Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý chi tiêu công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.9 KB, 5 trang )


1
Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
Vũ Thị Hạnh

Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng
Năm bảo vệ: 2008

Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chi tiêu công và quản lý chi tiêu
công. Khảo sát, phân tích một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý chi tiêu công. Tập trung
nghiên cứu hoạt động quản lý chi tiêu công ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay (không đi
sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể, mang tính nghiệp vụ). Phân tích, đánh giá thực trạng của
quản lý chi tiêu công của Việt Nam, những yếu kém, bất cập và nguyên nhân tồn tại. Đề
xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp trong quản lý chi tiêu công, cụ thể giải
pháp về dự toán, phân bổ ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách; giám sát và trách
nhiệm giải trình tài chính; quản lý đầu tư công; nhóm giải pháp trong đấu thầu mua sắm
công; xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong việc soạn thảo lập ngân sách nhà nước
và các giải pháp hỗ trợ khác, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công

Keywords. Chi tiêu công; Ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước; Quản lý tài chính

Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới (từ 1986), Việt Nam đang ở giai đoạn đẩy
mạnh công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Việc chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN không những đòi hỏi sự chuyển đổi từ phía khu vực doanh nghiệp mà
còn đòi hỏi sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực quản lý hành chính nhà nước và quản


lý tài chính công. Sự phát triển đó cũng đòi hỏi Nhà Nước cần phải đổi mới chính sách chi
tiêu công để phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội có hiệu quả. Chi tiêu công gắn liền
với các chức năng quản lý của nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội. Quản lý có hiệu quả chi tiêu công được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực của mỗi
quốc gia có sự giới hạn nhất định nhưng phải làm như thế nào để thỏa mãn tốt nhất những
nhu cầu cần thiết gắn liền với các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước
là điều cấp bách hiện nay.

2
Chi tiêu công là một trong các công cụ quan trọng nhất của chính phủ để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đấu tranh giảm nghèo. Bản chất của chi tiêu công là nhằm khắc phục các
thất bại thị trường. Ngoài ra, Chi tiêu công còn là công cụ để Chính phủ phân phối lại thu
nhập, tạo công bằng xã hội. Thông qua chi tiêu công, Chính phủ cũng có thể khuyến khích
phát triển những hàng hóa và dịch vụ khuyến dụng hoặc kìm hãm, nghiêm cấm phát triển
hàng hóa mà xã hội không mong muốn.
Trong thời gian qua, việc quản lý chi tiêu công ở Việt Nam đã đạt được một số các thành
tựu đáng kể. Việt Nam được ghi nhận là nước thận trọng trong chính sách tài khóa, với
mức thâm hụt ngân sách tương đối nhỏ và tổng nợ ( cả nợ nước ngoài và nợ trong nước)
tương đối thấp và có tỷ lệ chi tiêu công so với tổng GDP bền vững. Các xu thế ngân sách
phát triển theo hướng tích cực, cả về thu và chi, đảm bảo cân đối một cách khá vững chắc.
Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý chi tiêu của Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém. Quy
trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự
báo, còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi tiêu công. Những yếu
kém trong quản lý chi tiêu công thể hiện nổi bật ở trong tình trạng thất thoát, lãng phí,
tham nhũng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
thời gian qua (điển hình như vụ PMU 18). Điều đó cho thấy việc phân tích nghiêm túc
thực trạng trong quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, làm rõ các vấn đề và nguyên nhân
khiến cho hiệu quả chi tiêu công còn nhiều hạn chế, để từ đó chỉ ra những giải pháp cải
thiện tình hình là một đòi hỏi thực tiễn bức xúc. Đó là những lý do tôi chọn đề tài "Quản

lý chi tiêu công ở Việt Nam"
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chi tiêu công và công tác quản lý chi tiêu công là một phần của chu trình xây dựng kế
hoạch và dự toán ngân sách. Thông thường, ở các nước đang phát triển, những đánh giá
như vậy đều do các nhà tài trợ tiến hành: Ví dụ như, một loạt báo cáo do ngân hàng thế
giới thực hiện như Đánh giá chi tiêu công, Đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia, Đánh
giá công tác mua sắm quốc gia. Tuy nhiên, các đánh giá đó do các cơ quan, tổ chức trong

3
nước tiến hành và được xem là một phần không thể tách rời của chu trình lập kế hoạch và
ngân sách của nước họ.
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một loạt các Đánh giá chi tiêu công đã được tiến hành. Đó là; Báo cáo đánh
giá chi tiêu công năm 1996 của Ngân hàng thế giới và Chương trình phát triển Liên hiệp
quốc, nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới năm 1999 mang tên "Tiến
tới minh bạch tài chính"; Báo cáo chung đánh giá chi tiêu công của chính phủ và Ngân
hàng thế giới năm 2000; Báo cáo Đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia năm 2001 và
Báo cáo công tác mua sắm quốc gia năm 2002 của Ngân hàng thế giới, gần đây nhất là báo
cáo “Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo” năm 2004. Các nghiên
cứu trong nước về vấn đề này chưa nhiều, tiêu biểu là cuốn sách nghiên cứu "Quản lý chi
tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" của tác giả Dương Bình Minh, NXB tài
chính 2005.
Tuy nhiên, các nghiên cứu và đánh giá trên được thực hiện nặng về hình thức các Báo
cáo, trong đó, nội dung mới chỉ đưa ra các con số, tổng kết các số liệu thực tế nhằm đưa ra
các kiến nghị thực tiễn trực tiếp. Trong các báo cáo này, cách tiếp cận có tính chất hệ
thống, gắn kết chặt giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính chất học thuật cao phần nào còn
mờ nhạt. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện một số vấn đề về quản lý chi tiêu
công ở Việt Nam vẫn là một công việc cần thiết và hữu ích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn:

 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động quản lý chi tiêu công ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong phạm vi khuôn khổ của đề tài, luận văn phân tích hoạt động quản lý
chi tiêu công ở Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị, không đi sâu nghiên cứu các vấn
đề cụ thể, mang tính nghiệp vụ. Ngoài ra, có thể đề cập một số hoạt động quản lý cụ thể
trong lĩnh vực chi tiêu công.
- Về mặt thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chi tiêu công
ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay.

4
- Về không gian: Khái quát chung về quản lý chi tiêu công và thực trạng chi tiêu công ở
Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
 Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công.
 Nhiệm vụ của Luận văn: từ mục đích tổng quát trên, các nhiệm vụ cụ thể được xác
định là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chi tiêu công và quản lý chi tiêu công.
- Khảo sát và phân tích một số kinh niệm quốc tế về quản lý chi tiêu công.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng của quản lý chi tiêu công của VN, những yếu kém, bất
cập và nguyên nhân của chúng.
- Xác định phương hướng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý chi tiêu công trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của kinh tế chính trị Mác - Lên nin.
- Gắn với đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình, luận văn sử dụng các phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tế.
6. Những đóng góp của luận văn:

- Luận văn phân tích một số bài học kinh nghiệm quốc tế về quản lý chi tiêu công, là cơ sở
cho việc áp dụng khoa học vào thực tiễn Việt Nam.
- Trên cở sở phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam trong thời gian qua, đề
tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
trong thời gian tới.
7. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về chi tiêu công và quản lý chi tiêu công
Chương 2: Thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam

5
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý lchi tiêu công ở Việt
Nam





×