Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.57 KB, 5 trang )

Công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Lê Thị Thảo


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hùng Sơn
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý ngân sách; Ngân sách xã; Tài chính.


Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam chúng ta, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở nơi trực tiếp nắm bắt,
giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân triển khai
thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Các nội dung
công việc của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh
bạch và khoa học ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Luật Ngân sách nhà nước đáp ứng rất
lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính vì thế việc
quản lý ngân sách và tài chính xã ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996 có
hiệu lực năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 5 năm 1998 cho phù hợp với tình
hình thực tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa trong xu hướng hội
nhập khu vực và thế giới, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XI ngày 16/12/2002 Luật
NSNN Việt Nam đã được thay đổi và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Từ khi thực
hiện Luật NSNN năm 2002 đến nay đã chứng tỏ được tính khoa học, hiệu quả và phù hợp với


thực tiễn với vai trò thúc đẩy vi mô nền kinh tế.
Từ khi thực hiện Luật Ngân sách đến nay Chính phủ và chính quyền địa phương đã nỗ
lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công, nhưng kết quả đạt
được chưa cao. Nhiều địa phương đã chưa thực hiện tốt những nội dung mà Luật Ngân sách
quy định, đặc biệt là việc thời gian lập dự toán, quyết toán và thực hiện công khai minh bạch,
chính xác khách quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những hạn chế
chủ yếu là ngân sách xã. Ngoài việc chấp hành theo Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách xã
còn được hướng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các Nghị quyết và chính sách của chính
quyền cấp Tỉnh. Do vậy, hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã là góp phần thực hiện
thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước địa
phương nói chung.
Đối với Nghệ An, một tỉnh còn đang bị động về nguồn lực tài chính thì vấn đề giải
quyết nguồn lực tài chính cho ngân sách xã còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy để phát triển
nội lực cần phải có những giải pháp để tăng cường chủ động cho ngân sách xã, khai thác tốt
nguồn thu, tiết kiệm chi đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa công cho người dân. Trong định hướng
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của Tỉnh cũng nêu lên những vấn đề cần tập trung giải
quyết:
- Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính cả về thể chế, tổ chức bộ máy, đội
ngũ cán bộ công chức và tài chính công. Trước hết là cải cách thủ tục hành chính phù hợp với
mục tiêu, yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai minh bạch trong quản lý,
điều hành.
- Đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương để phát huy tính
chủ động, năng động sáng tạo và chịu trách nhiệm của từng ngành, các cấp chính quyền địa
phương trong quản lý và điều hành ngân sách, tài chính.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và
khu vực dịch vụ công cộng đồng thời công khai, dân chủ minh bạch về tài chính ngân sách.
Từ những lý do nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Công tác quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An”.
2. Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số đề tài khoa học, luận văn và các công trình
nghiên cứu của các một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác
nhau. Mỗi công trình đều có mục đích, phương pháp tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước và
quản lý thu ngân sách nhà nước như:
- Luận án tiến sĩ “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung”
của tác giả Nguyễn Thế Tràm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, năm 1996.
- Luận án thạc sĩ “Các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách các tỉnh duyên
hải miền Trung” của tác giả Phan Văn Dũng, năm 2001.
- Luận án thạc sĩ “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả
Trịnh Văn Ngọc, năm 2008….
Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài khoa học, luận văn nào đề cập đến vấn đề quản lý thu,
chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy, trong luận văn Thạc sỹ
của mình, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề: lý luận cơ bản về ngân sách xã, quản lý thu,
chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An; Phân tích thực trạng về công tác
quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Với đặc thù về kinh
tế, chính trị, xã hội khác những luận văn trước, luận văn thạc sĩ “Công tác quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An” sẽ đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng quản lí ngân sách
xã trên địa bàn huyện Nam Đàn và sẽ đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng quản lí ngân sách xã
tại Huyện Nam Đàn.
3. Mục đích của nghiên cứu
Bất kỳ một chính quyền nào, đặc biệt là chính quyền cấp xã thì việc xác định mục tiêu
ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện quản lý ngân sách xã. Điều đó tạo cho chính quyền địa phương
cơ bản hoàn toàn chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý thu – chi ngân sách; lập ngân
sách sát với người dân và nhu cầu phát triển của địa phương; tăng cường tính công khai, minh
bạch trong công tác quản lý ngân sách. Có thể nói ngân sách xã là một mắt xích quan trọng
trong hệ thống các cấp ngân sách của địa phương, vì thế công tác điều hành ngân sách xã tốt
giúp cho công tác điều hành ngân sách địa phương đó tốt hơn.
Như vậy, mục đích của nghiên cứu là nhằm xây dựng mô hình quản lý ngân sách xã mà
trong đó chính quyền cấp xã thực sự chủ động về nguồn lực tài chính, tăng cường sự phối hợp

chia sẻ thông tin kinh tế - xã hội giữa chính quyền cấp xã và người dân. Để dịch vụ, hàng hóa
công cung cấp cho xã hội đạt hiệu quả cao nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi bài luận văn của mình tác giả xin phép đi sâu vào nghiên cứu đối với
nhiệm vụ quản lý ngân sách xã của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An để có thể đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tình hình quản lý và thu chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thích ứng với tính chất quản lý ngân sách
xã. Trong đó chú trọng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, diễn dịch, phân tích thống
kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSX và công tác quản lý NSX.
- Áp dụng khung lý thuyết vào công tác quản lý NSX và chỉ ra các điểm hạn chế cũng
như nêu được những nguyên nhân hạn chế trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa
bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
7. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm 5 phần:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Ngân sách xã và một số nội dung cơ bản về quản lý ngân sách xã
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh
Nghệ An
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Nam Đàn tỉnh Nghệ An
- Phần kết luận
Trước đòi hỏi bức xúc của công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách xã
ở huyện Nam Đàn nói riêng, tác giả rất mong được sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ của Thầy
giáo và nhà trường để đề tài được hoàn thiện, có được những giải pháp hữu hiệu, đưa công tác

quản lý ngân sách xã vào nề nếp, xây dựng ngân sách xã ở huyện Nam Đàn đủ mạnh để góp
phần củng cố chính quyền cơ sở, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới ngân sách nhà nước, Nxb
Thống kê Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Tràm (1996), Luận văn tiến sĩ “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các
tỉnh Duyên hải miền Trung”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Công Nghiệp - Lê Hải Mơ - Vũ Đình Ánh (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách
tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính.
4. Phan Văn Dũng (2001), Luận văn thạc sĩ “Các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi
ngân sách các tỉnh duyên hải miền Trung”.
5. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Quốc hội, www.vietlaw.gov.vn.
6. Quốc hội (2003), Luật về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,
www.chinhphu.vn.
7. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính
quyền địa phương ở Việt nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
8. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
9. Học viện Tài chính (2007) Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước, Hà
Nội.
11. Bộ Tài chính (2008), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện,
Hà Nội.
12. Trịnh Văn Ngọc (2008), Luận văn thạc sĩ “Quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh”.
13. Sở tài chính Nghệ An (2012), “Các văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán năm 2012”
14. Lê Văn Hưng - Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Ngân sách Nhà Nước, Trường đại

học kinh doanh công nghệ Hà Nội.
15. Lê Văn Hưng - Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Kho bạc Nhà nước, Trường đại học
kinh doanh công nghệ Hà Nội.


×