung phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi sông
ngòi kênh rạch, địa hình có bề mặt lồi lõm, gò bãi xem kẽ đầm lạch, ao hồ, có
hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Địa hình của Tiên Lãng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, Bên cạnh đó, chính địa hình của Tiên Lãng lại
gây khó khăn cho việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, ảnh hưởng rất
lớn tới việc cơ khí hóa và điện khí hóa phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống
nhân dân.
3.1.1.3 Khí hậu
Tiên Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của
biển, có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình ít biến động. Chế độ ánh sáng phong
phú, nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 23 - 24
0
C, lượng mưa trung bình hàng
năm từ 1.200 - 1.400mm.
Lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 7,8,9 (chiếm 75% lượng mưa cả
năm) thường gây úng lụt, làm thiệt hại và gây khó khăn cho sản xuất và đời sống
của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 88 - 92%. Số giờ
nắng trong một năm đạt 1550 - 1700 giờ và chế độ gió thay đổi theo mùa, mùa
hè thường có gió Nam và Đông Nam, mùa đông thường có gió Bắc và Đông
Bắc.
3.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Tiên Lãng là 18.904ha với nhiều loại đất
khác nhau: đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn
đỏ vàng, đất xám, Đất đai của Tiên Lãng có bề mặt lồi lõm gò bãi đan xen với
đầm lạch và được chia thành 3 vùng rõ rệt

- Vùng từ xã Đại Thắng - Tiên Cường đến Tiên Tiến được hình thành
sớm, khá bằng phẳng và màu mỡ, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên trong huyện.
25

×