Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.5 KB, 9 trang )

Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy
Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Vũ Thị Vân Anh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Thời gian qua, vấn đề nợ công của châu Âu là điểm nóng của kinh tế thế giới.
Cho đến nay, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã tạm thời lắng xuống, nhưng
những gì mà nó để lại không khỏi khiến chúng ta bàng hoàng và đặt nhiều nghi vấn bởi
từ trước tới giờ, nhiều quốc gia châu Âu được toàn thế giới biết đến như là “thiên đường
hưởng thụ” với các chế độ phúc lợi xã hội đáng mơ ước đối với bất kỳ một công dân nào.
Và không khó để nhận ra rằng hậu quả của “đỉnh cao hưởng thụ” đó chính là vấn đề nợ
công ngày một tăng cao. Các món nợ của Chính phủ các nước châu Âu, đặc biệt là các
nước nam Âu, trong đó các nước được nhắc đến nhiều nhất trong vấn đề nợ công và thâm
hụt ngân sách bao gồm: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Italia. Tuy nhiên,
luận văn chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, với mục
đích đưa ra cái nhìn tổng quát và sâu sắc, toàn diện về cuộc khủng hoảng nợ công Hy
Lạp, luận văn sẽ trình bày một cách tổng quan nhất về khủng hoảng nợ công, từ lý luận
đến thực tiễn, tập trung phân tích nghiên cứu từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng nợ
công Hy Lạp, từ những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng, tới đánh giá diễn biến,
thực trạng và tác động của nó; đặc biệt nhấn mạnh những giải pháp nhằm ứng phó, đương
đầu trước những khó khăn để vực dậy nền kinh tế của Hy Lạp. Trên cơ sở tổng hợp, phân
tích từng nguyên nhân và dẫn đến cuộc khủng hoảng tại nước Nam Âu này, luận văn
cũng phân tích sâu thực trạng nợ công và vấn đề quản lý nợ công của Việt Nam - một số
vấn đề vẫn còn nhiều vướng mắc và gây tranh cãi. Từ bài học Hy Lạp, luận văn cũng xin
đưa ra một vài kiến nghị về giải pháp quản lý nợ công áp dụng cho Việt Nam, đặc biệt
trong bối cảnh nợ nước ngoài đang dần trở thành một phần lớn của nợ Chính phủ đối với


bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển trên toàn cầu.

Keywords. Nợ công; Khủng hoảng nợ; Kinh tế; Hy Lạp; Kinh tế thế giới

Content.

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo chu kỳ vận động của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những cuộc
khủng hoảng, cho dù là lớn hay nhỏ thì đều để lại những hậu quả nhất định và những bài học quý
báu cho mỗi một quốc gia. Trong đó điển hình gần đây nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu,
mà nguyên cơ bắt nguồn từ nợ công tại Hy Lạp. Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Châu Âu trong
thời gian gần đây đã khiến nhiều nước giật mình xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc
hơn. Từ khi thành lập đến nay (01/11/1993), Liên minh châu Âu (EU) luôn được coi là khối kinh
tế vững mạnh, là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, EU đã có được một nền hòa bình thịnh
vượng mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hướng tới. Chính vì vậy, suốt thời
gian qua, khủng hoảng nợ công châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp luôn là một trong những đề tài
được quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà lãnh đạo và người dân Hy Lạp mà cả Liên
minh châu Âu và các nước trên thế giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán
của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế
của cả khối mà còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên trường quốc tế. Lúc này, mức độ
bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần nữa được đưa ra cân nhắc xem xét sau
hơn 10 năm tồn tại và phát triển (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999).
Nợ công trên thế giới là một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu do sự xuất hiện nhiều cuộc
khủng hoảng nợ nhưng ở Việt Nam chỉ mới thảo luận chính thức trong vài năm trở lại đây, và
luật quản lý nợ công của Việt Nam cũng chỉ mới ban hành tháng 6/2009. Hiện nay hầu hết các
quốc gia đều có nợ công, dù ít hay nhiều, tạm thời hay vĩnh viễn. Chi tiêu công đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhưng nó sẽ trở thành quốc nạn khi việc chi
tiêu trở nên mất kiểm soát và tổn hại đến nền kinh tế. Nợ công không chỉ là nợ Chính phủ mà
còn là gánh nặng của toàn nước đó. Nếu nợ công vượt quá mức khả năng tài chính quốc gia có
thể gây ra lạm phát, làm cho quốc gia mất khả năng thanh toán và các nhà đầu tư mất niềm tin,

hơn thế nữa nó có thể gây ra khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế. Chính vì vậy một chính sách
quản lý nợ công tốt của Chính phủ là điều vô cùng quan trọng. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra
hiện nay là Chính phủ Việt Nam cần phải có những bước đi hợp lý đặc biệt trong việc vay, quản
lý và trả nợ. Trong bối cảnh đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là:
- Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp diễn ra như thế nào?
- Những động thái xử lý của Hy Lạp đối với khủng hoảng ra sao?
- Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ động thái giải cứu kinh tế
khỏi khủng hoảng nợ công châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp?
Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nợ công và xử lý khủng
hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
khóa học Thạc sỹ ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển tài chính, thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành một hiện
tượng khá phổ biến trong các nước kinh tế chậm phát triển và cả các quốc gia phát triển. Kể từ
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, nợ công ở các nền kinh tế phát triển tăng lên đáng
kể. Nổi bật gần đây nhất phải kể đến là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu. Khủng
hoảng ở châu Âu và đặc biệt là ở Hy Lạp không chỉ lây lan đến một loạt các nước khác trong EU
mà còn ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ khu vực châu Âu và các nước trên thế giới, đe dọa đến tiến
trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tới “sức khỏe”
nền kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu, mà
bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải. Vì thế, nguyên nhân, diễn
biến, tác động, những động thái giải cứu và những bài học rút ra từ các nền kinh tế đã và đang
diễn ra khủng hoảng nợ công được coi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu .
Một số công trình nghiên cứu trong nước có thể kể đến như:
1) Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Nợ công của các nước PIIGS: Những điểm tương đồng
và khác biệt”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, theo Tạp chí cộng sản điện tử, tập trung phân
tích những nét tương đồng và khác biệt của nhóm các nước PIIGS – nhóm những quốc gia có
nền kinh tế yếu kém nhất trong khu vực Eurozone. Từ đó đưa ra những đánh giá về bản chất thực
sự của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu “Khủng hoảng nợ công châu Âu không hẳn là khủng
hoảng kinh tế mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị, gặp phải sự phản đối chính trị, tư tưởng,

tâm lý không chỉ của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB mà của cả các nước phát triển mạnh
khác như Đức và Pháp. Khủng hoảng nợ công châu Âu chính là biểu hiện của khủng hoảng niềm
tin. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, tài chính, tiền tệ đối với mỗi
quốc gia. Chỉ có lấy lại niềm tin của dân chúng và các nhà đầu tư, PIIGS mới mong thoát khỏi
khủng hoảng nợ và khôi phục tăng trưởng kinh tế” [13, tr.135, 136].
2) Phạm Thị Thanh Bình (2011), “5 nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công của
Hy Lạp”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, đã phân tích 5 nguyên nhân chính gây ra khủng
hoảng nợ công châu Âu một cách súc tích và dễ hiểu.
3) Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu (EU): Tác
động và bài học cho Việt Nam”, Học viện ngoại giao, bài viết đã đưa ra những cơ sở lý luận về
nợ công và khủng hoảng nợ công, và phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công
tại EU: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp; cũng như phân tích nền kinh tế Việt Nam
dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở EU để từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc phòng tránh xảy ra cuộc khủng hoảng nợ.
4) Nguyễn Bích Thuận (2013), “Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở một số nước
thành viên EU”, Viện nghiên cứu châu Âu , tác giả đã tập trung phân tích các nguyên nhân gây ra
cuộc khủng hoảng, từ những nguyên nhân chung của toàn bộ Liên minh châu ÂU, cho tới những
nguyên nhân của từng nước, mà nổi bật là nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
5) Đinh Công Hoàng (2013), “Cơ sở nền tảng của đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ
công Châu Âu”, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ công thương, bài viết tập trung cơ sở nền
tảng (sự ra đời, những lợi ích và bất cập) của đồng Euro và những vấn đề xung quanh đồng
Euro cũng như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay. Trong đó, tác giả cũng đưa ra
một vài kiến nghị nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công tại EU trong ngắn hạn lẫn dài
hạn.
6) Lê Quốc Lý và Lê Huy Trọng (2003), “Nợ nước ngoài – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn quản lý ở Việt Nam”, NXB Tài chính, bài viết tập trung vào thực trạng vay và trả
nợ nước ngoài ở Việt nam trong thời gian qua, và đưa ra những định hướng, khuyến nghị
về khả năng vay và trả nợ nước ngoài trong những năm tới trong mối quan hệ cân đối vĩ
mô, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt
Nam.

7) Hellenic Observatory (2012), “Greece’s Sovereign Debt Crisis: Retrospect and
prospect, George Alogoskoufis”, European Institude, bài viết cung cấp những phân tích và đánh
giá về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp cũng như đưa ra những nhận định, thảo luận về các giải
pháp đối mặt của Hy Lạp trước cuộc khủng hoảng. Bài viết cũng đề xuất những cách thức nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin và đẩy nhanh sự hồi phục nền kinh tế của Hy Lạp.
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và các trang báo điện
tử khác.
Từ một vài công trình kể trên có thể thấy, việc phân tích, nghiên cứu tổng thể diễn biến,
nguyên nhân cũng như những tác động của cuộc khủng hoảng châu Âu được thực hiện khá bài bản
và chuyên sâu, tuy nhiên việc phân tích riêng biệt một quốc gia, cụ thể là Hy Lạp – khởi đầu cho
cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như phân tích những động thái giải cứu của Hy Lạp đối
với cuộc khủng hoảng để từ đó liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam chưa thật sự được
đào sâu nghiên cứu. Do vậy cần có một công trình nghiên cứu những vấn đề đó ở mức độ chuyên
sâu và quy mô hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công
tại Hy Lạp, đặc biệt phân tích động thái giải cứu Hy Lạp khỏi khủng hoảng đồng thời đánh
giá ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới các nước, đặc biệt là tại Việt Nam, luận văn đưa ra
một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nợ công.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của luận văn như đã nêu ở trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nợ công, khủng hoảng nợ công và kiến thức về
đồng tiền chung châu Âu Euro.
- Nghiên cứu, phân tích một vài cuộc khủng hoảng nợ điển hình đã diễn ra trên thế giới
và cách thức đối phó, vượt qua cuộc khủng hoảng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, phân tích diễn biến, nguyên nhân, động thái giải cứu khủng hoảng nợ công
tại Hy Lạp.
- Hệ thống, phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam hiện nay và những tác động, ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tới kinh tế Việt Nam.

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp nhằm xây dựng và
đề xuất những giải pháp nhằm tránh các vấn đề tương tự xảy ra tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu về tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
- Về thời gian: Mặc dù nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp tương đối kéo
dài, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu giai đoạn cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp bùng nổ
từ năm 2009 cho đến hết năm 2013.
- Về nội dung: Thời gian qua, vấn đề nợ công của châu Âu là điểm nóng của kinh tế thế
giới. Cho đến nay, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã tạm thời lắng xuống, nhưng
những gì mà nó để lại không khỏi khiến chúng ta bàng hoàng và đặt nhiều nghi vấn bởi từ trước
tới giờ, nhiều quốc gia châu Âu được toàn thế giới biết đến như là “thiên đường hưởng thụ” với
các chế độ phúc lợi xã hội đáng mơ ước đối với bất kỳ một công dân nào. Và không khó để nhận
ra rằng hậu quả của “đỉnh cao hưởng thụ” đó chính là vấn đề nợ công ngày một tăng cao. Các
món nợ của Chính phủ các nước châu Âu, đặc biệt là các nước nam Âu, trong đó các nước được
nhắc đến nhiều nhất trong vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách bao gồm: Hy Lạp, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Ireland, Italia. Tuy nhiên, luận văn chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cuộc
khủng hoảng tại Hy Lạp, với mục đích tập trung phân tích nghiên cứu từng khía cạnh của cuộc
khủng hoảng nợ công Hy Lạp, từ những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng, tới đánh giá
diễn biến, thực trạng và tác động của nó; đặc biệt nhấn mạnh những giải pháp nhằm ứng phó,
đương đầu trước những khó khăn để vực dậy nền kinh tế của Hy Lạp. Trên cơ sở đó, luận văn
cũng phân tích sâu thực trạng nợ công và vấn đề quản lý nợ công của Việt Nam - một số vấn đề
vẫn còn nhiều vướng mắc và gây tranh cãi. Từ bài học Hy Lạp, luận văn cũng xin đưa ra một vài
kiến nghị về giải pháp quản lý nợ công áp dụng cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nợ nước
ngoài đang dần trở thành một phần lớn của nợ Chính phủ đối với bất kỳ quốc gia nào, dù phát
triển hay đang phát triển trên toàn cầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích, tổng hợp đánh giá

những biểu hiện của cuộc khủng hoảng và những tác động của nó trong mối quan hệ biện chứng
với nhau.
- Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh cũng
được sử dụng nhằm phân tích, minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu được thực hiện qua nhiều kênh thông tin khác nhau: Internet, sách,
báo, tạp chí…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá chi tiết thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công
tại Hy Lạp, cũng như tìm hiểu việc Hy Lạp đã có những giải pháp quan trọng, mới mẻ nào để
giải quyết tình trạng này.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ công để Việt Nam không mắc phải
lỗi tương tự.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương
với nội dung tổng quát của từng chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn về nợ công và khủng hoảng nợ công
Chương 2: Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp cho Việt Nam

References.
Tiếng việt
1. Trần Việt Anh (2010), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh
tế, thương mại các nước châu Âu”, Luận văn, Đại học ngoại thương, Hà Nội.
2. Phạm Thị Thanh Bình (2011), “5 nguyên nhân chính gây khủng hoảng nợ công của Hy
Lạp”, Viện kinh tế và chính trị thế giới.
3. Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Nợ công của các nước PIIGS: Những điểm tương đồng và
khác biệt”, Viện kinh tế và chính trị thế giới.
4. Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính
sách đối với Việt Nam”, NXB KHXH
5. Nguyễn Thị Kim Chi và Vũ Quỳnh Long (2011), “Khủng hoảng nợ công ở châu Âu:

Nguyên nhân và tác động đến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 9.
6. Nguyễn Thị Ngọc Hân và Lãnh Thị Thi (2011), “Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học
cho Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
7. Hoàng Xuân Hoà (2011), “Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ
công của Việt Nam”, Viện KHXHVN.
8. Đinh Công Hoàng (2013), “Cơ sở nền tảng của đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu”,
Viện nghiên cứu thương mại, Bộ công thương.
9. Hoa Phương (2012), “EU khủng hoảng nợ công – Triển vọng 2012: chưa thể sáng sủa”,
Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2011-2012.
10. Lê Quốc Lý và Lê Huy Trọng (2003), “Nợ nước ngoài – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý ở Việt Nam”, NXB Tài chính.
11. Mai Thanh Quế (2013), “Khủng hoảng nợ công và tác động của khủng hoảng nợ công đến liên
minh tiền tệ châu Âu”, Học viện Ngân hàng.
12. Phạm Khắc Thanh (2010), “Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc
nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng châu Âu”, Tài chính quốc tế, Khoa
tài chính – Ngân hàng , trường đại học kinh tế quốc dân.
13. Nguyễn Bích Thuận (2013), “Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở một số nước thành
viên EU”, Viện nghiên cứu châu Âu.
14. Nguyễn Tuấn Tú (2012), “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
khoa học, Đại học quốc gia hà nội.
15. Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu (EU): Tác động và
bài học cho Việt Nam”, Học viện ngoại giao.
16. Hoàng Thị Tư (2010), “Kinh tế thế giới sau khủng hoảng – tình hình nợ công và tái cấu trúc
nền kinh tế”, Vụ kinh tế, Văn phòng Trung Ương Đảng.
17. Vụ tài chính đối ngoại – Bộ tài chính (12/2005), Sổ tay quản lý nợ nước ngoài, Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Bertola L. & Ocampo J.A. (2012), “Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade”, Paper for
Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and
Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study, University
of London”.

19. Euro commission (2010), “The European Union budget at a glance”.
20. Hellenic Observatory (2012), “Greece’s Sovereign Debt Crisis: Retrospect and prospect,
George Alogoskoufis”, European Institude.
21. Philip R.Lane (2012), “The European Sovereign Debt Crisis”, Jounal of Economic
Perspectives
22. The Economist (2011), “The Euro area debt crisis: Bite the Bullet”.

Website
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.

×