Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH nhà nước một thành viên giày thượng đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.32 KB, 6 trang )

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công
ty TNHH nhà nước một thành viên
giày Thượng Đình

Nguyễn Phương Nga

Trường Đai học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản
phẩm tại công ty TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình. Chương 3:
Phương hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty
TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình
Keywords. Thị trường; Sản phẩm; Tiêu thụ sản phẩm; Doanh nghiệp
Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã có những bước
tiến quan trọng trong quá trình hội nhập. Năm 1995 tham gia ASEAN, năm 1998 tham
gia APEC và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ) vào
năm 2007. Quá trình quốc tế hoá đã mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng nó cũng
đem lại nhiều thách thức lớn. Các nước trong khu vực hơn hẳn chúng ta về trình độ
công nghệ, kỹ thuật nên để giữ chân được khách hàng trong nước cũng như khách hàng
nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn,
giá thành rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn. Vì vậy, duy trì và mở rộng thị trường được coi là
nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp trong nước.
Nhận thức đựơc điều đó, trong những năm gần đây để hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, các công ty của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu thị


trường để từ đó mà vận dụng các chiến lược Marketing vào quá trình tiêu thụ ở nhiều
mức độ khác nhau trong đó có công ty Giầy Thượng Đình.
Công ty TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình là một doanh nghiệp có
quy mô tầm cỡ trong ngành giày dép Việt Nam. Các mặt hàng của công ty đã tạo được
uy tín lớn trong và ngoài nước. Hàng năm công ty đã đóng góp một phần không nhỏ
vào tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Nhà Nước. Song trước sức ép của
thị trường, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty giày trong nước (Thuỵ Khuê, Bitis )
và các công ty nước ngoài đặc biệt giày dép của Trung Quốc, thị phần của công ty
Thượng Đình cũng bị hạn chế hơn hẳn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình”.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay, tại công ty giày Thượng Đình, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về thị trường và tiêu thụ như:
- Trần Mai Anh (2005),“ Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ của công ty TNHH NN
một thành viên giày thượng Đình”, Luận văn thạc sĩ Marketing, Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Huyền (2006), “Mở rộng thị trường tiêu thụ giày thượng Đình
về nông thôn-muộn còn hơn không ”, Tạp chí Giày thượng Đình số 129.
- Nguyễn Xuân Trường (2007), “Phao cứu sinh của công ty giày Thượng Đình
trong quá trình hội nhập"- Luận văn cử nhân, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã phân tích thực trạng và
giải pháp về vấn đề tiêu thụ nói chung, hay chỉ đề cập đến thị trường của công ty ở một
góc cạnh nào đó như thị trường nông thôn, cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nước
ngoài Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập tổng quát đến thị trường tiêu thụ trong
và ngoài nước của công ty. Do đó, đề tài “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình” sẽ nghiên cứu cả lý luận và
thực tiễn trong việc mở rộng thị trường của công ty.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty giày Thượng
Đình, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty, luận văn đưa ra những giải pháp
nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về thị trường, phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty giày Thượng Đình, tìm ra những hạn chế và phân tích nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của
công ty.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường tiêu thụ của công ty giày Thượng
Đình.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thị trường tiêu thụ của công ty giày Thượng Đình
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê học, phương pháp so
sánh, phương pháp logic, phương pháp dự báo nhu cầu thị trường.
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về thị trường và mở rộng thị trường
tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Làm rõ thực trạng thị trường tiêu thụ của công ty, những thành công, những tồn
tại trong những năm qua.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty TNHH
NN một thành viên Giày Thượng Đình.
7. BỐ CỤC
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty THHH NN một
thành viên giày Thượng Đình.
Chƣơng 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm tại công ty TNHH NN một thành viên giày Thượng Đình.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoà Bình (1993), Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Ngô Minh Cách ( 2006), Giáo trình Marketing , Nxb Tài chính, Hà Nội
3. Benjamin Gomes Cassers( 2005), Những chiến lược kinh doanh- Phương
pháp cạnh tranh giành chiến thắng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
4. Trần Minh Đạo ( 2008), Giáo trình Marketing căn bản, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
5. Vũ Lê Giao( 1997), Kỹ thuật và chiến thuật Marketing trong doanh nghiệp,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Kiệm ( 2005), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
7. Philip Kotler (1997), Giáo trình quản trị Marketing, Nxb Thống kê,
Hà Nội
8. Philip Kotler (2003), Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế
thị trường, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Vũ Trọng Lâm( 2006), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia,
Hà Nội.
11. Nguyễn Hải Sản( 1996) , Quản trị doanh nghiệp, Nxb thống kê,Hà Nội.
12. John Shaw (1995), Chiến lược thị trường, Nxb Thế giới, Hà Nội.
13. Lưu Quân Sư (2004), Nghệ thuật quản lý kinh doanh, Nxb Văn hoá thông

tin, Hà Nội.
14. Nguyễn Thượng Thái (2008), Giáo trình Marketing căn bản, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing- cơ sở lý luận và thực hành, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. Công ty Giày Thượng Đình (2005-2009),“ Báo cáo tài chính, quyết toán tài
chính”.
17. Công ty Giày Thượng Đình (2005-2009), “Catalog về danh mục sản phẩm,
danh mục giá, giới thiệu về công ty”.
18. Công ty Giày Thượng Đình (2005-2009), “Tài liệu báo cáo của phòng tiêu
thụ, phòng xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế
toán”.
Tài liệu internet
19. Trần Trọng Luân( 2010), Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng trong nước.
( />trong-nuoc/45/4600976.epi)
20. Nguyễn Sỹ Hùng (2005), Ngành da giày mở rộng thị trường nước ngoài
(
EU/30068525/87/)
21. Lê Anh Thư ( 2010), Chuyển dịch sản xuất da giày cùng với mở rộng thị
trường. (
22. Công ty giày Thượng Đình (2010), Giới thiệu về công ty.

23. Công ty giày Thượng Đình (2010), Quá trình phát triển của công ty.
(
24. Công ty giày Thượng Đình (2010), Năng lực cạnh tranh của công ty.
(
25. Công ty giày Thượng Đình (2010), Các thành tích của công ty.
(
26. Hiệp hội da giày Việt Nam (2010), Ngành da giày Việt Nam: cơ hội thách
thức trong quá trình hội nhập.

( />5 )
27. Hiệp hội da giày Việt Nam (2010), Ngành da giày Việt Nam cần tập trung
vào thị trường nội địa.
( />39 )
28. Hiệp hội da giày Việt Nam (2010), Ngành da giày Việt Nam tìm hướng phát
triển bền vững.
( />62)

×