Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.19 KB, 5 trang )

1

Thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học
ở Việt Nam hiện nay
Attracting capital investment for current higher education in Vietnam
NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 79 tr. +


Trần Thị Thu Hưởng

Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản lý Kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS, TS Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản lý kinh tế; Thu hút vốn; Giáo dục đại học; Vốn đầu tư

Content
1. Lý do chọn đề tài
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”
Tất cả mọi quốc gia có thể phát triển được là nhờ vào nguồn nhân lực giỏi
Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, giáo dục đại học (GDĐH) Việt
Nam trên thực tế đã cung cấp cho xã hội nước ta một nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả
năng làm việc trong các trường đại học,các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp, các liên doanh trong và ngoài nước… thuộc khắp các lĩnh vực, ngành nghề. Kết quả cho
thấy, lực lượng này đã góp phần quan trọng và to lớn trong thành tựu phát triển kinh tế xã hội
thông qua các tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao vào hàng đứng đầu trong các nước ASEAN.
Hiện nay, với sự đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hơn nữa Việt Nam
đã gia nhập vào WTO - sân chơi mới của toàn cầu, nền kinh tế xã hội ta hơn bao giờ hết cần đến
nhu cầu đào tạo một nguồn nhân lực lớn có trình độ cao và chất lượng cao. Vì vậy, đầu tư cho
GDĐH là cực kỳ thiết yếu. Tôi nghiên cứu đề tài: “Thu hút vốn đầu tư cho GDĐH đại học ở


Việt Nam hiện nay” nhằm để hiểu hơn, có cái nhìn tổng quát về một vấn đề đầu tiên và quan
trọng trong chuỗi các công việc đầu tư cho GDĐH – Thu hút nguồn vốn.
Với những kiến thức được học và kiến thức thực tế của bản thân, trên cơ sở lý luận của
nhiều tác giả, tôi đưa ra những suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề này. Trong quá trình
thực hiện bài nghiên cứu này sẽ khó tránh khỏi những khiếm khuyết do vậy mong có được sự
đóng góp của thầy giáo cùng bạn đọc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, đầu tư cho GDĐH đã được nhà nước quan tâm và phát triển từ lâu, nhưng
chủ yếu nguồn đầu tư đến từ ngân sách nhà nước. Mặc dù GDĐH được xã hội rất quan tâm và ưu
tiên phát triển tuy nhiên chưa có mô hình hiệu quả để thu hút được nguồn lực rất lớn này. Những
vướng mắc trong cơ chế pháp lý, môi trường chính trị xã hội cũng như trình độ phát triển giáo
dục đã làm hạn chế việc tiếp cận của GDĐH tại Việt Nam với các nguồn vốn phong phú và đa
dạng. Tình hình thế giới hiện nay, các mô hình tiên tiến của các nước phát triển về vấn đề đầu tư
cho GDĐH đã được thực hiện từ lâu và mang lại kết quả cao. Tại Việt Nam, với đặc thù thể chế
và chính sách quản lí có nhiều khác biệt, Tác giả muốn làm sáng tỏ những yếu tố quyết định đến
thu hút vốn đầu tư cho GDĐH.
2

Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
Đặng Ứng Vận, 2006,Giải pháp phát triển nguồn vốn cho GDĐH trong cơ chế thị trường, Tạp
chí Khoa học giáo dục, Số 12, tháng 9/2006. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng cơ
chế thị trường trong thu hút vốn cho GDĐH Việt Nam. Nêu lên các đặc trưng của môi trường
pháp lý hiện nay của GDĐH Việt Nam. Đồng thời, đề xuất quan điểm cơ bản và một số giải pháp
chủ yếu nhằm vận dụng cơ chế thị trường trong thu hút vốn GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, bài
viết không đề cập đến các nguồn vốn phi thị trường như nguồn vốn hỗ trợ, các khoản đầu tư từ
các chính phủ và tổ chức nước ngoài.
Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH Việt Nam hiện nay, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bài viết phân tích những đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Nêu ra bối cảnh sắp tới của GDĐH Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề xuất mô hình phát triển phù hợp cho GDĐH Việt Nam

trong đó có đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thông qua việc hình thành thị trường đầu tư cho giáo
dục. Tuy nhiên, bài viết không nêu được tình hình thực trạng thu hút vốn đầu tư cho GDĐH Việt
Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn.
George Psacharopoulos (1995), “The profitability of investment in education: concepts and
method”, Human capital development and Operations Policy Working paper (1995) Bài nghiên
cứu chỉ ra lợi nhuận ước tính của xã hội khi đầu tư cho giáo dục. Sử dụng số liệu điều tra tại các
nước đang phát triển, bài viết chỉ ra việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận đầu tư để thu hút các nguồn
vốn tư nhân cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu lên tác
động của các yếu tố chính sách, môi trường xã hội đến việc quyết định đầu tư vào GDĐH.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục tiêu
 Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạngcác nguồn vốn cho giáo dục đại
học ở Việt Nam, luận văn đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển thu hút vốn
cho giáo dục đại học ở nước ta trong những năm tới.
*Nhiệm vụ
 Làm rõ những vấn đề cơ bản về các nguồn vốn cho giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện
nay.
 Kinh nghiệm vận dụng huy động vốn trong phát triển GDĐH ở một số nước điển hình
trên thế giới.
 Đánh giá thực trạng nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thu hút vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam.
 Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển thu hút vốn cho giáo dục đại
học ở nước ta trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nguồn vốn – với tư cách là một trong những
nguồn lực cơ bản cho phát triển giáo dục đại học.Thu hút vốn cho phát triển giáo dục đại học
được nghiên cứu trong quan hệ nhiều chiều, từ đặc điểm của chính lĩnh vực này, đến sự tác động
của các quy luật thị trường và vai trò của nhà nước.
* Phạm vi nghiên cứu

Thu hút vốn cho giáo dục đại học là một đề tài rộng vì vậy luận văn này chỉ tiếp cận ở
góc độ thực trạng thu hút vốn và ảnh hưởng của vốn đến phát triển giáo dục đại học.
Về thời gian, luận văn chủ yếu đề cập tới thực trạng của thu hút vốn phát triển giáo dục
đại học từ khi đổi mới đến nay và khuyến nghị cho những năm tới.
3

5. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn phát triển giáo dục đại học nằm trong phạm vi của lĩnh
vực khoa học liên ngành, bao gồm kinh tế học, chính trị học, quản trị học, xã hội học và giáo dục
học, khoa học lịch sử và khoa học khác…
 Sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ trừu tượng hoá,
kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh để phân tích làm rõ
những kết quả nghiên cứu của luận văn.
 Thu thập thông tin, số liệu thống kê, tư liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các cuộc
điều tra, khảo sát đã được công bố, các thông tin từ kỷ yếu hội nghị hội thảo quốc tế, khu vực và
trong nước để đưa ra các kinh nghiệm về việc thu hút nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay, làm căn cứ cho các kiến nghị về phương hướng và giải pháp cho việc thu hút
nguồn vốn cho giáo dục đại học cho những năm tới.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vốn đầu tư cho GDĐH và việc thu hút vốn đầu tư cho
GDĐH ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Nêu lên những thành tựu đã đạt được của việc thu hút vốn đồng thời phân tích, đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu của cơ chế thu hút vốn cho GDĐH ở Việt Nam.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam, cả tích cực
và tiêu cực.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam .
7. Cấu trúc bài luận văn
Phẩn mở đầu
Chương 1: Khái luận về vốn đầu tư cho giáo dục đại học.
Chương 2: Thực trạng nguồn vốn cho giáo dục ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong
thời gian tới
Kết luận

References
Tiếng Việt
1. Phùng Xuân Nhạ (2013), Sách chuyên khảo, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý
luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008): Giáo dục và đào tạo-chìa khóa của sự phát triển,
NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Báo cáo của vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường
(2013), Hà Nội
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Thống kê giáo dục từ 1999 đến 2011, Hà Nội
5. Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (2010), Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam.
6. Đặng Quốc Bảo (2012): Phát triển con người, chỉ số phát triển con người, tình hình của Việt
Nam và vấn đề đặt ra cho phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Báo cáo thường niên
về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4

7. Vũ Ngọc Hải (2006): GDĐH với tư cách là động lực phát triển kinh tế xã hội, tạp chí khoa
học giáo dục, Số 12, tháng 9/2006.
8. Nguyễn Thị Minh Hường (2006): Nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH phân bổ sử dụng và
quản lý, Tạp chí Thanh tra tài chính, Số 47, tháng 5/2006.
9. Lê Viết Khuyến (2012): Hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam.
Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đặng Bá Lãm (2012): Giải bài toán về chất và lượng trong giáo dục đại học Việt Nam. Báo
cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Trần Thị Bích Liễu (2012): Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam. Báo cáo
thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trần Thị Bích Liễu (2008): Nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mỹ: Những giải pháp
mang tính hệ thống và định hướng thị trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
13. Trần Thị Bích Liễu (2005): “Chất lượng giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản”, Tạp chí
Phát triển Giáo dục, (4).
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên) (2012), Giáo dục đại học Việt Nam -
Những vấn đề về chất lượng và quản lý (Báo cáo thường niên giáo dục Việt Nam), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2005) : Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường đại học
Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005): Giáo trình Lập dự án đầu tư, Trường đại học Kinh tế quốc
dân, NXB Thống Kê.
17. Phạm Phụ (2005): Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh, TP HCM.
18. Phạm Phụ (2012): Các cơ sở giáo dục trong bối cảnh của kinh tế thị trường. Báo cáo thường
niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Phạm Phụ (2012): Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo
thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phạm Phụ (2011): Hội đồng trường ở đại học: Một áp lực xã hội đối với trường đại học,
trong “Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam”, tập 2, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, 2011.
21. Nguyễn Đức Thành (2012): Các kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đầu tư cho
giáo dục đại học. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Lâm Quang Thiệp, Phillip G. Altbach, D. Bruce Johnstone (2006): Giáo dục đại học Hoa
Kỳ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Lâm Quang Thiệp (2012): Cấu trúc và chiến lược phân tầng của hệ thống giáo dục sau trung
học ở Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Lâm Quang Thiệp (2012): Giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế phát triển của giáo dục
đại học thế giới. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Lâm Quang Thiệp (2012): Chất lượng của hệ thống đào tạo không chính quy của giáo dục
đại học Việt Nam. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Lâm Quang Thiệp (2012): Hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở
nước ta. Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007): Chuẩn thị trường giáo dục dưới góc nhìn giáo dục so sánh, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học giáo dục so sánh lần 1. Viện nghiên cứu Giáo dục.
5

28. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2012): Hoàn thiện thể chế giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo thường
niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2012): Tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học.
Báo cáo thường niên về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Trần Quốc Toản (2010): “Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước
nhu cầu hội nhập quốc tế”. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước.
31. Nguyễn văn Tuấn (2011): Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập, NXB Tổng
hợp TP. Hồ Chí Minh.
32. Trần Đình Tuấn (2007): Đổi mới giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học
giáo dục, Số 22, tháng 7/2007.
33. Đặng Ứng Vận (2006): Giải pháp phát triển GDĐH trong cơ chế thị trường, Tạp chí Khoa
học giáo dục, Số 12, tháng 9/2006.

Tiếng Anh
34. Da Hsuan Feng (2005). “World Universities Ranking-Generic and Intangible Features of
Universities?”. Paper presented at First International Conference on World Class Universities
at Shanghai Jiao-Tong University June 16-18, 2005
35. Dale W . Jorgenson & Barbara M. Fraumeni (2004), Investment in education, SAGE
Publications (2004).
36. George Psacharopoulos (1995), “The profitability of investment in education: concepts and
method”, Human capital development and Operations Policy Working paper (1995)
37. Glewwe, P. 1991. "Schooling, Skills, and the Returns to Government Investment in
Education." Working Paper No. 76. LSMS, The World Bank, Washington, D.C.
38. Francis Loh. “Crisis in Malaysia’s public universities?”. Aliran Monthly Vol 25 (2005):

Issue 10.
39. OECD (2011), Higher Education in Regional and City Development: Southern Arizona,
United States 2011, OECD publishing.
40. UNESCO Institute for Statistics (2006), Global education digest: Comparing Education
Statistics Across the World, UNESCO Institute for Statistics.
41. World Bank. 2009. Vietnam - Higher Education Development Policy Program Project.
Washington DC ; World Bank Group

Website:
42. Giáp Văn Dương (2013), Thương mại hóa giáo dục: Thương mại hóa cái gì?,

43. FPT - Aptech WEbside
44. Vietnamnet.com.vn
45. www.moet.gov.vn
46. www.mpi.gov.vn
47.

×