Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – nghiên cứu tại hệ thống làng trẻ em SOS việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.83 KB, 7 trang )

Quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt –
nghiên cứu tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt
Nam

Vũ Thị Thu Dung

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Lê Hồng Huyên
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Dịch vụ xã hội; Quản lý nhà nước; Trẻ em.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với nhận thức, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp
người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục; thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm
phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm phải trồng người”; Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam
khẳng định: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp
phần quan trọng cho việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho
tương lai của đất nước, của dân tộc.
Sau 30 năm đổi mới đất nước, kiên trì và nhất quán chủ trương: “Thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách”, Việt Nam đã thu được những kết
quả bước đầu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần
của đại bộ phận dân cư được nâng cao. Nhờ đó, trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc


biệt có điều kiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ngày càng tốt hơn. Hệ thống pháp luật, chính
sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường. Trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ bước đầu được giúp đỡ.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt nói riêng vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Hệ thống pháp luật, chính sách về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa hoàn chỉnh
đồng bộ. Đạo đức xã hội, lối sống xuống cấp, lệch chuẩn của một bộ phận trẻ em đang trở
thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm
dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em
phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã
hội bức xúc. Huy động cộng đồng vào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được như mong muốn.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, đi cùng với
những ưu việt của kinh tế thị trường là những mặt trái của nó về mặt xã hội. Với mục tiêu tối
thượng là lợi nhuận, một bộ phận trẻ em không được gia đình dành thời gian và sự quan tâm
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đúng mức. Điều này làm cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em nói riêng
và của xã hội nói chung. Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đề cập một cách toàn diện về cơ sở lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Nhằm tiếp tục hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; từ đó phân tích đánh giá
thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian qua tại tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt
Nam nhằm đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam
trong thời gian tới. Tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – nghiên cứu tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt

Nam” làm đề tài của luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế theo hướng thực hành.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng, là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong 20 năm
gần đây, đã có nhiều văn bản thể hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và nhiều nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt như các Chỉ thị, Nghị quyết, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2004 , Nghị định và Các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em qua các giai đoạn khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt:
- Bài viết “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã
– Nền tảng triết lý và những bài học rút ra” của tác giả Nguyễn Thu Trang, Bộ môn Công tác
xã hội, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội tại Hội thảo về Đổi mới công tác xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng, mô hình Nhà xã hội dựa vào cộng đồng là một mô hình
mới và qua thời gian thử nghiệm, nó thể hiện những điểm ưu việt hơn hẳn so với mô hình
chăm sóc tập trung trong các trung tâm bảo trợ xã hội truyền thống. Sự ưu việt của nó thể hiện
qua những nền tảng triết lý sâu sắc và toàn diện cũng như qua sự kế thừa kinh nghiệm thế
giới. Đồng thời, qua quá trình ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy
những bài học quan trọng để điều chỉnh và mở rộng mô hình theo hướng tích cực hơn. [Tác
giả Nguyễn Thu Trang, Bộ môn Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, 2013].
- Bài viết “Cần bổ sung thêm chính sách đối với một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn” của Tạp chí Lao động xã hội. Bài viết cho thấy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không
bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà
nhập với gia đình, cộng đồng. Vì vậy cần bổ sung thêm các chính sách về trẻ em nhóm đó là
đa dạng hóa các hình thức chăm sóc và nhóm trẻ em thuộc đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt. [Tạp chí Lao động xã hội, 2013].
- Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về việc tham gia thúc đẩy
quyền trẻ em” của tác giả Hải Hà – Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, thương binh và
xã hội. Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
ngày càng quan tâm đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bước đầu tạo cho trẻ có điều kiện

được thực hiện đầy đủ các quyền của mình cũng như tạo môi trường sống an toàn, phát triển hài
hòa của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, quyền tham gia của trẻ em chưa được nhận thức và thực
hiện một cách đầy đủ, nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ làm công tác tuyên truyền còn thiếu
và yếu; cách thức tuyên truyền chưa đồng bộ, tính hệ thống chưa cao, nội dung còn nghèo nàn,
chưa phong phú, biện pháp truyền thông đơn điệu.Việc tuyên truyền, giáo dục chưa đến được
với cộng đồng, từng gia đình và từng trẻ em. Bài viết đưa ra một số giải pháp cần chú trọng để
tăng cường công tác truyền thông nhằm vận động xã hội cùng hưởng ứng việc tham gia thúc
đẩy quyền trẻ em đó là cần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và tăng cường vận động xã
hội; Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông; Nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ truyền thông; Định hình và phát triển của các biện pháp và dịch vụ tư vấn và Vận
động xã hội (theo ông Nguyễn Hải Hữu – Cục trưởng Cục BVCSTE). [Tác giả Hải Hà – Cục
bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, thương binh và xã hội, 2013].
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ hệ thống hóa về mặt lý luận, kinh
nghiệm thực tiễn và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong luận văn này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam” đưa ra câu hỏi nghiên cứu: Quản lý
nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Làng trẻ
SOS Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
Từ đó đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
3. 1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp khả thi về quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề trẻ em có hoản cảnh đặc biệt và
quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em có hoản cảnh đặc biệt;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Quản lý Nhà nước đối với bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt – tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam bao gồm 14 tỉnh từ năm 2010
đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu: Các văn bản về chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, bài viết về trẻ em, địa điểm nghiên cứu là hệ thống Làng trẻ
em SOS Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích vấn đề quản lý nhà nước đối với bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam so
với văn bản về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để thấy sự phù hợp của chính
sách so với chuẩn mực quốc tế; So sánh kinh nghiệm về vấn đề này với một số nước như Nga,
Australia,
- Phương pháp thống kê theo số liệu của Làng trẻ em SOS Việt Nam giai đoạn 2010-
2012
6. Những đóng góp của Luận văn
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý nhà nướcđối với công tác bảo
vệ, chăm sóc và giá dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo đối với quản lý nhà nước vềbảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Ý nghĩa thực tiễn: có thể sử dụng các giải pháp của luận văn để tiếp tục hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
tại các làng trẻ SOS.
7. Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí Thư (1994), Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư (khóa VII)
về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
2. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em;
3. Bộ Chính trị (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ em trong tình hình mới;
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị định số Số: 71/2011/NĐ-CP
ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số Số: 36/2005/NĐ-CP
ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
6. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2009), “Tổng kết công tác năm 2008”.
Molisa.gov.vn. 01.6.2009;
7. Phan Huy Đường (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội ;

8. Hải Hà (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về việc tham
gia thúc đẩy quyền trẻ em”, Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, thương binh và xã
hội;
9. Làng trẻ em SOS Việt Nam (2008), Tài liệu lưu hành thuộc Làng trẻ em SOS Việt
Nam;
10. Tống Thị Minh (2007), “Mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Ngành lao động
Thương binh và Xã hội giai đoạn 2006 -2010”. 05.1.2007;
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
12. Tạp chí Lao động xã hội (2013), “Cần bổ sung thêm chính sách đối với một số
nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”;
13. Thủ tướng chính phủ (2013), Nghị Quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
14. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 267/QĐ-TTG ngày 22/02/2011 của
Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2011-2025;
15. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ-TTG ngày 17/10/2012 của
Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2012-2020;
16. Hoàng Văn Tiến (2009), “Trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em”. Nhandan.com.vn.
01/6/2009;
17. Hoàng Văn Tiến (2009), “Về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em”. Tạp chí cộng
sản. 9/6/2009;
18. Nguyễn Thu Trang (2013), “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn cấp xã – Nền tảng triết lý và những bài học rút ra”, Bộ môn Công tác xã
hội, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội;

Websites:
19. www.sosvietnam.org;



×