Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài – trường hợp công ty cổ phần BIBICA và công ty cổ phần PVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.13 KB, 10 trang )

Huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước
ngoài – trường hợp Công ty Cổ phần BIBICA
và Công ty Cổ phần PVI

Đặng Trần Phục

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Lê Trung Thành
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản trị kinh doanh; Huy động vốn; Nhà đầu tư nước ngoài; Vốn doanh
nghiệp.


Content
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật hoặc thực hiện kế hoạch mở rộng
rộng kinh doanh của mình, các doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào
quy mô, lĩnh vực, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đó
dự kiến thực hiện. Các nguồn vốn này được huy động từ các nguồn khác nhau như: Vốn cổ
phần, vốn vay … Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động vốn làm sao đáp ứng đủ
nhu cầu của sử dụng vốn của doanh nghiệp, mang lại giá trị lớn nhất cho cổ đông.
Ngày nay khi mà các nguồn vốn trong nước ngày càng khan hiếm, việc huy động vốn
càng trở lên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
Huy động vốn từ các ngân hàng: Các khoản tín dụng từ ngân hàng thường có thời hạn
ngắn và yêu cầu rất khắt khe về tài sản đảm bảo, trong khi đó lãi suất biến động khó lường,
liên tục và phần rủi ro các doanh nghiệp phải chịu, điều đó đã khiến không ít doanh nghiệp
lâm vào trạng khó khăn khi phải gánh tỷ lệ lãi suất cao nằm ngoài dự tính. Không những vậy


khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng tồn kho tăng cao thì ngay lập
tức để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẵn sàng cắt hạn mức tín dụng, ngừng cho vay đối với
doanh nghiệp, điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển của doanh
nghiệp. Hơn nữa nguồn vốn của ngân hàng thường ngắn hạn, không thể sử dụng tỷ trọng lớn
đầu tư cho các dự án dài hạn được, do vậy nguồn vốn ngân hàng thông thường phù hợp cho
nhu cầu vốn thanh khoản và ngắn hạn của doanh nghiệp.
Huy động vốn trên thị trường trái phiếu tại Việt Nam: Hiện nay chưa hiệu quả do thị
trường trái phiếu của Việt Nam được đánh giá chưa phát triển và dường như đây chỉ là sân
chơi riêng cho trái phiếu chính phủ và một số doanh nghiệp lớn, năm 2013 tổng lượng huy
động trái phiếu chính phủ đạt tới 194,8 nghìn tỷ đồng, trong khi trái phiếu phát hành của
doanh nghiệp cũng đạt mức cao kỷ lục 40.000 tỷ nhưng chỉ do 9 doanh nghệp lớn có quy mô
vốn hàng nghìn tỷ phát hành thành công trong số đó có 3 doanh nghiệp nhà nước được bảo
lãnh, các doanh nghiệp còn lại thì đều phát hành trái phiếu với các điều khoản ưu đãi hoặc
chuyển đổi với lãi suất hấp dẫn. Không những vậy tại Việt Nam chưa có tổ chức đánh giá hạn
mức tín nhiệm của doanh nghiệp, điều này làm cho nhà đầu tư và doanh nghiệp rất khó khăn
trong việc định giá trái phiếu của mình, trên thực tế nhiều năm đã minh chứng rất hiếm doanh
nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán tại Việt
Nam, ngoài một số doanh nghiệp có thỏa thuận phát hành riêng lẻ hoặc có kèm điều kiện
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông cho một số nhà đầu tư trong nước với lãi suất cao.
Huy động vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Những năm gần đây trở
nên khó khăn hơn bao giờ hết do thị trường chứng khoán rất trầm lắng, và đi ngang trong một
thời gian dài, sau khi VN – Index tăng trưởng mạnh đạt giai đoạn 2009 và đạt đỉnh 624,1 điểm
ngày 22/10/2009 thì đã giảm liên tiếp đến cuối năm 2012 chỉ còn 360 điểm, và trong những
năm tới thì VN-Index cũng sẽ rất khó bùng nổ, trong khi đó các doanh nghiệp niêm yết đua
nhau niêm yết, nếu như cuối năm 2009 chỉ có khoảng 400 doanh nghiệp niêm yết thì đến cuối
năm 2013 con số này đã gần 800 doanh nghiệp; phát hành cổ phiếu huy động vốn từ nhà đầu tư
khiến thị trường chứng khoán không hấp thụ hết được, đã có rất nhiều công ty phát hành không
thành công như CTCP khoáng sản Na Rì Hamico, CTCP Địa ốc Hòa Bình …, thực tế cho thấy
ngay cả kế hoạch cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng đã bị hoãn lại do nguyên
nhân thị trường chứng khoán không thuận lợi và lượng cổ phiếu cung ra thị trường quá lớn

trong khi lượng vốn thì có hạn như TCT hàng không Việt Nam, TCT Viglacera
Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường chứng khoán quốc tế:
Kênh huy động này rất tiềm năng, tuy nhiên các tiêu chuẩn yêu cầu của kênh huy động vốn
này rất cao, với rất nhiều các thủ tục, giấy tờ, ràng buộc đối với doanh nghiệp phát hành, bên
cạnh đó các chi phí để thực hiện việc phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán
quốc tế là quá lớn so với quy mô phát hành của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Cho
đến nay mới chỉ có một vài doanh nghiệp rất lớn và có uy tín đã phát hành thành công trái
phiếu trên thị trường chứng khoán Singapor và London như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai,
NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, VinGroup, các doanh nghiệp này đều phát hành trái
phiếu bằng đồng USD với lãi suất rất cao lên đến trên 8% cao gấp từ 3-4 lần so với huy động
tiền gửi đồng USD tại Việt Nam, trong khi đó chưa có một doanh nghiệp nào phát hành cổ
phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán quốc tế, ngay cả việc niêm yết cổ phiếu
trên sàn chứng khoán quốc tế cũng chỉ có CTCP Cavico đã niêm yết trên thị trường OTC của
Mỹ nhưng đã sớm thất bại. Do vậy việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán trên
thị trường chứng khoán quốc tế rất khó khả thi tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy, nổi bật lên một kênh huy động vốn ngày càng phổ
biến và đầy tiềm năng với nguồn vốn tài chính dồi dào, cùng với trình độ công nghệ, quản lý
cao và chuyên nghiệp, đó là kênh huy động vốn cổ phần từ các nhà đầu tư nước ngoài ngay trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế cho thấy đã có khá nhiều doanh nghiệp huy động
được nguồn vốn rất lớn, hiệu quả từ kênh huy động này, tuy nhiên nó vẫn còn rất mới lạ đối với
đa phần các doanh nghiệp Việt Nam, và các doanh nghiệp vẫn có nhiều thắc mắc, hoài nghi về
kênh huy động vốn này. Do vậy học viên chọn đề tài “Huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư
nước ngoài – trường hợp Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa và Công ty Cổ phần PVI” làm
luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về lý thuyết và
thực tiễn qua hai trường hợp điển hình, trong đó có một trường hợp thành công và một trường
hợp thất bại trong việc huy động nguồn vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài, từ đó có thể đưa
ra cái nhìn tổng quan đối với các doanh nghiệp về kênh huy động vốn còn mới này, bên cạnh đó
nghiên cứu này sẽ đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận và huy động được nguồn vốn
được đánh giá là dồi dào và chiến lược này một cách thành công.
2. Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
được công bố. Các công trình có liên quan đến đề tài có thể chia làm 2 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm thứ nhất
Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu đưa ra những luận giải cơ bản về huy
động vốn của một nhóm các doanh nghiệp ở Việt Nam, các giải pháp huy động vốn của các
tác giả cũng rất khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các giải pháp đều tập vào các nguồn vốn
truyền thống như: vay ngân hàng, huy động vốn từ người thân, người có liên quan đến doanh
nghiệp, tận dụng các hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước. Nhóm thứ nhất gồm có:
“Giải pháp huy động và sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kinh doanh ở Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Văn Tạo, trong nghiên cứu của mình
tác giả đã đưa ra và phân tích chuyên sâu về các khó khăn trong việc huy động vốn, rào
cản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và có những giải pháp rất hữu ích
và cụ thể, tuy nhiên các giải pháp của tác giả dường như vẫn bị bó buộc bởi các nguồn
vốn truyền thống như ngân hàng, lợi nhuận giữ lại và vốn từ ngân sách mà chưa có đột
phá mở rộng được phạm vi huy động vốn khác đối với các doanh nghiệp nhà nước.
“Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam” (2007) của tác giả Phan Thị Thanh Giang, trong nghiên bài nghiên cứu
tác giả đưa ra một số kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số
nước rất hữu ích, tuy nhiên giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ mà tác giả đưa ra chung chung, chưa sâu và không có nhiều đột phá để thực sự
giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục tính trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh của
mình, và tác giả cũng chỉ tập chung vào các nguồn vốn rất cơ bản là đi vay ngân hàng, huy động
của những người liên quan đến doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước.
“Huy động vốn cổ phần trên thị trường OTC và một số giải pháp về vốn cho các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (2006) của tác giả Cao Lê Mai, bài
nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm, lý thuyết cơ bản và đặc điểm của thị trường chứng khoán
Việt Nam mà trọng tâm là thị trường OTC, trên cơ sở đó tác giả cũng đã đi sâu vào việc phân
tích và đưa ra các khuyến nghị về việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường
chứng khoán OTC. Tuy nhiên hạn chế của đề tài là các kết quả nghiên cứu đó chỉ mang tính
thời điểm, và các giải pháp đưa ra chỉ phù hợp trong thời kỳ bùng nổ trên thị trường chứng

khoán những năm 2005-2007, còn đối với tình hình khó khăn như thời kỳ kinh tế suy thoái thì
các kết quả nghiên cứu và giải pháp của tác giả dường như không còn hữu ích cho doanh
nghiệp muốn huy động vốn.
Nhóm thứ hai
Bao gồm các nghiên cứu tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp cho các doanh
nghiệp cụ thể, và các giải pháp dựa vào các đặc điểm đặc thù của từng doanh nghiệp. Nhóm
thứ hai bao gồm các nghiên cứu:
“Giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” (2012) của tác giả Lê Tuấn Dũng, trong nghiên cứu của mình tác giả đã hệ
thống các kiến thức cơ bản về các loại công ty cổ phần và hoạt động huy động vốn trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên các giải pháp tác giả đưa ra xoay quanh vấn đề phát
hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư hiện hữu hoặc phát hành riêng lẻ, sự thành công của phương
án phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của chỉ số VN-Index, nó không có nhiều tính mới và
đột phá.
“Giải pháp tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công
nghệ FPT” (2007) của tác giả Nguyễn Thu Hương, trong nghiên cứu của mình tác giả đã có
những phân tích đánh giá sâu về thực trạng và nhu cầu về huy động vốn của Công ty Cổ phần
Phát triển đầu tư Công nghệ FPT là bức thiết và việc cần phải có các nguồn vốn cho mở rộng
kinh doanh là quan trọng và cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá để giải
quyết, trong nghiên cứu tác giả cũng đã đưa ra được các giải pháp tương đối chi tiết và bao
quát. Tuy nhiên những giải pháp tác giả đưa ra như vậy là dàn trải và chưa trọng tâm, đặc biệt
có vẻ như tác giả là một người ưa thích thích rủi ro khi đưa ra một trong các giải pháp là huy
động vốn ngắn hạn với chi phí vay thấp hơn thay vì vay vốn dài hạn để đầu tư cho các kế
hoạch dài hạn, nhằm thu được lợi nhuận cao hơn nhờ khoản chênh lệch lãi suất vay ngắn hạn
và dài hạn.
Nhìn chung các nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, đánh giá và nhận định về tầm
quan trọng của huy động động vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy
nhiên các nghiên cứu chỉ tập các giải pháp huy động vốn dựa trên các nguồn vốn truyền thống
như: Vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư hiện
hữu, hoặc phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư trong nước, chính những điều này đã bó hẹp

các doanh nghiệp của Việt Nam trong phạm vi nguồn vốn hữu hạn trong nước. Với các giải
pháp các tác giả đưa ra cho các doanh nghiệp, xét tại một thời điểm nhất định thì các doanh
nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh nhau để giành giật nguồn vốn hữu hạn này, nếu một doanh
nghiệp thu hút được nhiều vốn hơn, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp khác sẽ thu hút
được ít hơn trong tổng nguồn vốn đó.
Dựa trên tìm hiểu của tác giả trên nhiều nguồn khác nhau thì chưa có công trình nghiên
cứu chính thức nào nghiên cứu trực tiếp và thẳng vào vấn đề huy động vốn cổ phần từ các nhà
đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ khái niệm và vai trò của nguồn vốn cổ phần huy
động từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đánh giá thực trạng huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam, kết hợp với phân tích hai trường hợp huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước
ngoài đối với hai doanh nghiệp, trong đó một thành công, một thất bại:
- Trường hợp thành công khi huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước
ngoài HDI-Gerling Industrie Versicherung AG, Đức của Công ty Cổ phần PVI.
- Trường hợp thất bại khi huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài
Lotte, Hàn Quốc của Công ty Cổ phần Bibica.
Qua các trường hợp trên, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy huy động vốn
cổ phần từ các nhà đầu tư nước ngoài với hiệu quả cao nhất.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, đề tài cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu
trọng tâm sau đây:
1) Nhà đầu tư nước ngoài là ai? Có những phương pháp huy động vốn cổ phần nào từ
nhà đầu tư nước ngoài? Vai trò của nguồn vốn cổ phần đến từ các nhà đầu tư nước ngoài đối
với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
2) Phân tích, đánh giá kết quả huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài ra sao
qua hai trường hợp của Công ty Cổ phần Bibica và Công ty Cổ phần PVI? Các doanh nghiệp
khác đúc kết được những kinh nghiệm gì?
3) Để tăng cường huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần có
những giải pháp, khuyến nghị gì?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những lý thuyết về nguồn vốn và huy động vốn từ nhà
đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam, từ đó đưa ra được những đặc
điểm và đánh giá tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với sự phát triển của các doanh
nghiệp Việt Nam, nhằm đề xuất những gợi ý chính sách thúc đẩy huy động nguồn vốn từ nhà
đầu tư nước ngoài, góp phần nâng tầm các doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung việc huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam của các doanh nghiệp cổ phần qua hai tình huống là: Công ty
Cổ phần Bibica và Công ty Cổ phần PVI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp sau:
Phân tích các báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, Bản cáo bạch, Biên bản
hợp tác, Báo cáo về tình hình xử dụng vốn của của hai doanh nghiệp nghiên cứu bên cạnh các
báo cáo M&A, Báo cáo thường niên của UBCKNN.
Tổng hợp, thống kê, đánh giá: Biên bản hợp tác, thông tin cung cấp cho truyền thông
giữa các bên tham gia, đánh giá của các chuyên gia, về hai trường hợp là Công ty Cổ phần
BiBiCa và Công ty Cổ phần PVI.
6. Đóng góp mới của đề tài
Làm rõ một số khái niệm cơ bản và những đặc điểm riêng có về nhà đầu tư nước ngoài
và nguồn vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu, nhận diện và đánh giá đúng vai trò của nguồn vốn cổ phần từ các
nhà đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn đưa ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
trong hoạt động huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài qua phân tích hai trường hợp
tiêu biểu.
Luận văn cũng sẽ cung cấp các giải pháp, kiến nghị để cho các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tiếp cận và huy động hiệu quả nguồn vốn dồi dào và chiến lược từ các nhà đầu tư
nước ngoài.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn cổ phần từ các nhà đầu tư nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam – Trường hợp Công ty Cổ phần Bibica và Công ty Cổ phần PVI.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn cổ phần tứ nhà đầu tư nước
ngoài.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Tuấn Dũng (2012), “Giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hoà
Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Vũ Anh Dũng, Đặng Xuân Minh (2012), "Viet Nam M&A Review 2011 – 2012: Đi tìm
giá trị cộng hưởng", NXB. ĐHQGHN, Hà Nội.
3. Phan Thị Thanh Giang (2007), “Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh
doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”.
4. Trần Thị Thái Hà (2009), "Các Thị trường và Định chế Tài chính", NXB. ĐHQGHN,
Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hải (2010), "Quản trị chiến lược, NXB. ĐHQGHN", Hà Nội.
6. Nguyễn Thu Hương (2007), “Giải pháp tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ
phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT”.
7. Nguyễn Minh Kiều (2009), "Tài chính doanh nghiệp căn bản", NXB Thống Kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cao Lê Mai (2006), “Huy động vốn cổ phần trên thị trường OTC và một số giải pháp
về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
9. Đào Lê Minh (2002), "Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường Chứng
khoán", NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tạo (2002), “Giải pháp huy động và sử dụng vốn đối với doanh nghiệp

nhà nước hoạt động kinh doanh ở Việt Nam”.

Tài liệu tiếng Anh
1. Berk and Demarzo (2010), “Corporate Finance 1nd”, Corporate Financial 2nd”
2. CFA (2012) Series – Economics, Corporate Finance, Equity, Fix Income and
Portfolio Management, 8Th Edition.
3. Lerner Josh, Felder Hardymon G. (2002), "Venture capital and private equity".
4. Stephen A.Ross (2012), "Fundamentals Of Corporate Finance".
5. Stephen A.Ross (2012), "Fundamentals of Corporate Finance Standard Edition".
Những Website tham khảo chính:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
VĂN BẢN QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ
CHIẾN LƯỢC NƯỚC NGOÀI
1. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2007) Nghị định số
14/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều luật chứng khoán.
2. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ.
3. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định
9/2011/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần.
4. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012) Nghị định

58/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
5. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1996) Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
6. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2000) Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10.
7. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005) Luật đầu tư số
59/2005/QH11.
8. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006) Luật chứng khoán số
70/2006/QH11.
9. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày Về việc ban hành
Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
Việt Nam.
10. Ủy ban Chứng khoán (2007) Thông báo số 83/2007/TB-UBCK về việc chào bán cổ
phiếu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

×