Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đổi mới quản lý tài chính ở trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.94 KB, 4 trang )

Đổi mới quản lý tài chính ở Trung tâm Kỹ
thuật Truyền dẫn Phát sóng Đài Truyền hình
Việt Nam


Bùi Thế Hùng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đối với quản lý tài chính của các
đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam. Nghiên cứu hành lang pháp lý các vấn đề tài
chính liên quan tới chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đánh giá thực
trạng quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng và của Đài
Truyền hình Việt Nam (THVN). Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới quản lý tài
chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng - Đài THVN giai đoạn 2011-
2015.

Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý tài chính; Truyền hình


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Chính phủ, Đài THVN thực hiện chức năng
thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng
các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
bằng các chương trình truyền hình.


Cùng với sự vươn mình đổi mới của đất nước, chủ trương xoá bỏ sự bao cấp, từng
bước phân quyền và trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo các nghị định số
10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu, nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập, những năm vừa qua, Đài THVN đã không ngừng đổi mới, phát
triển, là một trong những đơn vị sự nghiệp đi đầu thực hiện thí điểm tự chủ tài chính của Việt
Nam. Để vận hành bộ máy quản lý theo cơ chế mở, Đài THVN đã lần lượt ban hành cơ chế
quản lý tài chính, trong đó đã mạnh dạn phân cấp một số lĩnh vực quản lý thu, chi cho các
đơn vị dự toán cấp II trực thuộc, cho đến nay bước đầu phát huy tinh chủ động sáng tạo và
tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị dự toán cấp II.
Khuyến khích thực hiện đổi mới, phát triển theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
đảm bảo nhiệm vụ chính trị được giao, ngày 04/2/2008 Thủ tướng chính phủ đã ban hành
Nghị định số 18/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Đài THVN trong đó có nêu rõ: “…Đài THVN thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền
lương như doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật…” và được thể hiện rõ
hơn ở thông tư 09/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài
THVN.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, ngày càng đổi mới, phát triển, vận
dụng khéo léo và triệt để những chủ trương chính sách của đảng, nhà nước và chính phủ về
việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì việc phân cấp quản lý tài chính rộng hơn, sâu
hơn và đặc biệt là trao quyền tự chủ cho các đơn vị cấp II của Đài THVN chính là một trong
những bước đi đúng đắn và hiệu quả nhất.
Việc nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
- đơn vị dự toán cấp II của Đài THVN trong điều kiện tự chủ tài chính là bước đột biến, hết
sức quan trọng và cấp bách, mang tính khách quan, nhằm tạo ra hành lang pháp lý về kinh tế,
tài chính cho Trung tâm thực hiện quản lý thu, chi một cách hiệu quả, linh hoạt và đúng quy
định của pháp luật, góp phần làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển sang hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp ở Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng- Đài THVN. Xuất phát từ

những lý do nêu trên, “Đổi mới quản lý tài chính ở Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng- Đài THVN” được chọn làm đề tài của Luận văn này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đổi mới quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trong điều
kiện chuyển đổi hoạt đổi hoạt động sang tự chủ tài chính giai đoạn 2011-2015.
2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu hành lang pháp lý các vấn đề tài chính liên quan tới chủ trương trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng và
của Đài THVN.
Đề xuất hướng đổi mới quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
giai đoạn 2011-2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Những vấn đề lý luận về thực tiễn về cơ chế quản lý, thu, chi tài chính, nền tảng pháp
lý, các cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính của các ĐVSN có
thu, nghiên cứu cơ chế tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trong điều kiện
tự chủ tài chính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính giai đoạn 2007-2009 và cơ chế quản lý tài
chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trong điều kiện tự chủ tài chính giai đoạn
2011-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
- Các phương pháp: Thống kê, sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, dự
báo.
5. Đóng góp mới của Luận văn.
Từ một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp II chuyên chi trực thuộc Đài THVN, Trung tâm
kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đã biểu lộ tiềm lực nội tại và nhiều tiềm năng phát triển nguồn

thu; ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Đài THVN giao còn có khả năng tự duy trì
và phát triển chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và bộ máy của Trung tâm.
Với tư cách là công trình nghiên cứu chính thức, đầu tiên, tác giả muốn thông qua
luận văn này mạnh dạn đề xuất trao quyền tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm cho Trung
tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đồng thời nghiên cứu giải pháp đổi mới quản lý tài chính
và quy chế quản lý tài chính phù hợp nhất trong điều kiện tự chủ tài chính ở Trung tâm kỹ
thuật truyền dẫn phát sóng.
6. Tình hình nghiên cứu.
Chủ trương thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu được chính thức ban hành từ năm 2002 theo nghị định 10/2002/NĐ-CP,… Tuy
nhiên việc nghiên cứu cơ chế tài chính của đơn vị cấp II trong điều kiện phân phân cấp tài
chính tiến tới tự chủ tài chính cho đơn vị cấp II thì còn hạn chế.
Đối với Đài THVN nói chung và Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng nói riêng
thì đây là đề tài nghiên cứu chính thức đầu tiên nhưng có tính cấp thiết và hết sức quan trọng,
làm cơ sở cho việc trình Tổng giám đốc Đài THVN xem xét và chính thức đưa vào áp dụng
trong những năm tới.
7. Bố cục của Luận Văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có
kết cấu thành các phần như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đối với quản lý tài chính của các đơn vị sự
nghiệp có thu ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng-
Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 3. Giải pháp đổi mới quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng- Đài Truyền hình Việt Nam



References
1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 09/2009/TT-BTC ngày 18/8/2009 của Bộ Tài chính

hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài THVN.
2. Chính phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
3. Chính phủ (2004), Quyết định 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005.
4. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chính phủ (2008), Nghị định 18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam.
6. Đài Truyền hình Việt Nam (2002), Quyết định 97/2002/QĐ-THVN của Đài
Truyền hình Việt Nam về cơ chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam.
7. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Quyết định số 321/QĐ-THVN ngày 14/3/2006
của Đài Truyền hình Việt Nam về phân cấp quản lý tài chính đối với Đài Truyền
hình Việt Nam.
8. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Quyết định số 1681/QĐ-THVN ngày
04/12/2006 của Đài Truyền hình Việt Nam về quy chế chi tiêu nội bộ của Đài
Truyền hình Việt Nam.
9. Đài Truyền hình Việt Nam (2007), Quyết định số 1053/QĐ-THVN ngày 07/8/2007
của Đài Truyền hình Việt Nam về sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ của Đài Truyền
hình Việt Nam.
10. Đài Truyền hình Việt Nam (2009), Quyết định 762/QĐ-THVN ngày 01/7/2009
của Đài Truyền hình Việt Nam Quy định về quy chế quản lý tài chính đối với Đài
Truyền hình Việt Nam.
11. Nguyễn Thanh Quang (2006), Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
thuộc thông tấn xã Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Nam (2008), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài THVN,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nxb Tài chính (2004), Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi.
14. Nxb Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
15. Tài liệu báo cáo tài chính (2007), Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
16. Tài liệu báo cáo tài chính (2008), Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
17. Tài liệu báo cáo tài chính (2009), Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.








×