Quản lý Nhà nước về đất đai ở thị xã Hồng
Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Đinh Văn Thiện
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc Lê
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước; Đất đai; Tài nguyên thiên nhiên.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên đất đai vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
không có đất đai thì không thể tồn tại xã hội loài người. Không những vậy, đất đai còn có vai
trò rất quan trọng đi đôi với sự phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng đất càng lớn trong khi đất đai lại có hạn nên điều đó đã làm cho quan hệ giữa người với
người và với đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những
chính sách quản lý đất đai thích hợp để việc sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việt Nam trong quá trình đổi mới của đất nước đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà
nước về đất đai. Luật Đất đai được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, đến nay đã qua 2 lần
sửa đổi (1998; 2001) và 3 lần ban hành luật mới (1993; 2003; 2013). Tuy nhiên, đến nay tình
hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng
như thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành Luật đất đai để từ đó có những đề xuất sửa đổi theo
hướng phù hợp hơn với những yêu mới cầu trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.
Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội của thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn từ 2009 đến năm 2013, cần nghiên cứu thực trạng quản lý,
khai thác sử dụng đất để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai của Hồng Lĩnh. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, nhằm
khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Đó là những nội dung cần được nghiên
cứu và đây cũng là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Nhằm góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề nêu trên, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh
là một trong những nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để phục vụ tốt cho việc xây
dựng luận văn, bản thân tôi đã tìm tòi và tham khảo khá nhiều loại tài liệu. Tuy nhiên các tài
liệu có khác nhau về nội dung, nhưng chung quy lại nó đều góp phần giúp các cơ quan nhà
nước nắm rõ thực trạng, tiềm năng lợi thế của đất đai trong từng gia đoạn: Tại báo cáo số
05/BC-UBND, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh về quản lý
nhà nước đối với đất đai, tài nguyên giai đoạn 2004-2011 đã đánh giá khái quát những khó
khăn, tồn tại của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn Thị xã Hồng Lĩnh từ
khi thực hiện Luật đất đai năm 2003. Bên cạnh đó cuốn sách “Chính sách thu hút đầu tư vào
thị trường bất động sản Việt Nam”, năm 2006, tác giả Lê Xuân Bá và Trần Kim Chung thuộc
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ ra một cách toàn diện về chính sách thu
hút đầu tư vào thị trường bất động sản và vấn đề quản lý khai thác tiềm năng lợi thế của đất
đai mà Chính quyền thị xã Hồng Lĩnh đã vận dụng một cách sáng tạo trong việc khai thác
nguồn vốn từ quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Thị xã; Đối với việc này, năm
2005 tác giả Nguyễn Đình Bồng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định rõ về giá trị của
đất đai và vấn đề cần đổi mới trong công tác quản lý nhà nước đối với đất đai qua đề tài
“Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động
sản ở Việt Nam”.
Việc quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn hiện nay đang nảy
sinh nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập như: tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, sử
sụng đất đai không đúng mục đích, việc khai thác tiềm năng lợi thế từ đất còn đạt thấp, đây chính
là các vấn đề cần thiết phải giải quyết, vì vậy việc lựa chọn đề tài luận văn của học viên thực sự
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về công tác quản lý đất đai của thị xã Hồng Lĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà đối với đất đai, luận văn phân
tích, đánh giá thực trạng quản lý của nhà nước ở một đơn vị hành chính cụ thể là thị xã Hồng
Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, trong giới hạn về thời gian từ 2009 - 2013. Để từ đó đề xuất một số giải pháp
cơ bản, nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý của nhà nước đối với đất đai của Chính
quyền thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; bài học từ thực tiễn ở một số huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh, trong nước rút ra cho thị xã Hồng Lĩnh về vai trò quản lý của nhà nước đối với đất
đai. Bên cạnh đó luận văn thu thập đầy đủ, có hệ thống các thông tin, tư liệu về quản lý nhà
nước đối với đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh từ năm 2009 - 2013, phân tích thực trạng công tác
quản lý của nhà nước đối với đất đai, đánh giá những mặt được, những mặt tồn tại, hạn chế và
những vấn đề đặt ra hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước đối với đất đai được tốt hơn, nhằm góp phần vào sự phát triển thị xã Hồng Lĩnh nói
riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh
liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác
quản lý nhà nước đối với đất đai của Chính quyền thị xã Hồng Lĩnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh
Hà Tĩnh.
- Chủ thể quản lý: Chính quyền thị xã Hồng Lĩnh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu làm rõ được công tác quản lý nhà nước đối với đất đai của thị xã Hồng
Lĩnh, luận văn sử dụng một số phương pháp phổ biến như sau: phương pháp thống kê, chi tiết
hoá, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, phân tích …
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở thị xã
Hồng Lĩnh.
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá và Trần Kim Chung (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường
bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương.
2. Nguyễn Đình Bồng (2005), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Thông tư số 02/2010/TT-TTLT-BTNMT-BTC
hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc
thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
4. Trần Tú Cường (2007), Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai trong
quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP, về việc thi hành Luật Đất đai 2003,
Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định 197/2004/NĐ-CP, về việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP, quy định bổ sung về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà
Nội.
8. Chính phủ (2009), Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
9. Chính phủ (2013), Nghị định 11/2013/NĐ-CP, Về việc quản lý đầu tư, phát triển đô
thị, Hà Nội.
10. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai 2013, Hà Nội.
11. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP, quy định về giá đất, Hà Nội.
12. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP, quy định về việc bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
13. Phan Huy Đường (2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Đình Hương (2003) giáo trình “Quản lý đô thị”, Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
15. Niêm giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh (2009), Nxb Thống kê.
16. Quốc Hội khóa IX (1993), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia.
17. Quốc Hội khóa XI (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia.
18. Quốc Hội khóa XIII (2013), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia.
19. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Thị xã Hồng Lĩnh (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã
nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hồng Lĩnh.
21. Thị xã Hồng Lĩnh (2012), Báo cáo về quản lý nhà nước đối với đất đai, tài nguyên
giai đoạn 2004 - 2011, Hồng Lĩnh.
22. Thị xã Hồng Lĩnh (2013), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Hồng
Lĩnh.