Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cục hải quan tỉnh lạng sơn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.45 KB, 4 trang )

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

Nguyễn Thị Thu Nga

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trương Minh Đức
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản trị kinh doanh; Lạng Sơn; Quản trị nguồn nhân lực; Chiến lược đào
tạo.


Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây
dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Định hướng phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2020 được xác định là: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Ngành Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính là một trong những ngành đóng vai trò quan
trọng quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành,
đòi hỏi cơ cấu lại đội ngũ nhân lực cả về chất và lượng cho phù hợp với yêu cầu phát triển
trong thời kỳ mới. Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức ngành Hải quan hiện nay hầu hết được
đào tạo cơ bản, tuy nhiên việc phân bổ lực lượng nhân lực trong ngành còn chưa phù hợp, số
lượng cán bộ và cơ cấu trình độ có nơi thiếu, nơi thừa, năng lực thực tế của đội ngũ nhân lực


hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngành Hải quan góp phần xây dựng đất nước
thành một nước công nghiệp trong tương lai.
Trước bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, khoa học
– công nghệ phát triển đưa thể giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông
tin và kinh tế tri thức. Trong công cuộc xây dựng ngành Hải quan vững mạnh đòi hỏi phải
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức - những người làm chủ thông tin và tri thức xã hội – có
sức khoẻ, năng lực chuyên môn, sự nhạy bén thích nghi với hoàn cảnh luôn thay đổi của tổ
chức. Nguồn nhân lực của ngành cần được cơ cấu, bố trí hợp lý với phương châm sử dụng
nhân lực có năng lực phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020” là cần thiết để làm căn cứ cho việc xây dựng kế
hoạch bổ sung, đào tạo nhân lực hàng năm tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có đủ năng lực thực hiện mục tiêu phát triển ngành góp phần
vào công cuộc xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu.
Chiến lược phát triển ngành Hải quan đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mang tính chất tổng hợp tất cả các lĩnh vực hoạt động ngành Hải quan trên
cả nước, do vậy còn chung chung, chưa cụ thể, chưa gắn liền với đặc thù của từng địa
phương.
Bên cạnh đó, từ trước đến nay Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn luôn thực hiện các chính
sách đối với nguồn nhân lực theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan mà chưa có một nghiên
cứu cụ thể cho việc phát triển nguồn nhân lực riêng của Cục Hải quan cho phù hợp với thực
tế nguồn nhân lực của một tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn thiếu thốn về kinh tế, giáo dục.
Vì vậy, việc nghiên cứu để phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho
phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước là vô cùng cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích: tìm ra hướng phát triển đội ngũ nhân đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục
tiêu phát triển của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội của tỉnh, của quốc gia đến năm 2020. Đồng thời đề ra giải pháp thực hiện chiến lược

làm cơ sở để xây dựng triển khai phát triển nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn hàng
năm.
- Nhiệm vụ: đề tài tập trung vào nghiên cứu một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
+ Đánh giá hiện trạng nhân lực làm việc trong Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cả về mặt
số lượng, cơ cấu và chất lượng, xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhân lực so với yêu cầu
quản lý và thực thi nhiệm vụ của ngành Hải quan; tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn;
+ Đề xuất áp dụng mô hình chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nội dung đảm
bảo tính hiện thực, khả thi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về đào tạo và
quản lý nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: công tác đào tạo và tình hình phát triển nguồn nhân lực của Cục
Hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009-2013. Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế và
đề xuất chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội
dung của đề tài, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Tác giả đã thu thập tài liệu, tư liệu về
sự phát hình thành và phát triển của ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
nói riêng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nguồn nhân lực cả về số lượng và
chất lượng.
- Phương pháp phân tích: giúp tìm ra được những điểm cụ thể, chi tiết của sự phát triển
nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Qua đó để rút ra được những mặt mạnh, điểm
yếu để xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng
Sơn.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Đưa ra những đặc thù của nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vào hệ thống
cơ sở lý luận.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm qua việc nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực

của các cơ quan trong và ngoài ngành Hải quan.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan
tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Bố cục của Luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2009 – 2013.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Cục
Hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 – 2020.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Khoa học quản lý tập 1 và
tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Vân Điền & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản
lao động-xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
4. Phan Thị Ngọc Thuận (2005), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ
doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền & Nguyễn Thị Mai ( 2005), Phương pháp và
kỹ năng quản lý nhân sự, NXB lao động xã hội, Hà nội.
6. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản lý trị nhân sự, Tái bản lần thứ 9, NXB Lao động –
Xã hội.
7. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm&Trần Hữu Hải (2009), Quản trị chiến lược,
NXB Thống kê.
8. Tổng cục Hải quan (2010), Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Tổng cục Hải
quan.
9. Phòng Tổ chức cán bộ (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Tiếng Anh
10. Michael Konoroke (Trần Quang Tuệ dịch) (1999), Nhân sự chìa khóa của thành
công, Nhà xuất bản giao thông, Hà Nội.
11. Chiachi Tsan, Tài liệu bài giảng môn Quản trị chiến lược
12. Jack Stack & Bo Burlingham (Phương Lan dịch) (2010), Đặt cược vào nhân viên
tiền vào trong tay bạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

×