Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.71 KB, 8 trang )

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất
động sản Hà Nội: thực trạng và giải pháp

Bùi Văn Tình

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bất động sản; Kinh tế thế giới; Đầu tư.


Content
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Sau khi nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội có hiệu lực kể từ
ngày 1 tháng 8 năm 2008, thủ đô Hà Nội có diện tích khoảng 3.324 km2 và dân số khoảng
6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Hiện tại Hà Nội có 29 đơn vị hành
chính cấp huyện, trong đó 10 quận nội thành, một thị xã và 18 huyện.
Hà Nội là một trong 2 thành phố lớn nhất cả nước. Hàng năm lượng người đổ về đây
học tập và làm việc là rất lớn, bên cạnh đó một lượng không nhỏ khách du lịch, chính
khách, đến để tham quan, công tác. Do đó nhu cầu về nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê
rất cao. Đứng trước tiềm năng phát triển của thị trường BĐS như vậy, các chủ đầu tư trong
nước đã nhanh chóng triển khai nguồn cung ứng nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê,… Họ
đầu tư xây dựng một loạt các tòa cao ốc, các tổ hợp khu nhà ở chung cư cao tầng, các trung
tâm thương mại, khu đô thị mới, để tìm kiếm lợi nhuận…Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh
hàng hóa BĐS là cần một lượng vốn lớn, thời gian quay vòng vốn kéo dài và để xây dựng


những tòa nhà cao tầng cần những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do vậy, không phải nhà đầu
tư trong nước nào cũng đủ năng lực và tiềm lực tài chính để tham gia thị trường này mà cần
cả những nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Họ không chỉ bổ sung về nguồn vốn mà còn cả
khoa học công nghệ, trình độ quản lý vào để triển khai dự án BĐS. Do đó, việc thu hút nguồn
vốn FDI vào thị trường BĐS là việc làm cần thiết trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện
nay. Đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển và tiềm năng thu hút nguồn
vốn FDI lớn nhất cả nước.


Vấn đề là:
- Vì sao với tiềm năng to lớn của Hà Nội, FDI vẫn chưa phải là động lực cho sự phát
triển của thị trường BĐS?
- Làm thế nào để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường BĐS,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô?
Trả lời cho câu hỏi trên, vấn đề: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động
sản Hà Nội: thực trạng và giải pháp” được chọn làm đề tài cho Luận văn này.
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường BĐS
tại Hà Nội, luận văn đánh giá triển vọng và đưa ra những định hướng, đề xuất những giải
pháp nhằm thúc đẩy FDI vào thị trường BĐS của thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài khoa học và sách, báo, tạp chí viết về FDI và giải pháp thu hút
nguồn vốn FDI vào Việt Nam nhưng trong đó có rất ít đề tài viết về giải pháp thu hút vốn cho
thị trường bất động sản. Theo nghiên cứu của tác giả thì có một số đề tài, sách, tạp chí như
sau viết về giải pháp thu hút vốn cho thị trường BĐS:
Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thanh Trà, K17 Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà
Nội; hay đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp”: của tác giả Bùi Việt Anh lớp Kinh tế đầu tư K43 trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Những đề tài trên đã trình bày những nội dung cơ bản nhất về nguồn vốn FDI và thị

trường BĐS và giải pháp thu hút vốn cho thị trường BĐS tuy nhiên những đề tài trên lại được
nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn là trên phạm vi của cả nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ
thể từng khu vực, đặc biệt là khu vực Hà Nội, thủ đô của cả nước, nơi thu hút nguồn vốn FDI
nhiều nhất so với các tỉnh, thành còn lại.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về BĐS như: Tạp chí Cộng sản số 23 (167)
năm 2008 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản_thực trạng và
những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Thanh Nga chuyên gia kinh tế UNDP (Chương trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc) nêu ra những tác động tiêu cực trong việc thu hút nguồn vốn FDI;
“Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường bất động sản” của Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia tài trợ. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường
BĐS.
Nhìn chung chưa có một đề tài khoa học hay sách, báo, tạp chí nào đi sâu nghiên cứu
tình hình thu hút FDI vào thị trường BĐS tại Hà Nội, do đó việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về tình hình thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội là hết sức cần thiết và cần tiếp tục
để đưa ra những giải pháp, kiến nghị thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội nhất là trong bối
cảnh Hà Nội mở rộng địa giới và khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường
BĐS Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị
trường BĐS Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về BĐS, thị trường BĐS, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào thị trường BĐS. Chỉ ra được tác động của FDI vào thị trường BĐS và sự cần thiết
thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội.
- Nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên Thế Giới, từ đó
rút ra kinh nghiệm thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội.
- Nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội, đánh giá thành công

và hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS Hà
Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: “Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào thị trường BĐS tại Hà Nội”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung xem xét một số lý luận chung về FDI, về thị trường BĐS, về
thực trạng và giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS của thành phố Hà
Nội.
Về thời gian, tình hình thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội sẽ được xem xét chủ
yếu từ năm 2008 đến nay, và định hướng cho những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp định tính, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với vận
dụng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nghiên cứu đề tài.
- Nguồn số liệu được sử dụng từ Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư, Sở kế hoạch
đầu tư thành phố Hà Nội, Cục đầu tư nước ngoài, Hiệp hội BĐS Việt Nam, các tổ chức quốc
tế như: IMF, WB, các tạp chí chuyên ngành.


6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về BĐS, FDI và FDI vào lĩnh vực
BĐS.
- Khái quát một số bài học kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm thu hút FDI vào thủ đô Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải
pháp để tăng cường thu hút FDI vào thị trường này.
7. Kết cấu luận văn
Nội dung của Luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị
trường BĐS
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà Nội
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào thị trường BĐS Hà
Nội


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt
1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), Chính sách đầu tư nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009,định hướng và
giải pháp năm 2010, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư tháng
11/2009, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Mục tiêu và định hướng thu hút FDI tới năm 2010, Tài liệu
báo cáo tại Hội nghị ngành kế hoạch và Đầu tư tháng 8/2007, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Về chính sách thu hút đầu tư ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG, Hà Nội.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP
ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ
CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
11. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo Tình
hình đầu tư nước ngoài tháng 5 đầu năm 2010, Hà Nội.
12. Nghiêm Xuân Đạt (2003), “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào thủ đô Hà Nội giai đoạn 2003 – 2010”, Phát triển Hà Nội
thành trung tâm Tài chính – tiền tệ, tr.153-157.
13. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB ĐHQG, Hà Nội.
14. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách Đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày
26/11/2003.
16. Lê Thanh Trà (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất
động sản Việt Nam_thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối
ngoại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG, Hà Nội.
17. Phạm Huy Thắng (2007), Rào cản trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại Học
Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.
18. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.
19. UBND Hà Nội (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 ban hành Quy
định tạm thời về quản lý đầu tư, xây dựng và kinh doanh dự án khu đô thị mới, khu nhà ở
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
20. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
21. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 26/2010/QĐ-
UBND ngày 21/6/2010 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của Quy định tạm

thời về quản lý đầu tư, xây dựng và kinh doanh dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa
bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 153/2006/QĐ-UBND ngày
31/8/2006.
22. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 37/2010/QĐ-
UBND ngày 20/8/2010 ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
23. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 124/2009/QĐ-
UBND ngày 29/12/2009 về việc ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2010.
24. Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Đối
ngoại, Trường
Đại Học Kinh Tế - ĐHQG, Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh
25. Arumugam Rajen (2002), An Overview of the Lagal Framework for Foreign Direct
Investment, Economics and Finance, (No.5).
26. Foreign Direct Investment and Trade: the Traditional Sequential
Relationship, WIR, United Nations Press, 1996, p. 75-125.
27. IFC (1997), The role of FDI in developing countries, Foreign Direct
Investment: Lessons of Experiences, p. 9-20.
28. JICA (2003), The study on FDI promotion strategy in The Socialist Republic of Viet Nam
(final report), Ha Noi.
29. UNCTAD (2006, 2007, 2008, 2009), World Investment Report.



Các trang website
30.
31.

32.
33. (Thời báo kinh doanh)
34. (Trang web Cục xúc tiến thương mại)
35. (Trang Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội)
36. (Trang Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
37. (Trang Bộ Tài chính)
38. ( Trang Tổng cục Thống kê)

×