Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chiến lược công nghệ của tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam (VICEM) giai đoạn 2014 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.06 KB, 5 trang )

Chiến lược công nghệ của Tổng công ty công
nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) giai đoạn
2014-2019

Vũ Mạnh Hùng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Chiến lược công nghệ; Quản trị công nghệ; Phát triển doanh nghiệp.
Content:
MỞ ĐẦU
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) là doanh nghiệp có mô hình công ty
TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn, trong năm 2013, Vicem chiếm 39% thị phần thị
trường xi măng Việt Nam.
Tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 08 năm 2011, của Thủ Tướng Chính phủ
về Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định
hướng đến năm 2030, có nêu “ Về công nghệ:
Một là, sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên
liệu, năng lượng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, sản
phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi
măng để phát điện, cụ thể:Các dự án xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày
Quyết định này có hiệu lực) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư
ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản xuất xi măng
sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các nhà máy xi măng đang hoạt
động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước
ngày Quyết định này có hiệu lực phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015; Đối với
các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư


hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.
Hai là, khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải
công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ
môi trường.
Ba là,đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng
sang lò quay”
Trong chiến lược phát triển của Vicem, về công nghệ có nêu “Sử dụng công nghệ tiên tiến
của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu,
nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối đa năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội
lực, giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản
phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế”
1

Như vậy, việc thiết lập chiến lược công nghệ của Vicem là thực sự cần thiết để đáp ứng hai
yêu cầu lớn. Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển công
nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; thứ hai, phục vụ
cho chiến lược phát triển của Vicem. Tuy nhiên, đến nay
2
, Vicem chưa có bất kỳ chiến lược công
nghệ nào được thiết lập.
Từ yêu cầu bức thiết trên, học viên lựa chọn Đề tài “Chiến lược công nghệ của Tổng
công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2014-2019” để làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
6/ Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học, Nxb Dân Trí
3/ Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2013), Quản trị chiến lược, tái bản lần thứ nhất, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội
4/ Hoàng Văn Hải (chủ biên) (20130, Ra quyết định quản trị, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.


1
Nguồn:
2
Tính đến hết tháng 3/2014
5/ Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2012), Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội.
7/ Phan Phúc Hiếu (2007), Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB Giao Thông.
8/ Huỳnh Lợi (2010), Kế toán quản trị, NXB Phương Đông.
12/ Hoàng Đình Phi (20120, Giáo trình Quản trị công nghệ, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH
Kinh tế ĐH Quốc gia Hà Nội.
9/ Quốc hội nước CHXHCNVN (2006), Luật Chuyển giao công nghệ, số: 80/2006/QH 11, khóa
11.
10/ Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Doanh nghiệp, Số: 60/2005/QH11, khóa 11
11/ Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật sở hữu trí tuệ , Số: 50/2005/QH11, khóa 11
14/ Trần Văn Thọ, (2005), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam
với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại", Tạp chí Tia sáng(15), Đại
học Waseda, Tokyo.
13/ Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (2008-2013), Báo cáo tổng kết tình hình sản
xuất kinh doanh các năm.
Tiếng Anh
15/ Arthur, A.Thompson, Jr, A.J.Stricland III (1997), Strategic Management: Concepts and
cases, McGraw Hill.
16/ Colin, A. Carnall (2005), Managing change in organiztions, Thirt edition, Prentic Hall.
17/ EIU (Economist Intelligent Unit) (2007). Innovation : Transforming the way business
creates.
18/ Harvard Business School Press (2009). Managing Creativity an innovation.
19/ H.Mintzberg, J.Lampel, J.B Quin, S.Ghoshal (2003), The strategy Process, Pearson
Education Limited.
20/ Keith Pavitt (1999). UK, USA, Technology, Management, and Systems of Innovation.
21/ Kenneth Stott&Allan Walker (2001), Making management work, Prentice Hall.

22/ Michael Michalko (2001), Cracking Creativity: The secrets of Creative Genius, Ten Speed
Press, Califonia.
23/ Tarek Khalil (2000), Management of Technology - The key to Competitiveness and Wealth
Creation.
24/ World Bank (2005), Projects: Sciences, Technology, and Innovation.
Website:
25/ cong-nghe-nhiet-khi-thai-phat-dien-trong-nganh-xi-mang.html
26/
27/ /hethongvanban
28/
29/
30/
31/
32/
33/
34/
35/
36/
37/








×