Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.55 KB, 20 trang )

Xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang


Nguyễn Thị Ngọc

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thanh Sơn
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Luận văn nêu khái quát được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo
của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm
giải quyết từng bước vấn đề đói nghèo của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2020 một
cách bền vững.

Keywords: Chính sách kinh tế; Xóa đói giảm nghèo; Phát triển bền vững; Bắc giang


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang,
cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông. Toàn huyện hiện nay có 16 xã thuộc diện xã đặc
biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% (trong tổng số 30 xã của toàn tỉnh). Thành phần dân tộc
rất phức tạp, người Kinh chiếm 53%, còn lại là các dân tộc khác như Sán Dìu, Nùng, Cao Lan,
Hoa…Việc thực hiện xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã thực hiện nhiều năm và theo các chương
trình XĐGN của nhà nước nhưng nguy cơ tái nghèo rất lớn, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều
khó khăn.
Vì vậy thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Bắc


Giang và huyện Lục Ngạn nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển. Chính điều này đã
làm cho việc nghiên cứu vấn đề XĐGN trở nên cấp thiết và tác giả đã chọn vấn đề “Xóa đói
giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” để làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn tốt
nghiệp đã đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trong đó có các công trình như:
- PGS.TS Lê Trọng: Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói giảm
nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Thị Hoa: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam
đến năm 2015, luận án tiến sỹ, 2009.
- Nguyễn Thị Nhung: Vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế- xã hội ở
các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2011.
- Richard Jones và nhóm nghiên cứu Việt Nam trong (Báo cáo ), Rà soát tổng quan các
chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam tháng 11 năm 2009
-Trần Thị Vân Anh, Nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở huyện Sơn
Động – tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ, 2010.
- Phạm Thái Hưng và một số tác giả với đề tài Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II, năm
2010
Nhìn chung, các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả lý luận và thực
tiễn về xóa đói giảm nghèo, thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và đều gợi ý những hướng đi và giải pháp để xóa đói và giảm
nghèo ở nước ta. Tuy nhiên, việc đề cập vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế chính trị, chỉ ra được
những đặc trưng nghèo đói của huyện Lục Ngạn - Bắc Giang, và từ đó nêu lên những giải pháp
kinh tế -xã hội có tính khả thi để giải quyết vấn đề đói nghèo bền vững, nhất là trong một giai
đoạn cụ thể thì chưa được đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng đói nghèo của
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu
XĐGN bền vững ở huyện trong giai đoạn 2011-2020.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số những quan niệm về nghèo đói một cách có hệ thống và phân tích sự
cần thiết khách quan phải thực hiện việc XĐGN bền vững, đồng thời nêu ra kinh nghiệm của
một số tỉnh về giải quyết vấn đề đói nghèo.
- Phân tích thực trạng tình hình đói nghèo của huyện Lục Ngạn, chỉ ra những nguyên
nhân gây nên đói nghèo ở địa bàn huyện.
- Đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề XĐGN bền vững
ở huyện Lục Ngạn trong giai đoạn 2011-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở Lục Ngạn- Bắc Giang
b. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế - chính trị.
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình nghèo đói của huyện Lục Ngạn
trong thời gian từ năm 2006 đến nay, tập trung trong giai đoạn 2006-2010 và chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của huyện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp lôgic – lịch sử
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Khái quát được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo của huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang.
- Đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết từng bước vấn đề đói
nghèo của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2020 một cách bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm

nghèo bền vững
- Chương 2: Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn
từ năm 2006 đến 2010
- Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu xóa đói giảm nghèo bền vững ở
Lục Ngạn giai đoạn 2011-2020


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.
1.1.1. Nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói
1.1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
- Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa
phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo
tuyệt đối. Trong những bước sau đó các giá trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa
phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribê đến 4 đô la
cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình phát
triển Liên Hợp Quốc 1997).
Tại hội nghị chống đói nghèo Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc – Thái Lan năm 1993 đã đưa ra một định nghĩa chung về nghèo đói: Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán từng địa phương.
Quan niệm nghèo đói của Việt Nam là thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do Hội
nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc-Thái
Lan tháng 9/1993
1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam
a. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói quốc tế
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người mà một quốc gia quy
định dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Theo đó, những người hoặc

những hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là
người nghèo hoặc hộ nghèo.
WB đã đưa ra thước đo nghèo đói như sau:
- Các nước công nghiệp phát triển là 14 USD/ngày/người
- Các nước Đông Á: 4USD/ ngày/người
- Các nước thuộc Mỹ latinh và vùng Caribê là 2USD/người/ngày
- Các nước đang phát triển là 1USD/người/ngày. Và đối với các nước nghèo, một số
người được coi là đói nghèo khi mà thu nhập dưới 0,5 USD/ngày/người. Tuy nhiên, các quốc gia
đều tự đưa ra chuẩn đói, nghèo riêng của nước mình và thường thấp hơn chuẩn đói nghèo mà
WB khuyến nghị.
b. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được xác định theo phương pháp dựa trên nhu cầu chi
tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm. Trong giai đoạn này, chỉ sử dụng
2 chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn và thành thị, cụ thể là:
Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới
200.000đ/người/tháng.
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới
260.000đ/người/tháng.
Ngoài ra có chú ý tới yếu tố về nhà ở, tài sản, đất đai, tay nghề, công cụ sản xuất.
Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày
21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ
có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn),
đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000
đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
1.1.1.3 Nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói
Thứ nhất, do người nghèo không có khả năng và cơ hội để tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực sản xuất.
Thứ hai, do dân số tăng nhanh.

Thứ ba, do trình độ giáo dục thấp.
Thứ tư, do viện trợ không đến tay người nghèo và sử dụng không đúng mục đích.
1.1.2. Xóa đói giảm nghèo
Nói một cách khái quát, xóa đói, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ các hộ đói
nghèo có khả năng và cơ hội để tiếp cận với các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh chóng,
trên cơ sở đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát ra khỏi cảnh nghèo đói.
1.2. Xóa đói giảm nghèo bền vững
1.2.1. Giảm nghèo bền vững
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về giảm nghèo bền vững tuy nhiên nhận
thức về giảm nghèo bền vững được quan tâm và phát biểu ở nhiều giác độ khác nhau. Trong
nghiên cứu này, tác giả tổng hợp lại một số cách nhìn, cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững của
một số tác giả và thông qua sự trao đổi trực tiếp như sau:
- Giảm nghèo bền vững nhìn theo khía cạnh thu nhập của người dân
- Giảm nghèo bền vững nhìn dưới giác độ năng lực của người dân
- Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ xã hội
Từ những ý kiến trên có thể tổng hợp và phác họa một quá trình đi đến thoát nghèo bền
vững, trong đó người nghèo ở vị trí trung tâm với các nguồn vốn hạn chế hiện có của mình cần
được trợ giúp để cải thiện các nguồn vốn của mình cũng như cần được giảm thiểu các rào cản để
có thể giảm nghèo bền vững gắn với tham gia vào thị trường.
1.2.2. Các yếu tố cơ bản của xóa đói giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững được hiểu là kết quả những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và
người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi ro thông thường. Vậy
những yếu tố để đảm bảo rằng giảm nghèo là bền vững là:
- Trước hết nhìn từ giác độ năng lực/ khả năng.
- Thứ hai là cơ hội phát triển.
- Thứ ba là an toàn.
- Thứ tư là dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của cơ
quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ công.
\ Bốn yếu tố này có mối quan hệ rất mật thiết, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau và được coi
là 4 trụ cột ( khía cạnh) quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm nghèo có bền vững hay

không.
1.3. Xóa đói giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta
1.3.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo và xoá đói giảm nghèo bền vững
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả
hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để
đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn,
khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có
các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức
sống giữa nông thôn và thành thị”.
1.3.2. Xóa đói, giảm nghèo bền vững là yêu cầu cần thiết và khách quan
Trên thực tế, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhưng công tác giảm
nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa bền vững. Do đó, để thực hiện hiệu quả hơn nữa những chính sách, chương trình dự án của
nhà nước và thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, cần thực hiện những nhiệm vụ
chính và ưu tiên thực hiện phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, giáo dục, kết cấu hạ tầng
Vì vậy, xóa đói giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
1.3.3. Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở nước ta.
1.3.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững
Trong 5 năm (2006-2010), Chính phủ đã ưu tiên bố trí trên 14.000 tỷ đồng để thực hiện
các hợp phần của Chương trình 135 giai đoạn II và hỗ trợ bổ sung cho các địa phương thực hiện
Chương trình 134 trong 6 năm (2004-2009) gần 4.500 tỷ đồng. Nhờ đó, đến nay, các địa phương
đã xây dựng được trên 8.000 công trình hạ tầng cơ sở, đã hoàn thành đưa vào sử dụng gần 5.500
công trình, trong đó có 858 công trình giao thông, 586 công trình bao gồm: trường, lớp học, nhà
công vụ cho giáo viên, nhà bán trú, nội trú cho học sinh, 210 công trình nước sinh hoạt, 213 công
trình điện, 554 công trình thuỷ lợi
Thông qua triển khai thực hiện Nghị quyết 30a, bước đầu, các chính sách hỗ trợ người
nghèo về nhà ở; nâng mức khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; hỗ trợ gạo cho hộ nghèo thôn, bản
biên giới cùng với các chính sách khác đã được triển khai có kết quả, tạo sự chuyển biến một
bước về đời sống của người dân trên địa bàn các huyện nghèo.

Mức sống bình quân của người dân không ngừng được cải thiện và mức độ cải thiện đời
sống là khá đồng đều giữa các nhóm dân cư.
1.3.3.2. Những vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác xóa đói giảm nghèo bền vững hiện nay
- Vấn đề tái nghèo, cận nghèo.
- Với xu hướng nghèo tập trung vào đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, công tác giảm nghèo trong thời gian tới sẽ càng khó khăn hơn
- Vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.
- Khả năng phát sinh hình thức nghèo mới.
- Trong thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo còn dàn trải,
trùng lắp, thiếu tính đồng bộ.
- Hiệu quả giảm nghèo và vấn đề tiếp cận với chuẩn quốc tế.
1.3.4. Kinh nghiệm và bài học của một số vùng ở nước ta về xóa đói giảm nghèo bền
vững
1.3.4.1. Những kinh nghiệm của một số vùng ở nước ta về xóa đói giảm nghèo bền vững
a. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở huyện Nho Quan (Ninh Bình)
Với nhiều mô hình xóa nghèo đa dạng, sáng tạo, Nho Quan đã khích lệ nhiều hộ nghèo
phấn khởi vượt qua khó khăn, vươn lên làm ăn khá giả.
Huyện ủy - UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cùng
Ban, ngành, đoàn thể trong huyện vào cuộc với nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau thực hiện chương
trình giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Huyện phân công các đoàn thể cơ sở mỗi năm nhận giúp từ
5- 7 hộ thoát nghèo; các cơ quan, ban ngành, tham gia giám sát dự án và thực hiện chính sách hỗ
trợ, xây dựng mô hình điểm mang tính "đột phá" để nhân ra diện rộng. Niềm tin đã đến với các
hộ nghèo và các hộ đã thoát nghèo, tạo đà cho họ vươn lên xây dựng cuộc sống no đủ trong
những năm tới. Huyện cũng xây dựng đề án xóa nghèo cụ thể đến năm 2013, giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống dưới 10% dân số và có nhiều hộ vươn lên làm giàu chính đáng.
b. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
- Nguồn nhân lực tại chỗ được chú ý khai thác đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ việc đan
xen giữa hộ khá, giàu và hộ nghèo trong mô hình đã tạo thêm được nguồn lực, kiến thức và kinh
nghiệm thực hiện dự án. Chính sự gần gũi giữa các hộ khá, giàu và hộ nghèo đã giúp các hộ
nghèo học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các hộ khá, giàu, đồng thời cũng khai thác được

nhiều sự giúp đỡ trực tiếp khác của các hộ khá, giàu cho các hộ nghèo. Với sự nỗ lực của người
nghèo, cùng sự cố gắng của chính quyền địa phương, việc XĐGN đạt nhiều kết quả đáng khích
lệ và là kinh nghiệm học hỏi của các địa phương.
1.3.4.2. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo
- Phải đa dạng hóa các mô hình XĐGN.
- Thực hiện thường xuyên việc chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng và mô hình các
ngành nghề nông thôn, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Hỗ trợ người nghèo vay vốn để sản xuất bằng ngân sách của tỉnh hoặc của huyện như
cho vay không tính lãi suất hoặc giúp người nghèo vay vốn với lãi suất thấp từ các ngân hàng.
- Trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cho người nghèo, đặc biệt là đối với người dân
tộc thiểu số thì cần giúp họ tiếp cận nhiều hơn với khoa học kĩ thuật, với thị trường.
- Các mô hình làm kinh tế đã đạt kết quả tốt thì cần phải được nhân rộng. phải đặt lợi ích
của người nghèo và mong muốn của người nghèo lên hàng đầu trong công tác XĐGN.
- Huy động mọi nguồn lực tham gia XĐGN, khai thác và phát huy lợi thế của địa
phương.


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở HUYỆN LỤC NGẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010
2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và đất đai
Lục Ngạn là huyện miền núi ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích lớn nhất
tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp các huyện Lục Nam và Sơn Động. Phía Tây
giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Lục Nam và phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Sơn Động.
Diện tích của huyện 1.012,2km
2
, bao gồm 1 thị trấn và 29 xã.
Địa hình của huyện không đồng đều, đồi xen kẽ ruộng, nghiêng thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam.

Do vậy, Lục Ngạn có diện tích đất nông lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác
trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực
của huyện.
2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng
ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây vải thiều. Tuy nhiên, với
lượng mưa lớn tập trung, nhiều sương muối, địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên xói mòn,
úng lụt, huỷ hoại đất…ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như
các ngành sản xuất khác nói chung trên địa bàn huyện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Tính đến tháng 12/2009 dân số của huyện Lục Ngạn 204.416 người, mật độ dân cư thấp
(200 người/km
2
). Tổng số hộ 43.483, trong đó có 42.504 hộ nông nghiệp, chiếm 97,7% số hộ của
toàn huyện. Nhân khẩu trong nông thôn là 195.936 người chiếm 96,6 % nhân khẩu toàn huyện.
Lao động nông nghiệp 126.553 người chiếm 91,6% lao động toàn huyện, bình quân nhân khẩu
trên hộ là 4,6 khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 dân tộc đang sinh sống trong đó người
Kinh 51%, người Nùng 21%, Sán Dìu 18%, còn lại là các dân tộc khác: Sán Chí, Cao Lan, Dao,
Hoa, Tày.
2.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm cả đường bộ và đường sông. Mạng
lưới giao thông huyện Lục Ngạn rất thuận tiện đã góp phần đắc lực vào việc vận chuyển và lưu
thông hàng hoá, làm tăng giá trị sản phẩm cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng.
- Hệ thống thuỷ lợi
Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần,
Làng Thum, Đá Mài, Trại Muối, còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài
450 km. Trong đó kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng, trong đó đã

cứng hoá được 140 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ
nông, với tổng số là 39 trạm bơm.
- Hệ thống điện lưới quốc gia
Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm
biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000 kw/giờ. Đến nay 100% số xã trong
toàn huyện đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Song
một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất
lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu.
- Hệ thống y tế, giáo dục
+ Y tế: Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng y tế, 2
phòng khám đa khoa, 30 trạm y tế cơ sở với 270 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế 342 người
trong đó có 65 y, bác sỹ, 194 y tá, 35 nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất có đến 80% là nhà mái bằng
kiên cố, còn lại là nhà cấp 4, hiện nay bệnh viện đa khoa đang được đầu tư xây dựng, những
trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu.
+ Giáo dục: Hiện nay huyện Lục Ngạn có 73 trường thuộc hệ giáo dục phổ thông, với
1.637 lớp, 51.980 học sinh. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, phòng
ở giáo viên còn thô sơ, thiếu thốn.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo bền
vững của huyện
Huyện Lục Ngạn có lợi thế về đất đai, lao động; có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái,
vườn đồi; có truyền thống đoàn kết cao; cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế- xã
hội của huyện những năm qua tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng còn không ít khó khăn, thách thức: nội lực của địa
phương chưa mạnh, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh thấp, phát triển
thiếu tính bền vững; kết cấu hạ tầng không đồng bộ, tạo ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của
huyện.
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006-2010
Trong giai đoạn 2006-2010, với sự lãnh đạo tổ chức của các cấp ủy và sự nỗ lực của nhân
dân địa phương, huyện Lục Ngạn đã đạt được kết quả đáng kể trong phát triển kinh tế và các lĩnh
vực khác. Cụ thể ở các lĩnh vực như sau:

2.2.1. Phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả
Trong 5 năm từ 2006-2010, huyện đã cụ thể hóa các giải pháp bằng các kế hoạch tổ chức
thực hiện và triển khai các mô hình cụ thể như: kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả; kế
hoạch, biện pháp hỗ trợ thu hoạch chế biến, tiêu thụ vải thiều; kế hoạch xây dựng chỉ dẫn địa lý
vải thiều; kế hoạch sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; kế hoạch xúc tiến thương
mại.
2.2.2. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
Huyện đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, triển khai một số kế hoạch, đề án tác động tích cực
và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chương trình như: kế hoạch cải tạo đàn bò; chăn nuôi bò
lai sinh sản; nâng cao chất lượng đàn lợn; kế hoạch hỗ trợ các hộ nuôi lợn nái Móng Cái sinh
sản, hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển trang trại chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
của tỉnh, Trung ương tổ chức xây dựng các mô hình chăn nuôi thỏ; ong
2.2.3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
Ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình cây lâm nghiệp, trồng cây phân tán. Công
tác giao rừng, khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ rừng được tăng cường.
2.2.4. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Trong 5 năm, huyện đã đầu tư 18,97 tỷ đồng cho phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp góp phần thúc đẩy công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển, khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, tuyển dụng lao động có trình độ vào sản xuất.
2.2.5. Về văn hoá - thông tin
Toàn huyện có 223 nhà văn hoá xã, thôn, bản, khu phố; 30/30 xã, thị trấn có điểm dịch vụ
bưu điện. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được quan tâm; hiện có 35 di tích
được Nhà nước xếp hạng, trong đó có 13 Đình, 11 Đền và 11 Chùa. Công tác quản lý nhà nước về
hoạt động văn hoá, thông tin được tăng cường.
2.2.6. Phát triển Giáo dục-Đào tạo và Dạy nghề
Ngân sách hàng năm chi cho giáo dục tiếp tục tăng, đảm bảo chi trả chế độ chính sách và
các nguồn chi thường xuyên phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; cơ cấu chi chủ yếu tập
trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn,
các xã xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Công tác dạy nghề được chú trọng. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện

tiếp tục liên kết với các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học đào tạo các lớp học nghề ngắn
hạn, dài hạn góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình 135/CP tiếp
tục phát huy tác dụng tích cực trong việc tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động.
2.2.7. Kết cấu hạ tầng đô thị
Kết cấu hạ tầng đô thị thị trấn Chũ và khu dân cư Kép 2 - xã Hồng Giang đã đạt được
một số kết quả đáng khích lệ, về xây dựng cơ chế, chính sách và đầu tư đã ban hành điều lệ quản
lý quy hoạch nhằm hướng dẫn các chủ đầu tư và nhân dân nắm chắc, thực hiện theo quy hoạch.
2.3. Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn
2.3.1. Thực trạng đói nghèo ở Lục Ngạn
Theo tổng hợp rà soát thống kê hộ nghèo theo chuẩn cũ (áp dụng cho giai đoạn 2006-
2010), năm 2010 toàn tỉnh Bắc giang có 39.093 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,78% trong đó, huyện
Lục Ngạn có tỷ lệ nghèo đứng thứ 2 của tỉnh (20,2%) sau huyện Sơn Động (30,65%), gấp hơn 2
lần bình quân chung của tỉnh. Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo mới (áp dụng cho giai đoạn 2011-
2015), qua phân tích số liệu điều tra cho thấy các xã ở khu vực đặc biệt của tỉnh Bắc Giang đều
có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%; riêng đối với các xã của huyện Lục Ngạn tỷ lệ hộ nghèo năm
2010 đều cao hơn so với năm 2005.
2.3.2. Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Lục Ngạn
Nguyên nhân đói nghèo của Lục Ngạn thể hiện ở các nhóm nguyên nhân đặc thù sau:
Nhóm 1: Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên không thuận lợi.
Nhóm 2: Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân người nghèo.
Nhóm 3: Nhóm nguyên nhân thuộc trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.3. Tình hình xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006-2010
2.3.3.1. Những kết quả đạt được
Qua hơn 5 năm thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, đã giảm được 1.630 hộ
(4,46%); đến nay toàn huyện còn12.503 hộ nghèo, chiếm 27,42% tổng số hộ, đạt 98,47% kế
hoạch đề ra năm 2009, đạt 98,47% mục tiêu đề ra năm 2010; có 4 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3,3%
Biên Sơn và thị trấn Chũ có thành tích nổi bật trong công tác giảm nghèo. Toàn huyện đã giảm
được 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
Riêng năm 2011, thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững cho 13 xã có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50% của huyện, kết quả đạt được về việc hỗ trợ sản xuất, về công trình thủy lợi, sự hỗ

trợ của các doanh nghiệp và các chương trình lồng ghép đều đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân
các xã nghèo được nâng lên rõ rệt
2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Đời sống đồng bào các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn ở mức
cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ tái nghèo và
phát sinh nghèo mới còn cao.
Mặc dù đã thoát nghèo nhưng số hộ có kinh tế khá không nhiều do phần lớn lao động nghèo ở nông
thôn, miền núi sản xuất nông nghiệp, có thu nhập thấp; kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo phục vụ phát triển
kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG Ở LỤC NGẠN GIAI ĐOẠN 2011-2020
3.1. Mục tiêu phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững của
huyện từ nay đến năm 2020
3.1.1. Phương hướng chung
Phương hướng chung là tiếp tục phát huy và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa
phương; phát huy nội lực, tích cực tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài; đẩy mạnh chuyển
dịch cấu cấu kinh tế. Tập trung đầu tư, ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển công
nghiêp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh
XĐGN, tạo việc làm;cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân- nhất là vùng đồng
bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn.
3.1.2. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020
1- Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 4.688 tỷ đồng (giá cố định 94). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất bình quân hằng năm 14,6%.
2- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (theo giá hiện hành) .
3- Giá trị sản xuất bình quân/người đạt 22,5 triệu đồng (khoảng 1.160 USD).
4- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 50.000 tấn.
5- Giá trị sản xuất bình quân trên một diện tích đất nông nghiệp đạt từ 38-41 triệu đồng/ha/năm.
6- Tổng đàn trâu: 20.000 con; đàn bò: 8.000 con; đàn lợn: 155.000 con; gia cầm các loại: trên

1,7 triệu con.
7- Độ che phủ rừng đạt trên 49%.
8- Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn: 52 tỷ đồng.
9- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm.
10- Trên 70% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 60% thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá; 10
xã đạt tiêu chuẩn văn hoá.
11- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 77,8%; tỷ lệ học sinh từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS
đạt 97%; 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, THCS và chuẩn phổ cập tiểu học
đúng độ tuổi ở mức 2.
12- Tỷ lệ xã chuẩn quốc gia về y tế: 100%; mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm: 0,2%o; tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng: 15%.
13- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 40%.; giải quyết việc làm cho 12.500 người (trung bình 2.500
người/năm); xuất khẩu lao động cho 500 người/năm.
3.2. Các giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011- 2020
3.2.1. Định hướng giải pháp chung
Một là, phát triển bền vững về xã hội trong giảm nghèo và thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã
hội.
Hai là, phát triển bền vững về xã hội trong công tác dân số.
Ba là, phát triển bền vững về xã hội trong giải quyết việc làm.
Bốn là, phát triển bền vững về xã hội trong quá trình đô thị hóa.
Năm là, phát triển bền vững về xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
Sáu là, phát triển bền vững về xã hội trong lĩnh vực y tế.
3.2.2. Những giải pháp cụ thể nhằm XĐGN nhanh và bền vững ở huyện Lục Ngạn
đến năm 2020
3.2.2.1. Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro, tổn thương cho người nghèo
Thứ nhất, cần giáo dục cho người dân ý thức phòng ngừa thiên tai.
Thứ hai, cần tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã .
Thứ ba, kịp thời tăng cường sự hỗ trợ đối với người nghèo về cả vật chất và tinh thần,
nhất là trong trong việc giải quyết khó khăn tối thiểu của cuộc sống như nhu cầu ăn, ở, nước

sạch, nhu cầu học tập của con em người nghèo, nhu cầu chữa bệnh của người nghèo
3.2.2.2. Nhóm giải pháp tác động vào hành vi của người nghèo
Thứ nhất, về phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí.
Thứ hai, chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất và đời sống.
Thứ tư, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.
Thứ năm, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; thực hiện có hiệu
quả các chính sách dân số, gia đình và trẻ em.
3.2.2.3. Nhóm giải pháp liên quan tới cơ chế, chính sách
- Cần nghiên cứu miễn giảm thuế nông nghiệp cho người nghèo.
- Sửa đổi các chính sách giao đất, giao rừng và xây dựng để địa phương thu hút, khai thác
các nguồn vốn đầu tư liên doanh của các thành phần kinh tế tại chỗ, từ các vùng khác và từ nước
ngoài.
- Tiến hành điều tra, kê khai, đánh giá lại hiện trạng đất đai, điều chỉnh lại ruộng đất cho
nông dân nghèo chưa có và chưa đủ đất canh tác, thu hồi phần diện tích đã cấp không đúng đối
tượng, không đúng chính sách, đất không có hiệu quả.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với
công tác giảm nghèo bền vững.
-Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp khôi phục và phát triển chăn nuôi.
3.2.2.4. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện
Một là: Tạo môi trường thể chế luật pháp, cơ chế, chính sách tích cực thúc đẩy người
nghèo vươn lên.
Hai là: Tăng cường điều kiện nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển, giảm
nghèo bền vững.
Ba là: xây dựng nền tảng xã hội lành mạnh, đoàn kết thúc đẩy sự phát triển cộng đồng
bền vững.
Bốn là, quản lý cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, hiệu quả ít rào cản đối với người nghèo.
KẾT LUẬN
Đối với huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi phía Bắc, do điều kiện
tự nhiên và do những yếu tố về lịch sử để lại, Lục Ngạn là một huyện nghèo và có nhiều xã thuộc

diện đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, có tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn bình quân trong cả
nước, số hộ tái nghèo cao. Với sự hỗ trợ to lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, đặc
biệt là từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình quốc gia XĐGN đến nay Lục Ngạn đã
thu được những kết quả rất đáng tự hào trong chiến dịch tấn công vào nghèo đói.
Việc thực hiện công tác XĐGN bền vững trên cơ sở giảm nhanh các hộ nghèo, xã
nghèo gắn với phát triển mạnh kinh tế, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh
tế, đa dạng hóa thu nhập tự mình thoát nghèo qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách với các
huyện trong tỉnh và trong cả nước là một vấn đề quan trọng. Thực hiện tốt vấn đề XĐGN bền
vững ở Lục Ngạn - Bắc Giang là một trong những yếu tố góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và qua đó thực hiện mục
tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"


References
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2008), Tài liệu về cẩm nang giảm nghèo, Nxb
Lao động- xã hội.
2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2008), Ủy ban dân tộc, cơ quan Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam, Đánh giá giữa kì chương trình, mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và
chương trình 135-II, giai đoạn 2006 -2008.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Văn kiện chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 - Dự thảo
lần 3
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Triển khai nghị quyết Trung ương 4 khóa
VIII. Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Hội nghị triển khai nhiệm vụ công
tác năm 2011, Nxb Lao động – Xã hội
6. Bùi Minh Đạo (2001): Một số kinh nghiệm thu thập thông tin và lập kế hoạch giảm
nghèo bằng phương pháp cùng tham gia với các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng
sâu, vùng xa miền núi Việt Nam, Viện dân tộc học Việt Nam
7. Đặng Kim Chung, Viện KHLĐXH: Một số kết quả thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên

về xã hội nêu trong định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010 và định hướng giải pháp 2011 – 2015.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, IX, X,
XI - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
9. Đảng bộ huyện Lục Ngạn - Huyện ủy huyện Lục Ngạn (2010), Văn kiện trình Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XXIII.
10. Bùi Thị Lý (2000), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Kinh tế, Hà Nội
11. T.S Bùi Tiến Lợi, (2011), Năm Vấn đề thách thức trong xóa đói giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu
của Việt Nam đến năm 2015, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
14. Phạm Thái Hưng (2010) và các tác giả, Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt
Nam Thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135-
II, Hà Nội.
15. Richard Jones, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Anh Phong, Trương Thị Thu Trang
(6/2009). “Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt
Nam”. (Báo cáo)
16. Nguyễn Thị Nhung (2011), Vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế-
xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Nhung (2007), Vai trò nhà nước về thực hiện công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trườngở Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Nhóm Hành động chống đói nghèo (UNDP- 2002), Đẩy mạnh công tác phát triển
đối với các dân tộc thiểu số.
19. Đỗ Thế Tùng (04/2011), Vấn đề phát triển bền vững trong văn kiện Đại hội XI của

Đảng Cộng sản Việt Nam.
20. Lê Quốc Lý (2010), Phát triển bền vững với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Học
viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Hafiz A. Pasha, T. Palanivel (2004), Chính sách tăng trưởng vì người nghèo, Kinh
nghiện châu Á.
22. Hà Huy Thành (chủ biên-2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
23. Lê Trọng (2002), Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói giảm
nghèo, Nxb Văn hóa dân tộc
24. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Lan Hương (UNDP-2004), Thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ ở Việt Nam.
25. Ngô Trường Thi ( 2011), Nạn nghèo ở Việt Nam và chương trình Xóa đói giảm
nghèo, Trích Bài Giảng ASXH - K51CTXH - ĐHKHXHNV-ĐHQGHN
26. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2004) , quyết định số 134/2004/QĐ-TTg -
Chương trình 134
27. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (1998), quyết định số 135/1998/QĐ-TTg - Chương
trình 135 (gồm giai đoạn I và giai đoạn II)
28. Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam (05/2011), Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng
giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
29. Tỉnh ủy Bắc Giang ( 2011), 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm, giai
đoạn 2011-2015, Nhà in Báo Bắc Giang
30. Tỉnh ủy Bắc Giang ( 2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần
thứ XVII.
31. Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế xã hội (số 40/2009), Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009-
2020.
32. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Giang, Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Chương trình
giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010
33. Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Báo cáo tổng kết cuộc điều tra xác định hộ

nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Bắc Giang năm 2010.
34. Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân huyện - mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội các năm 2007,2008,2009,2010,2011.
35. Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2007, 2008, 2009), Báo cáo năm tổng kết năm
2007,2008,2009
36. Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2010), Báo cáo Kết quả thực hiện 8 Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2006-2010
37. Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2010), Báo cáo thực hiện Chương trình giảm
nghèo giai đoạn 2006-2010.
Website
38. Website www.undp.org.vn
39. Website www.tapchicongsan.org.vn

×