Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý nhà nước về đất đai ở huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.46 KB, 8 trang )

Quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội

Nguyễn Văn Tuấn

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước; Đất đai.


Content
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của
mọi xã hội. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không thể thay thế, còn đối với
công nghiệp, dịch vụ đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn là địa bàn cư trú của
dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất đai có đặc điểm là bị
giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần phải có sự quản lý chung của
nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề QLNN về đất đai, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội.
QLNN về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời
sống kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường, như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các
quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng
mặt bằng, thủ tục hành chính…); sự ổn định chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc
làm của người dân, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai…). Trong thời kỳ đổi mới, Việt
Nam đã có nhiều thay đổi trong QLNN về đất đai. Luật Đất đai đã qua nhiều lần sửa đổi, ban


hành luật mới (2 lần sửa đổi năm 1998, năm 2001 và 3 lần ban hành luật mới năm 1993, năm
2003 và năm 2013). Tuy nhiên, đến nay, tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện
những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng như thực tiễn của công tác QLNN về đất đai
vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với quận Hà Đông, các
huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Phúc Thọ và huyện Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình.
Diện tích đất toàn huyện Quốc Oai là 14.700,62 ha. Diện tích đất ở chiếm khoảng 10% tổng
đất tự nhiên, 18,5% là các loại đất xây dựng khác: công trình công cộng, trụ sở cơ quan, khu
công nghiệp, cơ sở sản xuất, giao thông, hạ tầng kỹ thuật phần lớn diện tích là đất sản xuất
nông nghiệp chiếm 51,8%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 10%, đất đồi núi chưa sử dụng và
mặt nước chiếm 9,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, quỹ đất sản xuất nông nghiệp
còn khá lớn, cần khai thác quỹ đất không thuận lợi canh tác và kém năng suất để phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn
Huyện còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Điều này đang đặt ra yêu cầu nghiên cứu, làm rõ
những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về QLNN về đất đai trên địa bàn Huyện, từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt động này nhằm khai thác, sử dụng nguồn lực
đất đai một cách hiệu quả và bền vững hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Quản l‎‎ưn‎àhn‎ýớc về đất đai ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” để thực hiện luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được trong sản xuất nông lâm nghiệp, là mặt bằng để phát triển đô thị trong quá trình
đô thị hóa. QLNN về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
được nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống.
- Ở góc độ nghiên cứu lý luận về quan hệ sở hữu đất đai trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu
của các Bộ, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học như: đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học
cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai” - năm 2000, của
Tổng cục Địa chính và Viện nghiên cứu Địa chính, do TS.Chu Văn Thỉnh là chủ nhiệm đề tài

[23]; đề tài khoa học cấp nhà nước về “Thực trạng vấn đề sở hữu và phương hướng giải quyết
ở nước ta hiện nay” - năm 2005, do PGS.TS Nguyễn Văn Thạo là chủ nhiệm đề tài [24]; đề
tài: “Lý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam” - năm
2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Tài chính do TS. Hà Quý Tĩnh là chủ
nhiệm [25] Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã đề cập đến nội dung sở hữu toàn dân về đất
đai gắn với nền kinh tế thị trường ở nước ta, với mục tiêu tìm hiểu cơ sở khoa học, tham mưu
cho Nhà nước ban hành các chính sách đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên
về lý luận, các nghiên cứu trên còn có những quan điểm chưa thống nhất như: có một số đề
xuất cần xem xét để quy định có nhiều hình thức sở hữu về đất đai, khi nước ta là thành viên
của WTO. Nền kinh tế thị trường tự nó đòi hỏi các chính sách về quản lý đất đai của Nhà
nước phải phù hợp các quy luật của thị trường, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất
nước; có đề xuất các hình thức sở hữu đất đai cơ bản ở nước ta là sở hữu nhà nước và sở hữu
tư nhân, vì quan hệ sở hữu đất đai này đang chiếm ưu thế trên thế giới và nước ta không nên
là một ngoại lệ… Quan điểm được thừa nhận hiện nay, được quy định thành luật là hình thức
sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng theo xu hướng mở rộng quyền sử dụng của người sử dụng
đất đai tiệm cận với quyền sở hữu.
- Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hoá phát sinh mâu
thuẫn về quyền lợi giữa người có đất bị thu hồi với quyền lợi của Nhà nước trong các chính
sách về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học và nhà quản lý về xây dựng chính sách đất đai trong quan hệ sở hữu toàn dân về đất
đai ở nước ta, nhằm góp ý kiến với Nhà nước xây dựng chính sách bồi thường đảm bảo công
bằng xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài như: bài báo cáo tham luận
với tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận về thị trường Bất động sản” - Hội thảo khoa học “Nghiên
cứu thị trường Bất động sản ở Việt Nam”, năm 2001 của PGS.TS Vũ Văn Phúc [20]; bài báo:
“Một số suy nghĩ về giá cả ruộng đất và việc đền bù giải phóng mặt bằng trong quy hoạch
xây dựng” - tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 9 năm 2001 của GS.TS Phạm Quang Phan
[19].
- Các nghiên cứu về vấn đề QLNN về đất đai giai đoạn hiện nay phần lớn tập trung đề
cập đến cơ chế chính sách về đất đai, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đang
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những công trình

nghiên cứu tương đối toàn diện là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của TS.Nguyễn Đình Bồng
- Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành
và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam”, năm 2005 [3].
Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào đã được công bố
trùng với đề tài luận văn mà học viên đã chọn.
QLNN về đất đai ở huyện Quốc Oai trong quá trình CNH - HĐH hiện nay nảy sinh
nhiều vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Quản l‎‎ ưn‎àhn‎ýớc về đất đai ở huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội” để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế
thực sự xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của Nhà nước về đất đai trong một
đơn vị hành chính cấp huyện, cụ thể là huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Quốc Oai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất đai.
- Thu thập đầy đủ, có hệ thống các thông tin, tư liệu về quản lý nhà nước đối với đất
đai ở huyện Quốc Oai từ năm 2003 đến năm 2013, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về
đất đai ở huyện Quốc Oai, đánh giá mặt được, mặt hạn chế của công tác này.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Quốc Oai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đai ở một đơn
vị hành chính cụ thể là huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Về không gian: nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc Oai.
- Về thời gian: nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc Oai từ khi có Luật
đất đai năm 2003 đến năm 2013, định hướng đến năm 2020.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ

nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài.
Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:
- Phương pháp phân tích hệ thống: việc nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước về đất đai
ở huyện Quốc Oai được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của đất nước và của huyện.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Luận văn tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nội
dung quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc Oai được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh
đối chiếu với công tác quản lý đất đai của một số địa phương, nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho huyện Quốc Oai.
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: luận văn sử dụng các số liệu,
tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm
vụ và kết quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn cụ thể ở huyện
Quốc Oai.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản nhà
nước quản lý về đất đai và thực tế quản lý sử dụng đất trên địa bàn Huyện, luận văn sử dụng
phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát thực trạng quản lý nhà nước về đất
đai ở huyện Quốc Oai.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn đã kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở
đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu. Luận văn có một số
điểm mới như sau:
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà
nước đối với đất đai.
- Phân tích kinh nghiệm của một số địa phương, từ đó rút ra bài học cho huyện Quốc
Oai về quản lý nhà nước đối với đất đai.
- Phân tích, đánh giá, phản ánh đúng thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất
đai ở huyện Quốc Oai trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất đai
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Quốc Oai


Reference

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo tổng kết công tác quản lý đất đai 5 năm 2002
– 2007.
2. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng (2005), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và
phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Nguyễn Phương Bắc (2008), Sửa đổi bổ sung Luật Đất đai góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh, Nguồn internet.
5. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2003), Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Sĩ Dũng (2003), Bất động sản: Những tai biến của việc không có thị trường, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn,(23), tr.38
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đỗ Đức Đôi (2007), Một số giải pháp bình ổn thị trường bất động sản, Tạp chí Tài
nguyên và Môi trường (49), tr.10.
11. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản l‎đ‎ýất đai và bất động sản đo thị, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
12. Luật Đất đai năm 1987 (1987), Webside Chính phủ.
13. Luật Đất đai năm 1993 (1993), Webside Chính phủ.
14. Luật Đất đai năm 2003 (2003), Webside Chính phủ.
15. Luật Đất đai năm 2013 (2013), Webside Chính phủ.
16. Bùi Thị Tuyết Mai (2004), Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Phạm Duy Nghĩa (2008), Biến đất đai thành một nguồn tư bản, Nguồn internet.
18. Phạm Đức Phong (2000), Cơ sở khoa học và giải pháp hình thành và phát triển thị
trường bất động sản ở Việt Nam.
19. Phạm Quang Phan (2001), Một số suy nghĩ về giá cả ruộng đất và việc đền bù giải phóng
mặt bằng trong quy hoạch xây dựng, tạp chí kinh tế và phát triển.
20. Vũ Văn Phúc (2000), Một số vấn đề lý luận về thị trường Bất động sản.
21. Đào Xuân Sâm (2000), Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh doanh, Nxb Thống
kê.
22. Thanh tra thành phố Hà Nội (2005-2007), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng các năm 2005, năm 2006, năm 2007.
23. Chu Thái Thành (2006), Phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới đất
nước, Tạp chí Cộng sản, (18).
24. Chu Văn Thỉnh (2000), Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử
dụng hợp lý quỹ đất đai, Viện nghiên cứu địa chính.
25. Nguyễn Văn Thạo (2005), Thực trạng vấn đề sở hữu và phương hướng giải quyết ở nước
ta hiện nay.
26. Hà Qu‎ý Tĩnh (2005), L‎ý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở
Việt Nam, Bộ Tài Chính.

27. Mai Ái Trực (2002), Bước phát triển mới về quan hệ đất đai, Vietnam.net.
28. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai, Thống kê diện tích đất đai huyện Quốc Oai các năm
2005, năm 2007, năm 2012.
29. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai
năm 2011, năm 2012, năm 2013.
30. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010.
31. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai (2013), Báo cáo tổng kết công tác Luật đất đai năm
2003 của huyện Quốc Oai.
32. Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ (2013), Báo cáo tổng kết công tác Luật đất đai năm 2003
của quận Tây Hồ.
33. Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tổng kết công tác Luật đất đai năm 2003
của tỉnh Hà Tĩnh.
34. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (2013), Báo cáo tổng kết công tác Luật đất đai
năm 2003 của Thành phố Hải Phòng.
35. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai, Báo cáo kết quả thực hiện công tác Tài nguyên và Môi
trường của huyện Quốc Oai năm 2011, năm 2012, năm 2013.
36. Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai (2013), Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai
đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
37. Đặng Hùng Võ (2003), Chính sách pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam,
Nguồn Internet.

×