Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.22 KB, 7 trang )

Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Lê Tiến Dũng
84 tr.
Management of state-funded road transportation projects in Ha Tinh province
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Giao thông đuờng bộ; Hà Tĩnh; Quản lý kinh tế; Dự án giao thông.
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn vào nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao giao lưu với
các vùng, xóa đi khoảng cách về địa lý, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế của
từng vùng, từng địa phương. Tuy nhiên, do nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học - kỹ thuật
còn yếu nên các công trình chủ yếu là do Liên Xô và các nước Đông Âu giúp đỡ xây dựng.
Bởi vậy, công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trong thời kỳ kinh tế kế hoạch tập
trung chưa được quan tâm đúng mức. Sau này, khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế
đất nước đã có những bước phát triển đáng kể cùng với đó là nguồn vốn đầu tư vào xây dựng
cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Vì vậy, công tác quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng công
trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, v.v…
Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Hà Tĩnh có điều
kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Miền Trung. Đại hội tỉnh đảng bộ
lần thứ XVII, khóa 2010-2015, đã nêu rõ ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng
giao thông. Trong thời gian qua vốn ngân sách giành cho phát triển giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2007-2010 tăng nhanh, tuy nhiên năm 2011-2013 thì đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh bắt đầu giảm dần do sự cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết


11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.
Việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ góp phần tạo nên sự thành công
của tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã làm cho Hà Tĩnh có những
bước chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải
khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số dự án chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh
tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm
năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh còn
tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số vấn đề như: hệ thống văn bản chồng chéo, chưa
rõ ràng; trình độ cán bộ quản lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không phù hợp; hệ thống cơ
quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý; nguồn vốn phân bổ chưa đều;
còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà thầu còn hạn chế…Tại sao quản lý
các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh còn nhiều bất cập và hạn chế? Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử
dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua (năm
2007-2013) đã có ưu điểm và khó khăn, hạn chế gì? Cần có những giải pháp gì để nâng cao
hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản lý để đáp ứng lượng công trình
giao thông ngày càng nhiều và quy mô các công trình ngày càng lớn. Với những lý do đó và
các vấn đề nêu ra ở trên, tác giả chọn đề tài: “ Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách đã có một số đề tài, bài
viết được bàn đến như:
- Bùi Đức Chung (2003) Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý
các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn
thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài trình bày hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và công tác quản lý hoạt
động đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Mạnh Hà (2012) Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ
tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế -Đại học Quốc gia

Hà Nội. Đề tài phân tích một số tồn tại và vướng mắc khó khăn trong công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nguyễn Hồng Hải (2009) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng
và phát triển hạ tầng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài phân tích
những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty xây dựng và
phát triển từ đó để đưa ra những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
- Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của
thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.
Đề tài phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản.
- Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân
Hà Nội. Đề tài phân tích những khó khăn, tồn tại trong việc sử dụng vốn Ngân sách trong đầu
tư xây dựng cơ bản, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà
nước trong đầu tư xây dựng.
- Nguyễn Khắc Thiện (2006) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại
học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài trình bày vai trò của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây.
Các công trình và các bài viết nêu ở trên mới đề cập đến việc quản lý đầu tư xây dựng mà
chưa có đề tài nào đề cập đến việc Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh
Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý các dự
án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN và phân tích một số tồn tại vướng mắc, khó khăn
trong công tác quản lý dự án giao thông đường bộ thời gian vừa qua để đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2013.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn
vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn
NSNN, những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý dự án giao
thông đường bộ ở Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện công tác
quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện quản lý dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian: Trong giai đoạn 2007-2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về dự án giao thông đường bộ; hệ thống các văn bản, chế độ,
chính sách hiện hành về quản lý các dự án giao thông đường bộ của Nhà nước và tình hình triển
khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ trong những năm vừa qua. Đề tài sử dụng
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp để nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án
giao thông đường bộ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Từ đó, đề tài đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông
đường bộ sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 3 chương như sau
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà
nước ở tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*******************
1. Bùi Đức Chung (2003), Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận
văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
4. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình, Hà Nội.
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Hà (2012) Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng
trong Bộ tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Hải (2009) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty
xây dựng và phát triển hạ tầng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
8.Nguyễn Thế Mạnh (2004), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, luận văn thạc sĩ
kinh tế, học viện Tài chính Hà Nội.

9. Hoàng Hải Ngọc (2011) Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, luận văn thạc sĩ Trường đại học Thương Mại Hà
Nội.
10. Lê Tuấn Ngọc (2007), Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại công ty
khoáng sản –TKV, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
11. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về
việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
12. Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/05/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng
13. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
14. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII , nhiệm kỳ
15. Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
của thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính
trị.
16. Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
17. Nguyễn Khắc Thiện (2006) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường
Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
18. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh.
19. Bùi Ngọc Toàn (2006) Quản lý hành chính dự án xây dựng, Hà Nội
20. Đoàn Phúc Trà (2007) Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật Trường Đại
học giao thông vận tải.
21. Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

22. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
23. Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy
định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2011), Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội
quốc phòng – An ninh năm 2012; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2013.

×