Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh việt nam hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.98 KB, 19 trang )

Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và Công nghệ thông
tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO

Phan Tiến Dũng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn thông -
Công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO. Phân tích, đánh giá thực
trạng xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và xuất khẩu phần mềm trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập WTO. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đầy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn
thông và xuất khẩu phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.

Keywords: Kinh tế quốc tế; Dịch vụ viễn thông; Xuất khẩu


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Thế giới hiện nay có xu hướng vận động theo quá trình quốc tế hoá diễn ra trên
quy mô toàn cầu, với tốc độ ngày càng cao trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng hội
nhập Quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu đã đặt ra một vấn đề tất yếu: Mỗi Quốc gia phải
mở cửa thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động Quốc tế, tham gia vào
các tổ chức Quốc tế và khu vực để phát triển nền kinh tế của mình. Đối với một doanh nghiệp thì
điều này cũng có nghĩa là phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong thị trường trong


nước mà cả thị trường nước ngoài với những luật lệ Quốc tế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập quốc tế một cách vững chắc bằng việc
gia nhập: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), đàm phán ra
nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO).
Hội nhập Quốc tế, Việt Nam có điều kiện thâm nhập thị trường Quốc tế, đồng thời có tiếng
nói bình đẳng trong việc thảo luận về các chính sách thương mại thế giới, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp trong nước tiếp cận dần với các tiêu chuẩn Quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Theo đó, thị trường viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam sẽ hoàn
toàn mở cửa trong một thời gian sắp tới. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công
nghệ thông tin trong nước đang tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và cũng đã đến thời điểm thị
trường sẽ có thêm các nhà cung cấp nước ngoài.
Trong khi đó, dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin nói riêng đang
trở thành lĩnh vực xuất khẩu mới đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, dịch vụ và nhất là dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin là lĩnh vực
được Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển và xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị sản phẩm
quốc gia cũng như mang lại ngoại tệ cho đất nước.
Trong bối cảnh đó, các câu hỏi đặt ra là:
i) Tại sao cần phải thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm?
ii) Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của Việt Nam trong thời gian qua ra
sao?
iii) Liệu Việt Nam có thể đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm không?
Nếu có thì cần phải thực hiện những biện pháp gì?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn mang tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng là cần phải
nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống, từ đó rút ra những giải pháp cho xuất khẩu dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin, do đó, vấn đề: “Xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và Công
nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp Cao học ngành kinh tế đối ngoại.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.1. Công trình nghiên cứu nƣớc ngoài:

(1) Đề cập đến những vấn đề chung về dịch vụ, Vào những thập niên 30 của thế kỷ 20, Allan
Fisher và Colin Clark (1931) là những người đầu tiên nghiên cứu và có những quan điểm về
phân chia ngành dịch vụ bao gồm 3 ngành: ngành thứ nhất, ngành thứ hai và thứ ba. Clark định
nghĩa ngành kinh tế thứ ba này là các dạng hoạt động kinh tế không được liệt kê vào ngành thứ
nhất và thứ hai. Định nghĩa này đã phản ánh việc từ lâu ngành thứ ba, tức là dịch vụ, được coi
như là phần dôi ra của nền kinh tế trong khi ngành sản xuất chế tạo được hiểu như là nền tảng
của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
(2) Quan điểm về dịch vụ của chính phủ Mỹ trong cuốn sách “Services - The Export of the 21st
century” của các tác giả: Joe Reif và Janet Whittle (1997).
2.2. Công trình nghiên cứu trong nƣớc:
(1) Về định nghĩa ngành dịch vụ, từ điển Bách khoa Việt Nam quan niệm dịch vụ là những
hoạt động có tính chất phục vụ.
(2) Về thương mại dịch vụ, bài báo nhan đề: “Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của GS.TS Hồ Văn Vĩnh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí
Cộng sản số 108 năm 2006
(3) Đề tài cấp Bộ Thương mại, Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu và giải pháp
đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (2002).
(4) Tác giả Nguyễn Duy Nghĩa (2007) chỉ ra một cách cụ thể hơn về vai trò của xuất khẩu
dịch vụ trong GDP.
(5) Báo cáo: “Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam - Báo cáo cuối cùng” do nhiều tác
giả thuộc Dự án Mutrap III (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên).
(6) Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn
tới năm 2025” do nhóm tác giả thuộc Dự án Mutrap III thực hiện năm 2010.
(7) Về Thương mại dịch vụ quốc tế, cuốn sách “Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình
luận của người trong cuộc” (2009) do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú chỉ đạo biên
soạn.
(8) Đề tài: Xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập KTQT (2009), Đề tài cấp
ĐHQG Hà Nội do PGS.TS. Hà Văn Hội làm chủ nhiệm đề tài.
(9) Về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, các tác giả Nguyễn Thị Nhiễu
(2007), Nguyễn Duy Nghĩa (2008).

(10) Bài báo: “Phát triển thị trường dịch vụ phần mềm: Còn nhiều bất cập”, đăng trên website:
www.vovnews.vn ngày 20/10/2007.
(11) Bài viết “Tập trung thúc đẩy dịch vụ CNTT”, đăng trên website: www.ict-
industry.gov.vn ngày 01/12/2009.
(12) Bài báo:“Phát triển dịch vụ CNTT Việt Nam: Cần sớm định hướng” đăng trên website:
www.vietnamnet.vn ngày 10/10/2007 trích cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ
trưởng Vụ Công nghiệp CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông.
(13) Bài báo: “Viễn thông Việt Nam tăng tốc trong thời hội nhập” đăng trên website:
www.vietnamnet.vn ngày 21/01/2008, bài báo tổng hợp các ý kiến phỏng vấn ông Lê Nam Thắng, thứ
trưởng bộ Thông tin và Truyền thông.
(14) Bài viết của TS. Nguyễn Thành Phúc - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược BCVT và
CNTT (nay là Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông) với nhan đề “Viễn thông & Internet
Việt Nam hướng tới năm 2010” đăng trên website: www.niics.gov.vn.
(15) Bài Viết của GSTS Đỗ Trung Tá nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT có nhan đề: “Sự phát triển
của BCVT&CNTT về việc tham gia WTO” được đăng trên website: www.niics.gov.vn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ thực trạng xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và
xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu các
dịch vụ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn thông - Công nghệ
thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và xuất khẩu phần mềm trong
bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đầy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm

của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian, luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam và quốc tế kể từ năm 1996.
Về nội dung: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ hoạt động xuất khẩu của toàn khu vực dịch
vụ, tất cả các nội dung về sản xuất, kinh doanh của ngành viễn thông và công nghệ thông tin mà
chỉ giới hạn:
i) Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông.
ii) Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu phần mềm
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng để phân tích hoạt động của ngành viễn
thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong sự vận động và phát triển của nó.
Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh được luận
văn sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh đó, phương pháp case study được sử dụng nhằm phân tích hoạt động xuất khẩu dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam với một số nước nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
 Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ
thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
 Thông qua việc phân tích và đánh giá xuất khẩu dịch Viễn thông và gia công xuất khẩu phần
mềm của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại của
hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm Việt Nam trong thời gian qua.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch viễn thông và gia công xuất khẩu
phần mềm của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn.
Luận văn được kết cấu thành 3 chương với các nội dung tổng quát của từng chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.

Chương 2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của Việt Nam.
Chương 3. Định hướng và giải pháp xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập WTO.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ
PHẦN MỀM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO

1.1. Khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến dịch vụ viễn thông và dịch vụ phần mềm
1.1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ
“Dịch vụ là những hoạt động tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể,
nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người”.
1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ viễn thông
Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
1.1.1.3. Khái niệm về dịch vụ công nghệ thông tin
"Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội".
1.1.2. Các khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm
1.1.2.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ
Thương mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong
nước với pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại. Xuất, nhập khẩu dịch vụ
theo 4 phương thức sau: i) Cung cấp dịch vụ qua biên giới, ii) Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ,
iii) Hiện diện thương mại, iv) Hiện diện thể nhân
1.1.2.2. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông cũng được thực hiện theo 4 phương thức như đã nêu trên:
i) Cung cấp dịch vụ qua biên giới, ii) Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, iii) Hiện diện thương

mại, iv) Hiện diện thể nhân.[37]
1.1.2.3. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Hoạt động xuất khẩu phần mềm phải được hiểu là xuất khẩu cả sản phẩm lẫn dịch vụ phần
mềm.
Các hình thức xuất khẩu phần mềm: Xuất khẩu phần mềm được tiến hành dưới bốn hình thức:
gia công phần mềm xuất khẩu, xuất khẩu phần mềm đóng gói, xuất khẩu phần mềm tại chỗ và xuất
khẩu lao động phần mềm.
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm
1.2.1. Tăng trƣởng kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ trên thế giới
Trước hết, tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới đã làm cho chất lượng
cuộc sống ngày càng được cải thiện. Nhu cầu về sử dụng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia
tăng.
Tăng trưởng dân số cũng là nhân tố làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó cầu về các
sản phẩm dịch vụ tăng lên.
1.2.2.Tự do hóa và mở cửa thị trƣờng dịch vụ khuôn khổ GATS/WTO
Tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới chính sách xuất
khẩu dịch vụ của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ đòi
hỏi phải cải thiện khuôn khổ thể chế cho quá trình ra quyết định của Nhà nước.
1.2.3. Xu hƣớng xuất khẩu dịch vụ trên thế giới
Thể chế kinh tế thị trường mở đang và sẽ là xu thế nổi bật, có tính toàn cầu và có tác động to lớn
tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
1.2.4. Những rào cản đối với xuất khẩu dịch vụ
Thứ nhất, các rào cản liên quan đến các quy định quốc tế về cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, các rào cản cơ cấu đối với dịch vụ do sở hữu Nhà nước tạo ra.
Thứ ba, các rào cản pháp lý đối với dịch vụ.
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của một số quốc gia trên thế
giới
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Trung Quốc
Vai trò của các công ty nước ngoài trong ngành chế tạo thiết bị viễn thông Trung Quốc thể
hiện ở chỗ họ đóng vai trò nổi trội trong xuất khẩu các sản phẩm này của Trung Quốc. Sự tăng

vọt về xuất khẩu các thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan của Trung Quốc bị chi phối
chủ yếu bởi các công ty nước ngoài hơn là bởi các công ty của Trung Quốc. Trong năm 2005,
tổng trị giá xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc đạt 218 tỷ USD, trong đó thiết bị viễn
thông và các sản phẩm liên quan chiếm một phần ba.
Nói theo cách khác, trong câu chuyện về ngành công nghiệp thiết bị viễn thông của Trung
Quốc chỉ có sự đóng góp một phần từ sự nổi lên của các công ty Huawei và ZTE, đặc biệt là khi
tính theo trị giá. Trong khi bộ đôi này có thể đang thực hiện được một sự tiến bộ mạnh mẽ trên
thị trường quốc tế, nhưng cuộc sống trong nước đối với họ vẫn không hề dễ chịu. Câu chuyện
chính ở đây vẫn là sự chuyển dịch của các bộ phận sản xuất thiết bị viễn thông của thế giới sang
Trung Quốc, cũng với những lý do chi phí thấp rất quen thuộc như trong các lĩnh vực hàng điện
tử tiêu dùng, đồ chơi và lĩnh vực hàng công nghiệp nhẹ của thế giới đã từng xảy ra trước đây.
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất phầm mềm của Ấn Độ
Có thể thấy ngành công nghệ phần mềm Ấn Độ phát triển rất cân đối, ưu tiên xuất khẩu
nhưng không quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Đây là một thành công mà không phải quốc gia nào
cũng đạt được.
1.3.2.2. Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
a) Quy mô xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
Chính nhờ đầu tư đúng hướng cho sản xuất phần mềm, Ấn Độ đã giành được vị thế đáng nể
trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm tăng đều đặn qua các năm.
b) Thị trường xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
Trong các thị trường chính của Ấn Độ, Mỹ luôn đứng vị trí số 1. Đứng ở vị trí thứ hai là thị
trường. Kim ngạch xuất sang các nước châu Âu khác chỉ đạt 9%, trong đó lớn nhất là Đức, rồi
đến Bỉ, Hà Lan. Kim ngạch xuất sang các nước còn lại cộng lại chỉ được 6%.
c) Về cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu phần của Ấn Độ
Về cơ quan quản lý xuất nhập khẩu phần mềm và dịch vụ: Quản lý xuất nhập khẩu là Ngân
hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India - RBI). Thống kê và công bố số liêu xuất nhập khẩu
là RBI.
Thủ tục xuất nhập khẩu:
Bất cứ nhà xuất khẩu hàng hóa hoặc phần mềm dưới dạng hữu hình hoặc thông qua bất cứ

hình thức nào, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ, ngoại trừ Nepal và Bhutal,
phải cung ứng cho các cơ quan quản lý bản kê khai hàng hóa với đầy đủ các chi tiết một cách
đúng đắn và trung thực bao gồm trị giá toàn bộ hàng hóa hoặc phần mềm xuất khẩu.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ PHẦN MỀM CỦA VIỆT
NAM

2.1. Tổng quan về tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông và phần mềm của Việt Nam trong
những năm gần đây
2.1.1. Tình hình cung cấp các dịch vụ viễn thông
Trong 10 năm trở lại đây, ngành phần mềm nói chung và ngành viễn thông Việt Nam nói
riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Những khái niệm về viễn thông mới bắt đầu ra đời.
Đến năm 2000, cả nước mới có khoảng 3 triệu thuê bao điện thoại (đạt mật độ 3,5 máy trên
100 dân).
Cho đến nay ở Việt Nam viễn thông đã đi vào từng gia đình ở khắp ngõ ngách bản làng, nằm
trong bàn tay của mỗi người không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác. Và quan trọng, giá đã rẻ hơn
rất nhiều so với 10 năm trước. Một khái niệm mới được kiên trì thực hiện, trên bản đồ viễn thông
quốc tế, Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh thứ 2 thế giới. Tính đến cuối năm 2011, tổng số
thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng là 162,88 triệu, trong đó di
động chiếm 91,2%, đạt 189 máy/100 dân.
Trong những năm phát triển vừa rồi, trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực
viễn thông, nhiều chính sách quản lý đã được xây dựng để đón đầu và đuổi kịp sự phát triển ấy
đã giúp cho ngành viễn thông Việt Nam đã có được một hành lang pháp lý khá đầy đủ.
2.1.2. Tình hình sản xuất phần mềm của Việt Nam
2.1.2.1. Doanh thu từ sản xuất và cung cấp phần mềm của Việt Nam
Theo Sách trắng CNTT 2012, quy mô ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay:
- Có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, tăng gần sáu lần so với năm 2000, với tổng số lao động
ngành công nghiệp phần mềm đạt gần 79.000 người (phân nửa là ở TP.HCM). Một số doanh nghiệp có
trên 1.000 lao động.

- Tổng doanh thu ngành công nghiệp phần mềm năm 2011 chỉ đạt 1.170 triệu USD (tăng
trưởng khiêm tốn 10%).
- Cả nước hiện có bảy khu công nghiệp phần mềm tập trung đang hoạt động với tổng quỹ đất
hơn 738.000m2, trong đó có 499 doanh nghiệp CNTT (279 doanh nghiệp trong nước và 220
doanh nghiệp nước ngoài).
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cao nhưng xuất phát điểm thấp nên quy mô công nghệ phần
mềm nước ta vẫn còn rất nhỏ bé, chưa thu hút được đầu tư từ các công ty phần mềm quốc tế lớn.
2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
2.2.1. Tình hình xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Trong ngành viễn thông hoạt động xuất khẩu dịch vụ thường được áp dụng theo phương thức 1:
cung ứng dịch vụ qua biên giới. Trong đó hầu hết là xuất khẩu dịch vụ viễn thông. Trong ngành
viễn thông có một nghịch lý là những nước có ngành viễn thông phát triển thường rơi vào vị trí là
nước nhập khẩu dịch vụ viễn thông. Đó là do ngành viễn thông phát triển sẽ khuyến khích người
dân sử dụng dịch vụ viễn thông quốc tế nhiều hơn và như vậy tiền thuê mạng đường trục và các
dịch vụ liên quan từ các nước khác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, cước viễn thông sẽ giảm tương đối so
với các quốc gia khác như vậy chi phí phải trả để sử dụng mạng đường trục của các nước khác lớn
hơn doanh thu từ khách tiêu dùng trong nước và nhập siêu dịch vụ viễn thông tất yếu phải xảy ra.
Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại), trong mấy năm gần đây, do chính sách của
Chính phủ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, một số các doanh nghiệp Viễn thông của Việt Nam
đã tích cực đầu tư ra nước ngoài, thành lập các công ty cung ứng dịch vụ viễn thông cho nước sở
tại. Năm 1987, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) hợp tác với Australia để
thiết lập dịch vụ điện thoại quốc tế. Tháng 3 năm 2010, VNPT Global, đơn vị thành viên của
VNPT vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác hai bên thông qua việc ST Telemedia mua 10% cổ
phần của VNPT Global. Công ty VNPT Global đi vào hoạt động từ năm 2008 với ba cổ đông sáng
lập là những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông bao gồm: Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Thông tin Di động (VMS/MobiFone), Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam (VNPost). Cho đến nay, VNPT Global đã thành lập 5 công ty con hoạt động trong
lĩnh vực viễn thông tại: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapo, Cộng hoà Sec. VNPT Global cũng đã thành
lập 3 POP tại Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapo để kết nối tuyến cáp biển AAG của VNPT, góp phần
vươn rộng mạng lưới viễn thông của Tập đoàn VNPT ra toàn thế giới.

Bên cạnh đó, tại Phnôm Pênh (Campuchia), Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông
(Sacom), một thành viên của VNPT cũng đã ký hợp đồng góp 49% vốn (tương đương 7,99 triệu
USD) vào Công ty Pacific Communications (PCP - Campuchia). Sacom và PCP sẽ cùng nhau
hợp tác xây dựng mạng truyền thông, khai thác dịch vụ viễn thông tại Campuchia gồm các dịch
vụ viễn thông quốc tế, Internet, dịch vụ cố định và các dịch vụ gia tăng. Trước mắt, Sacom và
PCP sẽ hợp tác lắp đặt 2 đường truyền dẫn quốc tế, dung lượng 2,5 Gbps, nối Việt Nam (từ An
Giang và Tây Ninh) với Campuchia để xây dựng thành đường trục quốc gia về viễn thông quốc
tế cho Campuchia.
So với thế giới, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chậm hơn nhiều, nhưng trong hoàn cảnh cụ
thể, lại có thể nói, viễn thông Việt Nam ra nước ngoài khá sớm. Từ giữa năm 2006, khi thị
trường trong nước mới bước vào thời kỳ bùng nổ, chỗ đứng thương trường chưa phải đã thật
vững vàng, thì những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp đầu tư viễn thông ra nước ngoài đã được
thực hiện. Và đó lại là doanh nghiệp có cách làm viễn thông không giống ai.
Tập đoàn Viettel được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia.
Tổng vốn đầu tư là 1.060.366 USD, để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ
VoIP cung ứng dịch vụ điện thoại đường dài đi và đến trong phạm vi thị trường Campuchia và
các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Trong năm 2010, Viettel đã thực hiện ít nhất 3 thương vụ mua bán tại nước ngoài. Hồi đầu
năm, Viettel đã bỏ khoảng 300 triệu USD để sở hữu trên 60% thị phần của mạng di động
Teletalk tại nước Bangladesh. Tiếp đó, Viettel chi thêm 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần
của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hòa Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Đồng
thời, hãng cũng thắng thầu trị giá 28,2 triệu USD tại thị trường Mozambique.
Sau Viettel đến lượt MobiFone tính chuyện "xuất khẩu" dịch vụ di động ra nước ngoài. Đây là
xu hướng tất yếu trong bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam đang tiệm cận ngưỡng bão hòa.
Theo Chủ tịch MobiFone - Lê Ngọc Minh, trong thời gian ngắn nữa, hãng sẽ tiến hành đầu tư
ra thị trường nước ngoài, thông qua việc liên kết, liên doanh với đối tác ngoại. Để thực hiện tham
vọng này, MobiFone đã triển khai kế hoạch tổng thể như đào tạo nhân lực, duy trì tốc độ phát
triển 25-30% một năm.
Trước đó, Viettel cũng bày tỏ tham vọng lọt top 10 thế giới trong việc đầu tư nước ngoài về
viễn thông. Sau một thời gian "làm mưa làm gió" trên thị trường viễn thông Lào, Campuchia,

Viettel đang đặt mục tiêu sẽ chiếm thị phần lớn tại Haiti, Mozambique và Peru.
Vậy là, viễn thông Việt Nam đã đi qua một bước chuyển rất dài, từ là đối tượng tiếp nhận
sang người đi đầu tư. Không chỉ đơn thuần là đầu tư nước ngoài, xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
Việt Nam đã “xuất khẩu” một khái niệm của riêng mình.
2.2.2. Tình hình xuất khẩu phần mềm
Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trong thời gian qua mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả
về lượng và chất, song kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm và thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn
chế chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng từ các chính sách ưu tiên phát triển của Nhà
nước.
2.2.2.1. Về phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu phầm mềm của Việt Nam trong thời gian qua được thực hiện theo ba phương thức:
(i) Cung cấp phần mềm cho các tổ chức cá nhân nước ngoài. (ii) Thành lập Trung tâm sản xuất
phầm mềm ở nước ngoài. (iii) Xuất khẩu lao động phần mềm. Trong đó, phương thức xuất khẩu
phần mềm qua biên giới vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Về sản phẩm: hình thức gia công phần mềm cho nước nước ngoài vẫn là chủ yếu.
2.2.2.2. Về quy mô xuất khẩu
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài,
ngành công nghiệp phần mềm trong 10 năm gần đây đã có sự bứt phá ngoạn mục. Nếu như năm
2002 doanh thu phần mềm chỉ ở mức khiêm tốn 100 triệu USD thì sau 8 năm con số này đã tăng
tăng gấp hơn 10 lần đạt 1,064 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế nên lĩnh vực phần mềm tuy không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như trước, nhưng
doanh thu vẫn đạt 1,174 tỷ USD tăng trưởng 10% so với năm 2010. Các dịch vụ phần mềm như
gia công phần mềm (ITO), gia công quy trình kinh doanh (BPO), hạ tầng trung tâm dữ liệu, dịch
vụ hosting, dịch vụ ứng dụng trên nền điện toán đám mây, các dịch vụ ứng dụng trên điện thoại
di động, ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, đang ngày càng phát triển tại thị trường trong
nước, cũng như thu hút các hợp đồng gia công cho nước ngoài. Đặc biệt, trong những năm gần
đây, dịch vụ cung cấp giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống đã tăng trưởng mạnh dẫn đến
quy mô doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng bình quân trên 35%/
năm.
Hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Kim

ngạch xuất khẩu phần mềm của Việt Nam năm 2002 mới đạt khoảng 20 triệu USD, đến năm
2007, con số này đã đạt 180 triệu USD, tăng 8 lần trong vòng 5 năm. Tốc độ tăng trưởng xuất
phần mềm giai đoạn 2002-2007 đạt bình quân 55%/ năm. Tuy nhiên, năm 2008 và 2009, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh thu xuất khẩu phần mềm bị suy giảm mạnh, chỉ
đạt 131 triệu USD năm 2008 và 130 triệu USD năm 2009. Đến năm năm 2010, hoạt động xuất
khẩu phần mềm có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh trở lại với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
355 triệu USD, tăng 5 lần so với năm 2005 và chiếm khoảng 35% tổng doanh thu phần mềm cả
nước.
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
Các thị trường xuất khẩu phần mềm chính của Việt Nam là Nhật Bản và Bắc Mỹ. Thị trường
Mỹ tuy lớn nhưng rất khó thâm nhập. Vì thế, rất nhiều doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp có
mối quan hệ riêng với những gia đình Việt kiều tại Mỹ, đang quay sang tập trung vào thị trường
Tây Âu và Nhật, trong đó ưu tiêu số một là Nhật bởi Việt Nam và Nhật có khá nhiều điểm tương
đồng do cùng thuộc châu Á.
2.2.2.4. Nguồn lực công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm
Riêng tổng lao động trong ngành phần mềm đạt gần 79.000 lao động năm 2011, tăng khoảng
38% so với năm 2008. Năng suất lao động bình quân toàn ngành phần mềm và dịch vụ cũng đạt
khá cao và có mức tăng trưởng khá, năm 2011 đạt 14.855 USD/lao động, nhưng với các doanh
nghiệp có thâm niên cung cấp dịch vụ cho nước ngoài thì mức doanh thu đạt trên
20.000USD/người/năm, đặc biệt đối với lĩnh vực tích hợp hệ thống doanh thu đạt trên
30.000USD/người/năm.
Số lượng và chất lượng doanh nghiệp làm phần mềm của Việt Nam gia tăng đáng kể trong
thời gian qua. Nếu như năm 2000 Việt Nam chỉ có khoảng 170 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này, thì sau 5 năm con số này đã tăng lên 400 doanh nghiệp vào năm 2005. Theo thống
kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2010 có khoảng 1.000 doanh nghiệp đang sản xuất
phần mềm. Việt Nam đã có một số doanh nghiệp phần mềm có quy mô trên 1.000 người như
FPT Information Systems, TMA, PSV, , đặc biệt FPT Software đã có trên 3.500 lao động. Đến
cuối năm 2010, cả nước đã có 02 doanh nghiệp đạt chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế CMMi
cấp 5, và hàng chục công ty có chứng chỉ CMMi cấp 4, CMMi cấp 3 hoặc ISO-9001.
Tuy vậy, số công ty có hoạt động xuất khẩu phầm mềm và đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất

khẩu phần mềm còn khá ít. Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm và dịch phần mềm Việt Nam
(VINASA), hiện nay cả nước có khoản 150 công ty có hoạt động xuất khẩu phầm mềm, nhưng
doanh thu xuất khẩu chủ yếu tập trung từ các công ty có qui mô khá lớn như: FPT, CSC, GCS,
Harvey Nash, Pyramid Consulting VN, TMA. Theo khảo sát của Hội tin học thành phố Hồ Chí
Minh (HCA), sáu công ty này chiếm hơn 90% trị giá xuất khẩu phần mềm của cả nước.
2.3. Đánh giá về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
2.3.1. Đối với xuất khẩu dịch vụ viễn thông
2.3.1.1. Về quy mô và cơ cấu xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong thời gian đã có sự khởi sắc. Tuy
nhiên, qua phân tích ở trên cho thấy: dịch vụ viễn thông của Việt Nam tham gia hoạt động xuất
khẩu còn yếu, doanh thu của xuất khẩu chưa nhiều. Cụ thể:
Thứ nhất, Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong
toàn ngành dịch vụ.
Thứ hai, quy mô xuất khẩu dịch vụ viễn thông nói chung còn rất nhỏ khi xét trên các góc độ
khác nhau. .
Thứ ba, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu dịch vụ viễn thông còn một số bất hợp lý và chuyển dịch
chậm.
2.3.1.2. Về chính sách thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Đối với lĩnh vực Viễn thông: Thực hiện việc cân đối lại giá cước dịch vụ viễn thông và Internet trên cơ
sở giá thành và quan hệ cung cầu trên thị trường.
Đồng thời, với chính sách chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng, mạng viễn thông
Việt Nam hiện nay đã được số hoá 100% với trình độ công nghệ ngang bằng với các nước trong
khu vực, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền thống như điện thoại, fax và cung cấp các dịch vụ
mới như điện thoại di động, truyền số liệu và hình ảnh, internets với chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Nhà nước, cho phép nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường để tạo điều
kiện cạnh tranh lành mạnh.
2.3.2. Đối với xuất khẩu phần mềm
2.3.2.1. Về quy mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu
- Về quy mô xuất khẩu: mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao song kim ngạch xuất khẩu
phần mềm còn khá nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu

dịch vụ cả nước và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành phần mềm
truyền thông.
- Về sản phẩm và thị trường xuất khẩu: Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là phần
mềm gia công với giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp thấp hơn nhiều so với phần mềm đóng gói.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu ở Mỹ và Nhật bản. Đây là thị trường mà
các doanh nghiệp Việt Nam thua kém rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và
Ấn Độ.
Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp có quy mô lớn và đạt các tiêu chuẩn về quản
lý chất lượng quốc tế.
Thứ hai, nguồn nhân lực làm phần mềm của Việt Nam còn thiếu và yếu.
Thứ ba, ngành phần mềm Việt Nam chưa hình thành được một kênh thông tin quảng bá, xúc
tiến thương mại chuyên nghiệp ở nước ngoài, thiếu các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về
công nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Thứ tư, do hoạt động xuất nhập khẩu phần mềm có nhiều đặc thù khác với hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thông thường nên hiện nay các cơ quan chức năng như Bộ Thông
tin và truyền thông, Bộ Công thương, Tổng cục thống kê hay Tổng cục Hải quan vẫn chưa có các
qui định quản lý cũng như việc cung cấp thông tin xuất nhập khẩu phần mềm.
Thứ năm, mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành phần mềm và xuất
khẩu phần mềm nhưng việc triển khai những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến việc thực
thi chính sách chậm.
2.3.2.2. Về chính sách xuất khẩu phần mềm
Được coi là một trong những lĩnh vực có khả năng tạo ra đột phá cho đất nước, tạo bước đà
cho nhiều ngành phát triển và hội nhập, phần mềm Việt nhiều năm qua đã thu hút được sự quan
tâm khá lớn của không chỉ cộng đồng mà cả những người làm chính sách.
Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự thành
công của công nghiệp phần mềm.
Cho đến nay cũng đã có khá nhiều văn bản pháp quy (bao gồm các luật và các loại văn bản
khác) được ban hành, đã tạo nên những hành lang pháp lý cơ bản, những định hướng và những
biện pháp hành động cụ thể nhằm điều chỉnh và thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT &

CNPM, tạo điều kiện để từng bước phát triển kinh tế trí thức, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phục vụ công tác quốc phòng, an ninh, phục vụ hội nhập sâu rộng với quốc tế.
CNTT và truyền thông đã được phát triển và từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của
nước ta.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật chưa bắt kịp với nhu cầu phát
triển và thực tiễn đối với ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, dẫn đến những thách thức cho
phát triển của ngành công nghiệp phần mềm của nước ta.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp phần mềm chưa được hưởng lợi từ các chính sách đó để
phát triển. Trừ những đãi ngộ quá nhỏ về thuế, doanh nghiệp phần mềm gần như không được
hưởng lợi ích gì từ hàng loạt chính sách, đề án với mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ ngành tăng trưởng
trong suốt 10 năm qua như ưu đãi mặt bằng, chính sách tạo thị trường từ cấp quản lý. Thiếu thị
trường, khó khăn về mặt bằng cũng là hai trong những vấn đề bức xúc nhất mà nhiều doanh
nghiệp phần mềm gặp phải và kỳ vọng nhiều ở sự hỗ trợ của chính sách trong thời gian qua.

CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIÊN THÔNG
VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH CỦA VIỆT NAM

3.1. Xu hƣớng phát triển của dịch vụ viễn thông và phần mềm trong thời gian tới.
3.1.1. Về xu hƣớng phát triển của viễn thông
Một là, giao tiếp 40 và 100 Gigabit Ethernet (GE)
Hai là, kênh quang hội tụ và mạng Ethernet
Ba là, an ninh mạng
Bốn là, điện toán đám mây
Năm là, mạng LTE
Sáu là, truyền dẫn cho di động
Bảy là, đa dạng dữ liệu
Như vậy, khi hội nhập vào thị trường quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Các quy định trong hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các cam kết của Việt Nam với các nước trong quá trình đàm

phán gia nhập WTO sẽ là những thách thức khó nhất từ trước đến nay cho ngành viễn thông Việt
Nam.
3.1.2. Xu hƣớng phát triển của công nghệ phần mềm
Trong những năm gần đây, thị trường thế giới có xu hướng tăng cầu về gia công sản phẩm
phần mềm. Tính đến năm 2012, nhu cầu gia công phần mềm của thế giới cần đến khoảng hơn ba
triệu lập trình viên.
Căn cứ vào xu hướng biến động của thị trường phần mềm thế giới và năng lực cạnh tranh của
phần mềm Việt Nam, có thể dự báo được triển vọng phát triển của hoạt động xuất khẩu phần
mềm nước ta.
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập WTO
3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, dịch vụ xuất khẩu chính là viễn thông, hiện nay Việt
Nam đã có trang bị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, tuy nhiên giá cước viễn thông
của ta vẫn còn cao, sản phẩm dịch vụ xuất khẩu kém cạnh tranh. Trong thời gian tới, các biện
pháp cụ thể để tăng cường xuất khẩu các dịch vụ viễn thông cần được thực hiện là:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của viễn thông trong mọi ngành kinh tế quốc
dân, an ninh, quốc phòng và nâng cao năng lực sử dụng viễn thông thông qua các hình thức
tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về viễn thông trên Internet và các phương tiện thông tin
đại chúng.
Thứ hai, nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển viễn thông
- Đối với xã hội: Ban hành chính sách đầu tư của Nhà nước cho ứng dụng viễn thông, các
chính sách thu hút sự tham gia rộng rãi của các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ, các công ty trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển viễn thông.
- Đối với các doanh nghiệp viễn thông trong nước cần có chính sách thuế, tài chính, ưu đãi
đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm quản trị doanh nghiệp; chính sách đặc biệt
khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng viễn thông, chính sách sử dụng các
sản phẩm, dịch vụ trong nước trong các dự án ứng dụng viễn thông của Chính phủ.
Thứ ba, huy động các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để thực hiện từng phần các
chương trình trọng điểm

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực cho viễn thông.
Thứ năm, nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai của các cơ sở nghiên cứu về viễn thông.
Thứ sáu, hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng viễn thông.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế.
Thứ tám, phát triển thị trường viễn thông.
Thứ chín, về đầu tư phát triển mạng lưới.
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm
Việt Nam được được các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trên thế giới đánh giá cao về tiềm
năng phát triển ngành Công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm. Để thúc đẩy tăng trưởng
trong xuất khẩu phần mềm tương xứng với tiềm năng của nó, ngành phần mềm cần thực hiện
một số giải pháp sau:
3.2.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô
a) Thiết lập môi trường pháp lý và môi trường đầu tư thuận lợi cho sự phát triển của các
doanh nghiệp phần mềm
b) Nhóm giải pháp tạo nguồn hàng xuất khẩu
Để đẩy mạnh xuất khẩu cần phải có nguồn hàng dồi dào, phong phú, đáp ứng được các tiêu
chuẩn xuất khẩu.
-Tăng cường đầu tư cho xuất khẩu
- Giải pháp quy hoạch
c) Các giải pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.
- Tín dụng xuất khẩu
- Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu cho doanh nghiệp phần mềm xuất khẩu có thể thực hiện trực tiếp thông qua
thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế hoặc giá cả các dịch vụ đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu.
d) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp phần mềm
e) Nhóm biện pháp thể chế tổ chức
f) Đào tạo nguồn nhân lực, các chuyên viên phần mềm
3.2.3.2. Nhóm giải pháp tầm vi mô
Các giải pháp vĩ mô đưa ra ở phần trên sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi và an toàn có tác
dụng khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong nước, cũng như thúc

đẩy xuất khẩu những sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt Nam.
a) Đẩy mạnh hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Thông tin nghiên cứu thị trường là cơ sở để lên các kế hoạch sản xuất hàng hoá và cung cấp
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi khách hàng.
Các doanh nghiệp cần xác định một nội dung nghiên cứu cụ thể bắt đầu bằng việc xác định
một thị trường định hướng. Khi xác định thị trường định hướng doanh nghiệp cần phải trả lời
những câu hỏi sau:
- Đâu là thị trường triển vọng nhất cho các sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp?
- Lĩnh vực sản phẩm phần mềm nào là phù hợp với doanh nghiệp nhất?
- Khả năng dung lượng thị trường là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp cần phải tiến hành những biện pháp gì để thâm nhập?
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu chi tiết thị trường định hướng bao gồm
các yếu tố sau.
- Nghiên cứu khách hàng
- Nghiên cứu sản phẩm phần mềm của công ty
- Nghiên cứu quy mô thị trường
- Nghiên cứu môi trường cạnh tranh
- Nghiên cứu hệ thống phân phối
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
b) Thực hiện các quy trính sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng các công nghệ sản
xuất hiện đại trên thế giới
Chất lượng là yếu tố đấu tiên và quan trọng nhất để tạo nên uy tín cho sản phẩm và doanh
nghiệp. Nó quyết định sự thoả mãn của khách hàng và đem lại những mối quan hệ kinh doanh tốt
cho doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm phần mềm được xem xét ở các khía cạnh
- Khả năng thực hiện tốt các chức năng, công dụng
- Khả năng sử dụng dễ dàng
- Có các dịch vụ hỗ trợ kèm theo (cài đặt, hướng dẫn, vận hành và chuyển giao công nghệ)
- Thứ nhất, là phải nâng cao nhận thức trong toàn doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ lập trình
viên, các chuyên gia phần mềm.

- Thứ hai, phải nâng cao trình độ chuyên môn của các lập trình viên
- Thứ ba, thực hiện nghiêm túc các quy trình giám sát, kiểm tra chất lượng để sản phẩm sản
xuất ra đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn về quốc tế như ISO 9001, EN.
- Thứ tư, thực hiện nghiêm túc và chạy thử chương trình các phần mềm đã được thiết kế và
lắp đặt.
- Thứ năm, thường xuyên đầu tư nghiên cứu để nâng cấp các chương trình phần mềm đã được
thương mại hoá, vì tính cạnh tranh trong ngành ngày một cao, các phiên bản mới (version) liên
tục ra đời. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn cần phải thực hiện các dịch vụ sau bán và duy trì các
mối quan hệ tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng cường khả năng thoả mãn nhu cầu của khách
hàng khi sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
c) Đa dạng hoá các danh mục sản phẩm
d) Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu
Thâm nhập thị trường sẽ thực hiện qua các bước.
- Nghiên cứu thị trường.
- Xác định phương thức thâm nhập thị trường.
- Thực hiện việc quảng cáo xúc tiến và tổ chức phân phối, cung cấp dịch vụ sau bán.
- Nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường xuất khẩu.
e) Giải pháp về xúc tiến thương mại quốc tế
Xúc tiến là một trong 4P của Marketing Mix. Mục đích chính của hoạt động xúc tiến hỗ trợ
kinh doanh là; tăng cường khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
trên thị trường và truyền đạt những thông tin sản phẩm đến khách hàng.
- Hoạt động quảng cáo
- Quan hệ công chúng
- Hội trợ triển lãm
- Cuối cùng, doanh nghiệp phần mềm cũng cần nghiên cứu các chính sách khuyến mại, giảm
giá, chiết khấu, nhằm khuyến khích, động viên người tiêu dùng và các trung gian.
f) Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo, xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ năng
lực
g) Chủ động hợp tác quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu
Tóm lại, trong phần này, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, luận văn được chia ra một số hướng

giải pháp ở tầm vi mô. Để đạt được hiệu quả cao, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra được những giải
pháp hết sức cụ thể phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mình.

KẾT LUẬN

1. Những kết quả đạt đƣợc của luận văn
Trên cơ sở vận dụng quan điểm duy vật biện chứng để phân tích hoạt động của ngành Viễn
thông và Công nghệ thông tin Việt Nam trong sự vận động và phát triển của nó, kết hợp với
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh được luận văn
đã đạt được những kết quả sau đây:
 Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và Công nghệ
thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
 Thông qua việc phân tích và đánh giá xuất khẩu dịch Viễn thông và gia công xuất khẩu
phần mềm của Việt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại của
hoạt động xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và xuất khẩu phần mềm Việt Nam trong thời gian qua.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch Viễn thông và gia công xuất khẩu
phần mềm của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Những điểm còn hạn chế của luận văn
Do kiến thức và thời gian hạn chế, luận văn chưa đi sâu phân tích và làm rõ tác động của việc
hội nhập WTO tới xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.
Chưa có đủ số liệu cập nhật để so sánh kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Nếu có điều kiện, tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn để làm rõ những nhân tố
chủ yếu tác động đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, để
đưa ra kiến nghị thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các dịch vụ này.


References
Tiếng Việt

1) Allan Fisher và Colin Clark: Khu vực dịch vụ trong nền kinh tế.
2) Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (đồng chủ biên) (2007), “Phát triển khu vực dịch vụ”,
Nxb. Thống kê.
3) Bộ Công thương - Mutrap III (2009), “Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO, Bình
luận của người trong cuộc”, Nxb. Thống kê, Hà nội.
4) Hà Văn Hội (2009), “Xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Đề tài NCKH
cấp ĐHQGHN - QK08.09
5) Hà Văn Hội (2011), “Chính sách xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh
nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học Đại học quốc gia
HN (nhóm B).
6) Dương Huy Hoàng (2010), “Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành viên
của tổ chức thương mại thế giới”, Luận án tiến sỹ kinh tế.
7) Nguyễn Văn Hồng (2004), “Một số vấn đề về cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến
lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam”, Trường Đại học Ngoại thương chủ nhiệm đề tài,
Đề tài NCKH cấp Bộ.
8) Mutrap II - Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (2008), Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới, Giải thích các điều kiện gia nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
9) Mutrap III - Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (2009), Báo cáo: Chiến lược tổng thể
phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, Hà Nội.
10) Nguyễn Thị Nhiễu (2007), “Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ”, Tạp chí Cộng sản điện tử.
11) Nguyễn Duy Nghĩa (2007), Phát triển xuất khẩu dịch vụ: Những vấn đề đặt ra, Tạp chí
Thương mại, số 48/2007, tr.8-9.
12) Nguyễn Duy Nghĩa (2008), “Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Đề
tài NCKH cấp bộ.
13) Nguyễn Cẩm Tú cùng nhóm tác giả (2009), “Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO:
Bình luận của người trong cuộc”, Hà Nội.
14) Hồ Văn Vĩnh (2006) “Thương mại dịch vụ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí
Cộng sản điện tử, số 108.
15) Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông 2010, 2011.
16) Tổ chức Thương mại Thế giới - Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, “Biểu

cam kết cụ thể về dịch vụ và Danh mục miễn trừ tối huệ quốc”, Tài liệu của WTO số
WT/ACC/SPEC/VNM/8 và Add. 2 (WTO GATS Schedule Vietnam).
17) Tổ chức Thương mại Thế giới, “Các khía cạnh phát triển của Vòng đàm phán Đôha”,
Tài liệu của WTO số WT/COMTD/W/143/Rev.1 ngày 22 tháng 11 năm 2005.
18) UNCTAD. Greg McGuire (2002), “Thương mại dịch vụ - Tiếp cận thị trường, cơ hội và
thách thức đối với các nước đang phát triển từ quá trình tự do hóa”, New York và Geneva.
19) UNCTAD, “Thương mại dịch vụ và tác động tới phát triển”. Tài liệu số
TD/B/COM.1/62 ngày 16 tháng 12 năm 2003.
20) VNPT, “Chiến lược phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến
2030”.
21) WTO, Juan Marchetti, “Các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán dịch vụ tại
WTO (Developing countries in the WTO services negotiations)”, Tài liệu nghiên cứu của các cán
bộ WTO. Geneva 2006. Đăng trên www.wto.org.
22) WTO, Martin Roy, Juan Marchetti, Hoe Lim, “Tự do hóa dịch vụ trong thế hệ các Hiệp
định Ưu đãi Thương mại mới (PTAs): đi xa hơn GATS tới mức nào?”, Tài liệu nghiên cứu của
các cán bộ WTO. Geneva 2006. Đăng trên www.wto.org.
23) WTO, “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ”, Đăng trên www.wto.org.
Tiếng Anh
24) Joe Reif và Janet Whittle (1997), “Services - The Export of the 21
st
century”, USA.
25) Marshall Reinsdorf và Matthew Slaughter (2009), “International Trade in Services and
Intangibles in the Era of Globalization”, University of Chicago Press.
26) OECD (2006), “Structure and trends in international trade in services”
27) OECD (2007) “Statistics on International Trade in Services”, Vol 1, Vol 2.
Website
28)
29)
30)
31)

32)
33)
34)
35)
36) http:// www.wto.org



×