Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.1 KB, 6 trang )

Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn
trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam
Phạm Thị Phương Anh


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Chuẩn mực quốc tế; Vốn; Ngân hàng thương mại; An toàn vốn.


Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng có
tính thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển,
phải đảm bảo lưu thông vốn hiệu quả. Việc lưu chuyển vốn hiệu quả chính là mục tiêu và
nhiệm vụ cao nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Với vai trò quan trọng đó, an toàn trong hoạt động là một trong những mục tiêu ưu
tiên hàng đầu của hệ thống ngân hàng. Để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng, một
Ủy ban về giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các đại diện cấp cao các cơ quan
giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân Ngân hàng trung ương các nước nhóm phát triển
G-10 - Ủy ban Basel (gồm các nước: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan, Canada, Bỉ, Italia, Nhật
Bản, Thụy Điển). Ủy ban này đưa ra các chuẩn mực về an toàn hoạt động cũng như các
nguyên tắc giám sát việc thực hiện các chuẩn mực đó. Trong nền kinh tế toàn cầu, các quốc
gia đều có những mối quan hệ và lợi ích kinh tế ảnh hưởng lẫn nhau, do đó, sự mất an toàn
của bất cứ một hệ thống ngân hàng nào đều có mức ảnh hưởng nhất định tới sự ổn định tài
chính của các nước khác. Vì vậy, các chuẩn mực trên được khuyến nghị áp dụng đối với tất cả


các hệ thống ngân hàng ngoài nhóm nước G10.
Hiện nay, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá khá cao và luôn đặt
ra mục tiêu tăng trưởng cao trong các năm tới, do đó yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ngân
hàng là phải hoạt động hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Để giữ vững thành quả phát
triển và đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế trong các năm tới, việc tiếp cận và áp dụng các
chuẩn mực, nguyên tắc quốc tế về an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp
thiết.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống các chuẩn mực an toàn hoạt
động là chỉ tiêu về an toàn vốn (hệ số CAR). Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu
khóa luận là: Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, số lượng nghiên cứu về các tiêu chuẩn an toàn vốn theo quy định của Ủy
ban Basel chưa nhiều. Theo nghiên cứu của tác giả, có một số ít các đề tài nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến hệ số an toàn vốn như sau:
Cuốn sách: “Những vấn đề tài chính sau khủng hoảng tại Việt Nam” do NXB Văn hóa
thông tin xuất bản năm 2010 – Chủ biên T.S Nguyễn Thị Minh Huệ, T.S Trần Thị Thanh Tú.
Trong cuốn sách có đề cập đến các nguyên tắc giám sát của hệ thống chuẩn mực Basel và thực
tế hoạt động của hệ thống giám sát đó tại Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng lại ở việc
phân tích hệ số an toàn vốn của các NHTM theo công bố của chính NHTM, chưa tiến hành
phân tích, tính toán hệ số đó dựa trên các quy định của Ủy ban Basel.
Luận văn: “Ứng dụng basel trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam” được hoàn thành năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh. Trong luận văn này, tác
giả tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của Ủy ban Basel trong quản trị rủi
ro tại các NHTM Việt Nam. Tác giả đã hệ thống được các thước đo rủi ro, khảo sát việc áp
dụng tại một số NHTM và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng quy định của
Ủy ban Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chưa tập
trung vào việc tính toán cụ thể hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Số lượng các đề tài nghiên cứu việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại một ngân hàng khá
ít. Một trong số ít đề tài đó là:

“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” hoàn thành
năm 2008 của tác giả Lê Thị Hồng Điều.
“Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập” hoàn thành năm 2007 của tác giả Thân Thị
Vân.
“Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trong xu thế hội nhập” hoàn thành năm 2008 của tác giả Lê Thanh Thủy.
Các đề tài trên ít nhiều đề cập đến hệ số an toàn vốn nhưng vẫn tồn tại một khoảng
trống nghiên cứu trong vấn đề này, cụ thể: các đề tài chủ yếu nghiên cứu về rủi ro hoạt động
tín dụng, và có phần nghiên cứu về hệ số an toàn vốn nhưng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến hệ
số CAR như một phần của an toàn hoạt động, chưa tập trung nghiên cứu hệ số an toàn vốn
đáp ứng theo chuẩn của Ủy ban Basel ở mức độ nào, đưa ra những vấn đề và cách thức giải
quyết để hệ số an toàn vốn của ngân hàng Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của
thông lệ quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là làm rõ các vấn đề:
+ Tình hình áp dụng chuẩn mực an toàn vốn trên thế giới.
+ Hệ số an toàn vốn của một đại diện tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng thương mại
tính theo các quy định của Ủy ban Basel từ đó rút ra tính đặc trưng cho hệ thống.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đưa ra được ý kiến đánh giá về tình hình áp dụng hệ số an toàn vốn tại Ngân hàng
hàng thương mại tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam so với thông lệ
quốc tế.
+ Đưa ra giải pháp, kiến nghị để việc áp dụng được tiệm cận với tiêu chuẩn thế giới
nếu việc áp dụng chưa đúng với các quy định theo tiêu chuẩn của Ủy ban Basel trên cơ sở phù
hợp với tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hệ số an toàn vốn (hệ số CAR) theo quy định của Ủy ban Basel tại hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, trong đó tập trung vào đại diện: Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 – 2012.
+ Phạm vi nghiên cứu của đối tượng:
Luận văn lựa chọn đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để
nghiên cứu CAR. Tiêu chí lựa chọn trên cơ sở như sau:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu hoạt động trong các
nghiệp vụ ngân hàng truyền thống: tín dụng, tiền gửi. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là ngân hàng có thị phần tín dụng lớn thứ hai trong hệ thống, sau Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhưng có hoạt động theo mô hình ngân hàng thương
mại hiện đầy đủ và toàn diện hơn so với ngân hàng có thị phần tín dụng lớn nhất.
Thứ hai, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên
thành lập một bộ phận chuyên trách triển khai các công việc để hướng tới thực hiện CAR theo
thông lệ quốc tế.
Thông lệ quốc tế để tham chiếu hệ số CAR là quy định Basel II. Hiện nay, quy định về
hiệp ước vốn Basel II là thông lệ quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng được áp dụng
rộng rãi trên thế giới, chỉ có một số ít các nước đã thực hiện được đầy đủ hiệp ước Basel II và
đang chuẩn bị kế hoạch thực hiện từng bước các quy định Basel III - bản yêu cầu mức vốn tối
thiểu cao hơn của Basel II sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: Điển hình, phân tích, tổng hợp, so sánh,
toán học, suy luận
- Phương pháp điển hình:
Luận văn dùng phương pháp điển hình: thực hiện tính hệ số CAR theo chuẩn Basel
của đại diện tiêu biểu của hệ thống: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó
đưa ra đánh giá cho cả hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp:
Để nghiên cứu, đánh giá tình hình áp dụng hệ số CAR trên thế giới cũng như tại Việt
Nam luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp các nguồn số liệu của một số nước trên thế giới
và ngân hàng thương mại qua các năm từ các nguồn khác nhau trong giai đoạn 2010 – 2012.

- Phương pháp phân tích:
Để đánh giá được tình hình áp dụng hệ số CAR, luận văn dùng phương pháp phân
tích số liệu và thông tin thu thập được.
- Phương pháp toán học, suy luận, so sánh:
Để đưa ra được những tính toán, nhận xét giữa hệ số CAR công bố theo quy định của
Việt Nam và quy định của Ủy ban Basel, luận văn dùng phương pháp toán học, so sánh, suy
luận.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Tính hệ số an toàn vốn của đại diện ngân hàng thương mại Việt Nam: Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
- Đưa ra giải pháp, kiến nghị để áp dụng hệ số CAR theo chuẩn mực quốc tế được tốt
hơn.
7. Bố cục của luận văn (Nội dung chi tiết từng chương)
Luận văn chia làm 3 phần:
Chương 1: Chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng áp dụng phổ biến trên thế
giới
Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ số an toàn vốn tại hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Reference
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2006), Bộ tài liệu về Giám sát hoạt động ngân hàng, tài liệu
thứ 2: Sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn
2. Công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá một số
tổ chức tín dụng
3. Huỳnh Thế Du (2010), "Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13",


4. Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam - Con đường gập ghềnh”, chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright tại www.fetp.edu.vn
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Hiệu, "Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 - lộ trình củng cố bức
tường an ninh tài chính – ngân hàng", trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực
Vietinbank
7. KPMG (2013), khảo sát về ngành ngân hàng Việt nam
8. Ngân hàng Nhà nước, "Hiệp ước vốn Basel (Basel I và Basel II",
9. Ngân hàng Nhà nước (2011), Báo cáo thường niên
10. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên
11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011, 2012), báo cáo thường niên
12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam (2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên
13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011, 2012), Báo cáo thường niên
14. Trần Hoàng Ngân & Nguyễn Thùy Linh (2007), "Xây dựng chuẩn mực cho hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập", Tạp chí Phát triển kinh tế
15. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/NHNN ngày 20/5/2010 quy
định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tiếng Anh
16. Basel committee on Banking supervision (1988), International convergence of capital
measurement and capital standards
17. Basel Committee of Banking Supervision (2006), International Covergence of Capital
measurement and Capital standards: A Revised framework - Comprehensive Version
18. Basel Committee of Banking Supervision (2009), History of Basel Committee and its
Membership
19. Basel Committee of Banking Supervision (2010), Basel III: A golbal regulatory framework
for more resilient banks and banking systems
20. Basel Committee of Banking Supervision (2012), FSI survey: Basel II, 2.5, III
implementation

21. Citigroup (2011), Relevance and Applicability of Basel II/III to Asian Banks
22. Deloitte touch Tohmatsu (2005), Understanding the framework Adopting the Basel II
Acord in Asia Pacific
23. Reserve bank of India (2009), RBI/2009-10/99, website www.rbi.org
24. Reserve bank of India (2010), RBI/2009-10/308 report, website www.rbi.org
Website
25.
26.
27.
28.



×