Hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010
Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Hoạt
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Khái quát những vấn đề cơ bản về thu và quản lý thu ngân sách nhà nước
(NSNN): nêu lên khái niệm, phân loại, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu
NSNN Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội
và những đặc điểm có ảnh hưởng tới công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn. Nghiên
cứu tình hình, kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2001 –
2007 dưới góc độ quy mô, tốc độ, cơ cấu thu ngân sách và phân tích thực trạng quản lý
thu NSNN về công tác dự toán thu hàng năm, quản lý thu ngân sách, đánh giá khái quát
về ưu điểm, hạn chế tình hình quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố trong giai
đoạn 2001 – 2007. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các nhân tố ảnh hưởng,
các quan điểm, định hướng thu, quản lý thu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
thu NSNN tại Hà Nội đến năm 2010
Keywords: Ngân sách nhà nước; Quản lý tài chính; Hà Nội
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), củng cố
kỷ luật tài chính, sử dụng có hiệu quả ngân sách và tài sản của nhà nước, tăng tích lũy là mối
quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Việt Nam.
Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục và giáo dục quốc tế
của cả nước. Công cuộc đổi mới thời gian qua đã tạo nên nhiều chuyển biến sâu sắc trong đời
sống kinh tế- xã hội của Thủ đô. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã trở thành một đầu
tàu về kinh tế của nhà nước. Hà Nội là cực tăng trưởng lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, bộ mặt của thủ đô đang được thay đổi từng ngày, đời sống của nhân dân được nâng cao một
bước đáng kể, phúc lợi xã hội không ngừng được cải thiện, vị thế của thủ đô ngày một nâng cao.
Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể song Hà Nội vẫn phải giải quyết một số vấn đề trong
đó có vấn đề thu và quản lý thu NSNN. Đây là lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự
phát triển bền vững kinh tế - xã hội Thủ đô.
Mặc dù có sự đổi mới về các cơ chế chính sách và công tác chỉ đạo thu ngân sách của chính
phủ, các Bộ các ngành, các địa phương nhưng thu ngân sách vẫn bị thất thu khá lớn. Tình trạng
gian lận, trốn thuế, gian lận thương mại vẫn còn nghiêm trọng nhất là trốn thuế xuất nhập khẩu,
gian lận trong kê khai hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu. Việc quy hoạch đất đai, giao quyền sử
dụng đất đai tiến hành chậm, quản lý địa chính còn buông lỏng, thiếu biện pháp xử lý kịp thời
nên hoạt động đầu cơ trục lợi gia tăng gây thất thu NSNN. Do vậy, thu đủ và quản lý thu tốt là
hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá khách quan thực trạng thu
và quản lý thu, tìm ra những mặt tồn tại và xây dựng các biện pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và
đổi mớí công tác quản lý thu NSNN, góp phần thúc đẩy tình hình thu ngân sách trên địa bàn
thành phố Hà Nội, đáp ứng được với những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô .
Do đó, “Hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010” vừa
có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài.
2 vấn đề lớn được đặt ra là:
Vấn đề 1: Mỗi năm thu ngân sách của Hà Nội khá lớn, đóng góp một phần quan trọng vào
nguồn thu ngân sách của quốc gia (năm 2006 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 38.613,4 tỷ
đồng chiếm khoảng 16,23% tổng thu NSNN) nhưng tổng nguồn thu ngân sách của Hà Nội đã
tương xứng với tiềm năng của Hà Nội chưa?
Vấn đề 2: Làm gì và làm như thế nào để triệt để khai thác các tiềm năng thu ngân sách trên
địa bàn thành phố. Vấn đề này liên quan đến hai nội dung:
- Cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách thu ngân sách như thế nào?
- Làm gì và làm thế nào để tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn thu ngân
sách trên địa bàn thành phố?
2.Tình hình và kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:
Cho n nay Vit Nam ó cú mt s nghiờn cu v vn ngõn sỏch nh nc nh: Lun
ỏn Tin s kinh t Gii phỏp nõng cao hiu qu qun lý v iu hnh ngõn sỏch nh nc cp
chớnh quyn c s ti Vit Nam ca tỏc gi Nguyn Vn Nht- Hc vin Ti Chớnh. Lun ỏn
nờu lờn nhng vn nõng cao hiu qu qun lý v iu hnh ngõn sỏch nh nc cp chớnh
quyn c s, thc trng qun lý v iu hnh ngõn sỏch nh nc cp chớnh quyn ny v gii
phỏp nõng cao hiu qu ca vic qun lý, iu hnh ngõn sỏch ú; Lun ỏn Tin s kinh t i
mi c ch qun lý kinh phớ ngõn sỏch nh nc trong lnh vc y t Vit Nam v trong giai on
chuyn sang nn kinh t th trng cú s qun lý ca nh nc ca tỏc gi Nguyn Trng
Giang- Hc vin Ti Chớnh. Lun ỏn trỡnh by c s lý lun v ngõn sỏch nh nc v vai trũ ca
nú i vi lnh vc y t trong giai on chuyn i sang nn kinh t th trng, thc trng qun
lý ngõn sỏch nh nc v cỏc gii phỏp hon thin c ch qun lý ú Vit Nam; Lun ỏn Tin
s kinh t Nõng cao hiu qu qun lý chi tiờu ngõn sỏch nh nc nhm phc v nhu cu phỏt
trin Vit Nam ca tỏc gi Nguyn Th Phỳ H- i hc Kinh t quc dõn. Lun ỏn nờu lờn
thc trng quỏ trỡnh xõy dng, thc hin, qun lý chng trỡnh chi tiờu ngõn sỏch Vit Nam v
so sỏnh vi cỏc nc cú trỡnh phỏt trin khỏc nhau, khỏi quỏt v vic qun lý thc hin
chng trỡnh ny vi cỏc thnh tu v hn ch ca nú, mt s gii phỏp v c ch chớnh sỏch
nhm nõng cao hiu qu chi tiờu ngõn sỏch Mc dự cú nhiu lun ỏn, bi vit nghiờn cu v
vn Ngõn sỏch Nh nc nhng cha cú mt nghiờn cu ton din no i sõu v ton din v
vn qun lý thu Ngõn sỏch Nh nc trờn a bn thnh ph H Ni n nm 2010 phự hp
vi chin lc phỏt trin kinh t Th ụ giai on 2006 - 2010. Do vy, Hon thin qun lý thu
ngõn sỏch nh nc trờn a bn thnh ph H Ni n nm 2010 ỏp ng yờu cu ca thc tin
nhng khụng trựng lp vi cỏc cụng trỡnh nghiờn cu khỏc.
3. Mc ớch, nhim v v ni dung nghiờn cu:
Trờn c s nhng vn thc tin ang t ra, trong khuụn kh mt lun vn thc s kinh
t, tỏc gi tp trung nghiờn cu ỏnh giỏ thc trng cụng tỏc qun lý thu ngõn sỏch trờn a bn
H ni, t ú xut cỏc gii phỏp tng cng cụng tỏc qun lý thu ngõn sỏch trong thi gian ti
nhm qun lý v khai thỏc cú hiu qu cỏc ngun thu ngõn sỏch trờn a bn Thnh ph trờn c
s cỏc quy nh phỏp lut v c ch chớnh sỏch hin hnh.
Theo định hướng đó, nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào một số điểm chính
sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách và quản lý thu ngân sách phục
vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô, chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn
thành phố đến năm 2010 và những năm tiếp sau
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý thu NSNN
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý thu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu từ nhà và
đất, thu từ phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu:
Xuất phát từ việc khảo sát, tổng hợp, phân tích thực tiễn hoạt động thu ngân sách và quản
lý thu ngân sách, đối chiếu với cơ chế, chính sách thu và các quy định pháp luật về quản lý thu
ngân sách từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng.
+ Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
- Khái quát hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về quản lý thu và những nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý thu ngân sách.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2001-2007.
- Đề xuất các quan điểm, hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện quản lý thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong
ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thu và quản lý thu NSNN.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-
2007.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2010.
References
1.
Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình quản lý tài chính công,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
2.
Dương Thị Bình Minh (2005), Tài Chính Công, Nhà xuất bản Tài chính, Hồ Chí
Minh.
3.
Bộ Tài Chính (Quí 1/2007), Thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4.
Cục thuế Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2001, 2002,
2003, 2004, 2005, 2006, 2007.
5.
Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước (tháng 4/2008), Nhà xuất bản Tài Chính,
Hà Nội.
6.
Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn (tháng 4/2008), Nhà xuất bản Tài
Chính, Hà Nội.
7.
Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 (2004), Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
8
Luật doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH 10 (2004), Nhà xuất bản Tài Chính,
Hà Nội.
9.
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (2006), Nhà
xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
10.
Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng-
nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001-2010.
11.
Nghị định 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 qui định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh thủ đô Hà Nội.
12.
Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2007), Niên giám thống kê 2006, Hà Nội.
13.
Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm
2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục
thuế trực thuộc Bộ Tài Chính.
14.
Quyết định số 188/2003/QĐ-BTC của BTCngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và Văn phòng thuộc Tổng
Cục thuế
15.
Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC của BTCngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng
Cục thuế
16.
Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4 tháng 9 năm
2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục
Hải quan trực thuộc Bộ Tài Chính.
17.
Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ của HĐND Thành phố Hà Nội về việc phân cấp
quản lý ngân sách và định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi ngân sách của
Thành phố Hà Nội.
18.
Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội về phân cấp
một số lĩnh vực về quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi giữa các cấp ngân sách Thành phố Hà Nội cho thời kỳ ổn định ngân sách
2007-2010.
19.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Tổng quyết toán thu chi Ngân sách Thành
phố Hà Nội năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.
20.
Harvey S.Rosen (2004), Tài chính công, bản dịch tiếng Việt của khoa Tài chính
Nhà nước, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.