Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện đông anh TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.91 KB, 3 trang )

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn
huyện Đông Anh - TP Hà Nội


Nguyễn Việt Hà


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Bằng
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế,
những hình thức, động cơ và thủ đoạn nợ thuế của người nộp thuế gây thất thu Ngân
sách nhà nước (NSNN) và những biện pháp cưỡng chế của cơ quan quản lý thuế đối
với những trường hợp không nộp nợ thuế. Phân tích thực trạng công tác quản lý nợ
và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Trình bày những
ảnh hưởng của việc nợ đọng tiền thuế đến môi trường kinh doanh và Ngân sách
huyện Đông Anh. Nghiên cứu các biện pháp quản lý nợ thuế của một số nước trên
thế giới kết hợp khả năng thực tiễn ở Đông Anh để đề xuất những định hướng và
giải pháp nhằm giúp cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn
huyện Đông Anh đạt hiệu quả cao.

Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý nợ thuế; Cưỡng chế; Thuế; Hà Nội


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý
thuế, là một chức năng chính của mô hình quản lý thuế trong cơ chế tự khai – tự nộp thuế.


Mô hình này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của
đối tượng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước
(NSNN) nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế (ĐTNT)
trong việc thu nộp thuế. Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ
và cưỡng chế thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả
của công tác quản lý thuế.
Việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới công tác
quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế; ngược lại việc quản lý tốt nợ đọng thuế và cưỡng chế thuế
lại có tác động sâu sắc tới công tác quản lý thuế, tạo sự chuyển động mạnh mẽ cả từ phía đối
tượng nộp thuế và cơ quan quản lý thuế nói chung.
Trong hoạt động thực tiễn, cùng với việc triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế,
ngành thuế phải chuyển đổi và kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức
năng, bao gồm: tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế (NTT); quản lý kê khai – kế toán thuế;
quản lý nợ và cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra ĐTNT và kiểm tra nội bộ, trong đó quản lý
nợ và cưỡng chế thuế là một trong những chức năng chính và cơ bản xuyên suốt trong quá
trình quản lý thuế.
Bộ máy Quản lý nợ và cưỡng chế thuế được hình thành theo hệ thống từ cấp Tổng cục
thuế đến cấp Cục và Chi cục thuế. Với bộ máy hiện tại, với các điều kiện pháp lý, trên cơ sở
triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ tin học thì bước đầu công tác quản lý nợ và cưỡng
chế thuế đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, do cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, cơ chế quản lý chưa đáp ứng được
yêu cầu, một bộ phận cán bộ thuế trình độ còn hạn chế và ý thức của một số người nộp thuế
chưa cao nên số nợ đọng thuế vẫn còn lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều năm không có
khả năng thu, nhiều đối tượng có nợ thuế đã không còn tồn tại do bị giải thế, mất tích … gây
thất thu lớn cho NSNN.
Trong bối cảnh chung của cả nước, Đông Anh là một huyện của Hà Nội, cũng đang
triển khai công tác quản lý thuế nói chung, trong đó có công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế
thuế. Trong những năm qua công tác quản lý nợ thuế ở Đông Anh cũng đem lại nhiều kết quả
tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế huyện Đông
Anh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tình trạng nợ đọng thuế vẫn diễn ra nhiều, số huế

nợ đọng ngày càng tăng cao, đặc biệt là việc xử lý các khoản nợ ảo, nợ không chính xác do
nhầm lẫn tiến độ triển khai rất chậm … dẫn đến tình trạng trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế
vẫn diễn ra phổ biến, gây thất thu lớn cho NSNN.
Do đó việc tìm kiếm giải pháp nhằm hỗ trợ, tăng cường công tác quản lý nợ thuế và
cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế Đông Anh là vấn đề mang tính thời sự và cấp bách ở TP Hà
Nội hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại
địa bàn huyện Đông Anh – TP Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay đã có nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu về đề tài trên nhưng chủ yếu do các đơn
vị, cơ quan của Tổng cục thuế thực hiện. Do vậy tính khách quan cũng như lý luận chưa được
cao.
Vì vậy tác giả mong muốn được đóng góp thêm những công sức của mình trong công tác
quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế đối với huyện Đông Anh nói riêng và cả nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý
nợ thuế và cưỡng chế trên địa bàn huyện Đông Anh, Luận văn nhằm tập trung giải quyết các
vấn đề sau đây:
- Bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, những hình
thức, động cơ và thủ đoạn nợ thuế của người nộp thuế gây thất thu NSNN và những biện
pháp cưỡng chế của cơ quan quản lý thuế đối với những trường hợp không nộp nợ thuế.
- Phân tích thự trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông
Anh, những ảnh hưởng của việc nợ đọng tiền thuế đến môi trường kinh doanh và Ngân sách
huyện Đông Anh.
- Trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới
kết hợp khả năng thực tiễn ở Đông Anh để đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm giúp
cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Đông Anh đạt hiệu quả
cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nội dung đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nợ

thuế và cưỡng chế thuế đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh tại địa bàn huyện Đông
Anh và do Chi cục thuế Đông Anh quản lý.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với khảo sát thực tế tại Chi cục thuế Đông
Anh.
- Phương pháp thống kê, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải – quy
nạp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
Qua những nghiên cứu về tổng hợp các lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ thuế và
cưỡng chế thuế cũng như nêu được cơ sở của việc nợ thuế, nguyên nhân và hậu quả của việc
nợ thuế; luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về việc sử dụng chính sách và các
biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.
Qua khảo sát thực trạng của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, những việc làm
được và chưa làm được; luận văn đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Đông Anh.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về nợ thuế và cưỡng chế thuế.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại huyện Đông
Anh.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế
thuế tại huyện Đông Anh.



References

1. Bộ tài chính, năm 2005, Chương trình 4: Cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý
thu nợ thuế giai đoạn 2005 – 2010.
2. Bộ tài chính, Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thực hiện xử
lý vi phạm pháp luật về thuế.
3. Bộ tài chính, Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 hướng dẫn về cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế.
4. Bộ tài chính, Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một
số biện pháp xử lý nợ đọng thuế.
5. Chi cục thuế Đông Anh, “Báo cáo tổng kết công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế
thuế từ năm 2005 -2009”.
6. Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử phạt vi phạm pháp luật
về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
7. Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
8. Quốc hội 11, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
9. Quốc hội 12, năm 2008, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12.
10. Quốc hội 12, ngày 03/6/2008, Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp; Luật số:
14/2008/QH12,.
11. Tổng cục thuế, “Quyết định số 477/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý thu
nợ thuế”.
12. Tổng cục thuế, 2005, “Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành
thuế đến năm 2010”.



×