Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.7 KB, 9 trang )

Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Giang

Đỗ Thị Thu Hiền

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thị Ngọc Minh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Kinh tế chính trị; Kinh tế nông nghiệp; Nguồn vốn; Vốn.


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt
Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên vốn là vấn đề đặc biệt quan
trọng và cấp thiết. Quy mô, tốc độ huy động vốn cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn vốn là
một trong những nhân tố quan trọng có tính quyết định đến quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có 20 dân tộc anh em. Đất đai, khí hậu thuận lợi cho
nhiều loại cây trồng, có nhiều loại tài nguyên phong phú. Ngoài đất đai, khoáng sản, mảnh đất
nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng nhiều lâm sản, thủy đặc sản quí hiếm và là địa bàn
thuận lợi cho sự phát triển thủy điện. Cùng với hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt nối
liền các tỉnh đồng bằng với các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, tạo cho Bắc Giang điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay Bắc Giang vẫn còn là một tỉnh nghèo, kém phát
triển, trình độ dân trí chưa cao, điểm xuất phát thấp, ít lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư;
thời tiết diễn biến thất thường, khô hạn kéo dài gây thiếu nước, thiếu điện phục vụ sản xuất;


dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh phức tạp; lạm phát làm cho giá cả nhiều mặt hàng tăng
mạnh, nhất là nguyên liệu, nhiên liệu, vận tải phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, làm ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sau gần ba thập kỷ
thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ lệ của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ của ngành nông nghiệp trong GDP và
cơ cấu lao động của Tỉnh. Tính đến năm 2013, nông nghiệp vẫn chiếm 26,3% GDP chiếm
74% tổng số lao động toàn tỉnh [54, tr.2]. Nếu tính cả nông thôn thì nông nghiệp và kinh tế
nông thôn tỉnh Bắc Giang đang ở tình trạng kém phát triển.
Từ thực trạng trên đây cho thấy, việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn để phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có tính bức thiết, có ý nghĩa to lớn, thiết thực,
trực tiếp đối với các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Bắc Giang.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Bắc Giang” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Vốn để phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng được nhiều tác
giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có một số công trình nghiên cứu liên
quan đáng chú ý sau:
- Nguyễn Đức Quyền (2007), Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Hồ Ngọc Hà (2006), Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh
Hưng Yên hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
- Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà
Nẵng - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Đỗ Đức Quân (2001), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Kiên (1999), Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công
nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài

chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Phúc (1996), Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Chu Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước
phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
Trong các công trình nghiên cứu trên, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, các tác giả
đã đề cập đến những vấn đề cần thiết để huy động, thu hút vốn cho phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, do góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên các tác giả đều có hướng đi riêng của
mình nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Có công trình nghiên cứu hướng về vốn đầu tư
trong tổng thể nền kinh tế trên bình diện quốc gia; có công trình nghiên cứu về một khía
cạnh trong vốn tại một địa phương, một khu vực hay trên toàn đất nước; có công trình lại
đi sâu nghiên cứu vốn cho phát triển một ngành như công nghiệp, nông nghiệp Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc huy động vốn cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách cơ bản, có hệ thống, phù hợp với điều kiện cụ
thể của tỉnh Bắc Giang .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn để phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phân tích, đánh giá thực trạng vốn để phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang; đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Bắc Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang.
- Đưa ra dự báo nhu cầu vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
Giang thời gian tới; đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm huy động, sử dụng vốn có
hiệu quả để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang theo hướng hiện đại,

bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề huy động và sử dụng vốn để phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Vốn có nhiều loại, trên góc độ huy động và sử dụng, luận văn chỉ xem
xét vốn với tư cách là giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền.
Về không gian: Nông nghiệp là một ngành kinh tế, còn nông thôn là một khu vực kinh
tế-xã hội. Trong nông thôn, ngoài hoạt động truyền thống là nông nghiệp, việc phát triển công
nghiệp, dịch vụ nông thôn rất quan trọng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vốn để phát
triển ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Luận văn chọn tỉnh Bắc Giang làm địa bàn khảo sát, nghiên cứu tình hình huy động và
sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Về thời gian: Thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Bắc Giang được phân tích trong giai đoạn từ năm 2005 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận để nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Dựa vào những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vốn
và huy động, sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tham khảo một số lý
thuyết kinh tế hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặt khác, luận
văn kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học có liên quan đến vấn đề huy động và sử
dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, logic kết hợp với lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Những đóng góp cơ bản về mặt khoa học của luận văn

Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa lý luận về vốn như một phạm trù kinh tế, chỉ ra đặc
điểm của huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, luận
văn làm rõ vai trò của vốn với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đồng thời,
chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến huy động vốn và sử dụng vốn để phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu những kinh nghiệm trong và ngoài nước về huy
động, sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang về huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm
huy động và sử dụng có hiệu quả vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
Giang hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương, 7 tiết.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp.
2. Bộ NN và Phát triển NT (2011), Báo cáo của Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
3. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (Chủ biên) (1995), Đầu tư trong nông nghiệp,
thực trạng và triển vọng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
5. C.Mác -Ph.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. C.Mác-Ph.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2014), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Trần Thị Minh Châu (Chủ nhiệm) (2007), Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện
chính sách đầu tư ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ, Viện Quản lý kinh tế, Học viện CT-HC
quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) về
thực hiện dự án 661.
12. Chi cục Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tổng kết
chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
13. Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010 của Chi cục Thủy
lợi tỉnh Bắc Giang.
14. Chính phủ (2006), Nghị định 131/2006/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
15. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
16. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2011). Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà
Nẵng-thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
18. Đ.Udanxop- F.I.Polianxki (1994), Lịch sử tư tưởng kinh tế, Phần thứ nhất, tập 2, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Hồ Ngọc Hà (2006), Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng
Yên hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Kháng (2006), Hai mươi năm đổi mới kinh tế-xã hội ở Việt Nam, Đề
cương khảo sát dưới góc độ kinh tế chính trị, Hà Nội.
21. Phạm Thị Khanh (2007), Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn góp
phần đẩy nhanh CNH, HĐH nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài cấp bộ,
Viện Kinh tế và phát triển Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Xuân Kiên (1999), Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công
nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.
23. Ngọc Kiếm, Mai Thị Thanh (1982), Vốn sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
trong nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn và nông dân (2008), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Chu Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước
phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
26. Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo 5 năm 2006 -2010 của Liên minh HTX
tỉnh Bắc Giang.
27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2005), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tổng hợp năm 2010.
31. Ngân hàng NN và Phát triển NT tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2010.
32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Giang (2011), Báo cáo tổng kết
của ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2011.
33. Lê Hữu Nghĩa (2009), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam những vấn đề đặt ra và
giải pháp, In trong sách, “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Kinh nghiệm
Việt Nam, Trung Quốc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài
chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
35. Penguin Reference (1995), Từ điển kinh tế (Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập
dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Trương Thái Phiên (Chủ nhiệm) (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động các
nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-
2010, Đề tài cấp bộ, Vụ Tài chính và đối ngoại, Bộ Tài chính.
37. Nguyễn Minh Phong (2010), “Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
Kinh nghiệm Việt Nam-Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số

22, tr. 33-36.
38. Nguyễn Văn Phúc (1996), Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
39. Phú Thọ với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1998).
In trong sách: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những vấn đề
lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đinh văn Phượng (2000), Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế miền núi phía Bắc,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh.
41. Đặng Văn Quang (1999), Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu
vốn phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ, trường Đại
học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
42. Đỗ Đức Quân (2001), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
43. Nguyễn Đức Quyền (2007), Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị quyết số
08/1997/QH10 ngày 05/12/1997 của Quốc hội khóa X về dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng.
45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước
năm 2002.
46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai năm 2003.
47. Tô Huy Rứa (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kinh nghiệm Việt
Nam-Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hà Thị Sáu (2003), Những giải pháp huy động vốn trong dân để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
49. Nguyễn Ngọc Sinh (2009), Bảo vệ môi trường ở nông thôn Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. In trong sách “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Kinh nghiệm Việt Nam-Trung Quốc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (2011), Báo cáo của Ban kinh tế đối ngoại tỉnh
Bắc Giang năm 2011.

51. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (2011), Bắc Giang-tiềm năng và cơ hội đầu tư.
52. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tổng hợp kinh phí sự
nghiệp khoa học giai đoạn 2000-2010.
53. Sở NN và Phát triển NT Hải Dương (1998), Thực trạng và giải pháp công nghệ hóa, hiện
đại hóa, nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hải Dương. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Sở NN và Phát triển NT tỉnh Bắc Giang (2014 ), Báo cáo phục vụ đoàn giám sát của
Ủy ban pháp luật, Quốc hội khóa XIII ngày 07/5/2014.
55. Sở NN và Phát triển NT tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo bổ sung qui hoạch phát triển
ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2015, định hướng 2020.
56. Sở NN và Phát triển NT tỉnh Bắc Giang (2010), Dự án quy hoạch nông thôn mới của
tỉnh Bắc Giang. Phần khái quát vốn xây dựng hệ thống trường học.
57. Sở NN và Phát triển NT tỉnh Bắc Giang (2013), Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020.
58. Sở NN và Phát triển NT tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
59. Đoàn Thị Thanh Tú (2011), “Bàn về thu hút vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, số 23, tr. 44-47.
60. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
61. Phạm Thị Túy (2008), Thu hút sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh.
62. UBND tỉnh Bắc Giang (2014 ), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kinh tế- xã hội
năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm
2014.
63. UBND tỉnh Bắc Giang (2011), Báo cáo điều chỉnh quy hoạc tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội giai đoạn 2006-2020.
64. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2011.
65. .
66. .

67.
68. .
69. .
70. .

×