Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.7 KB, 4 trang )

Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Hà Giang


Trịnh Doãn Diện


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Lạc
Năm bảo vệ: 2015


Abstract. Luận văn đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả lý tín dụng tại BIDV Hà Giang gồm: nhóm giải pháp mở rộng thị phần và
đẩy mạnh công tác huy động vốn; nhóm giải pháp về tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao
chất lượng tín dụng; nhóm giải pháp về sử dụng bố trí cán bộ và nâng cao công tác quản lý,
phục vụ khách hàng. Đưa ra các kiến nghị với nhà nước, những kiến nghị với NHNN Việt Nam,
những kiến nghị với tỉnh Hà Giang về một số vấn đề có liên quan hoạt động quản lý các TCTD,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động tín dụng của các
TCTD trên địa bàn Hà Giang.
Keywords. Tín dụng; Ngân hàng; Quản lý kinh tế

Content
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam đã đạt được những phát triển ấn tượng kể từ khi Nhà nước thực hiện chính
sách cải cách nền kinh tế năm 1986 với sự chuyển đổi lớn lao từ nền kinh tế tập trung sang nền
kinh tế hợp doanh với sự phụ thuộc vào các thị trường và sự tham gia của các tổ chức tài chính
và phi tài chính tư nhân (Quỹ tiền tệ quốc tế, 2013). Những cải cách này mang lại những tiến bộ
quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thể hiện thông qua tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế


đất nước vào khoảng 7% hàng năm trong khi GDP đầu người năm 2012 được ghi nhận là 1.596
USD vào năm 2012 (Ngân hàng Thế giới, 2013). Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng
của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước như: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng GDP với tốc độ cao và ngày càng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhiều NHTM đã chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn
định, đa dạng, hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời chất lượng hoạt
động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM cũng không ngừng được nâng cao,
hạn chế rủi ro tín dụng. Có được kết quả đó là do các TCTD nói chung, các NHTM nói riêng đã
đổi mới quản lý hoạt động tín dụng tiếp cận dần thông lệ quốc tế.
Hà Giang là tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc vì vậy được xác định là một môi trường
kinh doanh tốt cho các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Quan sát thực tế cho thấy
hầu hết các ngân hàng lớn trong nước đã đặt chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Giang như
Vietinbank, BIDV, Agribank, Ngân hàng bưu điện Liên Việt…đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất
lớn, trên một địa bàn khó khăn và nhỏ hẹp như Hà Giang, đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện
nhiều giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ về hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực
quản lý điều hành hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát
triển tỉnh Hà Giang (BIDV Hà Giang) trong những năm qua mặc dù đã đạt được những thành
tích nhất định, tuy nhiên công tác quản lý hoạt động tín dụng thông qua đó mở rộng thị phần,
khắc phục hậu quả tình trạng nợ xấu cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, trong giai đoạn những
năm trước đây để lại, đang gặp không ít khó khăn và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu
giải quyết, đặc biệt là cần tìm ra giải pháp để tiếp tục mở rộng về qui mô và nâng cao chất lượng
tín dụng. Cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng cho vay mà vẫn đảm bảo được sự tăng
trưởng về quy mô tín dụng đang là sự quan tâm lớn của các nhà quản lý điều hành và đội ngũ
CBTD của BIDV Hà Giang.
Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên
chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV

Hà Giang. Từ thực tế đó luận văn đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang” để nghiên cứu là
xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn tại BIDV Hà Giang hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
-Hệ thống hóa góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động tín
dụng của NHTM trong nền kinh tế.
-Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý hoạt động
tín dụng BIDV Hà Giang; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đối với quản lý hoạt động tín dụng
của BIDV Hà Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới,
cũng như đưa ra những kiến nghị đối với các cấp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động tín dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
- Luận văn tập trung vào nghiên cứu quản lý hoạt động tín dụng NHTM nói chung, BIDV
Hà Giang nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Hà Giang, chủ yếu là hoạt động cho vay.
+ Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2010 - 2013. Lý do đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng tại BIDV Hà Giang trong thời gian này là do BIDV Hà Giang chính thức
vận hành mô hình tổ chức mới, cùng với đó BIDV Hà Giang đã từng bước ổn định và phát triển
sau khi giải quyết xong nợ tồn đọng trong cho vay xây dựng cơ bản từ những năm trước đây.
Trong giai đoạn này có nhiều ngân hàng lớn tham gia thị trường ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà
Giang như NHTMCP Công Thương, NHTMCP Bưu Điện Liên việt… vì vậy BIDV chịu sự
cạnh tranh không nhỏ và đang gặp không ít khó khăn trong phát triển thị phần , đặc biệt là cần
tìm ra giải pháp để tiếp tục mở rộng về qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Sau khi các đối tượng nghiên cứu được thiết lập, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng
gồm có:
- Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu?
- Các khái niệm niệm và lý luận cơ bản liên quan đến quản lý hoạt động tín dụng

NHTM?
- Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Hà Giang trong những năm gần đây có
những thành tựu và hạn chế như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
- Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang được đưa ra?
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống những cơ sở lí luận về tín dụng và quản lý hoạt động tín
dụng ngân hàng. Từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt
động tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Hà Giang nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Hà Ging,
đưa ra các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng chưa cao tại BIDV Hà Giang,
đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình mới, những giải pháp đưa ra góp phần vào việc từng
bước hoàn thiện về mặt quản lý hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả, chất lượng
tín dụng tại BIDV Hà Giang trong thời gian tới. Các giải pháp đảm bảo được tính thực tiễn hoạt
động của BIDV Hà Giang và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu số
liệu, sơ đồ, hình vẽ Luận văn được chia làm 4 chương; trong đó:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về tín dụng và quản lý
hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang.


References
- TIẾNG VIỆT:
1. Basel II, 2008. Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn. Hà Nội: Nhà xuất

bản Văn hóa thông tin.
2. BIDV Hà Giang, 2010 - 2014. Báo cáo thường niên và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh. Hà Giang.
3. BIDV VN, 2006. Quyết định 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 v/v quy định ban hành xếp
hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Chinh, 2006. Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê
5. Phan Thị Cúc, 2009. Quản lý ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
6. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2010-2013. Niên giám thống kê. Hà Giang: Cục Thống kê tỉnh
Hà Giang.
7. Hồ Diệu, 2002. Quản lý ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
8. Hồ Diệu, 2003. Ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống kê.
9. Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình Quản trị ngân hàng. Cần thơ: Trường đại học Cần Thơ
10. Trần Thọ Đạt, 2005. Các mô hình tăng trưởng kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
11. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2011. Tiền tệ Ngân hàng. TPHCM: Nhà xuất bản
Đông Phương.
12. Học Viện Ngân hàng, 2003. Giáo trình Marketing Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
13. Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc, 2001. Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ Ngân hàng Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống kê.
14. Các Mác, 1978. Tư bản, quyển III, tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự Thật.
15. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội.
16. NHNN tỉnh Hà Giang, 2005 – 2014. Báo cáo thường niên, các năm 2005 – 2014. Báo cáo
chuyên đề khác của NHNN, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà
Giang. Hà Giang.
17. Quốc hội hô
̣
i nước CHXHCNVN Khoá 12, 2010. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hà

Nội.
18. Quốc hội hô
̣
i nước CHXHCNVN Khoá 12, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội.
19. Chính phủ nước CHXHCNVN, 2006. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, ngày 29/12/2006 về
giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
20. NHNNVN, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001,v/v ban hành qui
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
21. NHNNVN, 2005. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, v/v sửa đổi một số
điều trong qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định số
1627/2001 / QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội.
22. NHNNVN, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/20013,v/v quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà
Nội.
23. NHNNVN, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 v/v sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
24. NHNNVN, 2005. Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 v/v sửa đổi một số
điều trong qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội.
25. NHNNVN, 2004. Thông tư 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 v/v hướng dẫn chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Hà Nội.
26. NHNNVN, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 v/v quy định về các tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.
27. NHNNVN, 2010. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Hà Nội.
28. Nguyễn Trần Quế, 1996. Xác định hiệu quả kinh tế xã hội. Hà Nội: nhà xuất bản Khoa học

Xã hội.
29. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
30. Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ. Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh.

- WEBSITE:
31. www.mof. gov.vn, Bộ Tài Chính.
32. www.sbv. gov.vn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
33. www.vcb.com.vn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
34. www.agribank.com.vn, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
35. www. sacombank.com.vn, NHTMCP Sài Gòn Thương tín.
36. www.bidv.com.vn NHTMCP Đầu tư &PT việt Nam.
37. Một số trang Web khác của các NHTM khác.





×