Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thu hút nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.77 KB, 34 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“ Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”
Tất cả mọi quốc gia có thể phát triển được là nhờ vào nguồn nhân lực giỏi

Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, giáo dục đại
học (GDĐH) Việt Nam trên thực tế đã cung cấp cho xã hội nước ta một nguồn
nhân lực bao gồm những công dân được giáo dục trong nhà trường đại học và
không ít trong số họ có khả năng làm việc ở trình độ cao trong các trường đại
học,các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các liên doanh
trong và ngoài nước… thuộc khắp các lĩnh vực, ngành nghề. Kết quả cho thấy,
lực lượng này đã góp phần quan trọng và to lớn trong thành tựu phát triển kinh tế
xã hội thông qua các tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao vào hàng đứng đầu trong
các nước ASEAN
Hiện nay, với sự đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hơn
nữa Việt Nam đã gia nhập vào WTO - sân chơi mới của toàn cầu, nền kinh tế xã
hội ta hơn bao giờ hết cần đến nhu cầu đào tạo một nguồn nhân lực lớn có trình
độ cao và chất lượng cao. Vì vậy, đầu tư cho GDĐH là cực kỳ thiết yếu. Tôi
nghiên cứu đề tài: “Thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH đại học ở Việt Nam”
nhằm để hiểu hơn, có cái nhìn tổng quát về một vấn đề đầu tiên và quan trọng
trong chuỗi các công việc đầu tư cho GDĐH – Thu hút nguồn vốn.
Là một sinh viên năm thứ tư chuyên nghành Quản lý kinh tế, với những
kiến thức được học và kiến thức thực tế của bản thân, trên cơ sở lý luận của nhiều
tác giả, tôi đưa ra những suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề này. Trong
quá trình thực hiện bài nghiên cứu này sẽ khó tránh khỏi những khiếm khuyết
vậy mong có được sự đóng góp của thầy giáo cùng bạn đọc. Tôi xin chân thành
cám ơn thầy: PGS. TS. Phan Kim Chiến đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề án này.


1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Nguồn vốn là gì?
Nguồn vốn là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn
cho một hoạt động nào đó, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của
xã hội.
1.2.Thu hút nguồn vốn
Là tập hợp tất cả các điều kiện, chính sách, giải pháp, hoạt động nhằm tập
trung được nguồn vốn lại để hình thành nên một quỹ tập trung. Quỹ này sẽ dùng
để thực hiện một dự án, một công việc nào đó.
1.3.Đầu tư
Đầu tư là việc hi sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là
đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư
phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là gia tăng vật chất (nhà máy,
trường học, đường xá, bệnh viện …), tài sản tài chính (tiền vốn) hoặc tài sản trí
tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kĩ thuật …) và nguồn nhân
lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho
toàn bộ xã hội
Mỗi dự án đầu tư không những mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn mang
lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước.
1.4. Đầu tư cho GDĐH
Đầu tư cho GDĐH là căn cứ vào nhu cầu phát triển sự nghiệp GDĐH và
nhân lực, vật lực, tài lực xã hội để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình
độ, nắm vững kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành
nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường.
Tính chất đầu tư cho GDĐH, trước đây trong cơ chế quản lý kinh tế kế

hoạch hoá tập trung, mọi người thường cho rằng đầu tư cho GDĐH là đầu tư

2
mang tính phúc lợi xã hội. Từ những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyến
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nhận thức này
đã có sự thay đổi trong toàn xã hội cũng như các nhà quản lý giáo dục. Đầu tư
cho GDĐH được phân tích đánh giá từ góc độ sản xuất và tiêu dùng, các khái
niệm về doanh thu, chi phí cho đơn vị đào tạo đã được tính đến.
Vậy thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH: Là tập hợp điều kiện, chính sách,
giải pháp, hoạt động nhằm tập trung được nguồn vốn lại để hình thành nên một
quỹ tập trung, quỹ này có nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn để phát triển đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước.
2. Phân loại các nguồn vốn đầu tư cho GDĐH
2.1. Theo các nguồn đầu tư
2.1.1. Đầu tư trong nước
- Nguồn vốn nhà nước:
Đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư giáo dục. Đó là một nguồn
vốn quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Thường
để thực hiện xây dựng trường học, cung cấp trang thiết bị trường học, trả lương
cho giáo viên, cho đội ngũ quản lý giáo dục…
- Nguồn vốn từ khu vực tư nhân :
Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các tổ chức dân
doanh… Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, một bộ phận không
nhỏ của dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích
luỹ truyền thống. Tiềm năng của nguồn vốn này rất lớn, thực tế phát hành trái
phiếu chính phủ cho giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được hàng
ngàn tỉ đồng và hàng chục triệu USD.
2.1.2. Nguồn vốn nước ngoài
- Nguồn vốn ODA:
Đây là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài

cung cấp với mục tiêu cho giáo dục của các nước đang phát triển. Nó là một
nguồn có tính ưu đãi khá cao.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển cho các quốc gia, cũng
có một phần dùng cho đầu tư GDĐH.

3
- Một số nguồn vốn viện trợ khác.
2.2. Nguồn vốn dùng để đầu tư theo lĩnh vực ngành đào tạo
Nền kinh tế của mỗi quốc gia có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành
đều có một vị trí quan trọng. Chính vì vây, cần phải bỏ vốn để xây dựng các
trường đại học với các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
trình độ cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
2.2.1. Khối ngành Khoa học kĩ thuật
Khoa học kĩ thuật là nền tảng của mọi quốc gia, là cơ sở để phát triển đất
nước một cách nhanh nhất. Khối ngành nay có nhiệm vụ đào tạo những kĩ sư
giỏi, mà sau khi ra trường, họ sẽ là trụ cột của của nền kinh tế công nghiệp hoá,
hiên đại hoá. Nguồn vốn đầu tư vào đây phải lớn để việc xây dựng cơ sở, đầu tư
phòng thí nghiệm, mua máy móc thiết bị thực hành … để làm sao phục vụ một
cách tốt nhất cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giáo viên và sinh viên,
làm sao để sau khi ra trường sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ trước hệ thống máy
móc trang thiết bị của nhà máy, cũng như để có khả năng chế tạo máy móc thiết
bị, đưa nên công nghiệp đất nước lên một tầm cao mới.
2.2.2. Khối nghành kinh tế, tài chính, ngân hàng
Đầu tư vào ngành này nhằm tạo ra một đội ngũ cử nhân, thạc sỹ về kinh tế.
Họ là những người không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng
chính nhờ họ mà nên kinh tế của đất nước mới hoạt động thông suốt và có hiệu
quả được.
2.2.3. Khối ngành y tế
Đây cũng làm một lĩnh vực đầu tư cho giáo dục rất quan trọng. Xã hội

càng phát triển, con người càng mắc nhiều loại bệnh tật mà chính từ mọi hoạt
động gây ra. Đầu tư vào khối ngành này nhằm tạo ra đội ngũ bác sỹ, y tá… giỏi
để có thể đáp ứng được nhu cầu sức khỏe người dân.Nhà đầu tư cần phải chú ý
đến hệ thống chất lượng giáo dục, vì dù sao, vấn đề về con người vẫn luôn là
quan trọng nhất. Các sinh viên ở đây phải tham gia học tập, nghiên cứu rất nhiều.
Chính vì vậy nhà đâu tư phải bỏ chi phí ra rất lớn để mua các mô hình, các máy
móc, các giáo trình, các chương trình khoa học tiên tiến của thế giới.

4
2.2.4. Khối ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản
Lương thực, thực phẩm là vấn đề thiết yếu của mọi người. Đầu tư vào khối
ngành này cũng sẽ rất hiệu quả và không bao giờ là thừa đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Ngoài xây dựng trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho học tập thì
vấn đề mua các công nghệ tiên tiến để áp dụng vào lai tạo giống, phát triển giống,
công nghệ chế biến… cũng rất quan trọng.
2.2.5. Khối ngành văn hoá xã hội
Kinh tế càng phát triển thì trình độ văn hoá và nhu cầu văn hóa của con
nguời tăng lên. Vì vậy, đây cũng là một lĩnh vực đầu tư cũng đang chiếm ưu thế
trong giáo dục.
3. Đầu tư cái gì
GDĐH là vấn đề lớn của mọi quốc gia, bởi nó tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Để có thể xây dựng và phát triển GDĐH , chúng ta cần
phải bỏ tiền của, công sức vào đó. Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo thì đầu tư cho
GDĐH vẫn là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Đầu tư cho GDĐH là chúng ta tập
trung nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất để cho nền GDĐH phát triển. Tuỳ vào khả
năng của mỗi quốc gia mà chúng ta nên đầu tư như thế nào. Ở đây chúng ta bàn
đến vấn đề đầu tư cho GDĐH cụ thể là làm những gì?
4.1. Trường học
Muốn đào tạo được thì vấn đề đầu tiên đó là phải có cơ sở để đào tạo - đó là
trường học. Trường học phải thoả mãn được một số các điều kiện sau

3.1.1. Phải thuận lợi về vị trí
Tức là trường phải toạ lạc ở một nơi có vị trí thuận lợi. Thuận lợi ở đây được
hiểu đó là về nhu cầu nguồn nhân lực mà địa phương cần, về mối quan hệ với xã
hội. Tức là, ngành mà trường đào tạo phải nhằm tạo ra nguồn nhân lực mà địa
phương đang thiếu, và xã hội cần. Hơn nữa phải tạo điều kiện cho người giáo
viên cũng như sinh viên cảm thấy thoải mái, an toàn với nơi học, thấy được mội
trường xung quanh trường trong lành, và cũng phải thuận lợi về các dịch vụ khác
như chợ, hệ thống giao thông và phương tiện đi lại… với hệ thống đường xá tốt
thì cũng là một nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của trường. Hơn nữa, sinh viên
của trường không chỉ là những người dân địa phương. Họ là tập hợp người đến
từ mọi vùng đất, họ luôn luôn phải đi về nhà, đi thăm bạn bè, ở một nơi mà giao

5
thông không thuận lợi, phương tiện đi lại khó khăn thì rất khó để trường có thể
thu hút sinh viên được.
Vị trí của trường là một trong những yếu tố cạnh tranh của trường. Có những
trường vì toạ lạc ở một nơi không thuận lợi nên rất khó cạnh tranh với trường
khác cùng ngành mà có vị trí thuận lợi hơn.
3.1.2. Cơ sở trường lớp
Các nhà đầu tư cần phải chú ý rằng, trường học được xây dựng cũng phải
khang trang, sạch đẹp, sáng sủa. Có như vậy mới tạo được hứng thú cho cả người
dạy và người học. Cảnh quan trường học cũng phải thoáng đãng, không khí trong
lành để mọi người có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
3.1.3. Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, vào các phòng thực
hành thực nghiệm, vào khu KTX cho sinh viên
- Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Trước hết đó là bàn ghế, bàn ghế phải sáng sủa, sạch sẽ, tạo được tư thế
thoải mái khi ngồi học, không gây sức ép đối với sinh viên. Đây là một vấn đề
hết sức bức xúc trong giới sinh viên. Ngồi học cả ngày dẫn đến cơ thể rất mệt
mỏi, mà hệ thống bàn ghế thường cũng rất khó có thể đáp ứng được với tất cả

mọi đối tượng học tập. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải quan tâm đến vấn đề
nay, coi nó như là vấn đề của mình. Có như vậy mới tạo được sự thoải mái khi
học bài, làm tăng chất lượng giờ học hco sinh viên
Thứ hai, đó là hệ thống các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, và học tập.
Đây là một trong những điều kiện quan trọng góp phần vào việc nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên. Vì vậy, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học
tập cho học sinh nói chung và sinh viên nói riêng đòi hỏi phải tương đối đầy đủ,
hiện đại, phù hợp với điều kiện của sinh viên.
Máy tính nối mạng là thiết bị cần thiết nhất cho sinh viên. Nó là cuốn “Bách
khoa tri thức” của sinh viên. Thông qua nó sinh viên có thể tìm được những đáp
án cho các câu hỏi của mình một cách đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi mà
không cần đến phương pháp cũ như hỏi thầy cô, bàn bè hoặc những người có
trình độ cao hơn.

6
Bên cạnh máy tính, các thiết bị như: máy chiếu, máy ảnh, máy quay phim
(cho các ngành xã hội: báo ảnh, phát thanh, truyền hình…) cũng góp phần không
nhỏ vào quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên. Đối với các
ngành kĩ sư, phải có các phòng thực hành với trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho
quá trình học tập như: hoá chất, vật liệu, các thiết bị đo lường…góp phần không
nhỏ vào việc gắn lí thuyết với thực tế, học đi đôi với hành, là bước đầu để sinh
viên tiếp cận với môi trường làm viêc mới.
Mặt khác, các trường đại học đồng thời cũng phải là nơi để sinh viên giải trí,
thư giãn sau mỗi giờ học căng thẳng vì vậy ở trường đại học cần phải có các
phòng thể dục thể thao, khu căng tin…Ngoài ra kí túc xá cũng là một nhu cầu cần
thiết cần được đáp ứng
Các phương tiện vật chất, kĩ thuật liên quan đến việc học tập của sinh viên
đóng góp không nhỏ vào quá trình tiếp nhận tri thức của họ. Vì vậy, việc quân
tâm và đầu tư đúng mức vào đấy là rất cần thiết.

3.2. Đầu tư vào chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là yếu tố hàng đầu để tạo nên danh tiếng cho một
trường đại học. Chất lượng giáo dục ở đây bao gồm :
3.2.1. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là tập hợp tất cả những người có trình độ chuyên môn
tốt, có kĩ năng sư phạm tốt để có thể truyền đạt tri thức một cách tốt nhất cho
sinh viên. Họ cũng là một lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu khoa học cho đất
nước.
Ở đây, đầu tư cho đội ngũ giảng viên đó là : Quan tâm đến đời sống giảng
viên, có lương, thưởng xứng đáng với sự đóng góp của họ, xứng đáng với mọi nỗ
lực mà họ đã bỏ ra để có một khối lượng kiến thức đồ sộ. Tiền lương phải đảm
bảo cuộc sống cho họ một cách tốt nhât. Họ là những con người quyết định đến
nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Cần phải có một mức lương xứng đáng
đối với vai trò to lớn đó. Ngoài ra cần phải tạo điều kiện cho họ có thể tham gia
nghiên cứu sinh, đi du học ở nước ngoài để mở mang kiên thức, mang một chân
trời kiến thức mới để về phục vụ cho đất nước, họ có thể tham gia nghiên cứu
khoa học, đóng góp một phần khối lượng tri thức cho đất nước.

7
3.2.2. Đội ngũ sinh viên
Lực lượng sinh viên là tải sản của mỗi quốc gia, chính họ là bộ mặt tương lai
của đất nước, họ là lực lượng nòng cốt của đất nước. Sinh viên vừa là người
khách, cũng vừa là người chủ của mỗi trường. Để một trường đại học có thể tồn
tại và phát triển, ngoài lực lượng giảng viên, đội ngũ quản lý thì lực lượng sinh
viên cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Họ là khách hàng của mỗi trường. Sinh
viên cần phải được học tập, nghiên cứu, phải được đảm bảo nhu cầu vật chất và
sinh hoạt tốt. Vì vậy, nhà trường cũng phải quan tâm đến vấn đề này.Chúng ta
phải có chính sách thu hút sinh viên cũng như đầu tư vào họ để họ có thể cảm
thấy thoả mãn với sự lựa chọn của mình.
Ở đây, chúng ta đầu tư gì? Đó là các chính sách đãi ngộ cho sinh viên như

trợ cấp cho sinh viên nghèo vượt khó, con thương binh liệt sỹ, gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, cấp học bổng cho sinh viên học giỏi, xuất sắc, nhằm khuyến
khích động viên họ. Có thể tạo điều kiện cho sinh viên có thể vay vốn, tín dụng
để họ có điều kiện học tập tốt hơn. Tạo môi trường đại học tốt đẹp, văn minh,
lịch sự để sinh viên có thể yên tâm học tập, rèn luyện, tu chí thành người có ích
cho bản thân, gia đình và xã hội. Cũng cần phải quan tâm đến nhu cầu nơi ăn
chốn ở của sinh viên. Hệ thống kí túc xá phải đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt
của họ.
3.2.3. Đầu tư vào các phòng ban nghiên cứu
Đây là vấn đề cần thiết của mọi trường đại học. Vì sao? Chúng ta học để làm
gì? Học để ra đời làm việc, đơn giản là vậy. Nhưng với một khối lượng kiến thức
về lý thuyết trong sách vở và trong tài liệu thì liệu rằng ra đời ta có làm được
việc? Lý thuyết là một nhưng thực tế là muôn hình vạn trạng, nó bất biến. Chỉ
một nhân tố trong thực tế thay đổi thì thì mọi vấn đề trên lý thuyết sẽ thay đổi. Lý
thuyết là tổng quát nhưng thực tế là cụ thể của vấn đề. Vì vậy, các phòng nghiên
cứu, thực hành thực nghiệm là cực kỳ cần thiết.
Ở đây, chúng ta phải đầu tư vào những công cụ, máy móc, các thiết bị nhà
xưởng…. những cái mà vào thực tế sẽ gặp. Chúng ta phải trang bị đầy đủ các vật
dụng, mô hình cần thiết để cóthể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu dạy và học ở
trường. Người ta bảo : Trăm nghe không bằng một thấy, đó chính là sự thực tế,
sinh viên được tự mình rèn luyện, phân tích tình huống xảy ra trong phòng thí

8
nghiệm. Tất cả những gì diễn ra trong phòng thí nghiệm sau này ra đời sẽ gặp, sẽ
có. Có như vậy họ mới có thể thích ứng được với xã hội
Chúng ta cũng cần phải bàn đến vấn đề về đi thực tế, thực tập của sinh viên.
Đây cũng được coi là hình thức như trên nhưng lại đi sát với thực tế của sinh viên
hơn. Chính vì thế mà hình thức này cũng cần phải chú ý.
3.2.4. Đầu tư vào các chương trình đào tạo, vào việc mua bản quyền giáo dục
cho trường

Giáo trình là nhân tố đầu tiên để phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập và
nghiên cứu.Giáo trình là tri thức của con người, là kho tàng quý báu của chúng ta.
Mỗi trường cần phải đầu tư viết và mua giáo trình, với khối lượng nhiều, phong
phú và đảm bảo chất lượng. Đầu tư mua các bản quyền về chương trình học, về
dịch sách và viết sách. Để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu, mỗi
trường đều phải có hệ thống thông tin thư viện đầy đủ các loại sách báo, với hệ
thống mạng thông tin để có thể tra cứu, tìm tin một cách dễ dàng.
4.Các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH
Nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH là tâp hợp các tổ chức, các cá nhân có
tiền, có khả năng, và mong muốn được đầu tư trong lĩnh vực này. Nguồn tài
chính đầu tư cho GDĐH bao gồm: Ngân sách nhà nước (NSNN) cấp (kinh phí
hoạt động thường xuyên, kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học), vốn
đầu tư xây dựng cơ bản; Nguồn thu sự nghiệp (học phí, lệ phí, hợp tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học, sản xuất dịch vụ…) ; Các nguồn thu khác theo quy định
của pháp luật. Các nguồn tài trợ từ các tổ chức trên thế giới.
4.1.Ngân sách nhà nước
Đầu tư của chính phủ vào GDĐH là việc chính phủ sử dụng nguồn NSNN
để chi tiêu vào vấn đề giáo dục. Nguồn ngân sách có được từ việc thu thuế. Việc
chi tiêu cho vấn đề giáo dục từ nguồn ngân sách chủ yếu là cung cấp kinh phí cho
hoạt động thường xuyên.
Thường ở các nước đang phát triển thì nguồn NSNN là nguồn chủ yếu để
đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên không nên coi
GDĐH là một gánh nặng cho NSNN mà phải coi đầu tư cho GDĐH là đầu tư cho
phát triển, là một khoản đầu tư dài hạn, đúng đắn và cấp thiết. Chỉ có mạnh dạn
đầu tư toàn diện người và của, kiên quyết đầu tư có trọng điểm theo phương thức

9
đa dạng hoá nguồn lực thì bản thân GDĐH mới có cơ may đủ lực trên con đường
cạnh tranh và hội nhập được với GDĐH trên trường quốc tế. Thiếu cách nhìn xa
và đúng đắn này thì không thể có được một nền GDĐH phát triển bền vững và

đất nước sẽ mất đi một động lực thiết yếu, quan trọng bậc nhất trong sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
4.2. Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
Đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước có thể thực hiện thông qua:
4.2.1. Góp vốn ủng hộ các quỹ khuyến học
Đây là hình thức tài trợ của các tổ chức nhằm cung cấp vốn với mục đích là
tạo ra một quỹ dùng để khuyến khích vấn đề học tập ở các trường, quỹ này
thường được dùng để giúp đỡ sinh viên trong cuộc sống, học tập, thông qua hình
thức ủng hộ, trợ cấp cho sinh viên nghèo, cho con em thuộc diện thương binh,
chính sách, nó cũng có thể được dùng để tu bổ sửa chữa trường học, mua các
công cụ dụng cụ phục vụ cho việc học tập.
Mục đích của việc làm này là các nhà đầu tư muốn góp một phần nhỏ sức
lực của mình, tạo điều kiện, khuyến khích, cho những sinh viên không có đủ điều
kiện học tập, cho việc xây dựng đất nước hoặc cũng là một cách để họ quảng bá
cho thương hiệu của tổ chức. Cũng có thể đây là một cơ hội để họ góp phần đào
tạo nguồn nhân lực giỏi để sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ quay trở lại phục vụ
họ.
4.2.2. Đầu tư trực tiếp cho việc xây dựng, và phát triển đại học
Đây là hình thức các tổ chức kinh tế bỏ tiền trực tiếp xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học dưới sự cho phép của nhà nước. Tự bản thân họ sẽ
giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực. Họ
sẽ tự tổ chức dạy và học theo một chương trình cụ thể mà có sự đồng ý của nhà
nước. Họ sẽ thuê lực lượng giảng viên, hoặc chiêu mộ họ trở thành giảng viên
chính thức của mình, họ tự tuyển sinh sinh viên vào học với cơ chế mà họ đặt ra
dưới sự quản lý của bộ giáo dục đào tạo. Họ thực hiện nghĩa vụ tiền lương,
thưởng đúng với quy định của nhà nước, cũng có thể tiền lương ở các trường này
sẽ cao hơn rất nhiều tiền lương ở các trường công lập do nhà nước xây dựng.
Chính ở điểm này đã tạo cho họ một lợi thế lớn đó là thu hút được một lực lượng
giáo viên chất lượng cao, tâm huyết với họ. Vấn đề ở đây là học phí, thường


10
những trường do tổ chức kinh tế hoặc cá nhân xây dựng thường có mức học phí
cao hơn rất nhiều so với mức học phí ở các trường công. Tuy nhiên, đó lại không
phải là vấn đề đáng lo ngại của họ vì rất nhiều người sẵn sàng đầu tư cho con em
mình đi học, với điều kiện học tập được tốt nhất, trang bị cho con em mình đầy
đủ kiến thức kĩ năng để bước vào đời.
Mục đích của việc làm này là vấn đề lợi nhuận. Họ đầu tư để thu lợi nhuận,
đó là tất yếu của mọi hình thức đầu tư. Ta cũng không thể phê phán hình thức
này, một số người quan điểm rằng đầu tư cho GDĐH là thực hiện việc xã hội hoá
giáo dục, nó như là một dịch vụ công mà ai có khả năng học cũng có thể được
học. Bước vào thế kỷ 21, bước vào nền kinh tế thị trường thì đầu tư cho GDĐH
không còn là một dịch vụ công như trước nữa. GDĐH không thể tổ chức trong
chân không nữa, GDĐH có trăm ngàn mối liên quan với xã hội. Trong thể chế
kinh tế thị trường, GDĐH cũng phải tuân theo cơ chế thị trường, hoặc là học theo
quy tắc thị trường. Dĩ nhiên, quá trình quá trình giáo dục con người không phải là
quá trình sản xuất dây chuyền, không phải là quá trình tiếp nhận đơn thuần. Vấn
đề ở đây là đầu tư cho GDĐH hiện vẫn là một vấn đề lớn mà mọi quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển cần phải chú trọng và tập trung nguồn lực
nhiều. Cho nên, chúng ta vẫn luôn ủng hộ cho mọi nguồn đầu tư cho GDĐH.
Ở đây ta cũng cần xem xét sự khác nhau giữa nguồn đầu tư trong nước và
nguồn đầu tư nước ngoài :
Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước thường có nguồn vốn nhỏ, mang
tính cấp thiết về nguồn lực. Chẳng hạn như đầu tư vào các ngành hiện tại có nhu
cầu lớn như kế toán, ngân hàng, công nghệ thông tin… hoặc họ sẽ đầu tư vào các
ngành mà hiện tại tổ chức của họ đang cần. Mặc dù như vậy sẽ rất mất thời gian
và tốn kém, nhưng đó cũng là vấn đề sống còn của tổ chức họ.
Đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài thường có nguồn vốn rất lớn, thứ
nhất, đó thường là những tập đoàn kinh tế mạnh, thứ hai, do có sự chênh lệch về
tỷ giá hối đoái mà đồng tiền của họ cũng thường có giá trị hơn. Và thường đây là
sự đầu tư của các tổ chức kinh tế của các nước phát triển hơn đến các nước kém

phát triển hơn. Thường ở những trường này có mức học phí rất cao, nhưng bù lại
thì cơ sở học tập lại cực kỳ tốt, môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng viên vừa
trong nước vừa nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp giảng

11
hiệu quả, và tại đây sinh viên có điều kiện học ngoại ngữ rất tốt, cùng với học hỏi
được nền văn hoá của các nước…
Nói chung, cái gì cũng có cái giá đích thực của nó, tuỳ từng điều kiện hoàn
cảnh mà mỗi người sẽ tự lựa chọn cho con đường học của mình.
4.3. Các nguồn tài trợ của các tổ chức khác trên thế giới
Đó là các nguồn tiền viên trợ từ các tổ chức như IMF ( quỹ tiền tệ quốc tế),
UNESCO ( tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc), nguồn
tài trợ ODA của các nước khác, …Các nguồn viện trợ này thường dành cho các
nước nghèo, kém phát triển, tạo điều kiện cho họ có thêm nguồn lực đầu tư cho
giáo dục, để họ có điều kiện học tập trong môi trường tốt hơn, họ có thể được
tiếp cận với tri thức khoa học của thế giới… họ viện trợ để xây dựng trường lớp,
để cung cấp các máy móc trang thiết bị trường học tiên tiến. Có như thế thì các
nước này mới có điều kiện để phát triển nền kinh tế, mới có thể sánh vai với các
nước khác trên thế giới.
4.4. Nguồn thu sự nghiệp
Đó là nguồn thu từ học phí, lệ phí, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản
xuất dịch vụ…).
Học phí là nguồn thu chủ yếu của tất cả các trường đại học. Học phí thu
được, một phần để trả lương cho các cán bộ, công nhân viên trong trường, phần
khác được giữ lại để tái đầu tư…
Các tổ chức đầu tư với mục đích để kiếm lợi nhuận thì học phí là vấn đề
quan tâm hàng đầu của họ. Một mức học phí cao nhưng hợp lý thì mới tạo điều
kiện cho trường phát triển, tạo được danh tiếng cho trường.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH
5.1. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục

Chính sách của chính phủ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội nói
chung, việc thu hút đầu tư cho GDĐH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cơ chế
quản lý giáo dục là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giáo dục của quốc
gia. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục phải tập trung tạo ra được đòn bẩy
quan trọng và đúng đắn trong thị trường giáo dục, dựa vào những quy định luật
pháp phù hợp và chi tiết hơn , trong đó luật giáo dục có vai trò cơ bản .
5.1.1. Môi trường pháp lý

12
Môi trường pháp lý là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thu hút nguồn
vốn đầu tư cho tất cả mọi lĩnh vực nói chung và cho GDĐH nói riêng. Một hành
lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo cho nhà đầu tư cảm thấy yên tâm,
an toàn với nguồn vốn của mình. Họ sẽ cảm thấy có một điều kiện tốt để phát
huy được giá trị của nguồn vốn của mình theo mục đích nào đó. Cho dù nhà đầu
tư mở trường với mục tiêu lợi nhuận, nhưng luật, chính sách và cơ chế quản lý sẽ
buộc họ phải kiếm lời qua chất lượng giáo dục và giá trị thực sự mà trường mang
lại cho người học, xã hội và đất nước. Khi nhà nước có một hệ thống pháp luật
phù hợp xu thế phát triển của đất nước cũng như của thế giới, thì việc thu hút
nguồn vốn cho GDĐH sẽ dễ dàng hơn.
5.1.2. Môi trường chính trị xã hội
Để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư
của nước ngoài thì môi trường chính trị xã hội là nhân tố cực kỳ quan trọng. Một
môi trường chinh trị ổn định sẽ tạo được sự an tâm cho các nhà đâu tư, họ cảm
thấy tự tin với môi trường an toàn, sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn nữa. Khi mà môi
trường chính trị xã hội tốt, đầu tư đạt được mục đích của mình, họ sẽ lại tiếp tục
đầu tư nhiều hơn nữa. Một đất nước có một nền chính trị không ổn định sẽ rất
khó thu hút được nguồn đầu tư nói chung và đầu tư cho GDĐH nói riêng. Người
ta cảm thấy bất an với nguồn vốn của mình, không ai muốn mạo hiểm trong khi
có những nơi an toàn hơn cho họ đáp xuống.
5.1.3. Chính sách về phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính

Phân bổ là một nhân tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư cho
giáo dục, sự phân bổ phải hợp lý, rõ ràng, và cần thiết. Nếu phân bổ nguồn tài
chính không rõ ràng rất dễ gây bức xúc đối với xã hội và các nhà đầu tư. Cần
thực hiện việc phân bổ một cách công băng nhất. Công bằng ở đây không có
nghĩa là “cào bằng”. Một thực tế hiện nay là “ai cũng muốn như ai”, không tỉnh
nào, không trường nào muốn mình thua thiệt về nguồn vốn hơn các tỉnh, các
trường khác. Tuy nhiên, không cào bằng, đó là cần phải có chính sách, cơ chế
phân bổ hợp lý, cũng cần phải có trọng tâm, trọng điểm. Có như vậy, đất nước
mới có một điểm tựa vững vàng, xây dựng và phát triển tốt ngành kinh tế mũi
nhọn, phát triển vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

13

×