Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.41 KB, 21 trang )



Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình

Phạm Văn Chung


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: tài chính ngân hàng; Mã số: 60
Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Bích Thủy
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa ra khái
niệm, các đặc trưng, phân loại cơ cấu kinh tế. Phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh
tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời khái quát
quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua
các kỳ đại hội và phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2001-2005. Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu
kém trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đề xuất giải pháp và phương
hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình

Keywords: Chuyển dịch cơ cấu; Kinh tế; Ninh Bình


Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi sự trì trệ, có bước phát triển
tốt, tận dụng các nguồn lực bên ngoài và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế


đã chuyển dịch theo hướng tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnh
vực, các địa phương. Chúng ta đã đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình chuyển dịch cơ cấu trong
từng ngành, từng địa phương cũng còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Xây dựng cơ cấu
ngành kinh tế hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nước ta. Đảng ta xác định nội dung “cốt lõi” của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự phát
triển của lực lượng sản xuất, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản


kỹ thuật và công nghệ, phân công lao động xã hội, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng
khoa học, công nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Ninh Bình là một tỉnh mới được tách lập từ năm 1992, là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Là tỉnh có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhanh và toàn diện
kinh tế, xã hội. Cùng với quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước,
việc tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình được Đảng
bộ tỉnh đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Trong sự nghiệp đổi mới, Ninh Bình đã
đạt được những thành tích đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng tăng lên qua các năm, cơ cấu
kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh Bình còn nhiều vấn đề
đặt ra phải giải quyết. Các vấn đề như tiềm năng lao động, đất đai, và lợi thế địa lý chưa được
khai thác hợp lý, kinh tế phát triển chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền
kinh tế vẫn còn ở trình độ thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, chưa
tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng, hệ thống tài chính ngân hàng, kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng nhưng chưa
đáp ứng yêu cầu đề ra.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một
trong những nội dung đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đặt ra tại Đại hội
Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Việc chọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh

Bình ” thực sự đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình những năm vừa qua, đánh giá những kết quả đã đạt
được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp
tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên , luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh
Ninh Bình từ 2001 đến năm 2005.
- Đề ra các phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình làm đối tượng
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn có đề cập tới một số vấn đề có liên
quan khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu và đánh giá quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2001-2005.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào những nguyên lý, quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu chung.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra, mô hình
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ sự cần thiết của việc chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

- Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong những năm qua,
đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2005. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ninh Bình.
- Đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho quá trình tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
6. KẾT CẤU CỦA BÀI LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba
chương :
Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian
qua (từ 2001- 2005).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới

Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Khái niệm


Cơ cấu kinh tế là tỷ trọng giữa những bộ phận, giữa các ngành, các lĩnh vực trong một
chỉnh thể kinh tế hợp lý. Các bộ phận kinh tế ấy có mối quan hệ biện chứng trong mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ở thời kỳ phát triển nhất định của xã hội.
1.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế
- Một là, cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan
- Hai là, cơ cấu kinh tế có mối quan hệ cân đối, đồng bộ, có tính lịch sử, cụ thể
- Ba là, cơ cấu kinh tế có tính đa dạng và tính mở
- Bốn là, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
2.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối
quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh một phần trình
độ phân công lao động xã hội của một đất nước.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình tạo ra sự thay đổi trong tổng thể, trong tỷ
trọng và trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của
phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
2.3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.3.1. Cơ cấu GDP
2.3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
2.3.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.4.1. Các nhân tố đầu vào của sản xuất
- Các nguồn lực tự nhiên
- Nguồn lực con người
- Nguồn vốn
2.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất
- Dung lượng thị trường.
- Thói quen tiêu dùng.
- Các nhân tố về cơ chế chính sách.
3. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ


CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH

1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
NINH BÌNH

1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Đặc điểm địa hình và phân vùng
- Các đơn vị hành chính
1.2. Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Khí hậu thuỷ văn
1.2.2. Đất đai
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
1.2.4. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản
1.2.5. Tài nguyên phục vụ du lịch
1.3. Dân số, dân tộc và nguồn nhân lực
1.3.1. Dân số, cơ cấu và dân tộc
1.3.2. Nguồn nhân lực
1.4. Công tác giáo dục, y tế; cơ sở vật chất hạ tầng về giao thông; công tác môi trường và
quốc phòng an ninh.
1.4.1. Công tác văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao
1.4.2. Kết cấu hạ tầng
1.4.3. Quốc phòng và an ninh
2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2001-2005
2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005
a. Mục tiêu tổng quát:
- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng
sản xuất nông nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đà vững chắc cho sự phát triển tăng
tốc của giai đoạn sau.


- Trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp (đặc
biệt là sản xuất xi măng, đá xây dựng), phát triển nhanh dịch vụ (nhất là du lịch, thương mại),
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi thành phần
kinh tế trong phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, từng bước nâng cao đời sống của mọi tầng
lớp dân cư.
b. Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005 là:
- Phấn đấu đưa GDP bình quân đầu người của Ninh Bình tới năm 2005 đạt 60-65% GDP bình
quân đầu người của cả nước, so với mức 54,6% của năm 2000.
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 8-9%
trong giai đoạn 2001-2005.
- Ðưa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tổng GDP lên 10-12% vào
năm 2005.
- Ðẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu tăng giá trị của các dịch vụ thu ngoại tệ trong
ngành du lịch và các hoạt động dịch vụ khác, đưa du lịch trở thành một trong những nguồn thu
ngoại tệ chính của tỉnh.
c. Nhiệm vụ phát triển cụ thế:
* Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp
- Ngành nông nghiệp: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản lượng
ngành nông nghiệp là 4% giai đoạn 2001-2005, đưa giá trị tổng sản lượng nông nghiệp lên 1.190
tỷ đồng năm 2005, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng GDP của tỉnh.
- Ngành lâm nghiệp: Mục tiêu đến năm 2005 là trồng mới 5.000 ha rừng, trong đó vùng
cây ăn quả tập trung là 1.070 ha; rừng đặc dụng 12.000-14.000 ha; rừng khoanh nuôi và tái sinh
10.374 ha và 6.000 ha rừng trồng cây phân tán. Ðưa tỷ lệ che phủ đất rừng từ 9% hiện nay lên
31%.
- Ngành thuỷ sản: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản
lượng ngành thuỷ sản là 6,5% giai đoạn 2001-2005.
* Công nghiệp - xây dựng:
Phấn đấu tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 bình quân
hàng năm lên 10-15%, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh
lên 19-30% vào năm 2005;
* Dịch vụ:



Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu các ngành dịch vụ
trong cả thời kỳ 2001-2005 là 10-12%, đưa tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh năm
2005 lên 30-35%.
Chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, ngân hàng,
bảo hiểm y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ xuất khẩu lao động tăng dần tỷ trọng của các ngành này
trong GDP của tỉnh.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP ở Ninh Bình
giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị: %)
Năm
2001
2003
2004
2005
Tổng GDP
100
100
100
100
Nông nghiệp
44,75
40,05
36,72
30,65
Công nghiệp
22,77
27,36

29,99
35,17
Dịch vụ
32,48
32,14
33,29
34,18

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng tương đối đều qua các năm, năm
2001 tỷ trọng ngành công nghiệp là 22,77% nhưng đến năm 2005 tăng lên 35,17%. Như vậy, có
thể khẳng định rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn vai trò đầu tàu của mình để thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh. Nổi bật lên trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp là
sự tăng lên nhanh của ngành công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.
Trong cơ cấu kinh tế theo GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai
đoạn 2001-2005, từ 44,75% năm 2001 xuống còn 30,65% năm 2005 đây là xu thế tất yếu
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp
và dịch vụ. Với tỷ trọng 30,65% thì ngành nông nghiệp đã đạt được chỉ tiêu đề ra trong giai
đoạn 2001-2005.
Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2001-2005 chưa có sự chuyển biến
lớn, từ 32,48% năm 2001 lên 34,18% năm 2005, đáp ứng được mục tiêu đề ra trong giai đoạn
2001-2005.


2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư

Bảng 7: Vốn đầu tư phát triển chia theo ngành kinh tế
tỉnh Ninh Bình
(Giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng)


Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
2001
103.929
31.70
105.734
32.25
118.178
36.05
2003
188.998
12.90
960.079
65.54
315.833
21.56
2004
293.447
14.36
1346.986
65.93

402.537
19.71
2005
371.147
16.26
1218.258
53.36
693.830
30.38
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Trong thời gian qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, điều đó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi đúng hướng
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho kinh tế tỉnh Ninh Bình ngày một phát
triển hơn.
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và
dịch vụ.
Bảng 8: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005
Hạng mục
Đơn vị
2001
2003
2004
2005
Dân số
Nghìn người
859,8
906,0

911,6
915,7
Lao động
Nghìn người
424,7
443,0
449,6
460,4
+ Nông-Lâm-Thuỷ sản
%
74,2
70,4
70,0
68,5
+ Công nghiệp-xây dựng
%
13,8
16,8
17,3
17,4


+ Thương mại-Du lịch
%
12,0
12,8
12,9
14,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Tóm lại, trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình đã và đang chuyển dịch
tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh (năm 2001 là 44,75% đến 2005 còn 30,65%)
trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên mạnh (22,77% năm 2001 đến 2005 là 35,17%). Ngành
dịch vụ cũng đã có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự lớn mạnh (từ 32,48% năm 2001 lên 34,18%
năm 2005). Như vậy, tốc độ tăng trưởng hai ngành công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2001-2005 chưa
tương xứng với nguồn lực tài nguyên của tỉnh.
2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế
2.2.4.1. Đối với ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm ngành Nông nghiệp, ngành
Lâm nghiệp và ngành Thủy sản)
Bảng 9: Giá trị sản xuất của từng ngành nông nghiệp
(Giá so sánh 1994)
Năm
Tổng số
Ngành Nông nghiệp
Ngành Lâm nghiệp
Ngành Thuỷ sản
Giá trị sản lượng
(Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
sản lượng
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
sản lượng
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)

2001
1.473.137
1.369.098
92,9
20.579
1,4
83.460
5,7
2003
1.625.449
1.429.971
88,0
23.095
1,4
172.383
10,6
2004
1.699.202
1.490.056
87,7
24.523
1,44
184.623
10,86
2005
1.694.394
1.437.710
84,8
36.096
2,2

220.588
13
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Nhìn chung, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 92,9% năm 2001 giảm xuống còn 84,4% năm 2005.
Trong khi ngành Thủy sản có sự chuyển biến lớn từ 5,7% năm 2001 tăng lên 13% vào năm
2005. Phân tích cụ thể vào từng ngành.
A. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm các ngành
Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ đi kèm)




Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
(Giá so sánh 1994, đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
Tổng số
Ngành Trồng trọt
Ngành Chăn nuôi
Ngành Dịch vụ
Giá trị sản lượng
(Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
sản lượng
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị

sản lượng
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
2001
1.369.098
1.013.860
74,81
336.387
24,45
18.851
0,74
2003
1.429.971
1.020.388
72,72
385.945
25,67
23.638
1,61
2004
1.490.056
1.090.685
70,92
376.503
27,58
22.868
1,50
2005
1.437.710

989.939
64,11
424.510
34,39
23.261
1,50
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm. Trong
khi ngành chăn nuôi lại tăng đều qua các năm từ 24,45% năm 2001 lên 34,39% năm 2005.
Ngành dịch vụ cũng có sự chuyển biến đáng kể, tăng từ 0,74% năm 2001 lên 1,5% năm 2005.
1.Về trồng trọt:
Trong giai đoạn 2001-2005 ngành trồng trọt của tỉnh Ninh Bình đã có bước tăng trưởng
khá. Đạt được kết quả như vậy là do cơ cấu cây trồng của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi phù
hợp. Sự phù hợp trước tiên đó là sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất.
Bảng 12: Cơ cấu sử dụng đất ngành trồng trọt ở Ninh Bình
giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị tính: %)
Năm
2001
2003
2004
2005
Tổng
100
100
100
100
1. Cây hàng năm
89,6
87,3

87,15
81
2. Cây lâu năm:
- Cây công nghiệp lâu năm
- Cây ăn quả
- Cây lâu năm khác
2,8
0,65
2,1
0,05
4,35
0,94
3,4
0,01
4,38
0,95
3,42
0,01
8,54
3
4
1,54
3. Đất trồng cỏ
1,26
1,02
1,07
2,82
4. Đất có mặt nước đang dùng
vào nông nghiệp
6,34

7,33
7,4
7,64

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
2. Về chăn nuôi:
Trong 5 năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có sự phát triển về số lượng tổng đàn
gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình. Đến năm 2006 trên toàn tỉnh, đàn bò tăng lên 20.806 con,


đàn lợn tăng lên 46.965 con so với năm 2001, đàn dê từ 18.300 con năm 2001 tăng lên 23.600
con năm 2006.
Bảng 13: Số lượng gia súc, gia cầm theo mốc thời gian

STT
Loại gia súc, gia cầm
Đơn vị
Thời gian
2001
2006
1
Trâu
Con
21.900
17.069
2

Con
28.900
49.706

3
Lợn
Con
283.700
330.665
4

Con
18.300
23.600
5
Gia cầm
Con
3.012.000
2.952.300

Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình 2006
3. Dịch vụ nông nghiệp:
Phát triển dịch vụ nông nghiệp ở mức dưới trung bình (chỉ 1,5%) so với mức trung bình cả
nước và mức trung bình của vùng Đồng bằng Sông Hồng (khoảng 4-5%)
1
.
B. Lâm nghiệp
1. Xây dựng rừng:
Do làm tốt công tác phục hồi, bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng lên, đạt 27.210 ha. Hiện
nay che phủ của rừng tăng lên 19,4% với cơ cấu lâm phận: rừng đặc dụng là 16.900 ha, rừng sản
xuất và rừng phòng hộ là 13.010 ha. Đã trồng và khoanh nuôi được 3.014 ha, tập trung vào khu
vực Cúc Phương, Tam Điệp, Gia Viễn.

Kết quả quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng cụ thể như sau: 19.559 ha rừng và đất rừng đã

được giao cho 8 tổ chức Nhà nước; 2.100 ha đất lâm nghiệp được giao cho 1.165 hộ gia đình
theo Nghị định 02/CP của Chính phủ; 6.000 ha rừng núi đá được giao khoán cho gần 200 hộ gia
đình bảo vệ; 100% các thôn, bản có rừng có hương ước, quy ước bảo vệ rừng.

Bảng 14: Các sản phẩm lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005

1
Viện nghiên cứu chiến lược -Bộ Kế Hoạch Đầu tư




Sản phẩm chủ yếu
2001
2003
2004
2005
1. Trồng rừng tập trung (ha)
300
181
190
279
2. Trồng cây phân tán (ha)
351
355
270
270
3. Chăm sóc rừng (ha)
304
261

333
333
4. Tu bổ rừng (ha)
13.229
10.260
10.310
10.310
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
2. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp:
Bảng 15: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001-2005

Hạng mục

2001
2003
2004
2005
Tổng số (triệu đồng)
20.579
23.095
24.523
36.096
1. Xây dựng rừng
3.675
2.870
2.805
3.014
- Trồng rừng tập trung
705
426

447
656
- Trồng cây phân tán
596
604
458
458
- Chăm sóc rừng
219
188
240
240
- Tu bổ rừng
2.155
1.652
1.660
1.660
2. Khai thác lâm sản
15.254
18.239
20.428
31.904
- Khai thác gỗ
4.650
4.716
5.424
10.303
- Khai thác củi
1.350
1.768

2.033
8.098
- Khai thác tre luồng
8.775
11.648
12.877
13.410
3. Dịch vụ &khác
1.650
1.986
1.290
1.178
- Dịch vụ
550
1232
724
730
- Hoạt động lâm nghiệp khác
1.100
754
566
448
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên từ 20.579 triệu
đồng năm 2001 lên 36.096 triệu đồng năm 2005.
C. Thuỷ sản
1. Đánh giá chung:
Bảng 16: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001-2005
(Giá so sánh năm 1994, đơn vị tính: triệu đồng)




Năm
Tổng số
Nuôi trồng thuỷ sản
Khai thác thuỷ sản
Dịch vụ thuỷ sản
2001
83.460
62.849
20.382
229
2003
172.383
155.217
16.043
1.123
2004
184.623
165.670
18.228
725
2005
220.588
199.273
20.119
1.196
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005
2. Đánh giá cơ cấu kinh tế thuỷ sản:

+ Nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi trồng năm 2001 là 3.720 ha đến 2005 tăng lên
7.604 ha với mức tăng gấp hơn 2 lần. Hai khu vực tăng mạnh là đầm phá nước lợ ven biển và ao,
hồ mới cải tạo cùng xây dựng trong mấy năm vừa qua.
+ Khai thác, chế biến thuỷ sản, giá trị sản xuất chưa có sự chuyển biến lớn qua các năm.
Trong đó khu vực nước lợ, nước mặn tăng mạnh với các sản phẩm như tôm, cua còn khu vực
nước ngọt là cá.
+ Dịch vụ thuỷ sản, do dịch vụ tài chính, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ khác có bước
tiến bộ nên đã hỗ trợ ngành thuỷ sản phát triển trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên dịch vụ thuỷ sản
vẫn chưa đáp được nhu cầu phát triển sản xuất.
2.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
a. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và giá trị đạt được
Giai đoạn 2001-2005, ngành đã có bước phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân là 24,9%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 3.040 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với
năm 2001.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá mạnh, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển và tăng trưởng cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
cuả tỉnh. Kết quả của quá trình chuyển biến mạnh do đã hình thành và đi vào hoạt động khu công
nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Gián Khẩu v.v và sản phẩm vật liệu xây dựng tăng đột biến.
Vì vậy ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế, tăng từ 22,77% năm 2001 lên 35,17%
năm 2005.
b. Tình hình phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
+ Nghề thêu ren (Ninh Hải - Hoa Lư)
+ Nghề cói (Kim Sơn, Yên Khánh)
+ Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân - Hoa Lư


+ Hàng mộc cao cấp và nghề mây tre đan.
c. Các sản phẩm công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp
d. Đánh giá chung
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng mạnh, đã góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đến năm 2005
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thu hút được 79.900 lao động (chiếm 17,4% lao động toàn
tỉnh) và so với năm 2001 đã thu hút thêm được 27.800 lao động.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém
như sau:
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trình độ công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, một số sản phẩm làm
ra ít có sức cạnh tranh trên thị trường và gây ô nhiễm môi trường.
- Trình độ tay nghề, trình độ quản lý, trang bị của người lao động tuy có nhiều tiến bộ,
song còn nhiều bất cập so với yêu cầu, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay
gắt hiện nay.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đứng trước sức ép và sự
cạnh tranh gay gắt trong cùng loại sản phẩm với các tỉnh và đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sự phối hợp giữa các ngành trên lãnh thổ cũng như với các địa phương khác ngay trong
vùng đồng bằng, nam đồng bằng sông Hồng cũng như trong cả nước còn hạn chế.
2.2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
a. Phân tích, đánh giá chung
Trong 5 năm 2001-2005, tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được
đánh giá như sau:
Thị trường trong tỉnh ổn định và phát triển lành mạnh; hoạt động thương mại có nhiều
chuyển biến tích cực, hàng hóa lưu thông thông suốt, giá cả tương đối ổn định đáp ứng được yêu
cầu của sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.
- Kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng khá, chủng loại, mẫu mã hàng hóa được cải
tiến đáp ứng được nhu cầu của thị trường.


- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại ngày càng đi vào nề nếp tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương và cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh tuy có nhiều tiến bộ, song chưa tương xứng với

tiềm năng, thế mạnh của địa phương và yêu cầu phát triển trong tình hình mới, còn bộc lộ một số
yếu kém.
b. Phân tích, đánh giá từng ngành
* Thương mại
+ Tình hình chung, ngành Thương mại tỉnh năm 2005 đạt được một số kết quả tích cực.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả tỉnh đạt 3.009,3 tỷ đồng.
+ Các thành phần kinh tế tham gia
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng
+ Hoạt động xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2005 đạt 21 triệu USD.
+ Hoạt động nhập khẩu: Tính chung 5 giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu
toàn tỉnh đạt 26 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,1%/ năm. Hình thức nhập khẩu
trực tiếp chiếm vị trí chủ yếu trong kinh doanh nhập khẩu của tỉnh.
Tuy nhiên xuất nhập khẩu cũng bộc lộ một số hạn chế như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
không đa dạng và khối lượng không lớn cho nên nếu có biến động sẽ gặp nhiều khó khăn. Một
số mặt hàng được đánh giá có tiềm năng (thịt lợn đông lạnh, cói, hàng rơm bện) chưa tạo được
thế phát triển ổn định.
Chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, tỷ trọng các sản phẩm qua chế
biến có hàm lượng kỹ thuật cao còn thấp so với các tỉnh lân cận. Giá trị gia tăng và năng lực
cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao do còn nhiều hạn chế và chưa xúc tiến thương mại hiệu
quả.
* Du lịch
+ Đánh giá chung, tăng trưởng du lịch của tỉnh tăng gần 12% trong giai đoạn 2001-2005,
tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh. So với nhiều ngành, năng suất lao động du
lịch tương đối cao (thu nhập người lao động tăng từ 400 ngàn đồng/người/tháng năm 2001 lên
850 ngàn đồng /người /tháng năm 2005) nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung.
2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 của tỉnh
Ninh Bình
2.4.1. Kết quả đạt được



2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua;
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm, cơ cấu nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ năm 2001 là 44,75% - 22,77% - 32,48 năm 2005 là 30,65% - 35,17% - 34,18%
(cơ cấu ngành kinh tế chung cả nước năm 2005 là 20,5% - 41,0% - 38,5%) Nếu so sánh cơ cấu
ngành kinh tế chung của tỉnh Ninh Bình với cơ cấu ngành kinh tế chung của cả nước cho thấy tỷ
trọng công nghiệp trong GDP của Ninh Bình chuyển động tích cực hơn; tỷ trọng nông nghiệp
vẫn còn cao hơn của toàn quốc; tỷ trọng ngành dịch vụ lại thấp hơn so với cả nước. Nguyên nhân
là do vốn đầu tư cho phát triển còn thiếu, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, khó tạo
bước đột phá tăng nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa khai thác được hết
những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được lợi thế so sánh. Mặt
khác, Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng
được yêu cầu của quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường vốn vừa khó lại vừa mới. Đội ngũ
lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, thiếu tay nghề kỹ thuật…
Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực
vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí.
Nông nghiệp phát triển ổn định nhưng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề, dịch vụ
trong nông thôn kém phát triển; một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế, sản
phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn.
Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, công nghiệp địa phương nhỏ bé về quy mô, trình độ
công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ,
sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trường yếu…
Dịch vụ kém phát triển, nhiều ngành dịch vụ mới chưa ra đời, thiếu kiến thức quản lý một nền
kinh tế dịch vụ đa dạng gắn bó với sản xuất và tiêu dùng.
Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý
doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu
quả








CHƢƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO
1.1.2. Ảnh hưởng của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng

1.2. Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Quan điểm chuyển dịch
a. Phù hợp với đường lối chủ trương chính sách, chiến lược, kế hoạch chung cũng như của
riêng vùng đồng bằng sông Hồng
b. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và mở rộng hợp tác
c. Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã
hội
d. Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh và trật
tự xã hội

1.2.2. Mục tiêu chuyển dịch
1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.3.1. Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ với cơ cấu thành phần
kinh tế.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng
mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
1.3.3. Phát triển toàn diện đi đôi với quá trình hội nhập
1.3.4. Phát huy lợi thế so sánh

1.4. Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020
1.4.1. Đánh giá và lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh


Phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình tới năm 2020 về cơ cấu ngành kinh tế có thể lựa
chọn 1 trong 2 phương án sau đây:
Bảng 22: Tổng hợp ba phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đến năm 2020 (giá hiện hành 2005)

Chỉ tiêu
Phương án 1
Phương án 2
2010
2015
2020
2010
2015
2020
Cơ cấu kinh tế %)
100
100
100
100
100
100
-Công nghiệp
45
45
43
44

43,5
43
-Nông nghiệp
18
13
11
18
12,5
10
-Thương mại
37
42
46
38
44
47
Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đ)
21.600
31.600
32.800
23.600
38.000
47.900
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Phương án 1: Đáp ứng được mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh đề ra, cũng
như các mục tiêu của kế hoạch giai đoạn 2006-2010 và 2010-2020.
Thực trạng phát triển trong giai đoạn 2001-2005 và xu thế triển vọng phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có sự hình thành và phát triển của
các khu cụm công nghiệp tập trung của tỉnh cho thấy đây là phương án có tính khả thi cao.
Tiếp tục đầu tư vào công nghiệp với công nghệ cao; phát triển hài hòa các ngành dịch vụ

và sản xuất nông sản hàng hóa; xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp trước mắt với lâu dài, tạo tiền
đề cho phát triển nhanh và bền vững những giai đoạn sau. Thực hiện phương án 1, trong giai
đoạn đầu đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn nhưng thấp hơn phương án 2, đạt xấp xỉ bằng 4.320 tỷ đồng
(2006-2010)/năm và 6.440 tỷ đồng (2011-2020)/năm, nhưng sẽ tạo điều kiện để tỉnh có thể tích
luỹ để phát triển trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Phương án 2: là phương án chuyển đổi cơ cấu nhanh nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn
ngay trong giai đoạn 2006 - 2010; Các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển nóng thiếu
tính bền vững, đặc biệt là nông nghiệp chưa phát triển hài hòa. Hơn nữa rất khó có thể huy động
đủ nguồn vốn đầu tư tới trên 109 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2006 - 2020 để phát triển kinh tế
- xã hội.

Tóm lại, xét hai phương án trên, phương án nào cũng phải quán triệt tư tưởng xuất phát từ


quan điểm xây dựng nền kinh tế tự chủ đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng
nguồn lực. Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, nếu lựa chọn thực hiện chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo phương án 1, đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình sẽ trở thành một tỉnh có mức tăng
trưởng kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, mức độ huy động vốn đầu tư vào phát
triển kinh tế xã hội ở mức độ phù hợp với khả năng của tỉnh.
1.4.2. Phương hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế
1.4.2.1. Phương hướng phát triển nông- lâm- thuỷ sản
1.4.2.2. Phương hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1.4.2.3. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
2.1.1 Quy hoạch phát triển KT - XH theo 3 vùng
- Vùng đồng bằng ven biển
- Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá

- Vùng miền núi phía tây
2.1.2. Phát triển không gian cụ thể từng ngành
a. Đối với ngành nông nghiệp
* Phát triển nông nghiệp theo không gian
* Phát triển thuỷ sản theo không gian
* Phát triển lâm nghiệp theo không gian
b. Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo không gian lãnh thổ
- Các khu công nghiệp
- Cụm công nghiệp
- Các làng nghề
* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng ven biển:
- Tiểu vùng I
- Tiểu vùng II
- Tiểu vùng III


* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồi núi phía tây
- Tiểu vùng Nho Quan
- Tiểu vùng thị xã Tam Điệp
- Tiểu vùng Gia Viễn
c. Đối với ngành dịch vụ
* Phát triển theo không gian lãnh thổ

+ Vùng đồng bằng ven biển:
+ Vùng đồng bằng trũng trung tâm:
+ Vùng miền núi phía Tây:
2.2. Giải pháp khai thác sử dụng đất đai
2.3. Giải pháp về vốn đầu tư
2.4. Giải pháp về thị trường

2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng
2.7. Giải pháp khoa học công nghệ
2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách
2.9. Củng cố quốc phòng, an ninh
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Với tỉnh Ninh Bình cũng như vậy, là một tỉnh
mới được tách lập nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, công nghiệp địa phương còn nhỏ
bé, lạc hậu. Nếu Ninh Bình muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
thì không còn con đường nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đưa
công nghiệp và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn đầu tàu có chức năng lôi kéo kinh tế của tỉnh.
Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình tuy
diễn ra chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định và cơ bản là đã đi đúng hướng.
Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu, trong tương lai Ninh Bình còn phải đương đầu với
nhiều thách thức lớn bởi vì nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của
tỉnh.
Hơn bao giờ hết, lựa chọn được một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quan trọn đối với sự


phát triển kinh tế của tỉnh. Đó cũng chính là mục đích đề tài muốn đạt tới. Quá trình nghiên cứu
của đề tài nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh
Ninh Bình, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo phù hợp với đặc điểm kinh tế
xã hội của tỉnh.
Với một độ dài hợp lý, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với một luận văn khoa học, mà nó
còn đưa ra những cơ sở lý luận, khái niệm về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu
kinh tế; phân loại cơ cấu kinh tế; đi sâu vào khái niệm cơ cấu kinh tế ngành; các dạng cơ cấu
kinh tế ngành; các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế; khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành; đặc
điểm của quá trình chuyển dịch, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, … với cơ sở lý

luận được nêu trong luận văn đã phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch,
xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế, …Cùng với cơ sở lý luận, trong luận văn cũng đã
khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua
các kỳ Đại hội.
Luận văn đã phân tích, đánh giá, qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2001 - 2005. Trong Chương II, Luận văn đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải
có mục tiêu, giải pháp, biện pháp tiếp tục chuyển dịch trong thời gian tới.
Sau khi đã phân tích đầy đủ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
tỉnh, luận văn đã đưa ra được căn cứ khoa học, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh
Bình cùng các giải pháp và biện pháp cụ thể.

References






×