Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.15 KB, 37 trang )

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ
2006 2010
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2001 – 2010 :
1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời
kì 2006 – 2010 :
* Ưu tiên phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm : Để đạt được
những mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, những định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trọng tâm, trọng điểm Bình Thuận cần phải tập
trung vào các hướng phát triển như sau :
+ Không ngừng phát triển nông nghiệp theo hướng ngày càng hoàn
thiện hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng giao thông nông thôn và tích cực chuyển đổi
cây trồng vật nuôi nhằm bảo đảm an toàn lương thực và tạo ra các nông sản
cho xuất khẩu, nguyên liêu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến mà
trước hết là công nghiệp chế biến nông hải sản.
+ Từng bước phát triển công nghiệp nhằm tạo cơ sở chính cho sự tăng
trưởng cao và thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như : Nông-Lâm-Ngư
nghiệp, dịch vụ phục vụ công nghiệp…Tuy nhiên nguồn lực cho phát triển công
nghiệp là lớn, trong khi đó nội lực của tỉnh còn thấp, không đáp ứng được nhu
cầu đầu tư phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp hợp
lý để thu hút nguồn vốn bên ngoài đồng thời kết hợp với việc thu hút vốn nhàn
rỗi hiện có trong dân.
+ Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung chủ yếu vào mạng lưới
giao thông và mạng lưới điện. Đối với mạng lưới giao thông phải chú ý tới
đường giao thông nông thôn, các đường giao thông liên xã, liên huyện nhằm
tạo nên một sự kết nối trong giao lưu hàng hoá và hành khách giữa các xã, các
huyện với nhau, từ đó phát huy được nội lực hiện có của mỗi xã, huyện, khôi
phục các làng nghề truyền thống để vừa giải quyết được công ăn việc làm cho
người dân, vừa tăng thu nhập cho người lao động.
* Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài :


Tích cực và chủ động phát huy tối đa nội lực hiện có của tỉnh để thúc đẩy
hơn nữa quá trình phát triển kinh tế trong tương lai, Bình Thuận phải bám sát
đường lối chủ trương của Đảng, khai thác triệt để nội lực là chính, không ỷ lại
Trung Ương, tự lực vươn lên, đồng thời tận dụng tối đa những cơ hội từ bên
ngoài để phát triển. Bên cạnh đó Bình Thuận phải có cơ chế, chính sách phù
hợp để thu hút nguồn vốn đầu tư từ dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khác,
song nguồn vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Điều này buộc
Bình Thuận phải xác định riêng cho mình một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Cơ
cấu ngành phải phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh cũng như xu hướng
phát triển chung của đất nước, khu vực và thế giới. Chỉ có vậy Bình Thuận mới có
cơ hội phát huy tốt nội lực hiện có và thu hút vốn đầu tư của Trung Ương, vốn
đầu tư thông qua các chương trình, các dự án của nước ngoài thông qua các hình
thức liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, dể phát huy các nguồn lực này thì cần phải có
các nguồn vốn đối ứng và phải tính đến khả năng trả nợ sau này.
Một đất nước, một thành phố lớn hay một tỉnh nhỏ bé không thể phát
triển mạnh nếu như không có nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Bình Thuận xuất
phát từ một tỉnh nghèo và lạc hậu, nguồn vốn đầu tư từ nội lực nền kinh tế
không đáp ứng dủ nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, khoa học, công
nghệ cũng như trình độ quản lý chưa cao, vì vậy trong thời kì phát triển kinh tế
như hiện nay, Bình Thuận vừa phải phát huy chính nội lực của mình vừa phải
tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Nguồn lực này bao gồm vốn,
khoa học công nghệ, trình độ quản lý cũng như các kinh nghiệm khác.
* Đảm bảo hiệu quả - bền vững :
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là lựa chộn sự phát triển nhanh, hiệu
quả nhưng phải bảo đảm tính bền vững. Bình Thuận hiện đang ở điểm xuất
phát rất thấp, để giảm bớt khoảng cách chênh lệch với các tỉnh thành phố khác
trong cả nước, không còn con đường nào khác là Bình Thuận phải ưu tiên cho
tăng trưởng cao, nhưng đồng thời không thể bỏ qua yêu tố bền vững, bởi nó
không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài nhất là ở các khu đô
thị, các khu công nghiệp và các khu đầu nguồn nước. Bền vững ở đây không chỉ

đề cập tới khả năng ô nhiễm môi trường mà còn là các vấn đề khác như nguồn
lao động lâu dài, dân số và kế hoạch hoá gia đình. Hai vấn đề trên coi như mâu
thuẫn với nhau nhưng vẫn có thể thực hiện được nếu lựa chọn hiệu quả kinh tế
được tính đến trong mỗi bước đi.
* Tận dụng tối đa lợi thế so sánh :
Bình Thuận nằm trong địa bàn trọng điểm Nam Bộ, gần thành phố Hồ
Chí Minh – Có sức hút lớn về kinh tế. Vị trí này có ảnh hưởng đến Bình Thuận
trong quá trình phân bố lại sản xuất và phân công lao động ; Đã và sẽ hội
nhập vào thị trường khu vực thông qua các dòng trao đổi như : Tiếp thu
nhanh văn hoá, khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ về hàng tiêu dùng và hàng
công nghiệp. Đồng thời Bình Thuận có thể cung cấp cho địa bàn trọng điểm
Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh các mặt hàng nguyên liệu nông lâm sản,
các mặt hàng hải sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu rừng và
biển.
Biển Bình Thuận giàu nguồn lợi, nguồn nguyên liệu nông nghiệp và lâm
nghiệp phong phú, thế mạnh về khoáng sản kim loại và sa khoáng ven biển.
Đây là lợi thế cho phát triển công nghiệp chế biến hải sản, chế biến thực phẩm
và công nghiệp khai khoáng, sớm tạo ra khối lượng sản phẩm xuất khẩu lớn.
Đã hình thành hệ thống đô thị, bao gồm thành phố Phan Thiết và các thị
trấn, huyện, các cụm công nghiệp và khai thác chế biến hải sản ở Phan Thiết,
Hàm Tân, Tuy Phong…cư dân có kinh nghiệm tay nghề khai thác và chế biến
hải sản, công nghiệp và dịch vụ hướng biển.
Phải tận dụng một cách tối đa lợi thế của mình so với các tỉnh khác, chỉ
có như vậy mới tạo nên sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong tỉnh với
các tỉnh khác, đồng thời điều này cũng tạo nên một nền kinh tế linh hoạt, mềm
dẻo và thích nghi nhanh với những điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều
kiện cho Bình Thuận bắt nhịp với sự phát triển chung của cả nước, từng bước
xây dựng Bình Thuận vững mạnh, giàu đẹp.
2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-
2010 :

2.1. Mục tiêu tổng quát thời kì 2006-2010 :
Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao hơn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục cơ bản các yếu tố thiếu vững
chắc, cải biến rõ nét cơ cấu kinh tế lạc hậu, sớm hình thành và phát triển cơ
cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ – Nông Lâm Ngư nghiệp.
Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ ; quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đảm bảo tích luỹ từ nội
bộ của nền kinh tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển.
Nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thu nhập
bình quân đầu người tăng 6-7 lần so với năm 1995, xoá bỏ tình trạng nghèo
khó, xây dựng xã hội công bằng văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc.
2.1. Các mục tiêu chủ yếu :
Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế cao hơn mức bình quân cả nước, để
rút ngắn khoảng cách và từng bước hội nhập vào nền kinh tế của đất nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15% – 16,3% ở giai đoạn 2006 – 2010.
Thực hiện nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến
bộ, giai đoạn 2001 – 2005 hình thành cơ bản cơ cấu kinh tế : Công nghiệp –
Dịch vụ - Nông Ngư Lâm nghiệp. Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động GDP vào ngân
sách bình quân 19%-20% thời kỳ 2001 – 2005 và 22%-23% thời kì 2006-2010.
Kim ngạch xuất khẩu 200-220 triệu USD vào năm 2010.
Thực hiện các biện pháp giảm sinh, khống chế tốc độ phát triển dân số
bình quân 1,75% vào năm 2005 và phấn đấu đạt mức sinh thay thế trước năm
2010 để đạt được GDP bình quân đầu người 600-660 USD vào năm 2005 và
1.100-1.300 USD vào năm 2010. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2
vạn lao động.
Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2005, tiến tới phổ cập giáo
dục phổ thông trung học cho thanh niên ở đô thị. Tích cực đào tạo lực lượng
công nhân lành nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo kể cả dạy nghề ngắn
hạn đạt tỷ lệ 40%-45% vào năm 2010. Đào tạo và đào tạo lại để chuẩn hoá

đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học – kỹ thuật trước năm 2010 có ít nhất
5% lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo sau Đại
học.
Đến năm 2010 xoá các khu nhà ổ chuột ở đô thị, 80% hộ nông thôn có
nhà cửa khang trang. Thực hiện điện khí hoá toàn tỉnh vào năm 2005. Các thị
trấn trung tâm huyện lỵ có hệ thống nước máy, có trung tâm sinh hoạt văn hoá
- thể thao, vui chơi giải trí.
Phục hồi và tái tạo môi trường tự nhiên nhanh chóng, giải quyết cơ bản
các vấn đề xử lý chất thải, nước thải các vùng đô thị và các xí nghiệp công
nghiệp, quy hoạch sắp xếp các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
thành khu riêng biệt xa khu dân cư và khu du lịch.
II. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH
BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2006-2010 :
1. Phương hướng chung :
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khơi dậy mọi nguồn lực giành
cho được sự thắng lợi đạt mức bằng hoặc cao hơn mức bình quân của cả nước
trong một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội. Tranh thủ tối đa nguồn lực
từ bên ngoài, mở rộng nguồn đầu tư, phát triển sản xuất và xây dựng, tiếp tục
xây dựng và mở rộng hơn, chất lượng hơn cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao
thông, thuỷ lợi, điện, bưu điện và đô thị…
Tận dụng mọi lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các
nguồn lực khác hiện có kết hợp với các cơ chế chính sách, các giải pháp thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội để tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế từ một tỉnh sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ
thành một tỉnh Công – Nông nghiệp (Cả Lâm nghiệp và Ngư nghiệp) và Dịch vụ
phát triển. Quá trình phát triển kinh tế phải xác định một hướng đi đúng, thích
ứng với cơ chế quản lý mới của Đảng và Nhà nước cũng như phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Các vấn đề văn hoá xã hội đều hướng các
hoạt động vào cơ sở và chất lượng, lấy mức hưởng thụ của nhân dân làm
thước đo. Đồng thời tạo sự ổn định vững chắc về chính trị xã hội.

Tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo định hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá của đât nước, tăng cường công nghiệp hoá nông nghiệp và
phát triển nông thôn.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong những
năm trước mắt vẫn phải là tạo động lực phát triển mạnh mẽ trong cơ cấu
Nông – Công nghiêp và Dịch vụ để từ đó tạo nên sự chuyển đổi hình thành cơ
cấu kinh tế mới : Cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ - Nông Ngư Lâm nghiệp. Để đạt
được mục tiêu đó cần phải tạo sự thay đổi theo hướng phát triển trong từng
phân ngành của các ngành như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định
đúng yêu cầu phát triển cũng như xu hướng phát triển của các phân ngành
này sao cho thích hợp với xu hướng phát triển chung của cả nền kinh tế tỉnh.
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bình
Thuận thời kì 2006-2010 :
2.1. Phương hướng chung :
Hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận là phát triển sản
xuất công nghiệp trong mối quan hệ gắn bó với ngành nông, lâm, ngư nghiệp
và gắn bó với địa bàn trọng điểm phía Nam. Cụ thể là : Phát triển những ngành
dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có như công nghiệp chế biến hải sản, nông,
lâm sản, muối, sản xuất nước khoáng, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến
cát thuỷ tinh. Khuyến khích phát triển mạnh các ngành chế biến xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến thuỷ sản là mũi nhọn cần ưu tiên phát triển
hàng đầu.
Ngoài công nghiệp chế biến hải sản, cần phát triển công nghiệp chế biến
nông lâm sản như : Chế biến cao su, chế biến hạt điều, chế biến tơ, chế biến gỗ
và sản xuất đồ gỗ dân dụng, sửa chữa tàu thuyền.
Tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất nước ngọt, nước quả ở Đa Kai, mở
rộng Xí nghiệp nước suối Vĩnh Hảo, Hàm Mỹ, Hàm Cường, Đồng Kho. Xây dựng
các nhà máy sản xuất bia-nước ngọt, đường-bánh kẹo-rượu-cồn ; Đầu tư phát
triển mới và mở rộng cơ sở may mặc xuất khẩu Phan Thiết và xây dựng mới
các cơ sở ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư. Phát triển công nghiệp vật liệu xây
dựng, khai khoáng ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tuy Phong.

Tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp cả ở
khu vực thành thị và nông thôn, nhăm tận dụng mọi khả năng của nguồn
nguyên liệu, thu hút thêm nguồn lao động ở khu vực thành thị, chuyển dần một
phần lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Phát triển công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn tập trung vào các ngành : Chế biến
nông, lâm, hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí sản xuất và sửa
chữa nông, lâm, ngư cụ, sửa chữa đồ dùng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng mộc dân dụng, vật liệu xây dựng.
Dự báo tốc độ tăng trưởng của công nghiệp tỉnh Bình Thuận thời kỳ
2006-2010 là 18,6%-20,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP là 32-34,3% năm
2010.
2.2. Hướng phát triển các nhóm ngành chính :
a. Công nghiệp chế biến :
Công nghiệp chế biến sẽ là hạt nhân thúc đẩy SXCN và kinh tế của tỉnh
phát triển, vừa là nguồn cung cấp hàng hoá dịch vụ, vừa là thị trường tiêu thụ
sản phẩm của các ngành nông lâm thuỷ sản, các dự án hợp tác với bên ngoài.
Sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với công nghệ hiện đại, phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu.
* Chế biến hải sản :
Là ngành công nghiệp cần được phát triển nhảy vọt, chế biến được 70%
sản lượng khai thác từ biển và nuôi trồng nội địa.
Hướng phát triển là : Nâng cấp hiện đại hoá các cơ sở chế biến xuất
khẩu tại Phan Thiết, Tuy Phong, Hàm Tân, phục hồi cơ sở chế biến tại Phú Quý.
Nâng cấp và trang bị công nghệ chế biến hải sản khô giá trị cao tại các cơ sở
hiện có ; Xây dựng 1 số nhà máy chế biến bột cá cao đạm, thức ăn cho tôm…
Nghiên cứu và phát triển hình thức chế biến trên các tàu đông lạnh, công nghệ
vi sinh trong sản xuất nước mắm.
* Chế biến nông lâm sản :
Phát triển theo quy mô mở rộng vùng nguyên liệu với các ngành chế biến
lương thực, chế biến mía đường gắn với sản xuất bánh kẹo, cồn, chế biến điều,

chế biến thịt, chế biến gỗ…
Duy trì năng lực cưa xẻ gỗ quốc doanh đủ đáp ứng cho nhu cầu đóng mới,
sửa chữa tàu thuyền, XDCB với năng lực hiện có (Khoảng 15.000m3/năm)
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ để chế biến được 100% sản lượng gỗ
tròn khai thác.
Xây dựng nhà máy chế biến gỗ từ gỗ tạp và cành ngọn, từ phế phẩm
nông nghiệp theo hướng sử dụng kết hợp gỗ với các loại vật liệu khác để giảm
tiêu hao gỗ, tăng tính thẩm mỹ và hạ giá thành. Xây dựng cơ sở chế biến bột
giấy kết hợp với đầu tư trồng rừng nguyên liêu giấy.
Tìm thị trương khôi phục sản xuất gỗ điêu khắc đạt quy mô 25.000 sản
phẩm/năm và hàng mỹ nghệ lá buông đạt mức 150.000 m2 mảnh/năm dể giải
quyết việc làm cho 4.000-5.000 lao động.
* Các ngành chế biến khác : May mặc , da giầy, dệt kim, dệt lưới…
b. Công nghiệp khai thác mỏ :
* Sản xuất nước khoáng và nước giải khát :
Nước khoáng là 1 tài nguyên dặc biệt của tỉnh Bình Thuận. Cần tiến
hành điều tra khảo sát ở mức cao hơn các điểm đã phát hiện để gọi vốn đầu tư.
Tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất nước ngọt ở nhà máy nước khoáng Đa
Kai, đầu tư mở rộng xí nghiệp nước suối Vĩnh Hảo, phát triển tiếp các các nhà
máy nước khoáng Đồng kho, Hàm Cường, Hàm Mỹ…Mục tiêu đạt 170-200
triệu lít năm 2010.
* Khai thác xuất khẩu cát trắng và xây dựng nhà máy thuỷ tinh :
Cát thuỷ tinh là một trong những tài nguyên lớn nhất của tỉnh. Trong đó
17 điểm được biết đã tiến hành tìm kiếm, thăm dò 12 điểm. Kết quả đã đưa ra
được 7 mỏ có tổng trữ lượng 401,6 triệu tấn với hàm lượng SiO2, Fe2O3, TiO2,
có thể đảm bảo các chỉ tiêu về nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh. Tuy nhiên để sản
xuất thuỷ tinh hoặc xuất khẩu cũng cần có sự đầu tư kỹ thuật nâng cao chất
lượng (tuyển rửa) để có giá trị cao.
Hướng là liên doanh với nước ngoài để khai thác các mỏ ở Dinh Thầy
(Hàm Tân), Chí Công (Tuy Phong), Cây Táo với công suất 33.000-5000.000

tấn/năm. Tìm kiếm đỗi tác nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
kính, sợi thuỷ tinh.
* Khai thác và chế biến đá xây dựng, đá trang trí :
Khai thác đá xây dựng, đá làm đường tại Tà Dôn, Hàm Thuận nam, Hàm
Tân, Tuy Phong với sản lượng 1 triệu m3 năm 2010
Khai thác và chế biến đá trang trí ở Núi Nhọn (Hàm Tân), núi Kền Kền
(Tuy Phong). Công suất mỗi mỏ 10.000 m3/năm và chế biến 100.000 m2 đá
trang trí/1 mỏ/năm.
Khai thác sét làm gạch ngói nung và cơ sở nghiền clinke. Tiến hành đầu
tư xây dựng các lò gạch tuy nen ở Phan Thiết, Tân Lập, Đức Linh, Tánh Linh,
Lương Sơn.
Phát triển công nghiệp nghiền Clinker, đầu tư cơ sở sản xuất tấm lợp
công suất từ 200.000-300.000 m2/năm.
Khai thác và chế biến Zircon-ilmenit : Với tiềm năng đã được phát hiện
cần thiết phải đầu tư một nhà máy tuyển khoáng ilmenit và zircon. Cơ sở tuyển
thô : Ở các mỏ Thiện Ái, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Chùm Găng, Xóm Trại, Tân Thiện,
Phan Rí, Bàu Dòi, Gò Đình. Cơ sở tuyển tinh tại Hàm Tân. Công suất tuyển tinh :
ilmenit 30.000 tấn/năm, zircon 5.000 tấn/năm..
* Công nghiệp hoá chất và một số ngành khác :
Đa dạng hoá sản phẩm trong quá trình sản xuất muối công nghiệp như
chế biến thạch cao tinh, sản xuất muối iốt, muối tinh khiết, hoá chất từ nước ót
như MgCl2, Mg(OH)2, KCl…để sử dụng tổng hợp đồng muối.
Xây dựng một số sơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh có quy mô 2.500
tấn/năm dưới dạng viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Khai thác và tinh chế các sản phẩm từ Bentonit để dùng trong xử lý
nước thải, làm dung dịch khoan…
Phát triển công nghiệp đóng tàu bằng vật liệu mới, công nghiệp sửa
chữa tàu thuyền, sản xuất lưới sợi để phục vụ cho khai thác hải sản.
Phát triển cơ khí sửa chữa quy mô nhỏ đáp ứng yêu cầu tại chỗ, nhất là
ở khu vực nông thôn.

Phát triển công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử khu vực thành phố
Phan Thiết, Hàm Tân.
Xây dựng tại Phan Thiết một cơ sở cơ khí có quy mô vừa với trang bị
máy móc tương đối hiện đại, đảm nhận việc sản xuất một số phôi liệu, bán
thành phẩm và phụ tùng thay thế, đồng thời thực hiện một số công đoạn gia
công chính xác cho các cơ sở dịch vụ cơ khí trong vùng lân cận. Liên doanh
nước ngoài đầu tư cơ sở lắp ráp xe gắn máy với linh kiện dạng rời (CKD) tiến
tới sản xuất một phần phụ tùng thay thế dần linh kiện nhập.
3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp tỉnh
Bình Thuận thời kì 2006-2010 :
Từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh
tế nông thôn. Phát triển toàn diện nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá gắn với công nghiệp chế biến ; trên cơ sở xác định yêu càu và khả năng
phát triển từng loại cây trồng, vật nuôi trên từng vùng, tiến hành quy hoạch và
hình thành các vùng chuyên canh tập trung ; áp dụng rộng rãi các thành tựu
khoa học và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy nhanh thuỷ
lợi hoá, từng bước cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, thực hiện điện khí hoá
nông thôn để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, cải thiện thu
nhập và nâng cao mức sống ở nông thôn.
Coi trọng phát triển sản xuất lương thực trên cơ sở đầu tư thâm canh sử
dụng hiệu quả quỹ đất dành cho sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa, phân
đấu đạt 580 nghìn tấn vào năm 2010 (trong đó thóc là 480 nghìn tấn).
Đẩy mạnh phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày như : Điều, cao su,
mía, bông, cây ăn quả…hình thành các vùng sản xuất tập trung cung cấp nguyên
liệu cho cơ sở công nghiệp chế biến và xuâts khẩu. Nâng tỷ trọng giá trị cây công
nghiệp lên 36% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vào năm 2010.
Tập trung phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng đàn bò, đàn heo
và các gia súc khác. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 35% vào năm 2010.
Quy hoạch và từng bước xây dựng các cụm dân cư tập trung, phát triển
giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống nước sinh

hoạt, mở rộng và nâng cấp các cơ sở y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao ở các
vùng nông thôn. Hình thành các cụm điểm dịch vụ – thương mại, các ngành
nghề TTCN, công nghiệp chế biến thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển.
a. Hướng phát triển một số cây trồng vật nuôi chủ yếu :
a1. Cây trồng :
* Cây lúa :
Tập trung thâm canh cao cây lúa trên diện tích đất chủ động tưới ở 3
vùng lương thực hàng hoá Đức Linh – Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Bảo đảm giữ ổn định những vùng lúa 2-3 vụ như hiện nay và phát triển diện
tích trồng lúa ở những nơi có khả năng phát triển thuỷ lợi trong thời gian sắp
tới. Chuyển diện tích trồng lúa ở những chân ruộng 1 vụ có năng suất thấp,
bấp bênh sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
XÂY DỰNG & HÌNH THÀNH CÁC VÙNG LÚA CHUYÊN CANH TẬP TRUNG
NHƯ :
Các vùng chuyên canh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Hàm Thuận Bắc 10,91 100,0
Bắc Bình 10,86 97,0
Đức Linh – Tánh Linh 14,72 144,0
Tổng số 36,50 341,0
Như vậy đến năm 2010, sản lượng thóc của 3 vùng lương thực thực
phẩm hàng hoá chiếm 82% tổng sản lượng thóc toàn tỉnh.
* Cây bắp :
Là cây lương thực có khả năng phát triển mạnh, trở thành sản phẩm
hàng hoá. Hình thành vùng bắp tập trung ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh,
Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và các xã vùng núi huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc
Bình.
DỰ KIẾN DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG BẮP :
Đơn vị 2005 2010
- Diện tích gieo trồng.
- Năng suất bình quân.

- Sản lượng.
Ha
Tạ/ha
Tấn
14.000
39,0
51.000
15.000
40,0
60.000
Trong đó :
- Diện tích bắp lai.
- Năng suất bình quân.
- sản lượng.
Ha
Tạ/ha
Tấn
12.000
40,0
48.0000
15.000
40,0
60.000
* Cây mỳ : Bình Thuận có diện tích đất cát đỏ ven biển lớn,phù hợp với
sản xuất mỳ hình thành vùng tập trung ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Đức Linh, gắn việc hình thành các vùng sản xuất
tập trung mỳ với các cơ sở chế biến.
Phấn đấu đến năm 2010 ổn định vùng mỳ tập trung 15.000 ha, sản
lượng 100.000 tấn quy thóc.
* Cây mía đường :

Phát triển vùng mía nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mía đường là
mực tiêu phát triển nông nghiệp gắn công nghiệp chế biến của tỉnh Bình
Thuận, phù hợp chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng màu, vung lúa
1 vụ sang trồng mía.
Phục hồi và phát triển vùng mía nguyên liệu ở phía Nam Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Phấn đấu đến năm 2010 ổn định diện tích mía
từ 16-18 nghìn ha.
* Cây điều :
Là cây lâu năm có tác dụng phủ xanh đất trống, phù hợp đất đai khí hậu
ở Bình Thuận, nhất là các huyện phía Nam. Bố trí phát triển trên đất xám, đất
cát ven biển ở các huyện phía Nam và một số xã miền núi, vùng cao ở Bắc Bình,
Hàm Thuận Bắc.
DIỆN TÍCH & SẢN LƯỢNG ĐIỀU
Đơn vị 2005 2010
Diện tích trồng Ha 26.000 30.000
Diện tích thu hoạch Ha 20.000 25.000
Sản lượng Tấn 16.000 20.000
Chế biến hạt điều Tấn 4.000 5.000
Giá trị xuất khẩu 1000 USD 18.000 22.500
Dự kiến đến năm 2010 diện tích ổn định 30.000 ha, sản lượng 20.000
tấn. Cùng với phát triển cây điều, tiếp tục mở rộng và xây dựng mới các cơ sở
chế biến điều ở Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân…
* Cây cao su :
Điều kiện đất đai, khí hậu các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và
các xã miền núi Hàm Thuận Bắc thích hợp trồng cây cao su.
Quy hoạch đến năm 2010, diện tích cao su 20.000 ha, diện tích thu hoạch
12.000 ha, sản lượng 15.000 tấn. Sản lượng cao su ổn định khai thác sau năm
2015 là 18.000 tấn.
Để có được diện tích cao su như phương án bố trí bình quân hàng năm
trồng mới 1.200 ha bằng các nguồn vốn của xã hội.

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CAO SU
Đơn vị 2005 2010
Diện tích cao su Ha 15.000 20.000
Diện tích thu hoạch Ha 5.000 12.000
Sản lượng Tấn 6.000 15.000
Giá trị xuất khẩu 1000 USD 4.200 10.500
Song song với việc phát triển diện tích cao su trên cơ sở sản lượng mủ
cao su dự kiến thu hoạch trong từng giai đoạn quy hoạch thì giai đoạn 2006-
2010 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mủ cao su với quy
mô 3.000 tấn để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến cao su của tỉnh.
Bằng vốn liên doanh sẽ nghiên cứu đầu tư 1 nhà máy chế biến sản phẩm
từ cao su để tạo công ăn việc làm và nâng cao giá trị xuất khẩu.
* Cây ăn quả :
Bình Thuận có nhiều điều kiện phát triển các loại cây ăn quả như thanh
long, nho, táo chuối, nhãn, xoài…Hướng phát triển các loại cây này theo mô
hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn. Mở rộng diện tích trồng các loại rau, dưa,
trồng hoa, cây cảnh…phục vụ cho khách du lịch và dân cư đô thị.
Đến năm 2010, thanh long đạt sản lượng 60.000 tấn quả, trong đó
40.000 tấn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đầu tư giải quyết nguồn nước tưới, đẩy mạnh phát triển cây nho ở Tuy
Phong, đến năm 2010 phát triển khoảng 1.000 ha.
a2. Chăn nuôi :
Phát triển chăn nuôi bò, heo, dê. gia cầm ở khu vực hộ gia đình, phát
triển mạnh nuôi bò đàn ở các xã vùng màu, miền núi…Quy hoạch một số đồng
cỏ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trang trại chăn
nuôi bò đàn.
Đẩy mạnh việc sản xuất thức ăn gia súc để tạo điều kiện từng bước phát triển
chăn nuôi các loại gia súc như heo, bò và gia cầm theo quy trình công nghiệp.
* Đàn bò :
Trong những năm tới tập trung cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò, đến

năm 2010 khoảng 90% đàn bò được sinh hoá ; phát triển chăn nuôi bò theo
hướng lấy thịt, sữa cung cấp thực phẩm cho khu công nghiệp, các thành phố
lớn ở ngoài tỉnh và nhu cầu trong tỉnh. Phát triển quy mô đàn bò năm 2010 là
230.000-250.000 con, nhất là trên địa bàn các xã miền núi, các huyện miên núi
trong tỉnh.
Cải tạo chất lượng đàn bò để nâng trọng lượng bò trưởng thành tù 220
kg năm 2005 lên 250 kg năm 2010.

×