Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Nguyễn Thế Vượng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý kinh tế; Cán bộ quản lý; Hà Nội; Quản lý nhân sự.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung, quản lý kinh tế nói riêng,
đội ngũ cán bộ luôn có một vị trí vô cùng quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém”. Lời căn dặn của Bác đến nay còn nguyên giá trị
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công
đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Đây chính là nhân tố chủ yếu để Đảng ta giành
được thắng lợi trong sự nghiệp vẻ vang của mình suốt nhiều thập kỷ qua.
Trước đây, nước ta đã tồn tại khá lâu theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp;
ngày nay cơ chế đó không còn phù hợp nữa nên việc chuyển đổi cơ chế quản lý là một yêu
cầu cấp thiết có tính sống còn nhằm tạo ra bước phát triển mới cho đất nước.
Trong điều kiện mới, nếu chúng ta không chuẩn bị một đội ngũ cán bộ quản lý
(CBQL) được đào tạo và bồi dưỡng có chất lượng cao thì sẽ bị lúng túng bị động và không
giải quyết được rất nhiều vấn đề đang đặt ra. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta càng thấy rõ vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung và đội
ngũ CBQL nói riêng. Thực tế cho thấy, nơi nào đội ngũ CBQL năng động, tâm huyết và
có trình độ cao về quản lý, địa phương đó thường phát triển nhanh hơn.
Xây dựng đội ngũ CBQL giỏi sẽ giúp đất nước nắm bắt được các cơ hội trong điều
kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế tăng nhanh; đồng thời cũng giúp hạn chế
được những rủi ro và thách thức.
Rõ ràng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng CBQL là hết sức cấp thiết đối với các địa phương
nói chung, Hà Nội và huyện Đông Anh nói riêng.
Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020, quy hoạch tổng thể đã ưu tiên
đầu tư cho khu vực Bắc Sông Hồng. Tại đây, khu vực này sẽ hình thành một Hà Nội mới với
các khu vực: Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên
Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế -
xã hội của những huyện ngoại thành nói chung và huyện Đông Anh nói riêng.
Đông Anh là huyện nằm phía Bắc thủ đô Hà Nội, là một huyện giàu truyền thống văn
hóa, lịch sử, cách mạng với 24 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 23 xã và 1 thị trấn. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại
thành trong đó có Đông Anh cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hóa và đô thị hết
sức nhanh chóng.
Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và huyện, trong
đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động.
Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành như khu công nghiệp Thăng Long,
Nguyên Khê đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động địa phương. Trong thời
gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc
đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.
Bên cạnh đó, Đông Anh cũng là huyện phát triển các làng nghề truyền thống, các trung
tâm dịch vụ, thương mại, du lịch.
Sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện Đông Anh thời gian qua là do nhiều yếu tố, trong
đó có sự đóng góp của đội ngũ CBQL của Huyện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bộ
máy CBQL của huyện Đông Anh cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập trước những yêu cầu
mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền
còn bị buông lỏng ở nhiều khâu.
Vậy làm thế nào hạn chế được những khiếm khuyết, hạn chế yếu kém nói trên, cần
thiết phải có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của huyện Đông
Anh? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cần phải giải đáp kịp thời.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống này, trải qua thực
tế công tác cùng với kiến thức đã học tập được và những thực trạng đã, đang diễn ra trên địa
bàn huyện, học viên quyết định lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội " làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Do vai trò, vị trí và tính chất quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhất là CBQL, nên ở
Việt Nam đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu, bài viết về công tác cán
bộ, bàn về các nội dung như: công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán
bộ dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Đó là:
- Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia đã xuất bản cuốn sách “Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” (3-
2001). Tác phẩm này đã phân tích, xây dựng luận cứ khoa học và nội dung của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, yêu cầu của CNH – HĐH với việc nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức nói chung.
- Đề tài: “Về những yêu cầu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp Huyện ngoại thành Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay” (1999) do Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm;
- Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới chính sách với cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính”, cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ, chủ nhiệm đề tài: Trần Hữu Thắng,
Hà Nội, 2001
- Đề tài KX.04.09 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, chủ nhiệm đề tài TS Thang Văn Phúc, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia năm 2004
- Đề tài KHXH 05-03: “Tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt
ở một số nước” do PGS, TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm.
- Tạp chí quản lý nhà nước, số 5 (76)/2002. “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội
ngũ cán bộ cơ sở” của GS.TSKH Vũ Huy Từ;
- Tạp chí cộng sản số 20/2002 của TS. Lê Chi Mai về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán
bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp”;
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Đức Biền với đề tài: “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát
triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 – 2010”.
Ngoài ra còn nhiều luận án, luận văn, bài giảng và bài viết có liên quan đến lĩnh vực
này. Kết quả nghiên cứu của các công trình được công bố trên đã chỉ rõ: Sự cần thiết phải đào
tạo bồi dưỡng CBQL trong bối cảnh mới; các nội dung cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, bồi
dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và quản lý và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể trước
mắt và lâu dài để xây dựng đội ngũ CBQL ở cơ sở cũng như Trung ương. Tuy nhiên, từ các
nghiên cứu trên cho thấy các công trình nghiên cứu thường đề cập đến những vấn đề chung
của ngành, lĩnh vực hoặc là riêng của địa phương họ chứ chưa có tác giả nào đề cập đến nâng
cao chất lượng đội ngũ CBQL của một huyện ngoại thành như huyện Đông Anh.
Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu, tác giả có tham khảo, chọn lọc và sử dụng, kế
thừa các tư liệu có liên quan, như: những quan niệm, khái niệm, luận điểm, số liệu… trong
các công trình, các văn bản, tài liệu đã được công bố có liên quan đến đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL của huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL huyện Đông Anh
giai đoạn 2015 – 2020.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội?
- Nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng đội ngũ CBQL huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội?
- Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBQL của huyện Đông Anh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên, gọi
chung là CBQL thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Thời gian khảo sát thực trạng từ 2010 - 2013 và đề xuất giải pháp đến 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội;
phương pháp thống kê, nghiên cứu so sánh, quy nạp, diễn dịch và phương pháp thực chứng để
phân tích và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng
đội ngũ CBQL, yêu cầu, vai trò của CBQL.
- Nêu rõ các nhân tố tác động tới chất lượng và xem xét một số tiêu chí để đánh giá chất
lượng đội ngũ CBQL.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ CBQL trên địa bàn, luận văn nêu ra
phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở huyện Đông
Anh phù hợp với quá trình phát triển hiện nay.
- Luận văn đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo cho lãnh đạo huyện Đông Anh, các
nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý.
Chương 2.Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội hiện nay.
Chương 3.Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào An (1994), "Mấy nét về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý và cải cách hành chính",
Tạp chí quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, (8), tr.9.
2. Nguyễn Đức Biền (năm 2006), Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân
lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
3. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1994), Chế độ nhân sự các nước, Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11 của Bộ Chính
trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng bộ Huyện Đông Anh, Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh
nhiệm kỳ XXVII (2010 - 2015).
8. Tô Tứ Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. Trần Đình Hoan (2002), Luân chuyển cán bộ, khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới”, Tạp chí Cộng sản, tr.6-12.
10. Nguyễn Thành Hội (1999), Quản trị nhân sự. Nxb Thống kê.
11. Nguyễn Phương Hồng (2005), “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp
chí Cộng sản, 731 (8), tr 56 -59.
12. Nguyễn Văn Hồng (năm 2014),“Phát triển nguồn nhân lực huyện Đông Anh trong giai
đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị khu vực I.
13. Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa
trên trí thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí cộng sản, 726(4), tr29-33.
14. Nguyễn Hải Khoát (1996), Những khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ, Nxb Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội.
15. Bùi Đức Lại (2007), “Cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới”, Xây dựng Đảng,
(2+3).
16. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Phạm Quang Nghị (2004), “Mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển
cán bộ”, Xây dựng Đảng.
18. Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb
Lao Động.
19. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Văn Tất Thu (2012), “Yêu cầu nâng cao chất lượng trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý nhà nước trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế” do Tạp chí Cộng sản- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
21. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sâm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội.
22. Trường cán bộ Thanh tra (1998), Một số vấn đề về quản lý nhà nước, Nxb Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội.
23. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Quản trị nhân lực (2004), Giáo trình quản
trị nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
24. Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, Báo cáo trích ngang công chức, viên chức và cán
bộ quản lý thuộc UBND huyện Đông Anh tính đến ngày 31/12/2011.
Trang Website:
25. Website:
26. Website: