Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thoát vị đĩa
đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống,
thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và
trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên
nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị bệnh các bạn tham khảo bài viết sau.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa
đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi
thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan
xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết
hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè
ép vào rễ dây thần kinh.
NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm thường do thoái hóa đĩa đệm tăng lên theo tuổi tác. Đĩa đệm sẽ dần bị
mất nước, từ đó mất đi độ mềm mại và dễ bị xẹp hoặc nứt khi có áp lực tác động lên,
thậm chí chỉ là tác động đè nén hay vặn xoắn nhẹ.
Hầu hết mọi người đều không thể chỉ ra nguyên nhân chính xác tại sao mình bị thoát vị
đĩa đệm. Đôi khi là do bạn dùng cơ lưng thay vì cơ đùi và chân để nhấc vật nặng khiến
cho cột sống bị vặn xoắn quá mức.
Phụ nữ mang thai và quá tải trọng lượng cũng làm tăng áp lực gánh nặng thêm cho cột
sống.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ. Nếu trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa
đệm thì trong trường hợp này người trẻ cũng bị thoát vị do cấu trúc đĩa đệm và cột sống
bị yếu.
TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Hiện nay nhờ có chẩn đoán hình ảnh nên chúng ta phát hiện được cả thoát vị có triệu
chứng (đau) và không có triệu chứng. Các triệu chứng chính của thoát vị là:
Đau kịch phát khi ta kích thích nhóm cơ: khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức. Đau tăng


lên khi ngồi lâu, hoặc tư thế đứng hoặc nằm sấp.
Nếu thoát vị vùng thấp của lưng: sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không triệu chứng đau
dọc dây Thần kinh tọa.
Nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ: sẽ có triệu chứng cứng và đau cổ. Đau lan ra 2 vai và cánh
tay (thường là một bên), kèm theo có cảm giác tê kiến bò và nặng tay hoặc yếu cẳng hoặc
cánh tay.
Khi nào phải đi khám bệnh?
Khi bệnh nhân bị đau lưng hơn 1 tuần gây khó chịu cho hoạt động thường ngày.
Đau lưng xảy ra ngay sau ngã hoặc sau chấn thương
Cơn đau đánh thức vào ban đêm
Đau kèm sốt và gầy sút chưa rõ nguyên nhân.
Thoát vị thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn sau đợt điều trị khoảng 4-6 tuần, nếu
không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới.
Những trường hợp đau lưng có kèm rối loạn cơ tròn, (bí đại tiểu tiện hoặc ỉa đái không tự
chủ, hoặc yếu chi), nên đi khám cấp cứu.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
PHÒNG BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Cách sống lành mạnh
Tập thể dục đều đặn, và nên khởi động tốt trước khi bắt tay vào việc.
Tập củng cố cho cơ thân, cơ bụng, cơ cổ lưng (có bài tập của các huấn luyện viên, chuyên
gia vật lý)
Duy trì chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường (không quá béo và không quá gầy)
Tư thể đúng
Tư thế thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hướng ra sau.
Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người
nhất.
Khi lao động xúc đất cát, nên để lưng thẳng bằng cách, bước một chân lên trước và chùng
gối xuống, lấy gối làm điểm tì để làm việc tránh gây xoắn vặn cột sống.
Trong công việc
Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút

đặt lên ghế/ lần.
Nếu phải ngồi lâu hàng giờ trong công sở hoặc lái xe lâu, nên có thời gian nghỉ để tránh
căng cứng các cơ
Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống luôn thẳng.
Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng.
Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống
Nên để ý thường xuyên tới
Khi có túi sách nên đeo trên vai hơn là cầm tay, tốt nhất là đeo trên hai vai cân đối.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Khi xử lý vât nặng, động tác đẩy vật nặng được ưu tiên, tránh kéo vật nặng dễ gây sang
chấn.
Tránh đi giày, guốc cao quá (phần gót cao trên 5cm). Nên dùng giày dép vật liệu mềm.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC
Để đối phó với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, BS. Hoàng Văn Dũng đã có những lời khuyên
hữu ích sau:
Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chứa acid béo
omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai
trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
- Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng… vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương
khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
- Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự
đào thải calci qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
- Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin.
Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
- Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ…
thường giàu vitamin A, E là những yếu tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương,
chống lão hóa…
- Nên bổ sung thêm sữa đậu này, ngũ cốc vốn có nhiều vitamin, khoáng chất và calci vào
bữa ăn để hệ xương khớp lâu bị lão hóa.

Tạo thói quen tốt
- Nên tạo thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi để hệ xương
thêm mềm dẻo, các khớp cũng linh hoạt hơn.
- Làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng.
- Để nâng một vật nặng, không nên nghiêng thân về phía trước và tránh cử động xoắn
lệch người làm mất thăng bằng gây tác dụng không tốt với khung xương.
Sưu tầm

×