Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyễn Mạnh Hùng
Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62.31.01.01
Người hướng dẫn: GS. TS. Vũ Văn Hiền; TS. Đặng Đình Thanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thị trường Khoa học và công
nghệ (KH&CN), các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển thị trường
KH&CN trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Nêu bật kinh nghiệm xây
dựng và phát triển thị trường KH&CN ở một số quốc gia trong tiến trình HNKTQT. Phân
tích và đánh giá quá trình phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình
HNKTQT theo những nội dung và các tiêu chí đã đề xuất.
Keywords. Kinh tế chính trị; Khoa học công nghệ; Thị trường; Hội nhập quốc tế;
Việt Nam
Content
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH , BIỂU ĐỔ
2
MỞ ĐẦU
4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
20
1.1
Những vấn đề chung về thị trƣờng khoa học và công nghệ trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
20
1.1.1
Tổng quan về thị trường khoa học và công nghệ
20
1.1.2
Những yếu tố tác động đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ
33
1.2
Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng khoa
học và công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
38
1.2.1
Khái niệm phát triển thị trường khoa học và công nghệ
38
1.2.2
Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường khoa học và
công nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
40
1.3
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển thị trƣờng
khoa học và công nghệ
48
1.3.1
Những xu hướng chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tác
động tới phát triển thị trường khoa học và công nghệ
48
1.3.2
Cơ hội và thách thức đối với phát triển thị trường khoa học và công
nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
51
1.4
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng khoa học và công
nghệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
59
1.4.1
Kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường
khoa học và công nghệ
59
1.4.2
Kinh nghiệm về phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và
công nghệ
66
1.4.3
Kinh nghiệm về nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa
học và công nghệ
68
1.4.4
Kinh nghiệm về tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
70
1.4.5
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
73
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
79
2.1
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách phát triển thị
trƣờng khoa học và công nghệ của Việt Nam
79
2.1.1
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thị
trường khoa học và công nghệ
79
2.1.2
Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
84
2.1.3
Đánh giá về chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
93
2.2
Thực tiễn phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
99
2.2.1
Quy mô và tốc độ phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam
99
2.2.2
Chất lượng phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
111
2.2.3
Đánh giá thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
124
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
136
3.1
Bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trƣờng khoa học và công
nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới
136
3.1.1
Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển thị trường khoa
học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới
136
3.1.2
Quan điểm phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới
145
3.2
Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trƣờng khoa học và công
nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
151
3.2.1
Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công
nghệ ở Việt Nam
151
3.2.2
Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển thị trường
khoa học và công nghệ ở Việt Nam
157
3.2.3
Phát triển các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam
162
3.2.4
Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công
nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
170
3.2.5
Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
176
KẾT LUẬN
184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
186
TÀI LIỆU THAM KHẢO
187
PHỤ LỤC
201
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong tiến trình HNKTQT là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Nhiệm vụ
này gắn với việc phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường KH&CN.
Việc phát triển thị trường KH&CN sẽ giúp tăng cường tiềm lực KH&CN quốc
gia, gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tạo động lực
cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu.
Thực tiễn sau hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt là khi Luật KH&CN năm 2000
ra đời và Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường KH&CN (Quyết định
số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ), thị trường
KH&CN ở nước ta đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng.
Quy mô và tốc độ phát triển của thị trường KH&CN có sự gia tăng về số lượng
và loại hình hàng hoá KH&CN, số lượng các chủ thể tham gia thị trường, số
lượng các giao dịch trên thị trường, đội ngũ nhân lực KH&CN Mặc dù vậy, đến
nay thị trường KH&CN ở Việt Nam vẫn là thị trường ở trình độ thấp, chưa phát
triển đồng bộ và đầy đủ. Điều này được thể hiện ở các nội dung như: Số lượng
hàng hoá KH&CN, số lượng các doanh nghiệp KH&CN dù đã nhiều thêm nhưng
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh
HNKTQT; Năng lực sáng tạo, năng lực hội nhập quốc tế của các tổ chức
KH&CN còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; Nhu cầu đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa cao; Các yếu tố cấu thành thị trường
KH&CN phát triển chưa đồng bộ, đặc biệt là các cơ chế, chính sách cụ thể tạo
điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN còn bất cập,
chưa theo kịp tình hình
5
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới. Riêng đối với lĩnh vực thị trường KH&CN, Việt Nam đã thực hiện
những cam kết trong các định chế, hiệp định song phương và đa phương như:
Không phân biệt đối xử giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài; Thực
hiện bảo hộ quyền SHTT theo các cam kết quốc tế; Thực hiện các nghĩa vụ thành
viên trong các hiệp định quốc tế Tuy nhiên, với thực trạng chưa phát triển đồng
bộ và đầy đủ của thị trường KH&CN, khi tham gia vào các định chế, hiệp định
quốc tế trong tiến trình HNKTQT, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách
thức trong phát triển thị trường KH&CN thời gian tới. Trong khi đó, Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 do Đại hội XI của Đảng đề ra đã xác định
phải phát triển nhanh và bền vững, phát huy tối đa nhân tố con người, coi phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá, phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất dựa trên trình độ KH&CN cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản
xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để thực hiện cho được mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển đất nước như
vậy, vấn đề đặt ra là, phải phát triển thị trường KH&CN như thế nào để có thể
khai thác, tận dụng tốt những cơ hội và vượt qua những thách thức do tiến trình
HNKTQT mang lại? Làm thế nào để việc phát triển thị trường KH&CN trở thành
nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần
vào việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn? Đó là các vấn đề lớn,
cần được nghiên cứu, luận giải, phân tích cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
để có thể tìm ra câu trả lời định hướng cho sự phát triển thị trường KH&CN ở
Việt Nam trong những năm tiếp theo. Việc tìm ra câu trả lời cũng góp phần thực
hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XI:
"KH&CN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Các
6
hoạt động KH&CN phải hướng trọng tâm vào việc phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước" [49, tr. 132].
Với tất cả những ý nghĩa nêu trên, Tác giả chọn vấn đề: “Thị trường khoa
học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề
tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến chủ đề thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT đã có
một số công trình nghiên cứu được công bố. Có thể khảo sát những công trình
này theo các nhóm như sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về thị trường
KH&CN ở Việt Nam; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu thị trường KH&CN
ở một số quốc gia dưới góc độ HNKTQT.
Thứ nhất, đối với nhóm công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở
Việt Nam:
Trong nhóm công trình này có thể phân chia thành những công trình như
sau: Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH nghiên cứu về thị
trường KH&CN ở Việt Nam; Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về thị
trường KH&CN ở Việt Nam.
Một là, công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH nghiên cứu về
thị trường KH&CN ở Việt Nam. Những công trình này nghiên cứu tổng quát cả lý
luận và thực tiễn về thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới góc độ tổng thể thị
trường quốc gia như các công trình: [2], [3], [34], [78], [168], [169] và những
công trình nghiên cứu một khía cạnh của thị trường KH&CN ở Việt Nam như:
[68], [73], [162] Mặc dù có các cách nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, tổng
hợp lại các công trình kể trên đã đạt được các kết quả như sau:
Về lý luận, đã phân tích tương đối hệ thống lý luận về thị trường KH&CN ở
Việt Nam thông qua việc phân tích các yếu tố cấu thành thị trường KH&CN như
hàng hoá, các chủ thể , thể chế
7
Vấn đề đầu tiên khi nghiên cứu về thị trường KH&CN, các tác giả đã đưa ra
quan niệm để trả lời câu hỏi “ thị trường khoa học và công nghệ” là gì? chỉ có
“thị trường công nghệ” hay tồn tại cả thị trường “khoa học và công nghệ” ?. Các
công trình như: Sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của GS. TS. Nguyễn Đình Hương [78];
Sách Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức của Vũ Đình Cự – Trần Xuân
Sầm [24, tr. 145-155]; Sách Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam của Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng…là các công trình tiêu biểu đề
cập tới vấn đề này. Các công trình nêu trên mặc dù có cách tiếp cận, phân tích về
khái niệm thị trường KH&CN khác nhau nhưng đều thống nhất không nên tách
bạch hai loại thị trường là thị trường khoa học và thị trường công nghệ mà nên
hiểu thị trường KH&CN là một thuật ngữ chung chỉ một loại thị trường đặc biệt
nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm KH&CN.
Phân tích về hàng hoá trên thị trường KH&CN có thể kể đến một số bài
báo của tác giả Tạ Doãn Trịnh trên Tạp chí hoạt động khoa học như: Bài Bản
chất kinh tế của tri thức khoa học và công nghệ [146, tr. 28-32]; Bài Mối quan hệ
giữa khoa học và công nghệ [147] trong các bài báo này, tác giả Tạ Doãn Trịnh
đã phân tích, làm rõ hàng hoá KH&CN là loại hàng hóa đặc biệt, có đặc điểm,
tính chất của hàng hóa công cộng và là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thị
trường.
Đề cập đến giá và cơ sở xác định giá của hàng hoá KH&CN, tác giả Đoàn
Văn Trường đã có một số công trình như: Các phương pháp định giá công nghệ
và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia [149], Các phương pháp
xác định giá trị tài sản vô hình [150]….Trong các công trình này, ngoài việc đưa
ra các phương pháp định giá, thẩm định giá theo các hình thức khác nhau như:
phương pháp thị trường, phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí tác
giả còn đưa ra các điều kiện, quy tắc, tiêu chí, kỹ thuật định giá hàng hoá
8
KH&CN. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến hiện tượng chuyển giá công nghệ bên
trong các công ty đa quốc gia và các giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Về thực tiễn, các công trình đã tổng kết được một số kinh nghiệm phát triển
thị trường KH&CN ở một số quốc gia; đã bước đầu phân tích thực trạng thị
trường KH&CN ở Việt Nam để từ đó đưa ra những nhận xét, khuyến nghị và giải
pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển thị trường
KH&CN, đã có nhiều công trình đề cập, phân tích và đưa ra nhiều bài học đối với
Việt Nam để phát triển thị trường KH&CN. Trong những bài học đối với Việt
Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước
trong việc xây dựng hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật cho việc phát triển
thị trường KH&CN, tiêu biểu như công trình: Bài Chính sách tạo lập và phát
triển thị trường khoa học – công nghệ ở một số quốc gia của PGS. TS. Phạm
Văn Dũng [36, tr. 34-45]; Bài Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát
triển khoa học - công nghệ của Dương Quỳnh Hoa [65, tr. 20-28]
Đánh giá về thực trạng hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam,
công trình Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo
cơ chế doanh nghiệp của TSKH Phan Xuân Dũng – TS. Hồ Thị Mỹ Duệ [32] đã
phân tích tương đối hệ thống và chỉ ra những hạn chế trong việc chuyển đổi các
tổ chức KH&CN nhà nước sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cho rằng
nguyên nhân gây ra những hạn chế này là do: Sự lúng túng của cơ quan quản lý
nhà nước trong việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá KH&CN; Các
điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức
KH&CN chưa được hình thành đồng bộ…[32, tr. 95-96]. Còn trong cuốn sách
Thúc đẩy các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển sang hoạt động theo cơ chế
doanh nghiệp của PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh [1], ngoài việc phân tích thực trạng
hoạt động chuyển đổi các tổ chức KH&CN, tác giả còn tập trung phân tích sâu về
9
thực trạng tài chính, vốn và các giải pháp về tài chính để thúc đẩy các tổ chức
KH&CN chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp [1, tr.195-225].
Phân tích về cầu hàng hoá KH&CN trên thị trường, các công trình nghiên
cứu chủ yếu tập trung phân tích nhu cầu về sản phẩm KH&CN của doanh nghiệp.
Có thể kể đến các công trình như: Bài Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho
khoa học và công nghệ: chính sách cần được phát huy của Vũ Văn Hưng [73];
Bài Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hồng Lam [92, tr. 14-
15]; Các công trình này đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong việc tiếp nhận
KH&CN từ bên ngoài của các doanh nghiệp như: Trình độ máy móc thiết bị và
kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; Đầu tư cho đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp so với thế giới; Chất lượng nguồn
nhân lực yếu gây ra khó khăn trong tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài …Tuy
nhiên, về vấn đề này, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống
về tác động của tiến trình HNKTQT đến nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, trong bài Vấn đề đầu tư cho khoa học và công nghệ của tác giả
Nguyễn Quân [123] đã đề cập đến nhu cầu về sản phẩm KH&CN của Chính phủ.
Theo tác giả Chính phủ cũng là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm
KH&CN để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra
những bất cập trong nhu cầu sản phẩm KH&CN của Chính phủ như hiện tượng
không sử dụng hết nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN, tình trạng
các đề tài, sản phẩm KH&CN do Nhà nước đầu tư không có tính ứng dụng cao
Đánh giá về thực trạng thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN có các công trình
như: Bài Hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ Việt Nam – 50 năm hình
thành và phát triển của Đoàn Năng [114, tr. 15-20]; Bài Đổi mới cơ chế quản lý
khoa học-công nghệ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường của Võ Văn Đức,
Nguyễn Thị Miền [53, tr. 81-84]; Các tài liệu trên đã bước đầu chỉ ra những
hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật cho hoạt động của thị trường
10
KH&CN, đặc biệt là cơ chế, thể chế quản lý thị trường KH&CN chưa tạo ra sự
gắn kết giữa các hoạt động NCKH với sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, các tài
liệu trên chưa có tài liệu nào phân tích một cách hệ thống tác động của HNKTQT
đến thể chế cho việc phát triển thị trường KH&CN như vấn đề về hài hòa hóa các
tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề SHTT, cạnh tranh trong
điều kiện HNKTQT….
Như vậy, đối với nhóm công trình dưới dạng sách, tạp chí, đề tài NCKH
nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được,
vẫn còn những nội dung sau chưa được nghiên cứu, khảo sát một cách hệ thống
và đầy đủ:
- Xét về cách tiếp cận, chưa có công trình nào tiếp cận, khảo sát thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động ngày càng sâu rộng của tiến trình
HNKTQT.
- Xét về nội dung, chưa có công trình nào tổng hợp, phân tích đầy đủ, hệ
thống các khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường
KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện thị trường này chịu sự tác động của tiến
trình HNKTQT.
Hai là, các luận văn, luận án nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thị
trường KH&CN.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường KH&CN có một số luận án
tiến sỹ, luận văn thạc sỹ tiêu biểu như: [6], [57], [58], [126], [170]
Luận án tiến sỹ Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung
Quốc và vận dụng vào Việt Nam của Đoàn Hữu Bảy năm 2009 [6]: Với đối tượng
nghiên cứu là kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Trung Quốc, luận
án đã hướng tới mục đích là rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để
phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp về lý
luận và thực tiễn dưới góc độ phân tích kinh nghiệm quốc tế để phát triển thị
trường KH&CN ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này chưa đề cập, xem xét, phân
11
tích phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT theo
một hệ thống các nội dung, tiêu chí thống nhất.
Đối với các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ còn lại, nhìn tổng thể các công
trình này đã đề cập đến các chủ đề khác nhau liên quan đến thị trường KH&CN ở
Việt Nam như nguồn nhân lực, vai trò của nhà nước, chính sách tài chính
nhưng chưa có luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về chủ đề phát
triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT
theo các nội dung và tiêu chí thống nhất.
Thứ hai, nhóm tài liệu đề cập đến thị trường KH&CN của một số quốc
gia trên thế giới dưới góc độ HNKTQT:
Trong nhóm công trình này có thể phân chia thành những công trình như
sau: Một là, các công trình của các tác giả nước ngoài; Hai là, các công trình của
các tác giả trong nước.
Một là, các công trình của các tác giả nước ngoài
Các công trình này chủ yếu nghiên cứu thị trường KH&CN ở một số quốc
gia trên thế giới dưới góc độ HNKTQT, gồm các công trình như: [17], [86],
[132], [133], [173], [175], [177], [178] Các công trình này đã đạt được các kết
quả nghiên cứu như sau:
- Bước đầu phân tích mối quan hệ giữa HNKTQT đối với phát triển thị
trường KH&CN thông qua việc đề cập tới vấn đề quyền SHTT, CGCN, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, thương mại trong bối cảnh HNKTQT ở các nước, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng việc HNKTQT
ngày càng sâu rộng sẽ mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển. Vì,
HNKTQT, trong một số trường hợp sẽ giúp tăng cường bảo hộ quyền SHTT,
thúc đẩy CGCN qua FDI, khuyến khích các công ty đa quốc gia CGCN vào các
nước đang phát triển Bên cạnh đó các công trình này đã đề cập đến những tác
động bất lợi của việc HNKTQT đến thị trường KH&CN ở các nước đang phát
12
triển như hiện tượng bị lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài, phải nhập khẩu các
công nghệ cũ, lạc hậu
- Đưa ra một số giải pháp cho các nước đang phát triển để hạn chế tác động
tiêu cực của toàn cầu hoá và HNKTQT đến phát triển thị trường KH&CN như
các giải pháp về: “tách biệt các chế độ quyền SHTT giữa những nước kém phát
triển nhất, những nước có thu nhập trung bình và những nước công nghiệp tiên
tiến”[132, tr. 228]; “Hiệu quả hơn sẽ là một quỹ nhằm trực tiếp động viên những
đổi mới vì quyền lợi của các nước đang phát triển. Một hệ thống giải thưởng,
trong đó, nhà nghiên cứu được hưởng theo giá trị của những đổi mới của họ, sẽ
đưa các biện pháp động viên đi theo một hướng đúng đắn ”[132, tr. 238].
Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu phân tích tác động của Hiệp định TRIPS đối
với thị trường KH&CN ở các nước đang phát triển như các tài liệu: [164], [173],
[178] Các tài liệu này đã phân tích và chỉ ra tác động đối với các nước khi tham
gia vào hiệp định TRIPS, trong đó, các nước đang phát triển gặp bất lợi và chịu
sức ép nhiều nhất từ các nước phát triển. Do đó, để thực hiện hiệp định TRIPS
hiệu quả, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra các giải pháp cho các nước
đang phát triển để có có bước đi và chính sách hội nhập phù hợp khi thực hiện
Hiệp định TRIPS.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã có phân
tích về mối quan hệ giữa HNKTQT và phát triển thị trường KH&CN ở một số
quốc gia. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo một hệ thống
nội dung và tiêu chí thống nhất, phù hợp với đặc thù Việt Nam là nước đang phát
triển và nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Hai là, các công trình của các tác giả trong nước
Các công trình của các tác giả trong nước chủ yếu đề cập đến thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới góc độ HNKTQT. Các công trình này bao gồm:
- Các công trình chuyên khảo dưới dạng sách và công trình NCKH.
13
Đối với các công trình này, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Phát triển thị
trường KH&CN Việt Nam trong điều kiện HNKTQT của TS. Nguyễn Thị Hường
[77]. Ngoài những tổng kết về lý luận và thực tiễn thị trường KH&CN ở Việt
Nam như các công trình đã nêu ở trên, cuốn sách đã bước đầu có phân tích cơ hội
và thách thức của hội nhập kinh tế đối với thị trường KH&CN ở Việt Nam với
các nội dung: (1) Tăng nhanh nguồn cung sản phẩm KH&CN cho thị trường; (2)
Thúc đẩy cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ KH&CN do sức ép cạnh tranh; (3)
Góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến thị trường KH&CN Tuy nhiên, do
đối tượng nghiên cứu của cuốn sách không phải tập trung làm rõ nội dung phát
triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT
nên nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt
Nam dưới sự tác động của tiến trình HNKTQT chưa được phân tích, làm rõ như:
(1) Chưa đưa ra được các nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT; (2) Chưa phân tích
các xu hướng của tiến trình HNKTQT và các tác động của nó đến phát triển thị
trường KH&CN ở Việt Nam. (3) Chưa phân tích thực trạng phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo những nội dung
và tiêu chí đánh giá thống nhất
Ngoài cuốn sách kể trên, chưa có công trình chuyên khảo dưới dạng sách và
công trình NCKH đề cập đến phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình
HNKTQT.
- Các bài báo, bài tạp chí
Do khuôn khổ của các bài báo, bài tạp chí là có giới hạn, nên các công trình
thuộc thể loại này chủ yếu đề cập đến tác động của HNKTQT đến một khía cạnh
của thị trường KH&CN ở Việt Nam. Có thể kể ra các công trình như sau: [68],
[75] [88], [93], [140], [141], [160]
Trong bài Bảo hộ quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền
kinh tế tri thức của Trần Thanh Lâm [93], tác giả trên cơ sở trình bày quan niệm
14
chung về quyền SHTT đã chỉ ra một số bất cập trong hoạt động bảo hộ quyền
SHTT ở Việt Nam trong điều kiện HNKTQT như: cơ chế bảo đảm thực thi quyền
SHTT chưa được hoàn thiện, sự hiểu biết của xã hội đối với vấn đề bảo hộ SHTT
còn hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp để thực thi quyền SHTT có hiệu quả
trong bối cảnh HNKTQT. Cùng đề cập về quyền SHTT trong bối cảnh
HNKTQT, trong bài Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền
SHTT của Việt Nam của Lê Xuân Thảo [140], tác giả còn tập trung phân tích,
đánh giá pháp luật Việt Nam theo các yêu cầu của TRIPS như: Các thủ tục tố
tụng dân sự, hành chính, các biện pháp hành chính đã đáp ứng đầy đủ; Các biện
pháp và thủ tục dân sự về cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPS; Các biện pháp
khẩn cấp tạm thời đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS
Trong quá trình HNKTQT, đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh đầu tư quan
trọng và có tác động nhất định đến thị trường KH&CN. Đề cập đến chủ đề này có
các bài báo tiêu biểu: Bài Tăng cường năng lực công nghệ của doanh nghiệp để
hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nguyễn Quang
Hồng [68, tr. 37-44]; Bài Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số
nước đang phát triển và Việt Nam của Nguyễn Anh Tuấn [160, tr. 51-67] Các
bài báo này phân tích mối quan hệ giữa CGCN và FDI thông qua việc tổng hợp,
phân tích tác động của FDI với CGCN và khảo sát thực tiễn CGCN tại các nước
đang phát triển, thông qua các phân tích này, tác giả đã nhận xét “chuyển giao
công nghệ qua FDI không chỉ mang lại lợi nhuận cho bên chuyển giao mà còn
phục vụ lợi ích kinh tế cho cả bên tiếp nhận” [160, tr. 53]. Đồng thời, tác giả
cũng lưu ý các nước đang phát triển nếu không tự tiến hành hoạt động R&D thì
vẫn chịu sự chi phối, quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài [160, tr. 61]. Trên
cơ sở các phân tích như vậy, các bài báo có đề xuất, kiến nghị để tăng hiệu quả
việc CGCN qua FDI ở Việt Nam, trong đó tập trung nhấn mạnh vào giải pháp
tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
15
Như vậy, dù có cách tiếp cận, đánh giá khác nhau nhưng các tác giả đều
thống nhất HNKTQT một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách
thức đối với phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam như các vấn đề về nhân
lực KH&CN, quyền SHTT, môi trường pháp lý do đó Việt Nam cần chủ động
đưa ra các bước đi, giải pháp để tận dụng được cơ hội và hạn chế thách thức
nhằm thu được lợi ích lớn nhất.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu các công trình liên quan đến chủ đề của
luận án, có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu về thị trường KH&CN ở Việt
Nam.
- Các công trình này đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường
KH&CN trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện ở việc giúp nâng cao tiềm lực KH&CN quốc
gia, gắn kết các hoạt động KH&CN với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của nền
kinh tế.
- Đã phân tích khái quát lý luận chung và thực trạng thị trường KH&CN ở
Việt Nam trên các vấn đề về hàng hoá, cung, cầu, thể chế, chính sách để từ đó
khẳng định thị trường KH&CN ở Việt Nam là loại hình thị trường đặc biệt, phát
triển ở trình độ thấp và có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đưa ra những phương hướng, giải pháp để phát triển thị trường KH&CN
ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, đối với nhóm công trình đề cập đến thị trường KH&CN ở một số
quốc gia dưới góc độ HNKTQT
- Các công trình của các tác giả nước ngoài tương đối đa dạng, chủ yếu
phân tích, lý giải mối quan hệ chung giữa HNKTQT với phát triển thị trường
KH&CN ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
- Các công trình của các tác giả trong nước bước đầu đã có phân tích mối
quan hệ giữa HNKTQT và thị trường KH&CN ở Việt Nam trên một số khía
16
cạnh, nội dung để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ ba, các công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau, đã cung cấp một số tư
liệu và kiến thức chung cho luận án.
Thứ tư, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình HNKTQT theo một nội dung,
tiêu chí đánh giá thống nhất và phù hợp với điều kiện Việt Nam là nước đang
phát triển và có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi ở các công trình nêu
trên chưa được tiếp cận, phân tích và thực hiện một cách hệ thống, chuyên sâu.
Luận án góp thêm một cách tiếp cận mới và luận giải thêm một số nội dung
mới khi nghiên cứu, đặc biệt sẽ hệ thống hoá và phân tích chuyên sâu về lý luận
và thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận án là phân tích những vấn đề lý luận về phát triển thị
trường KH&CN và đánh giá thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt
Nam trong điều kiện tác động của quá trình HNKTQT những năm qua. Từ đó, rút
ra những giải pháp phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thị trường KH&CN, các tiêu
chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển thị trường KH&CN trong tiến
trình HNKTQT.
- Nêu bật kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở một số
quốc gia trong tiến trình HNKTQT.
- Phân tích và đánh giá quá trình phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam
trong tiến trình HNKTQT theo những nội dung và các tiêu chí đã đề xuất.
17
- Phân tích bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trường KH&CN trong
bối cảnh mới.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường KH&CN ở Việt
Nam trong điều kiện HNKTQT thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thị trường KH&CN ở Việt Nam hiện
nay. Đối tượng này được nghiên cứu gắn với quá trình phát triển dưới tác động
của tiến trình HNKTQT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
+ Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển thị trường KH&CN ở Việt
Nam trong tiến trình HNKTQT.
+ Không nghiên cứu toàn bộ những tác động của hội nhập quốc tế nói
chung, mà chỉ tập trung nghiên cứu những tác động trực tiếp của tiến trình
HNKTQT đến phát triển thị trường KH&CN.
- Về không gian
+ Nghiên cứu thị trường KH&CN trên phạm vi cả nước. Có nghiên cứu
kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaixia.
- Về thời gian
Luận áp tập trung nghiên cứu thị trường KH&CN trong giai đoạn từ năm
2000 đến nay. Đây là giai đoạn Luật KH&CN ra đời (năm 2000) và Việt Nam
đẩy mạnh tiến trình HNKTQT. Giai đoạn này là đủ dài để đưa ra đánh giá, phân
tích về thị trường KH&CN ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
18
Để thực hiện nội dung trên, Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp
Luận án sử dụng các phương pháp như: phương pháp logích kết hợp lịch sử,
phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, tiếp cận hệ thống, thu thập
và xử lý thông tin.
- Phương pháp lôgích kết hợp với lịch sử được sử dụng trong việc phân
tích, tổng hợp tiến trình HNKTQT ở Việt Nam có tác động đến việc phát triển thị
trường KH&CN.
- Luận án phân tích và tổng hợp các lý luận cơ bản về phát triển thị trường
KH&CN trong tiến trình HNKTQT như phân tích và tổng hợp các yếu tố cấu
thành thị trường KH&CN; Phân tích và tổng hợp các cơ hội và thách thức đối với
phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình HNKTQT; Phân tích và tổng hợp
kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị trường KH&CN trong tiến
trình HNKTQT và có sự đối chiếu, so sánh với Việt Nam để rút ra những bài học
kinh nghiệm và giải pháp.
-Phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng và thu thập, xử lý
thông tin được sử dụng trong luận án để đánh giá thực trạng phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình HNKTQT. Phân tích định tính để đưa ra
các nhận xét, đánh giá, làm rõ bản chất của thị trường KH&CN ở Việt Nam trong
tiến trình HNKTQT. Các số liệu của phương pháp thu thập và xử lý thông tin và
phân tích định lượng để kiểm chứng, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá
được đưa ra.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp và đối
chiếu các quy định trong hệ thống pháp luật, thể chế của Việt Nam với các quy
định trong các hiệp định, định chế quốc tế liên quan đến phát triển thị trường
KH&CN.
19
- Phương pháp tiếp cận hệ thống để xem xét thị trường KH&CN như là một
hệ thống chỉnh thể bao gồm nhiều chủ thể, nhân tố gắn kết hữu cơ với nhau như
hàng hoá, cung, cầu, thể chế Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp khắc phục
cách nhìn cô lập, từng mặt của thị trường KH&CN.
6. Đóng góp của luận án
Đóng góp nổi bật của Luận án là nghiên cứu vấn đề phát triển thị trường
KH&CN theo góc độ tiếp cận từ những tác động của tiến trình HNKTQT. Đóng
góp này được thể hiện ở những nội dung cụ thể như sau:
- Xây dựng được khung lý thuyết về phát triển thị trường KH&CN dưới tác
động của tiến trình HNKTQT thông qua việc đề xuất và phân tích những nội
dung và tiêu chí đánh giá quá trình phát triển thị trường KH&CN dưới tác động
của tiến trình HNKTQT.
- Tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN trong tiến trình
HNKTQT ở một số quốc gia theo các nội dung, tiêu chí đã đề xuất để rút ra được
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Thực hiện được những phân tích và đánh giá tương đối toàn diện thực
trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình
HNKTQT giai đoạn 2000-2010 theo những nội dung, tiêu chí đã đề xuất.
- Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị
trường KH&CN ở Việt Nam để đưa thị trường này phát triển nhanh và mạnh
trong bối cảnh HNKTQT ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô rộng lớn
hơn.
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương 8 tiết.
187
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh (chủ biên) (2007), Thúc đẩy các tổ chức khoa học và
công nghệ chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, Nxb Lao động –
xã hội, Hà Nội.
2. TS. Đinh Văn Ân - Chủ trì (2007), Các chính sách và cơ chế kinh tế hiện nay
liên quan đến sự hình thành và hoạt động của thị trường KH&CN, Báo cáo
chuyên đề nhánh 5 Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2003/22
3. TS. Đinh Văn Ân, ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (chủ biên) (2004), Phát triển thị
trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Mai Văn Bảo ( 6/2009), "Xu hướng mới về liên kết viện, trường với doanh
nghiệp trên thế giới” , Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới (158),
tr. 11-17.
5. Mai Văn Bảo (2008), "Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy nhân lực khoa học và
công nghệ tham gia đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp", Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới (5), tr. 51-59.
6. Đoàn Hữu Bẩy (2009), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Kinh
nghiệm của Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế,
Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
7. Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế ngày 27/11/2001
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001-
2005, Hà Nội.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2004, Hà
Nội.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2003, Hà
Nội.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2002, Hà
Nội.
12. Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001, Hà
Nội.
13. GS. TSKH. Vũ Hy Chương- Chủ trì (2007), Năng lực sáng tạo của các tổ chức
khoa học và công nghệ, Báo cáo chuyên đề nhánh 2 Đề tài độc lập cấp nhà nước
ĐTĐL 2003/22.
188
14. Phạm Đình Chướng (12/2006), “Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức về vấn đề
sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học (571), [trực tuyến]. Địa chỉ truy
cập:
15. GS. TS Trần Văn Chử (2006), “Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển thị
trường khoa học – công nghệ”, Tạp chí Lý luận chính trị (6), tr. 43-45.
16. Liên Cơ (2007), “Trả lại ngân sách 125 tỷ đồng: Không hiệu quả, không chi”,
17. La Côn (2008), Toàn cầu hoá bắt đầu một chu kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
18. Xuân Cung (2007), “Tăng cường vai trò chủ động trong chuyển giao công nghệ
của tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước trên thế giới”, Tạp chí khoa học –
công nghệ (4), tr. 44-45.
19. Cục Sở hữu trí tuệ (2010), Hoạt động sở hữu trí tuệ 2009, Hà Nội.
20. Cục Sở hữu trí tuệ (2009), Hoạt động sở hữu trí tuệ 2008, Hà Nội.
21. Cục Sở hữu trí tuệ (2008), Hoạt động sở hữu trí tuệ 2007, Hà Nội.
22. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ
(2010), Khoa học và công nghệ thế giới – Xu thế đổi mới sáng tạo, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
23. Trung Cường (2005), “Tech mart Việt Nam 2005: Khẳng định vị thế công nghệ
và thiết bị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc”, Tạp chí thương mại
(43), tr. 22-30.
24. Vũ Đình Cự – Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri
thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Vũ Đình Cự (chủ biên), Khoa học và công nghệ hướng tới thế kỷ XXI - định
hướng và chính sách, Uỷ ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
khoá IX.
26. Vũ Đình Cự (2004), “Thị trường khoa học và công nghệ, đặc trưng của kinh tế
tri thức”, Tạp chí Cộng sản (20), tr. 22–25.
27. Đặng Ngọc Dinh (10/2009), “Tư duy hội nhập quốc tế trong xây dựng Chiến
lược KH&CN giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí hoạt động Khoa học (10), tr. 9-11.
28. Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức (12/2006), “Hội nhập quốc tế về KH&CN:
Những chỉ tiêu đánh giá”, Tạp chí Hoạt động khoa học (12), [trực tuyến]. Địa
chỉ truy cập:
189
29. Lê Đăng Doanh (2006), “Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, tăng cung cho thị
trường công nghệ”, Báo Nhân dân (65).
30. TSKH. Phan Xuân Dũng (Chủ biên) (2008), Công nghệ tiên tiến và công nghệ
cao với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
31. TSKH Phan Xuân Dũng – TS. Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
32. TSKH Phan Xuân Dũng – TS. Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt
động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
33. TSKH. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. PGS. TS. Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường khoa học - công nghệ
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. PGS. TS. Phạm Văn Dũng (2008), "Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị
trường khoa học-công nghệ ở Việt Nam", Tạp chí khoa học (24), tr. 35-48.
36. PGS. TS. Phạm Văn Dũng (2008), "Chính sách tạo lập và phát triển thị trường
khoa học – công nghệ ở một số quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1),
tr. 34-45.
37. Hồ Mỹ Duệ, Đổi mới quản lý nhà nước và nghiên cứu triển khai các hoạt động
khoa học- công nghệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Hà Nội.
38. Vũ Cao Đàm, “Định nghĩa khái niệm “khoa học” trong Luật KH&CN nên như
thế nào”, Tạp chí Hoạt động khoa học, [trực tuyến]. Địa chỉ truy cập:
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương (khoá VI), số 08A-NQ/HNTW ngày 27/3/1990.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
190
hành Trung ương Đảng khóa VII, số 07-NQ/HNTW ngày 30/7/1994.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) số 02/NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định
hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07/NQ-TƯ về
Hội nhập kinh tế quốc tế.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận số 14-KL/TƯ ngày 26/7/2002 của
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào
tạo, khoa học và công nghệ từ này đến năm 2005 và đến năm 2010.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Đề án xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế,
trình Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khoá X, Hà Nội.
51. Nguyễn Điền, Phan Thị Kim Phương (2005), “Thị trường khoa học và công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh: tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (12), tr. 63-69.
52. Trần Chí Đức (4/2007), “Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt
Nam: Nhìn lại sơ bộ qua một cuộc điều tra”, Tạp chí hoạt động khoa học (4),
Địa chỉ truy cập:
53. Võ Văn Đức, Nguyễn Thị Miền (2/2007), “Đổi mới cơ chế quản lý khoa học-
công nghệ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường”, Tạp chí lý luận chính trị (2),
tr. 81-84.
54. Thanh Hà (2006), “Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập khoa học và công nghệ”,
Tạp chí Tia sáng (5), tr. 19–21.
191
55. Thanh Hà (2004), “Diễn đàn phát triển thị trường công nghệ: Gắn phát triển
công nghệ với kinh tế”, Tạp chí Tia sáng (10), tr. 20–22.
56. Thanh Hà (2004), “Phát triển thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam:
Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Tia sáng (7), tr. 14–17.
57. Phạm Văn Hà (2006), Vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển
thị trường công nghệ ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trung tâm Đào tạo, Bồi
dưỡng giảng viên lý luận chính trị , Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
58. Nguyễn Chí Hải (1998), Một số vấn đề về việc phát triển khoa học- công nghệ
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở Việt Nam, Luận án
tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
59. Trần Văn Hải (9/2008), “Về thuật ngữ sở hữu trí tuệ trong Luật Khoa học và
công nghệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học (592), [trực tuyến]. Địa chỉ truy cập:
60. Minh Hạnh (10/2009), “Triển khai Nghị định 115: 3 năm nhìn lại”, Tạp chí
Công nghiệp (10), tr. 5-6.
61. GS. TS. Vũ Văn Hiền (2010), "Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu", Tạp chí Cộng sản điện tử,
( 1). [trực tuyến]. Địa chỉ truy cập:
62. GS. TS. Vũ Văn Hiền (2010), Nhận thức về thời đại ngày nay, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
63. GS. TS. Vũ Văn Hiền (2009), Việt Nam tiến bước cùng thời đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
64. Trần Thị Mai Hoa (5/2008), “Đầu tư mạo hiểm – hình thức đầu tư cần quan
tâm”, Tạp chí Hoạt động khoa học (588), [trực tuyến]. Địa chỉ truy
cập:
65. Dương Quỳnh Hoa (5/2009), “Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát
triển khoa học – công nghệ”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị Thế giới (157), tr.
20–28.
66. PGS. TS. Hoàng Văn Hoa (5/2009), “Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa
học – công nghệ trong các trường đại học”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (143),
tr. 44-48.
67. GS. TS. Hoàng Ngọc Hoà (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia,
192
Hà Nội.
68. Nguyễn Quang Hồng (7/2009), “Tăng cường năng lực công nghệ của doanh
nghiệp để hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế (374), tr. 37-44.
69. Nguyễn Quang Hồng (6/2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ từ khu vực FDI”, Tạp chí Lao động và xã hội
(362), tr 23-24.
70. Hồ Sỹ Hùng (6/2009), “Hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (12), tr. 9-11.
71. TS. Hồ Sỹ Hùng (2010), Vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam xây dựng và phát
triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
72. TS. Trần Việt Hùng - Chủ trì (2006), Nhu cầu và khả năng tiếp nhận công nghệ
của doanh nghiệp, Báo cáo chuyên đề nhánh 3 Đề tài độc lập cấp nhà nước
ĐTĐL 2003/22.
73. Vũ Văn Hưng (9/2008), “Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và
công nghệ: chính sách cần được phát huy”, Tạp chí Hoạt động khoa học (592),
[trực tuyến]. Địa chỉ truy cập:
74. Nguyễn Đình Hương (2006), Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
75. Lan Hương (9/2007), “Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ trong
thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Công nghiệp (4), tr. 14-15.
76. Thu Hương (4/2007), “Thực trạng và một số suy nghĩ về phát triển khoa học và
công nghệ”, Tạp chí khoa học – công nghệ (4), tr. 9-11.
77. Nguyễn Thị Hường (2007), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
78. TS. Nguyễn Thị Hường (2006), “Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ”; Tạp chí Kinh tế và Dự
báo (10), tr. 36-37.
79. TS. Nguyễn Thị Hường (2006), “Chợ thiết bị công nghệ ở Việt Nam – Những
kết quả đã đạt được”; Tạp chí Thương mại (18), tr. 6-8.
80. Vũ Văn Hưng (2008), “Khuyến khích doanh nghiẹp đầu tư cho KH&CN: Chính
sách cần được phát huy”, Tạp chí hoạt động khoa học điện tử (592) [trực
tuyến].Địa chỉ truy cập: