1
Hoàn thiện công tác tuyển nhân lực
hoa tiêu hàng hải tại Công ty Hoa tiêu
khu vực II
The completion of the recruitment for maritime pilot workforce at The Second Zone Maritime
Pilotage Company
NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 86 tr. +
Nguyễn Quang Huy
Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh;Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trương Minh Đức
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Quản trị kinh doanh; Công tác tuyển dụng; Quản lý nhân sự
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ 21, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược
của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền
và tài phán quốc gia chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng phong phú, rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế biển. Vì vậy, phát triển kinh tế biển sẽ là một trong những mũi nhọn
quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục tiêu phát triển kinh tế biển theo
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đề ra ngành hàng hải có vai trò tiềm
năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao. Mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2020 là
kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp 53% đến 55% tổng GDP của cả nước, trong đó ngành
hàng hải có vị trí hàng đầu.
Trong các năm gần đây, ngành kinh tế hàng hải đã có những phát triển vượt bậc, cơ sở hạ
tầng cảng biển gia tăng, lượng tàu bè ra vào cảng ngày càng nhiều, tạo nên những yêu cầu ngày
một lớn về hoa tiêu hàng hải.
Nhân lực hoa tiêu hàng hải là một loại lao động chất lượng cao mang tính đặc thù, được
đào tạo chính quy bài bản. Đặc biệt, loại lao động này không sẵn có trên thị trường lao động.
Hiện tại, đa phần phải đào tạo tương đối dài hạn tại các công ty hoa tiêu trong cả nước.
Vấn đề khó khăn đặt ra hiện nay là sự tác động của kinh tế thị trường đến loại lao động
công ích này. Giải quyết vấn đề cung cầu lao động hoa tiêu hàng hải, tình trạng chảy máu chất
xám, không giữ chân được người lao động, gây ra sức ép lớn về tuyển dụng nhân lực đối với
các công ty hoa tiêu hàng hải.
Bên cạnh đó, việc dự báo tăng trưởng về lượng tàu bè ra vào cảng có ảnh hưởng rất lớn
đến lao động hoa tiêu hàng hải. Việc dự báo này sẽ giúp cho các công ty hoa tiêu chuẩn bị được
nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế. Nhưng hiện nay, các công ty hoa tiêu
rất bị động trong việc sử dụng số liệu dự báo về các vấn đề tăng trưởng kinh tế biển. Điều này
2
gây ra tình trạng, có nơi thừa lao động do lượng tàu bè ra vào giảm, có nơi lại thiếu lao động,
không đào tạo kịp nên phải tăng số lượng lao động mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.
Vì các nguyên nhân nói trên, nhân lực hoa tiêu hàng hải đang là một bài toán khó giải đối
với nhiều công ty hoa tiêu, và cũng đang là một vấn đề được Chính phủ rất quan tâm.
Đối với ngành Hoa tiêu hàng hải nói chung và Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II nói
riêng, nguồn nhân lực hoa tiêu góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng
dịch vụ công ích, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường, góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Muốn
dịch vụ này ngày càng hoàn hảo thì yêu cầu về con người ngày một cao - mà công tác tuyển
dụng sẽ đóng vai trò là một trong những khâu then chốt. Tránh thực trạng độc quyền về ngành
và hạn chế tiêu cực trong công tác tuyển dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ này đang là vấn
đề hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công
tác tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải tại Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực
II”. Hi vọng rằng, chuyên đề này sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng nhân lực
của Công ty, và là tài liệu tham khảo cho những công ty khác trong ngành.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích
Đề tài được nghiên cứu với mục đích hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Hoa tiêu
hàng hải khu vực II nói riêng và các công ty hoa tiêu khác nói chung. Mong muốn Nhà nước
sớm tạo cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển nguồn lao động đặc thù này; và đề xuất với
các công ty hoa tiêu cần chủ động hơn trong công tác tuyển dụng từ khâu phát triển nguồn cung
nhân lực.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định được vai tròn, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng hoa tiêu hàng hải
trong doanh nghiệp.
- Tìm hiểu các hoạt động, quy trình của công tác tuyển dụng lao động hoa tiêu hàng hải tại
Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II. Hiểu rõ được ưu nhược điểm của các nguồn ứng viên cho
Công ty. Tìm hiểu sự phân công, bố trí nguồn nhân lực trong Công ty.
- Đánh giá công tác tuyển dụng hoa tiêu hàng hải của Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực
II
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực hoa
tiêu hàng hải tại Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải của Công ty Hoa
tiêu hàng hải khu vực II trong bối cảnh hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu
Bài luận văn nghiên cứu trong giới hạn lý thuyết Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh
toàn cầu hóa, trong chương trình giảng dạy lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm vi không gian nghiên cứu tại Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II, có mở rộng
ngành Hoa tiêu hàng hải Việt Nam. Thời gian nghiên cứu khoảng 5 năm trở lại đây (từ năm
2009 đến nay).
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng một số phương pháp, cách thức tiến hành nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập, sử dụng và phân tích dữ liệu thực tế.
+ Phương pháp khảo sát, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, lập bảng biểu.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
Trong bối cảnh nguồn nhân lực cho ngành hàng hải nói chung và cho lĩnh vực hoa tiêu nói
riêng đang rất thiếu - đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao, thì hơn bao giờ hết, công tác
tuyển dụng nhân lực cho các công ty của ngành là rất quan trọng và cần được quan tâm hàng
đầu. Hoạt động tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải sẽ quyết định lớn đến chất lượng dịch vụ
công ích của các công ty hoa tiêu. Qua đó, thể hiện chất lượng dịch vụ cảng biển của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tôi hi vọng rằng, sau khi nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến tham luận sẽ góp
phần hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải tại Công ty tôi làm việc - Công
ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II và cải thiện tình hình lao động hoa tiêu hàng hải hiện nay.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công tác tuyển dụng nhân lực đã được nghiên cứu sâu rộng ở các ngành, các lĩnh vực
khác nhưng ở lĩnh vực hoa tiêu hàng hải thì còn khá mới mẻ. Việc đi tìm lời giải cho bài toán
nguồn nhân lực hoa tiêu hàng hải đang là một đề tài rất được quan tâm ở Việt Nam. Các công ty
hoa tiêu đã có những nghiên cứu chính sách cho đơn vị mình nhưng chưa có nhưng nghiên cứu
bài bản về vấn đề tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải, đặc biệt chưa nhận ra vấn đề cần chủ
động tạo nguồn cung lao động cho công ty mình. Các tài liệu nghiên cứu của ngành hàng hải về
hoa tiêu hàng hải còn hạn chế, chỉ có một số bài báo đề cập đến vấn đề mới.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài luận văn chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản và
chung nhất, nhưng vẫn nêu bật lên được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân lực trong
một công ty hoa tiêu hàng hải.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh
nghiệp.
+ Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực hoa tiêu hàng hải tại Công ty
TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực II.
+ Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực hoa
tiêu hàng hải tại Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực II.
References
Tiếng Việt
1. Bùi Hoàng Lợi (2007), Quản trị nhân lực, Nxb Tp.Hồ Chỉ Minh.
2. Ban vận động thành lập hiệp hội hoa tiêu hàng hải Việt Nam (2013), Đề án thành lập hiệp
hội hoa tiêu hàng hải Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bộ Giao thông vận tải (2009), Thông tư 06/2009/TT-BGTVT ngày 16/06/2009 quy định về
đào tạo, cấp, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy
chứng nhật vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, Hà Nội
4
4. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng (2014), Nội quy Cảng biển Hải Phòng, Hải Phòng.
5. Các tác giả (2010), Tuyển tập tài liệu hội nghị vận tải biển Việt nam năm 2010, Hải Phòng.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày
28/11/2007 về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải, Hà Nội.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày
21/06/2011 sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 về tổ
chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải, Hà Nội.
8. Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II (2012), Báo cáo thu hoạch về hải đồ điện tử (ENC),
thành phố Hải Phòng.
9. Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực II (2009-2013), Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán,
Báo cáo tổng hợp.
10. Đỗ Thị Thanh Vinh (2010), Bài giảng Quản trị nhân lực (word và powerpoint) dùng cho
Chương trình Cao học QTKD.
11. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị nhân sự theo bản sắc Việt Nam, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt
Nam - Viet Nam HRDay.
12. Hà Huệ Chi (2010), Vai trò của lãnh đạo trong tuyển dụng và dụng nhân tài,Kỷ yếu ngày
nhân sự Việt Nam - Viet Nam HRDay
13. Mai Ngọc Diệp (2010), Tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm của ứng viên: Được và mất, Kỷ
yếu ngày nhân sự Việt Nam - Viet Nam HRDay.
14. Huỳnh Thị Minh Châu (2013), Trọng đãi nhân sự vượt qua khủng hoảng, Báo Thanh niên.
15. Huỳnh Sang (2012), Chiến lược quản trị nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học công nghệ Đà
Nẵng.
16. Hiệp hội hoa tiêu hàng hải Việt Nam (2014), Báo cáo về việc tham dự Hội nghị Hiệp hội
Hoa tiêu hàng hải quốc tế lần thứ 22 năm 2014 tại Panama, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Hiệp hội hoa tiêu hàng hải Việt Nam (2014), Phương hướng hoạt động của Hiệp hội hoa
tiêu hàng hải Việt Nam giai đoạn 2014-2019, Đại hội thành lập Hiệp hội hoa tiêu hàng hải
Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu.
18. Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, Nxb Lao động - Xã hội.
19. Ngô Minh Trí (2013), Hiện đại hóa quản trị nhân sự, Báo Thanh niên.
20. Nguyễn Duy Tuấn, Dương Thuỳ Linh (2014), Một số kinh nghiệm về thu hút nguồn nhân
lực trong khu vực công, Hà Nội.
21. Nguyễn Đặng Tuấn Minh (2010), Một số điểm hạn chế trong vấn đề tuyển dụng của các
công ty, Kỷ yếu Ngày Nhân sự Việt Nam - Viet Nam HRDay
22. Phạm Thành Nghị & Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam-Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11
ngày 14/6/2005.
24. Trần Kim Dung (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo dục, tái bản lần 3 có bổ
sung.
25. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, Hà Nội.
5
26. Vũ Văn Tuấn (2013), Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực trong các công ty vừa và nhỏ ở
Châu Á , Hà Nội
27. Vũ Văn Tuấn (2013), Chuyển từ Quản lý hành chính nhân sự sang Quản lý và phát triển
nguồn nhân lực - Kinh nghiệm ở Việt Nam , Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Cary L. Cooper,Ronald J. Burke (2011), Human Resource Management in Small Business:
Achieving Peak Performance, UK.
2. Brian L. Davis, Lowell W.Hellervik, James L.Sheard (2000), Successful Manager’s
Handbook. Personnel Decisions, INC
3. William B. Werther, Jr. and Keith David (1995), Human resource and personnel
management, Mc. GRAW HILL International Editions.
Website: