Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục
thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng
Năm bảo vệ: 2015
Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những
hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi
cục thuế huyện Bình Xuyên.
Keywords. Kinh tế chính trị; Quản lý thuế; Thuế thu nhập; Doanh nghiệp
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu cho NSNN vừa là công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước nhằm đảm
bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước phải có
những biện pháp hoàn thiện luật thuế và luật quản lý thuế. Từ những năm 1990 đến nay, hệ thống
chính sách thuế ở Việt Nam đã từng bước được cải cách, bộ máy quản lý thuế thống nhất từ trung
ương xuống địa phương, các khâu trong quản lý thuế thường xuyên được hoàn thiện, đổi mới, đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Trong hệ thống chính sách thuế ở nước ta hiện nay, thuế TNDN là một trong những sắc thuế có vai
trò quan trọng. Thuế TNDN không những là một công cụ hiệu quả của nhà nước trong điều tiết vĩ
mô và điều tiết vi mô nền kinh tế, mà còn là nguồn thu đáng kể cho NSNN. Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam ra đời sớm và được thể hiện thông qua nhiều tên gọi khác nhau. Tiền
thân của luật thuế TNDN là luật thuế lợi tức được Quốc hội ban hành năm 1990. Theo luật, thuế
lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của tất cả
các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng có sự
phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để khắc phục
những hạn chế của Luật thuế lợi tức, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội thông qua luật thuế TNDN sửa
đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 03/6/2008, Quốc hội thông qua luật thuế
TNDN sửa đổi, bổ sung năm 2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009. Quốc hội ban hành luật số
32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNDN.
Cũng như các Chi cục thuế khác trên cả nước, Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
cũng đẩy mạnh cải cách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Chi cục đã đạt
được nhiều thành tựu trong công quản lý thuế TNDN như: số thu từ thế TNDN tăng; áp dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế; cải cách thủ tục hành chính về thuế theo các văn bản
quy phạm pháp luật, Tuy nhiên, công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục vẫn bộc lộ những hạn
chế: số nợ thuế TNDN khá cao; tình trạng tránh thuế, gian lận thuế còn nhiều; công tác tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế…Vì
vậy, cần có một nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình
Xuyên nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Các giải pháp cơ bản nhằm quản lý có hiệu quả thuế TNDN
tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng hiệu quả quản lý
thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế, thuế TNDN, quản lý thuế TNDN.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên,
từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nghiên cứu vấn đề quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện
Bình Xuyên từ góc độ của kinh tế chính trị.
- Phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên; thời gian
nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: trừu tượng hóa khoa học; phương pháp thống kê; phương pháp thu
thập và phân tích số liệu, tài liệu; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích – tổng hợp ,…
5. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý thuế TNDN tại một Chi cục thuế cụ thể, đồng thời
tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện
Bình Xuyên.
- Đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm quản lý có hiệu quả thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện
Bình Xuyên.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của quản lý thuế TNDN
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
References
1. Trọng Bảo, 2013. Chống thất thu thuế: thực tiễn đến hành động. Hà Nội: Tạp chí thuế nhà
nước online, đăng ngày 27/9/2013.
2. Bộ Tài chính, 2003. Cẩm nang thông tin thuế. Hà Nội: NXB Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính, 2003. Chuyên đề thuế quốc tế. Hà Nội: NXB Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính, 2005. Nhập môn thuế đại cương và lý thuyết thu. Hà Nội: NXB CTQG.
5. Bộ Tài Chính, 2001. Tài chính công. Hà Nội: NXB Bộ Tài chính.
6. Bộ tài chính, 2008. Thông tư 130/2008/TT-BCT hướng dẫn thi hành nghị định số
124/2008/NĐ-CP.
7. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
quản lý thuế.
8. Bộ tài chính, 2014. Thông tư 119/2014/TT-BCT sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC,
111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 32/2014/TT-BTC
và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
9. Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002. Giáo trình quản lý thuế. Hà Nội: NXB thống kê.
10. Chính phủ, 2013. Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của
một số nước trên thế giới (kèm theo tờ trình số 160/TTr- CP ngày 23/4/2013).
11. Chính phủ, 2008. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
12. Chính phủ, 2013. Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.
13. Chính phủ, 2013. Nghị định số 92/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu
lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
14. Hội tư vấn thuế Việt Nam, 2010. Hướng dẫn kê khai, xác định chi phí, nộp và quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu, NXB Tài chính, HN.
15. Nguyễn Thị Liên, 2009. Giáo trình môn thuế. Hà Nội: NXB Tài chính.
16. Bùi Xuân Lưu, 2003. Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
17. Đinh Thị Nga, 2009. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: thực trạng và tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hà Nội: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 8 (375).
18. Hoàng Phê và cộng sự, 1998. Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: NXB KHXH.
19. Quách Đức Pháp, 1999. Thuế - công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Hà Nội: NXB Xây
Dựng.
20. Quốc hội, 2006. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11.
21. Quốc hội, 2012. Luật 21/201/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.
22. Quốc hội, 2008. Luật số 14/2008/QH12 Thuế thu nhập doanh nghiệp.
23. Quốc hội, 2013. Luật số: 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
24. Phan Thị Quỳnh Tâm, 2014. Quản lý thuế TNDN trên địa bàn Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ Quản
lý kinh tế, ĐHQGHN.
25. Nguyễn Thị Kim Tuyển và cộng sự, 1998. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện hành.
Hồ Chí Minh: NXB TPHCM.
26. Trần Thị Ánh Tuyết, 2010. Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế TNDN ở Việt Nam (quan nghiên
cứu thực tiễn tại cục thuế tỉnh Nghệ An). Luận văn thạc sĩ , ĐH Kinh tế quốc dân.
27. Các trang web
- www.mof.gov.vn
- www.gso.gov.vn