Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh của viễn thông hà tĩnh giai đoạn 2013 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.16 KB, 4 trang )

Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông
Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018


Nguyễn Công Hiền


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Anh Dũng
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Chiến lược kinh doanh; Viễn thông; Hoạch định chiến lược

Content
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế từng bước được nâng lên, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực của nền kinh
tế. Đạt được kết quả đó là có sự đóng góp của ngành dịch vụ nói chung và ngành viễn thông nói
riêng. Viễn thông đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp
phần tăng trưởng GDP, tăng phúc lợi xã hội và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Sự phát
triển của viễn thông trong những năm gần đây không thể không nhắc tới sự đóng góp to lớn của
tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong đó có Viễn thông Hà Tĩnh. Kế thừa những thành
quả của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh, với những điểm mạnh về thương hiệu nổi tiếng, kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh, hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng
tạo… Viễn thông Hà Tĩnh đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành viễn thông nói chung
và trong nền kinh tế nói riêng của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, viễn thông là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự đổi mới liên tục về công nghệ
kĩ thuật để nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dich
vụ. Các doanh nghiệp thông tin di động nói chung và Viễn thông Hà Tĩnh nói riêng luôn phải đối


mặt với những thách thức và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, xây
dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý trong từng giai đoạn là điều kiện sống còn đối với mỗi
doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp đã thành công trên thị trường hay doanh nghiệp mới bắt đầu
kinh doanh. Để có được vị trí hàng đầu trên địa bàn như ngày hôm nay, Viễn thông Hà Tĩnh đã
phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thời gian. Để giữ được thành công lại càng khó khăn
hơn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thị trường
luôn tìm mọi cách chia sẻ thị phần của công ty bằng nhiều biện pháp. Sự xuất hiện của các nhà
mạng mới luôn tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh
nghiệp viễn thông và có được những tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh của công ty trong
thời gian qua, là một chuyên viên của phòng Kinh doanh Viễn thông Hà Tĩnh tôi đã lựa chọn đề
tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018” để làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, các tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT … đều có
các bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Các bộ phận nghiên cứu này thường xuyên có các
báo cáo nghiên cứu thị trường và đề xuất tham mưu xây dựng chiến lược phát triển lên lãnh đạo
cấp cao của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chiến lược, sách lược phát triển kinh doanh thuộc về bí
mật của doanh nghiệp để đảm bảo cạnh tranh, do đó các kết quả nghiên cứu này thường không
được công bố rộng rãi. Trong lúc đó, các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam hoặc các tổ
chức nghiên cứu trong và ngoài nước hàng năm đều tiến hành nghiên cứu về thị trường viễn
thông, tuy nhiên những nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu của bộ phận R&D cấp Tập
đoàn đều xem xét phạm vi rộng, kết quả thường khái quát những định hướng lớn. Ví dụ như:
“Báo cáo nghiên cứu về cạnh tranh ngành Viễn thông Việt Nam” ra năm 2005 của dự án Nâng
cao năng lực cạnh tranh vủa Việt Nam (VNCI), “Báo cáo ngành Viễn thông Việt Nam năm
2008-2009 và triển vọng đến năm 2012” ra năm 2009 của Nhóm nghiên cứu độc lập Việt Nam
Report (VNR)…
Ngoài ra các đề tài gần gũi với chủ đề nghiên cứu này của một số tác giả có thể nhắc đến
như sau:
- Trần Đăng Khoa (2007), “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020”, Luận

án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ phân tích ngành như ma trận SWOT, ma
trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh, ma trận QSPM,… để áp dụng
phân tích cho ngành viễn thông Việt Nam, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển ngành viễn
thông Việt Nam đến năm 2020. Các giải pháp đề xuất đề tài nghiên cứu đã nhấn mạnh yếu tố
phát triển bền vững và xu thế phát triển của công nghệ viễn thông trên thế giới hiện nay, kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính
sách phát triển ngành cho các nhà quản lý và là nguồn tham khảo rất tốt cho việc xây dựng luận
văn thạc sỹ này.
Tuy nhiên, luận án tiến sỹ nói trên có đối tượng phạm vi nghiên cứu là ngành viễn thông
của cả nước, do đó khó có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào vấn đề phát triển kinh doanh dịch
vụ viễn thông trên quy mô địa bàn tỉnh, thành phố.
- Lê Xuân Lâm (2011) “Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015”, nghiên cứu tình huống Viễn thông Thanh Hóa, Luận
văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và làm rõ về thực trạng kinh doanh dịch
vụ viễn thông, về quản lý chất lượng tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và tại
Viễn thông Thanh Hóa. Từ đó phân tích các yếu tố về môi trường, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến kinh doanh, để xem xét đánh giá tìm ra các giải pháp thúc đẩy kinh doanh dịch vụ
viễn thông nâng cao được tính cạnh tranh, khẳng định vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dịch vụ
viễn thông cho Viễn thông Thanh Hóa.
Mặc dù đã đưa ra được các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông, nhưng các
giải pháp này được xây dựng trên cơ sở điều kiện và thực trạng của viễn thông Thanh Hóa.
Mặt khác, do đề tài chuyên ngành Quản trị kinh doanh nên tác giả chưa đề cập nhiều đến
vấn đề quản lý nhà nước, vốn là điều kiện vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh doanh dịch
vụ của doanh nghiệp. Do đó kết quả của luận văn chưa làm rõ tác động và chưa có nhiều kiến
nghị, đề xuất nhằm hoàn chỉnh môi trường quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Hoàng Thị Nhẫn (2011), “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Công ty
Thông tin viễn thông Điện lực – EVN Telecom”, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội.

Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận chủ yếu về phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Trên cơ sở tổng
quan kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số Tập đoàn Viễn thông lớn
trên thế giới, luận văn đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho phát triển kinh doanh
dịch vụ Viễn thông di động cho EVN Telecom, đồng thời đã rút ra được những kết quả đạt được
và đặc biệt là những hạn chế, những điểm yếu mà doanh nghiệp cần phải khắc phục.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chỉ trong phát triển kinh doanh dịch vụ di động,
do đó không thể áp dụng cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, nơi kinh doanh
cùng lúc nhiều dịch vụ phong phú và đa dạng.
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu phát triển dịch vụ viễn thông tại các địa bàn tỉnh thành
cụ thể thường do các chi nhánh doanh nghiệp tại tỉnh thành thực hiện, nhưng chưa được tổ chức
bài bản, do đó kết quả nghiên cứu chưa nhiều, chưa nêu được các giải pháp hiệu quả, phù hợp
với tình hình điều kiện thực tế và xu thế phát triển của thị trường.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2018 thông
qua phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Viễn thông Hà
Tĩnh và đề xuất các chính sách, các giải pháp cụ thể để thực hiện thành công chiến lược đã lựa
chọn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Viễn thông Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tình hình kinh doanh trong phạm vi Viễn thông Hà Tĩnh.
+ Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập từ năm 2009 đến 2013 tại Viễn thông Hà Tĩnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như quan sát, phỏng
vấn, thảo luận nhóm để từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
về môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động của Viễn thông Hà Tĩnh.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các buổi trao đổi, làm việc với các cán bộ lãnh đạo trong
công ty để biết thêm về những nội dung không được thể hiện trong các bản báo cáo hàng năm và

cũng đã được nghe lãnh đạo Công ty thông báo một vài định hướng chiến lược của Công ty trong
những năm tiếp theo.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như: Viễn thông Hà Tĩnh, Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Chi cục thống kê Hà Tĩnh, các
báo và Internet.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của Viễn Thông Hà Tĩnh
Chương 3: Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Viễn thông Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018 và
những giải pháp thực hiện


References
1. Bộ Bưu chính Viễn thông (2003), Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Nxb Bưu điện,
Hà Nội.
2. Chính phủ (2008), Nghị định số 552001/NĐ-CP/ ngày 23/8/2001 về quản lý, cung
cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
3. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh
doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP.HCM.
4. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2009), Quản trị chiến lược, Nhà
xuất bản Thống kê.
5. Hoàng Văn Hải, Quản trị chiến lược, Tầm nhìn Doanh nghiệp trong hội nhập, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Công Hoa (2013), Quản trị kinh doanh những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
7. Định Việt Hòa, Tinh thần khởi nghiệp Kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
8. Hoàng Hữu Hòa, Tôn Anh Dũng, Vận dụng kết hợp phương pháp ma trận và chuyên
gia hoạch định chiến lược kinh doanh xây lắp ở miền trung của tổng công ty Sông

Hồng, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.
9. Nguyễn Hữu Lam (2009), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB
thống kê
10. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 432002/PL-UBTVQH10/ được Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 2502/2002/, có hiệu lực từ ngày 0110/2002/.
11. Nguyễn Tấn Phước (1996), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản
thống kê
12. Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường (2013), Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
14. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 1582001/QĐ-TTg/ ngày 18/10/2001/ phê
duyệt chiến lược phát triển Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đến năm 2013 và định
hướng đến năm 2020.
15. Phan Thị Ngọc Thuận (2005), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Tài liệu Tiếng Anh
16. Chandler (1962), Strategy and Structure, Cambrige, Massacchusettes, MTT Press.
17. Michael Porter (1979),
18. Competitive Strategy :Techniques Analyzing Industries and Competitors, Harvard
Business Review magazine.
Website
19.
20. .
21. www.mot.gov.vn
22. vn/tapchibcvt.





×