Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía bắc thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.79 KB, 11 trang )

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số
tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp

Đinh Vũ Mai Linh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Nghd: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Đánh giá, tổng kết thực trạng công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) ở một số tỉnh
phía Bắc trong những năm qua. Tổng kết tình hình thu hút FDI tại một số tỉnh khu vực
phía Bắc. Qua đó, làm rõ vai trò của hoạt động XTĐT trong việc thúc đẩy thu hút FDI tại
các địa phương. Tìm hiểu kinh nghiệm XTĐT ở một số nước khác như: Trung Quốc,
Thái Lan. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả XTĐT nguồn vốn FDI
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và của các tỉnh phía Bắc
nói riêng.
Keywords: Kinh tế quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Phía Bắc

Contents:
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. FDI đã được công nhận một cách rộng rãi, đem lại những lợi thế quan trọng
cho các nền kinh tế tiếp nhận nó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp
phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát
triển mới cho nền kinh tế; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đều yêu cầu Việt


Nam cần có một môi trường đầu tư thông thoáng hơn, cụ thể như về chính sách pháp luật, chính
sách ưu đãi đầu tư và thủ tục hành chính… cần nhất quán, minh bạch.
Đối với khu vực phía Bắc Việt Nam, dòng vốn FDI vào khu vực này trong thời gian qua
cho thấy có một khoảng cách lớn so với các tỉnh phía Nam mặc dù hiện đang có nhiều cơ hội thu
hút nhiều đầu tư hơn nữa vào khu vực phía Bắc. Chính phủ đã đầu tư tương đối lớn để xây dựng
cơ sở hạ tầng như cầu, đường, bến cảng, tại khu vực này để nâng cao hơn nữa nguồn vốn FDI.
Về chất lượng nguồn nhân lực, các tỉnh miền Bắc có một số ưu điểm rõ rệt. Tuy nhiên, hình ảnh
chung về các tỉnh phía Bắc với tư cách một điểm đến cho đầu tư thì chưa đạt độ nét cao. Các nhà
đầu tư đều nhận thấy chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc ít tích cực hơn trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài so với các tỉnh phía Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thí điểm ở khu vực phía Bắc Việt Nam phù hợp trong giai đoạn mới
hiện nay là một yêu cầu rất bức thiết. Một mặt, việc áp dụng hệ thống này giúp công tác quản lý
dự án và xúc tiến đầu tư nước ngoài đảm bảo tính khoa học, tính so sánh và tính kinh tế, từ đó
các nhà kinh tế, các nhà đầu tư phân tích nắm bắt được cơ hội đầu tư và kinh doanh tại khu vực
phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Mặt khác, việc áp dụng hệ thống giải pháp này tạo ra
một quan điểm thống nhất giữa các cơ quan quản lý dự án, cơ quan xúc tiến đầu tư ở cả Trung
ương và địa phương.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề đang đặt ra hiện nay là:
Hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại địa phương là gì? Những thành tựu thu hút đầu
tư của các tỉnh khu vực phía Bắc đã tương xứng với tiềm năng của khu vực hay chưa? Các địa
phương cần làm gì để có thể nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư các nguồn FDI trong bối cảnh
hiện nay? Những khó khăn mà các địa phương gặp phải trong hoạt động XTĐT?
Đề tài “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải
pháp” chính là nhằm giải quyết các vấn đề và câu hỏi nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua hơn hai mươi năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong nước, các Đề
tài nghiên cứu khoa học về đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư phục vụ công tác quản lý Nhà nước cũng tương đối đầy đủ, tập trung vào các vấn đề: Phân cấp
quản lý Nhà nước trong công tác quản lý đầu tư nước ngoài; Xây dựng danh mục thu hút đầu tư

nước ngoài; Dự báo nguồn vốn đầu tư nước ngoài quốc tế và khu vực; Khảo sát nghiên cứu
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của các khu vực EU, Nhật Bản, Mỹ;
Về vấn đề Hoạt động XTĐT ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và tại Việt Nam nói chung và
thu hút ĐTNN tại Việt Nam, hiện cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan như:
1) Đề tài “Nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh
khu vực phía Bắc” Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2006 do TS. Hoàng
Văn Huấn làm chủ nhiệm, đã đưa ra các đánh giá về thực trạng thu hút đầu tư tại các tỉnh khu
vực phía Bắc và các giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tư đến năm 2010.
2) Đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau 20 năm ban hành Luật Đầu
tư, Báo cáo “20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tại “Hội nghị Tổng kết 20 năm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” với nội
dung chính: tóm tắt quá trình hình thành hệ thống pháp luật về ĐTNN tại Việt Nam; Kết quả thu
hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam; Tác động của ĐTNN đối với nền kinh tế; Triển vọng
ĐTNN tại Việt Nam trong thời gian tới; Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ
yếu nhằm thu hút ĐTNN tại Việt Nam. Trong đó, để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng
hiệu quả vốn ĐTNN trong giai đoạn 2006- 2010 và một số năm về sau, Chính phủ sẽ chỉ đạo
thực hiện các giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn có nhấn mạnh về nhóm giải pháp về xúc tiến đầu
tư.
3) Đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, bài viết “Một
số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm 2020” của Th.S Nguyễn
Đăng Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư được in trên tạp chí Thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội đã phân tích dòng vốn FDI vào Việt nam trong thời gian qua. Tuy
nhiên, ĐTNN cũng có những mặt hạn chế như vốn ĐTNN tăng thấp trong thời gian gần đây và
phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn,
điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng, chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện; nhiều doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp
ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Có những
doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển

giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách nhà nước
của Việt Nam. Có những dự án ĐTNN sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô
nhiễm môi trường,
4) Tài liệu giảng dạy về “Marketing địa phương, Chiến lược và Kế hoạch hành động
XTĐT” của TS. Bùi Văn, Nguyên PGĐ chương trình FullBright (của trường ĐH Havard) tại Tp.
HCM tại “Lớp tập huấn về Xúc tiến đầu tư cho các tỉnh khu vực phía Bắc” của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư tháng 08 năm 2011. Bài giảng này được trích và biên soạn lại từ bộ Giáo trình “Tiếp thị
Địa phương” trong Chương trình giạng dạy Kinh tế Fullbright tại Việt Nam (2003) đề cập tới
những kiến thức về: Marketing địa phương; Các chiến lược Marketing địa phương; Kế hoạch
triển khai các hoạt động XTĐT tại các địa phương, bao gồm chiến lược trung hạn, kế hoạch hành
động hàng năm và kế hoạch triển khai hoạt động cụ thể. Đây là những kiến thức rất mới về hình
thức tự quảng bá và tiếp thị địa phương tới các nhà đầu tư cũng như việc cần thiết phải xây dựng
các Chiến lược và kế hoạch XTĐT cụ thể tại các địa phương theo từng thời kỳ và giai đoạn.
5) Japan International Cooperation Agency (JICA) in collaboration with Foreign
Investment Agency (FIA) (2010). A guide to Foreign Direct Investment for Provinces in
Vietnam. Quyển sách này đề cập tới vai trò của Cục Xúc tiến đầu tư, các cơ quan XTĐT ở các
địa phương, tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược XTĐT tại các địa phương, các
công cụ XTĐT. JICA phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài đã khảo sát tại các địa phương và đưa
ra các giải pháp mới thiết thực về các hình thức, hoạt động XTĐT như: việc thu thập và duy trì
dữ liệu, xây dựng các quyển sách giới thiệu về địa phương, xây dựng website trực tuyến, các
dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư,…. Cuốn sách này được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ phát triển
năng lực cho các nhân viên XTĐT tại Trung Ương và cả địa phương. Ngoài ra, cuốn sách còn
cập nhật thêm những kiến thức về kinh doanh quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong quá trình
thực hiện hoạt động XTĐT của các chuyên gia JICA.
6) Carlier, Amanda and Son Tran (2006). Investment Climate Assessment Vietnam.
Workshop on Investment Climate and Foreign Direct Investment in CLMV contries. Private
Sector Development, The World Bank. Hanoi. Trong Hội thảo về Đánh giá môi trường đầu tư và
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước CLMV (Căm pu chia, Lào, Myanmar, Việt Nam) trong
khu vực ASEAN, Bản Báo cáo này đã đánh giá về môi trường đầu tư Việt Nam, những điểm
mạnh thu hút và những điểm yếu cần khắc phục để có thể thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI vào

Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế khu vực tư nhân.
Những nền tảng cơ sở lý luận, phân tích khoa học trên là cơ sở rất quan trọng trong việc
nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần đánh giá đầy đủ những hiệu ứng tích cực và tiêu cực có thể tạo ra và những định hướng giải
pháp mới cho công tác điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Trên bình diện quốc tế, việc áp dụng một hệ thống những vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt
động XTĐT và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng rất rộng rãi thông qua các
nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như MIGA, UNCTAD, UNIDO, JETRO, JBIC
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ mới tập trung phân tích, nghiên cứu
về hoạt động XTĐT tại các nước và tại Việt Nam nói chung chứ chưa phân tích về một khu vực
cụ thể, về các địa phương trong mối liên kết vùng với nhau trong xu hướng kêu gọi, thúc đẩy thu
hút đầu tư theo vùng hiện nay.
Luận văn “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải
pháp” sẽ góp phần làm cho công tác nghiên cứu về Hoạt động XTĐT nước ngoài tại Việt Nam
mang tính toàn diện đồng thời phân tích các giải pháp mới cho hoạt động XTĐT, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế khu vực phía Bắc cũng như Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến XTĐT nguồn vốn FDI;
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động XTĐT ở một số tỉnh phía Bắc;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XTĐT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá, tổng kết thực trạng công tác XTĐT ở một số tỉnh phía Bắc trong những năm
qua;
- Tổng kết tình hình thu hút FDI tại một số tỉnh khu vực phía Bắc. Qua đó,làm rõ vai trò
của hoạt động XTĐT trong việc thúc đẩy thu hút FDI tại các địa phương;
- Tìm hiểu kinh nghiệm XTĐT ở một số nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan;
- Đề xuất một số giải phápthúc đẩy và nâng cao hiệu quả XTĐT nguồn vốn FDI trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và của các tỉnh phía Bắc nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là hoạt động XTĐTcủa các tỉnh khu vực phía
Bắc (bao gồm 29 tỉnh từ Hà Giang tới Quảng Bình theo QĐ số 1220/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ
KHĐT về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm XTĐT phía Bắc thuộc Bộ KHĐT), trong đó tập
trung vào 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An. Đây là các tỉnh nằm ở các
khu vực khác nhau bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Qua việc phân tích tình hình thu hút FDI ở những địa phương có thế mạnhtừ trước tới nay (Hải
Phòng, Vĩnh Phúc) với những địa phương mới nổi (Nghệ An) và vẫn còn hạn chế (Phú Thọ, Yên
Bái), chúng ta có thể làm rõ hơn vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư với việc thu hút FDI.
Ngoài ra, luận văn còn đề cập phân tích tới các đối tượng khác như: các cơ quan thực hiện hoạt
động XTĐT của Trung ương và địa phương, các nguồn lực thực hiện hoạt động XTĐT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: phân tích chủ yếu hoạt động XTĐT của các CQXTĐT Trung Ương và các
địa phương khu vực phía Bắc, đặc biệt tập trung vào các CQXTĐT của 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An.
- Thời gian: Số liệu được sử dụng phân tích, nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 5 năm từ
2007 – 2011 và cập nhật 10 tháng năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét quá trình vận
động, biến đổi và phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số tỉnh ở khu vực phía Bắc từ
năm 2007 đến nay.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích tình hình thu
hút FDI và hoạt động XTĐT (những điểm đạt được và những vấn đề còn tồn tại) tại một số tỉnh
ở khu vực phía Bắc trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại
khu vực này trong thời gian tới.
Các phương pháp so sánh cũng được luận văn sử dụng để làm nổi bật tính cấp thiết của
việc đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại khu vực phía Bắc nói riêng và cho cả nước nói chung. Đồng
thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng
cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của Luận văn

- Phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm mới về XTĐT và vai trò của XTĐT trong thu
hút đầu tư nước ngoài;
- Phân tích những hạn chế và khó khăn trong công tác XTĐT tại các địa phương phía Bắc;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩyvà nâng cao hơn nữa hiệu quả XTĐT
nguồn vốn FDI tại một số tỉnh khu vực phía Bắc nói riêng, và cho cả nước nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành
3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả XTĐT trực tiếp nước ngoài tại
các tỉnh phía Bắc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đề tài khoa học cấp Bộ về Nâng cao hiệu quả xúc tiến
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh khu vực phía Bắc, Hà Nội
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Quyết định số 1220/QĐ-BKH về quy định chức năng và
nhiệm vụ của Trung tâm XTĐT phía Bắc thuộc Cục ĐTNN, Hà Nội
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-
CP về giám sát và đánh giá đầu tư
4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-
CP của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận
đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư
5. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) (2010), Cẩm nang
hoạt động Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội
6. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Price Waterhouse Coopers (2010), Chiến lược
xúc tiến FDI tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội
7. Cục Đầu tư nước ngoài(2007-2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI, Hà Nội

8. Cục Đầu tư nước ngoài(2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo vùng, Hà Nội
9. Cục Đầu tư nước ngoài(2012), Báo cáo tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc, Báo cáo tại
Hội nghị Giao ban Tổng kết tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc tháng 10/2012, Thái
Nguyên
10. Cục Đầu tư nước ngoài(2006),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo địa phương từ 1988-
2006, Hà Nội
11. Cục Đầu tư nước ngoài(2007-2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo địa phương,
Hà Nội
12. Dương Tấn Diệp (2001), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội
13. Đinh Văn Ân (2004), Báo cáoHội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam
14. Kim Ngọc (2005), Triển vọng kinh tế thế giới 2020, NXBLý luận chính trị, Hà Nội
15. Lê Hữu Quang Huy (2012), Báo cáo tại cuộc Họp "Hoạt động trao đổi kinh nghiệm XTĐT
giữa đại diện XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại nước ngoài với các Bộ ngành, địa
phương" ngày 31/10/2012, Hà Nội
16. Nguyễn Đăng Bình (2011), “Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước
ngoài đến năm 2020”, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế- xã hội (84)
17. Nguyễn Mại (2012), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững ở Việt Nam”,
Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2012, tr. 39 -
48
18. Nguyễn Hồng Nhung, “Tổng quan kinh tế thế giới năm 2010 và triển vọng đến năm 2015”,
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (2), tr.17-18
19. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư Quốc tế , Giáo trình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội
21. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách
và Thực tiễn, Giáo trình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
22. Phùng Xuân Nhạ (2009), “Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh
phát triển mới của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (2), Tr. 70 – 78.

23. Phạm Ngọc Dũng (2003), “Tài chính quốc gia trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam”, Nghiên cứu kinh tế (300),.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lần thứ 8 (1987), Luật Đầu tư nước ngoài
25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lần thứ 11 (2005), Luật Đầu tư.
26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lần thứ 11 (2005), Luật Đầu thầu.
27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lần thứ 11 (2005), Luật Doanh nghiệp.
28. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư Thành phố Hải
Phòng tháng 10/2012, Hải Phòng.
29. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư tỉnh Nghệ An
tháng 10/2012, Nghệ An.
30. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư tỉnh Phú Thọ
tháng 10/2012, Phú Thọ.
31. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh
Phúc tháng 10/2012, Vĩnh Phúc.
32. Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái (2012), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư tỉnh Yên Bái
tháng 10/2012, Yên Bái.
33. Tổng Cục Thống Kê (2007-2012), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội
34. Bùi Văn (2011), Marketing địa phương, Chiến lược và Kế hoạch hành động XTĐT, Tài liệu
giảng dạy tại “Lớp tập huấn về Xúc tiến đầu tư cho các tỉnh khu vực phía Bắc” của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tháng 08/ 2011, Nam Định.
Tiếng Anh
35. Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment, Theory, Evidence and Practice,
Palgrave, New York
36. IMF (2011), World Economic Outlook, Washington D.C
37. OECD (2011),"Foreign Direct Investment and sustainable development", World Economic
Outlook, (89)
38. The Nikkeib Economic times (2011), Asia Foreign Direct Investment Survey Report, Tokyo
39. UNCTAD (2010), "Investing in a low-Carbon Economy",World Investment report, Geneva
40. UNCTAD (2012), "World Investment Potention Survey", World Investment report, Geneva
41. UNDP (2011), Viet nam Human Development Report: Economic growth driving Viet nam’s

human development progress, more emphasis needed on health and education, Ha Noi
42. United Nations (2010-2012), World Investment Report, Washington D.C
43. WB (2011), Global Economic Prospect, Washington D.C


Website:
44. - Website của Cục Đầu tư nước ngoài
45. - Website về Xúc tiến đầu tư của Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa
46. - Website của Tổng Cục thống kê
47. - Website của Trung tâm XTĐT Phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài
48. - Website của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế
49. - Website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại
Hà Nội
50. - Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
51. http:/vcci.com.vn- Website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
52. - Website của Ngân hàng Thế giới;
53. - Website của Ủy Ban Đầu tư Thái Lan
54. Website của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Ban Quản lý các
KCN của các tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung Ương.


×