Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.62 KB, 82 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ………………………………………. 5
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 6
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008………………. 7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ
TRƯNG……………………………………………………………………………. 7
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hai Bà
Trưng……………………………………………………………………………… 7
2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…. 8
3. Mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…….. 8
4. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng Công thương
Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008……………………………………………. 10
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008…………………………. 12
1. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhìn từ góc độ Ngân hàng……………… 12
1.1 Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư……………………………………….. 12
1.2 Mục đích của thẩm định……………………………………………………… 13
1.3 Các yêu cầu trong quá trình thực hiện thẩm định…………………………... 13
1.4 Biện pháp thực hiện………………………………………………………….. 14
1.5 Quan điểm thẩm định dự án………………………………………………….. 14
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế
tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………….. 14
2.1 Các bước thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………………. 14
2.2 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh


tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………... 16
3. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức
kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………………. 20
3.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………………. 20
3.2 Đánh giá nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ
chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa 25
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức
kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………….
36
4.1 Nội dung các phương pháp thẩm định dự án đầu tư ………………………. 36
4.2 Đánh giá việc áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư với khách
hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ
minh họa…………………………………………………………………………... 37
5. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ
chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng………………………
41
5.1 Thẩm định “Dự án đầu tư Nhà máy Inox Quyết Thắng” của Ngân hàng
Công thương Hai Bà Trưng……………………………………………………… 41
5.2 Đánh giá việc thẩm định “Dự án đầu tư nhà máy INOX Quyết Thắng” của
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng trong ví dụ minh họa…………………. 49
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ
TRƯNG……………………………………………………… 51
1. Những kết quả tích cực………………………………………………………... 51
1.1 Quy trình và nội dung thẩm định được áp dụng tại Ngân hàng đối với dự án
đầu tư của tổ chức kinh tế ngày càng hoàn thiện và toàn diện hơn………... 52
1.2 Kiến thức thẩm định của cán bộ tín dụng từng bước đã được nâng cao…… 53

2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân…………………………………….. 57
2.1 Những mặt còn hạn chế……………………………………………………… 57
2.2 Nguyên nhân………………………………………………………………….. 59
CHƯƠNG II – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG…………………………... 62
I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI ………………………... 62
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG……………………………………... 64
1. Đánh giá đúng và nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án
đầu tư đối với khách hàng tổ chức kinh tế tại đơn vị…………………………. 64
2. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay
vốn tại Ngân hàng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, thống
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
2
Chuyên đề tốt nghiệp
nhất………………………………………………………………………………… 65
3. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng
ngày một tố hơn nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của khách hàng……………… 67
4. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn thông tin phục vụ cho quá trình
thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro………………… 68
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………...
70
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….. 71
LỜI CAM KẾT
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG

PHỤ LỤC
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
3
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DAĐT: Dự án đầu tư
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
HĐBĐ: Hợp đồng bảo đảm
HĐTD: Hợp đồng tín dụng
NHCT: Ngân hàng Công thương
NHCTVN: Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
TSBĐ: Tài sản bảo đảm
TSLĐ: Tài sản lưu động
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VLĐ: Vốn lưu động
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
4
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 – Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng............................9
Sơ đồ 2 – Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khác hàng là tổ chức kinh tế tại
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng...........................................................................17
Bảng 1- Công tác huy động vốn tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 .........10
Bảng 2 – Hoạt động tín dụng tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008..............11
Bảng 3- Kết quả đầu tư kinh doanh tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008....12
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D

5
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đã được 2 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để tiếp tục củng cố và khẳng định vị trí của mình
trên trường quốc tế, chúng ta cần phải tăng cường phát triển về mọi mặt, nhất là về kinh
tế để làm bàn đạp thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Chính vì vậy, có thể nói,
các dự án đầu tư, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế lớn cả trong và ngoài nước sẽ góp
vai trò quan trọng cho sự lớn mạnh của quốc gia.
Công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực Ngân hàng là một phần hết sức
quan trọng và không thể thiếu được đối với các dự án đầu tư, giúp cho việc đầu tư của
nền kinh tế được hiệu quả và không lãng phí, không những góp phần làm cho việc đầu
tư được đảm bảo về chất mà còn được đảm bảo về lượng. Chỉ khi được thẩm định một
cách trung thực và khách quan, một dự án đầu tư mới mang lại tính khả thi cao cho nền
kinh tế. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, em đã có
thời gian nghiên cứu và tìm kiếm một số giải pháp hoàn thiện công tác này, sau đây sẽ
được thể hiện trong chuyên để: “Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách
hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và
Giải pháp”
Kết cấu của chuyên để ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là
tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đối với
khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng, các thầy cô giáo cùng toàn thể
cán bộ nhân viên Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Hai
Bà Trưng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Phòng Khách hàng lớn,
cũng như trong quá trình hoàn thành đề tài này!
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
6

Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một Chi nhánh thuộc NHCTVN. Sau
khi thực hiện Nghị Định số: 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng Bộ Trưởng về tổ
chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, từ một Chi
nhánh NHNN cấp Quận và một Chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp Quận thuộc địa bàn
Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN Thành phố Hà Nội chuyển thành NHCT Thành
phố Hà Nội thuộc NHCTVN. Tại quyết định số: 93/NHCT – TCCB ngày 1/4/1993 của
Tổng giám đốc NHCTVN sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo
mô hình quản lý hai cấp của NHCTVN, bỏ cấp thành phố, hai Chi nhánh NHCT khu
vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những Chi nhánh trực thuộc NHCTVN được tổ
chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể
từ ngày 1/9/1993, theo Quyết định của Tổng giám đốc NHCTVN, sáp nhập Chi nhánh
NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/09/1993 trên địa
bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh NHCT. Tại Quyết
định số: 107/QĐ – HĐQT – NHCT 1 ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị NHCT 1,
Chi nhánh NHCT – khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Hai Bà Trưng. Đến cuối năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện cổ phần hóa
theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay, NHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và
khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát
triển trong cơ chế mới, cũng như chủ động trong việc mở rộng các mạng lưới giao dịch,
đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, Ngân hàng còn thường xuyên
tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D

7
Chuyên đề tốt nghiệp
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy
động vốn trong và ngoài nước; đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm
1993 trở lại đây, NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh
doanh và đầu tư, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đầy
cạnh tranh.
2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ với hai hoạt động chính là hoạt động kinh doanh tiền tệ (bao gồm huy
động vốn và cho vay) và hoạt động dịch vụ; đồng thời NHCT Hai Bà Trưng cũng là một
chi nhánh thuộc hệ thống NHCTVN, vì vậy nó cũng phải thực hiện các nhiệm vụ được
NHCTVN giao.
3. Mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Theo Quyết định số 36/QĐ – TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ ngày
01/06/2006, mô hình tổ chức tại NHCT Hai Bà Trưng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1- Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Nguồn: Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
Phòng
KH DN
VỪA
&NHỎ
Phòng
KẾ
TOÁN
GIAO

DỊCH
Phòng
TIỀN
TỆ
KHO
QUỸ
Phòng
KH CÁ
NHÂN
Phòng
TỔ
CHỨC
HC
Phòng
TỔNG
HỢP
Phòng
TT
ĐIỆN
TOÁN
Phòng
QUẢN

RỦI
RO
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐIỂM
GIAO DỊCH
CÁC QUỸ
TIẾT KIỆM

9
Phòng
GIAO
DỊCH
CH
Phòng
KH DN
LỚN
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hai
Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008
Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn
2004 – 2008 mặc dù qua từng năm có những biến động khác nhau nhưng tựu chung lại
từng lĩnh vực hoạt động, có thể tóm tắt qua các bảng số liệu sau:
* Về công tác huy động vốn:
Bảng 1- Công tác huy động vốn tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2004
Thực hiện
31/12/2005
Thực hiện
31/12/2006
Thực hiện
31/12/2007
Thực hiện
31/12/2008
Tổng nguồn vốn
huy động

2.290.310 2.416.939 2.700.815 2.868.931 5.166.911
Cơ cấu huy động
- Tiền gửi TCKT 850.832 931.621 1.036.902 1.402.144 3.895.156
- Tiền gửi dân cư 1.439.478 1.485.318 1.663.913 1.466.787 1.271.7552
- Tiền gửi VNĐ 1.835.166 1.983.642 2.156.719 2.420.015 2.307.689
- Tiền gửi ngoại tệ
(quy VNĐ)
427.144 433.297 544.096 448.916 2.859.222
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng
các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008)
Tổng nguồn vốn huy động tại NHCT Hai Bà Trưng qua các năm từ 2004 đến
2008, mặc dù năm sau cao hơn so với năm trước không đáng kể nhưng đều vượt kế
hoạch được NHCTVN giao; năm 2006 đạt 103,9% so với kế hoạch, năm 2007 cũng đạt
mức 103,9% so với kế hoạch, hay chẳng hạn như năm 2008, tổng nguồn vốn huy động
đạt 107,6% kế hoạch, so với năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là
80,1%; so với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội thì
NHCT Hai Bà Trưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, chủ yếu là tăng nguồn vốn của các
tổ chức kinh tế. Trong năm 2008, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng vọt đạt mức 177,8%;
chiếm tỷ trọng cao 75,4% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2007 tỷ trọng này chỉ
chiếm có 48,9%; và năm 2006 là 41,9%).
* Về hoạt động tín dụng:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2 –Hoạt động tín dụng tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2004
Thực hiện

31/12/2005
Thực hiện
31/12/2006
Thực hiện
31/12/2007
Thực hiện
31/12/2008
Tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế
943.788 740.111 668.182 684.930 847544
Theo kỳ hạn nợ
- Dư nợ ngắn hạn 599.168 512.635 473.202 477.034 500.561
- Dư nợ trung hạn 108.336 61.486 53.669 63.230 33.116
- Dư nợ dài hạn 217.677 147.222 141.211 144.665 313.687
Theo loại tiền
- Dư nợ bằng VNĐ 735.574 547.016 387.210 401.213 503.392
- Dư nợ ngoại tệ
(quy VNĐ)
208.214 193.095 280.972 283.717 344.152
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng
các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008)
Qua phân tích bảng 2 về tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh cho thấy,
tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng qua các năm trong giai
đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 hầu như đều không đạt 100% so với kế hoạch được
NHCTVN giao cho, có thể điểm lại qua số liệu cụ thể của một số năm trên như sau:
Trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng chỉ đạt
89,2% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho; so với năm 2007 tăng 23,7%, nhưng
vẫn còn cao hơn so với tốc độ tăng chung của các Chi nhánh NHCT khác trên địa bàn
Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ tăng chung là 14,9%). Hay như trong năm 2007,
tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng đạt 91,3% so với kế hoạch

được NHCTVN giao cho, so với năm 2006 chỉ tăng lên rất ít là 2,5%, và còn thấp hơn
so với các chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ
tăng chung đạt mức trung bình là 14,8%).
* Về kết quả đầu tư và kinh doanh:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3- Kết quả đầu tư kinh doanh tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2004
Thực hiện
31/12/2005
Thực hiện
31/12/2006
Thực hiện
31/12/2007
Thực hiện
31/12/2008
Tổng thu nhập 86.735 184.454 243.955 366.189 385.672
Tổng chi phí 95.856 280.000 241.824 209.815 29.127
Chênh lệch Thu –
Chi
-9.122 - 95.599 2.131 156.374 89.545
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng
các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008)
Tình hình kết quả đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng qua từng năm
đã có những dấu hiệu tích cực hơn so với các năm trước. Năm 2004 và 2005, kết quả
chênh lệch thu chi đều âm. Nhưng sang năm 2006, kết quả chênh lệch thu chi đã bắt đầu

dương, tổng thu nhập tăng 32,3%; tổng chi phí giảm 13,6% so với năm 2005; đặc biệt là
chênh lệch thu chi có lãi 2.131 triệu đồng (năm 2005 lỗ 95,6 tỷ đồng), vượt kế hoạch
NHCTVN giao (kế hoạch giao bằng 0) mặc dù lãi rất ít (do phải bù lỗ cho các năm
trước). Từ đó trở đi chênh lệch thu chi của Ngân hàng các năm về sau đều có lãi.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ
TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008
1. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhìn từ góc độ Ngân hàng
1.1 Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khách
quan có khoa học và toàn diện những nội dung của dự án nhằm đánh giá dự án trên
nhiều giác độ: tính pháp lý, khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Kết hợp với
kết quả của thẩm định khách hàng và các điều kiện tín dụng khác để đưa ra quyết định
có tài trợ vốn cho dự án hay không, mức độ bao nhiêu, thời hạn bao lâu và lãi suất như
thế nào.
1.2 Mục đích của thẩm định
- Giúp cho Ngân hàng ra quyết định chính xác về việc đầu tư vốn
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Lựa chọn được khách hàng tốt và những dự án tốt, có khả năng hoàn vốn, phù hợp với
năng lực tài chính của khách hàng.
- Loại ra được những dự án không khả thi, không đảm bảo khả năng trả nợ.
- Không bỏ sót những khách hàng và dự án có cơ hội tín dụng tốt.
- Có những biện pháp khắc phục để dự án tốt hơn, đảm bảo an toàn vốn vay.
1.3 Các yêu cầu trong quá trình thực hiện thẩm định
- Thu thập thông tin nhiều mặt từ nhiều kênh khác nhau:
Việc thu thập thông tin từ nhiều mặt, nhiều kênh khác nhau có tác dụng giúp cho
người thẩm định có được nguồn tin phong phú, đẩy đủ nhất về các vấn đề liên quan đến
công tác thẩm định, trên cơ sở đó lựa chọn sàng lọc được những thông tin có chất

lượng, độ tin cậy cao. Các kênh thông tin có thể từ chủ đầu tư; cơ quan chủ quản; các tài
liệu chuyên ngành; các cơ quan quản lý Nhà nước; các văn bản pháp quy liên quan; các
chuyên gia luật, tư vấn luật; điều tra trực tiếp thị trường; các dự án tương tự trong
ngành, vùng; ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà dự án sẽ đầu tư…
- Lựa chọn và sàng lọc thông tin để có độ tin cậy cao:
Sử dụng phương pháp kiểm tra so sánh thông tin nhiều chiều (từ nhiều kênh khác
nhau) để đánh giá tính logic, chân thực, chính xác của thông tin, đảm bảo thông tin có
độ tin cậy cao nhất.
- Phương pháp thẩm định dự án đầu tư khoa học, phù hợp với tính chất và đặc thù của
từng dự án:
Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm
định khoa học được cán bộ thẩm định kết hợp hài hòa với kinh nghiệm thực tiễn và các
nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Việc thẩm định phải trung thực khách quan:
Điều đó có nghĩa là người thẩm định không vì lợi ích cá nhân hay vì bất cứ lý do
nào khác mà xử lý sai lệch thông tin, thổi phồng hoặc bóp méo kết quả thẩm định và có
kết luận không trung thực về khách hàng, DAĐT. Để hạn chế điều đó có thể lựa chọn
người thẩm định không có ràng buộc về lợi ích với dự án và chủ đầu tư/ tổ chức thẩm
định theo nhóm/ tái thẩm định.
1.4 Biện pháp thực hiện
- Tiếp cận thông tin trong thẩm định dự án đầu tư:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Có thể thấy rằng, thông tin cần thiết cho việc thẩm định một khách hàng/một
DAĐT rất phong phú đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, chính trị, kinh tế, tài
chính, thị trường, kỹ thuật công nghệ, địa lý địa chất…Mỗi một DAĐT, do tính chất
khác biệt của nó, có những đòi hỏi khác nhau về nội dung thông tin cần tiếp cận. Song
tựu chung lại là trả lời các câu hỏi đặt ra nhằm đánh giá về khách hàng và DAĐT.
- Phân tích thông tin:

Thông tin dù bất kỳ từ nguồn nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi đánh giá chủ quan
của người cung cấp. Chất lượng thông tin phụ thuộc khá nhiều vào sự hiểu biết của
người cung cấp thông tin về lĩnh vực liên quan đến dự án và chủ đầu tư. Do vậy, trước
khi đưa vào thẩm định, đánh giá dự án cần có sự phân tích để lựa chọn thông tin đảm
bảo tính khách quan, chính xác, có chất lượng và độ tin cậy cao nhất.
1.5 Quan điểm thẩm định dự án
Quan điểm thẩm định của Ngân hàng là quan điểm tổng đầu tư. Quan điểm này
xem xét một dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của toàn bộ số vốn mà dự án có thể cần.
Do đó, khi tính toán dòng ngân lưu ròng sẽ xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự
án (kể cả phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp giá); Khoản
chi đầu tư được tính hết vào dòng ngân lưu ra bất kể được tài trợ từ nguồn nào; Khoản
lãi vay không tính vào dòng chi, lãi vay được tính trong thu nhập của dự án vì nó là lợi
ích của người cho vay cũng là của toàn bộ dự án (không phân biệt thành phần tham gia
tài trợ vốn). Từ sự phân tích này, các ngân hàng (nhà tài trợ) sẽ xác định tính khả thi về
mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ và lãi
vay của dự án.
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
2.1 Các bước thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân
hàng Công thương Hai Bà Trưng
Quy trình thẩm định DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại NHCT Hai
Bà Trưng bao gồm 13 bước, cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn.
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp đảm bảo tiền vay và
trình duyệt tờ trình thẩm định cho vay

- Thẩm định và lập tờ trình thẩm định.
- Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định.
Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (áp dụng đối với các trường hợp theo quy
định hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu) và trình duyệt báo cáo kết
quả thẩm định rủi ro tín dụng
- Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng.
- Kiểm soát và trình duyệt báo cáo thẩm định rủi ro.
Bước 4: Quyết định phê duyệt khoản vay
- Trường hợp nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng/ Phó
Phòng Giao dịch hoặc Trưởng/ Phó Điểm Giao dịch; khi đó người có thẩm quyền quyết
định cho vay sẽ là Trưởng/ Phó Phòng Giao dịch hoặc Trưởng/ Phó Điểm Giao dịch.
- Trường hợp nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/ Phó
Giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng Tín dụng Chi nhánh; khi đó người có thẩm
quyền quyết định cho vay là Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng
Tín dụng Chi nhánh.
*** Trường hợp khoản vay phải tái thẩm: Các nội dung tái thẩm định giống các
nội dung quy định tại Bước 2.
- Trường hợp khoản vay cần phải có sự phê duyệt của Trụ sở chính, khi đó Cán
bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ lên các Phòng Khách hàng Trụ sở chính.
Bước 5: Soạn thảo, ký HĐTD, HĐBĐ tiền vay, làm thủ tục giao nhận giấy tờ TSBĐ
- Soạn thảo hợp đồng.
- Kiểm soát và hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có).
- Ký kết hợp đồng.
- Thực hiện công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, thực hiện các thủ tục giao
nhận giấy tờ và TSĐB, đăng ký giao dịch bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quan đến cơ
quan bảo hiểm.
Bước 6: Nhập các thông tin về khoản vay và kiểm tra việc nhập thông tin trên hệ thống
- Cán bộ tín dụng: Nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính theo hướng dẫn tại “Quy
định tạm thời về quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS”.
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D

15
Chuyên đề tốt nghiệp
- Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm soát việc nhập dữ liệu vào hệ thống và thực
hiện liên kết TSBĐ với facility theo “Quy định tạm thời về quy trình xử lý nghiệp vụ
cho vay trên hệ thống INCAS”.
Bước 7: Giải ngân
Bước 8: Ký phụ lục hợp đồng định kỳ hạn nợ, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng
và sửa đổi các thông tin về khoản vay trong hệ thống máy vi tính
- Soạn thảo phụ lục Hợp đồng về định kỳ hạn nợ hoặc phụ lục hợp đồng khác.
- Kiểm soát và ký kết phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng: Thực hiện
tương tự như bước 5 Quy trình này.
- Sửa đổi dữ liệu trên hệ thống máy vi tính: Thực hiện tương tự như bước 6 Quy
trình này.
Bước 9: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh
- Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí.
- Thu nợ.
- Xử lý các phát sinh.
Bước 11: Thanh lý HĐTD, HĐBĐ tiền vay
Bước 12: Giải chấp tài sản
Bước 13: Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ
Sử dụng phiếu luân chuyển, kiểm soát hồ sơ:
- Việc lưu giữ hồ sơ thực hiện theo quy định.
- Thời hạn thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng/hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực
hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCTVN về lưu giữ
hồ sơ chứng từ.
2.2 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Các bước trong quy trình thẩm định trên có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D

16
Chuyên đề tốt nghiệp
Bước
Phòng GD,
Điểm GD
Khách
hàng
Phòng Khách
hàng
Phòng Quản
Lý Rủi Ro
Phòng khác
Phòng Kế
toán
Người có thẩm
quyền quyết định
cho vay
1
thiếu
đề nghị bổ
sung
2
3
4
thiếu
vượt thẩm
quyền
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
17
Hồ sơ

Yêu cầu bổ sung
Nhận hồ

Nhận hồ sơ
do P.KH sao
gửi
TĐ/tái TĐ
Kiểm soát
tờ trình TĐ
Tham gia
TĐ rủi ro tín
dụng
Xét duyệt
cho vay
Yêu cầu
bổ sung
Trụ
sở
chính
Chuyên đề tốt nghiệp
5
6 đồng ý cho vay
6
7
8
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
Ký HĐ
Thông báo
cho khách
hàng

Soạn HĐ
Tham gia
Tham gia
Ký HĐ
Nhập thông
tin khoản
vay
Giải ngân
Soạn thảo
phụ lục

Ký phụ lục

Ký phụ
lục HĐ
18
Chuyên đề tốt nghiệp
9
10
11
12
Sơ đồ 2 – Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khác hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Nguồn: Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
Kiểm tra
giám sát vốn
vay
Xử lý phát
sinh
Thu nợ

gốc, lãi
Soạn thảo,
thanh lý HĐ
(nếu KH yêu
cầu)
Ký thanh
lý HĐ
Ký thanh
lý HĐ
Giải chấp
TSBĐ
Giải chấp
TSBĐ
Lưu hồ sơ
Lưu hồ sơ
Lưu hồ sơ
Lưu hồ sơ
19
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh
tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
3.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân
hàng Công thương Hai Bà Trưng
3.1.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng:
Các hồ sơ chứng minh về năng lực pháp lý của khách hàng theo quy định của
pháp luật bao gồm các tài liệu về quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ
tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng...
Ngoài ra còn phải kiểm tra năng lực hành vi dân sự, trụ sở làm việc của khách
hàng vay vốn.

- Thẩm định về năng lực tổ chức của khách hàng trong SXKD:
+ Ngành nghề SXKD.
+ Kinh nghiệm, lợi thế của khách hàng trong lĩnh vực SXKD hiện tại và sau khi
đầu tư dự án.
+ Tổ chức bộ máy và cách thức quản lý SXKD.
+ Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực (gồm ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên).
- Thẩm định về tình hình SXKD và tài chính của khách hàng:
+ Số liệu về hoạt động SXKD và tài chính (tổi thiểu trong 3 năm gần nhất).
+ Đánh giá về hoạt động SXKD và xu hướng phát triển.
+ Đánh giá tiềm lực và sự lành mạnh về tài chính, khả năng thanh toán vốn.
+ Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, mức độ tín nhiệm.
- Kế hoạch kinh doanh/chiến lược phát triển của khách hàng.
3.1.2 Thẩm định dự án đầu tư
- Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án:
+ Mục tiêu đầu tư của dự án.
+ Sự cần thiết đầu tư dự án.
+ Quy mô đầu tư.
+ Quy mô vốn đầu tư.
+ Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
20
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
+ Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm.
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
- Nhu cầu về nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào.

- Chính sách nhập khẩu (nếu có).
- Biến động về giá mua.
- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
+ Địa điểm xây dựng.
+ Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
+ Công nghệ, thiết bị.
+ Quy mô, giải pháp xây dựng.
+ Môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Đánh giá phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án:
+ Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công
nghệ…
+ Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.
+ Đánh giá nguồn nhân lực của dự án.
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:
+ Tổng vốn đầu tư dự án.
+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
+ Nguồn vốn đầu tư.
- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án:
Cơ sở tính toán:
+ Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư.
+ Đánh giá mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán.
+ Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của
dây chuyền công nghệ.
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
21
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án.
+ Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án.
Phương pháp tính toán:

* Nhóm chỉ tiêu về suất sinh lời của dự án:
- NPV (giá trị hiện tại ròng của dự án).
- IRR (tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án).
- ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
- BEP (sản lượng, doanh thu hòa vốn).
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (Debt Service Coverage Ratio).
** Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của DAĐT:
Bước 1: Xác định mô hình dự án
+ Dự án xây dựng mới độc lập.
+ Dự án mở rộng nâng công suất.
+ Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất.
+ Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng
công suất.
Bước 2: Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán
+ Sản lượng tiêu thụ.
+ Giá bán.
+ Doanh thu.
+ Nhu cầu vốn lưu động.
+ Chi phí bán hàng.
+ Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
+ Chi phí nhân công, chi phí quản lý.
+ Khấu hao.
+ Chi phí tài chính.
+ Thuế các loại…
Bước 3: Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí và các bảng tính trung gian
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
22

Chuyên đề tốt nghiệp
+ Bảng tính thu nhập và chi phí: Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi
bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên các thông số phát sinh cần bổ sung song song cho đến
khi hoàn chỉnh bảng thông số.
Đối với một dự án sản xuất thì còn có các bảng tính trung gian: Bảng tính sản
lượng và doanh thu, Bảng tính chi phí hoạt động.
Ngoài ra còn một số bảng tính trung gian chi tiết hơn về các loại chi phí hoạt
động có thể kể đến là: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu; Bảng tính các chi phí quản lý,
bán hàng.
+ Lịch khấu hao.
+ Bảng tính toán lãi vay vốn, bao gồm:
Bảng tính lãi vay vốn trung dài hạn.
Bảng tính lãi vay vốn ngắn hạn.
+ Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
Bước 4: Lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả
năng trả nợ của dự án, phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
+ Bảng tính điểm hòa vốn.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
* Phân tích độ nhạy:
+ Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi.
+ Bảng tính độ nhạy khi nhiều biến cùng thay đổi.
* Phân tích viễn cảnh.
Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch
Bảng cân đối kế hoạch cho biết sơ lược tình hình tài chính dự án bằng việc tính
các chỉ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ…) của dự án trong các năm kế hoạch.
Kết luận, đánh giá: Dựa trên các kết quả tính toán, cán bộ tín dụng đưa ra kết
luận đánh giá về tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
- Phân tích rủi ro dự án:

+ Phân loại rủi ro.
+ Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
23
Chuyên đề tốt nghiệp
3.1.3 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
- Biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Tính khả thi của biện pháp bảo đảm tiền vay.
3.1.4 Đánh giá tổng thể về khách hàng và dự án
- Thuận lợi.
- Khó khăn.
3.1.5 Đề xuất cho vay/ không cho vay
- Cơ sở quyết định cho vay hoặc không cho vay.
- Trên cơ sở kết quả thẩm định, cán bộ tín dụng phải nêu rõ ý kiến của mình:
+ Nếu đề xuất cho vay: Khi đó cần nêu rõ về Số tiền cho vay, Thời hạn cho vay,
Lãi suất cho vay, Phương án cho vay, Các điều kiện cho vay đi kèm, Biện pháp bảo đảm
tiền vay.
+ Nếu đề xuất không cho vay thì nêu rõ lý do từ chối.
+ Trường hợp chưa đủ căn cứ để đề xuất cho vay hay không cho vay thì cần nói
rõ lý do và đề xuất biện pháp giải quyết.
3.1.6 Trình lãnh đạo phòng tín dụng
Sau khi lập xong tờ trình thẩm định, cán bộ tín dụng chuyển tờ trình cùng toàn
bộ hồ sơ dự án để trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng phải:
- Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng.
- Yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại những nội dung cần thiết đã trình bày
trong tờ trình thẩm định (nếu chưa rõ hoặc chưa chính xác).
- Ghi rõ ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm định (đồng ý hay không đồng ý
kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng hoặc có thể bổ sung thêm ý kiến của mình vào tờ
trình thẩm định).
- Ghi rõ ý kiến của mình trực tiếp vào tờ trình thẩm định về việc cho vay/không

cho vay để trình giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp để xem xét
quyết định.
3.1.7 Trình hồ sơ tới lãnh đạo
Cuối cùng, cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ tờ trình đã có ý kiến của lãnh đạo
Phòng Tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ dự án tới Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy
quyền hợp pháp để xem xét quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với dự án.
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
24
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2 Đánh giá nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ
chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG MÁY TÁCH NƯỚC,
MÁY PHÒNG CO VẢI DỆT KIM
3.2.1 Khái quát về dự án
- Tên dự án: Đầu tư Bổ sung máy tách nước, máy phòng co vải dệt kim
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân
- Loại hình dự án: Mua sắm thiết bị
- Địa điểm đầu tư: 524 Minh Khai- Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Sản phẩm của dự án: Xử lý loại vải dệt kim
- Tổng vốn đầu tư :6.850.437.000 đồng ( tỷ giá 16.100 /1USD)
Trong đó: + Vốn tự có :2.055.131.000 đồng
+ Vay ngân hàng :297.845 USD (4.795.306.000 đồng)
- Hình thức đầu tư: Đầu tư chiều sâu
- Quy mô/công suất: Đầu tư mới 01 máy tách nước, công suất 1.200 tấn/năm và
01 máy phòng co vải dệt kim, công suất 1000 tấn/năm.
3.2.2 Thẩm định về khách hàng vay vốn
3.2.2.1 Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng:
Các tài liệu do khách hàng cung cấp được cán bộ thẩm định xem xét đúng và đầy
đủ theo quy định đối với việc cho vay theo DAĐT mà khách hàng là Công ty TNHH
một thành viên, bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Dệt kim Đông
xuân thành Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông xuân.
- Quyết định thành lập Công ty do Bộ Công nghiệp nhẹ cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư do Thành phố
Hà Nội cấp.
- Điều lệ hoạt động của công ty.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
- Quyết định tạm giao nhiệm vụ phụ trách phòng Kế toán tài chính.
3.2.2.2 Thẩm định về năng lực tổ chức của khách hàng trong sản xuất kinh doanh:
Sinh viên: Phi Thị Loan – Kinh tế Đầu tư 47D
25

×