Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NHẬN xét đặc điểm lâm SÀNG ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN đỏ điều TRỊ tại BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.92 KB, 4 trang )

y học thực hành (762) - số 4/2011




60

kt qu trung bỡnh 2 (40%) bnh nhõn, khụng cú bnh
nhõn t kt qu tt. Nh vy kt qu iu tr cng liờn
quan n mc bnh, bnh cng nh thỡ hiu qu iu
tr bnh cng cao v ngc li.
Bng 8. So sỏnh tỏc dng ph gia 2 nhúm (n=104)
Laser CO2 (n=51)

Siờu cao tn (n=53)

Nhúm
Tỏc dng ph

n T l % n T l %
P
Khụng 46 90,2 36 67,9
Phự n 4 7,8 12 22,6
Nhim trựng

1 2,0 3 5,7
Loột 0 0 2 3.8
Cng 51 100 53 100
>0,05

Tỏc dng ph ca nhúm bnh nhõn iu tr bng


Laser CO2 cú 5 bnh nhõn (4 phự n, 1 nhim trựng cc
b, chim t l 9,8%). Nhúm bnh nhõn iu tr bng
siờu cao tn cú tỏc ph l 17 bnh nhõn (12 phự n, 3
nhim trựng, 2 loột chim t l 32,1%) so sỏnh tỏc dng
ph thy nhúm iu tr bng Laser CO2 tỏc dng ph ớt
hn, tuy nhiờn s khỏc bit khụng cú ý ngha thng kờ
vi p< 0,05. Theo Seror F v Somekh E, 40 tr em b
bnh ht cm nhiu v trớ trờn c th iu tr bng
Laser CO2, tỏc gi khụng thy cú trng hp no hỡnh
thnh so, t l nhim trựng sau phu thut rt thp, cú
11 bnh nhõn (27,5%) gim sc t da trong 1 thi gian.
Bng 9. Theo dừi t l tỏi phỏt (n=104)
Laser CO2 (n=51)

Siờu cao tn (n=53)

Nhúm
Thi gian tỏi phỏt n T l %

n T l %
1 thỏng 0 0 0 0
2 thỏng 1 2,0 2 3,8
3 thỏng 2 3,9 3 5,7
Cng 3 5,9 5 9,5
T l tỏi phỏt sau 3 thỏng iu tr nhúm Laser CO2
l 5,9%, trong khi ú nhúm siờu cao tn l 9,5%. Vy
ta thy t l tỏi phỏt nhúm bnh nhõn siờu cao tn cao
hn nhúm bnh nhõn iu tr bng Laser CO2. S
khỏc bit ny cú ý ngha thng kờ vi p< 0,05. Theo
Logan RA v Zachary CB cú 18% bnh nhõn khi sau 1

ln iu tr, 56% khi sau 3 ln iu tr, 16,7% bnh
nhõn khi mt ớt v 27,8% tỏi phỏt li ton b [7]. So
sỏnh vi kt qu ca chỳng tụi theo dừi tỏi phỏt sau 3
thỏng, thy t l tỏi phỏt ca cỏc tỏc gi trờn cao hn
chỳng tụi. Lý do l i tng nghiờn cu ca tỏc gi l
nhng bnh nhõn ht cm mn tớnh, cú c ht cm
quanh múng, cũn nghiờn cu ca chỳng tụi l HCLBC
trong ú mc nh v va l ch yu nờn s bnh
nhõn tỏi phỏt ca chỳng tụi ớt hn.
KT LUN
T thỏng 10/2006 n thỏng 6/2007, 104 bnh nhõn
Ht cm lũng bn chõn c iu tr ti Vin 103. Kt
qu cho thy:
- iu tr Ht cm lũng bn chõn: Kt qu tt bng
Laser CO2: 78,4%, bng Siờu cao tn: 43,4%. Mc
bnh cng nh thỡ hiu qu iu tr bnh cng cao.
Nhúm Laser CO2, th nh kt qu tt l 90,5%; th va
kt qu tt l 76,9%; th nng kt qu tt l 20%; v
hiu qu ngay sau 1 ln iu tr l 70,6%; khi bnh tun
th 2 l 64,7%. Kt qu khi bnh sau tun iu tr th 2
ca nhúm Laser CO2 l 64,7%; siờu cao tn l 28,3%.
- iu tr bng Laser CO2 cú tỏc dng ph ớt hn
siờu cao tn. Tỏi phỏt sau 3 thỏng: Laser CO2 l 5,9%, ớt
hn bng siờu cao tn 9,5%.
TI LIU THAM KHO
1. B mụn Da liu Trng i hc Y H Ni(1994),
Bnh da liu, NXB y hc, H Ni, tr 3- 6.
2. B mụn Da liu Trng i hc Y H Ni (2002),
Bi ging Da liu, NXB y hc, H ni, tr 260- 261.
3. ng Vn Em (2005), Kt qu bc u iu tr

HCLBC th sõu bng laser CO2 kt hp bng ộp tinh
th thuc tớm(KMNO4) ti khoa da liu BVTWQ 108,
Tp chớ y dc hc quõn s, Hc vin Quõn y,H
Ni,30(6) tr 114-118.
4. Nguyn Cụng Lp (1995) ng dng laser trong y
hc Ti liu tp hun vin cụng ngh laser, tr 1-7
5. Bar APM.A(1991 jan) Treatment of male
gentinal condylomatou lesions by carbon dioxide laser
after failure of previous non laser methods: J am acad
dermatol pp87 89.
6. Douglard RL; Elliot s.a (2003) Warts, Fitzpatics
dermatology in general medicine, MC Groaw Hill, 2: pp
2119-2131.
7. Logan RA, zachary CB (1989) oatcome of carbon
dioxytde laser therapy for persistent cutaneous viral wart
st john hospital for diseases of ther skin London, UK
121(1): pp 99- 105.

NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG ở BệNH NHÂN LUPUS BAN Đỏ
ĐIềU TRị TạI BệNH VIệN VIệT TIệP - HảI PHòNG

Bùi Thị Hà
Tóm tắt
T thỏng 04/2009 - thỏng 09/2010 chỳng tụi chn
c 73 bnh nhõn lupus ban iu tr ti khoa Ni v
khoa Da Liu Bnh vin Vit Tip-Hi Phũng. Tiờu chun
chn oỏn bnh lupus ban ca Hi Thp hc Hoa K
nm 1997 (ARA) [1], [3]. Bnh nhõn nghiờn cu c
phõn thnh 2 nhúm: Nhúm 1: lupus ban tn thng da
n thun. Nhúm 2: lupus ban tn thng ni tng.

Chỳng tụi cú nhn xột c im lõm sng nh sau:
- Bnh gp ch yu n chim 91,78%; nam chim
8,22%. T 20 - 40 tui b bnh l 61,64%.
- Nhúm tn thng da n thun chim t l 23,29%,
nhúm tn thng ni tng chim 76,71%.
- Triu chng lõm sng hay gp:
+ Nhúm 1: ban hỡnh cỏnh bm v da nhy cm
ỏnh sỏng gp nhiu nht (20,5%), st 16,2%, rng túc
chim 15,06%, gy sỳt cõn 8,21%.
+ Nhúm 2: triu chng thiu mỏu 60,24% chim a
s, st 42,46%, rng túc 38,35%.
- Cỏc tn thng ni tng: hay gp nht tn thng
thn (91,07%), sau ú l tn thng mỏu (82,14%), tn
thng gan (48,21%) v tim mch (46,43%).
- S ni tng tn thng: 100% cỏc bnh nhõn u
cú tn thng 2 ni tng. Tn thng 3 ni tng chim
t l 30,37%; tn thng 4 ni tng l 19,65% v tn
thng 5 ni tng l 32,13%.
T khúa: lupus ban
SUMMARY
From April 2009 to September 2010 we selected 73
y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011



61
patients with lupus erythematosus treated at the internal
Department and Dermatology Department at the
Vietnam - Czech Friendship in Hai Phong City.
Diagnostic criteria lupus erythematosus following the

Associety Rheumatism American 1997 (ARA) [1], [3].
Study patients were divided into two groups:
- Group 1: systemic lupus erythematosus skin
lesions alone.
- Group 2: systemic lupus erythematosus organ
damage.
We remark the following clinical features:
- Patients experience mainly in women accounted for
91. 78%, accounting men for 8. 22%.
From 20 to 40 years old are lupus erythematosus for
61. 64%.
- The skin lesions group account for 23. 29%, the
organ injuries group accounts for 76. 71%.
- Clinical signs common:
+ Group 1: the butterfly rash and sensitive skin see
the light at most (20. 5%), fever 16. 2%, accounting hair
loss for 15. 06%, the thin and weight loss was 8. 21%.
+ Group 2: symptoms of anemia majority was 60.
24%, fever was 42. 46%, alopecia was 38. 35%.
- The damage to organs: the most common renal
injury (91. 07%), followed by damage of blood (82. 14%),
liver (48. 21%) and cardiovascular (46. 43%).
- The number of organ damage: 100% of patients had
organ damage ≥ 2 internal organ. Organ damage ≥ 3
internal organ was 30. 37%. Organ damage ≥ 4 internal
organ was 19.65% and a ≥ 5 organ injury was 32.13%.
Keywords: lupus erythematosus
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus -
SLE) là một bệnh tự miễn. Cho đến nay bệnh vẫn được

đánh giá là quan trọng hàng đầu trong nhóm bệnh
Collagen với tỷ lệ gặp nhiều nhất (60%) và các tổn
thương tiến triển ngày càng nặng rồi dẫn tới tử vong [9].
Tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng trong những
năm gần đây bệnh nhân lupus ban đỏ gặp khá nhiều,
với những hình thái lâm sàng đa dạng nên BN nằm điều
trị ở nhiều chuyên khoa. Nếu lupus ban đỏ chỉ có tổn
thương da đơn thuần thì bệnh thường kéo dài nhưng
nhẹ. Còn nếu lupus ban đỏ có tổn thương phối hợp, đặc
biệt là tim, thận, máu thì bệnh rất nặng nề và nguy cơ tử
vong cao. Những năm gần đây chúng tôi chưa thấy
nhiều nghiên cứu về bệnh lupus ban đỏ tại Hải Phòng.
Vì vậy để có cái nhìn nhậy bén về lâm sàng bệnh lupus
ban đỏ giúp cho chẩn đoán và điều trị tốt hơn, chúng tôi
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Nhận xét đặc
điểm lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ điều trị tại
bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn tất cả bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban
đỏ điều trị tại khoa Nội và khoa Da Liễu Bệnh viện Việt
Tiệp - Hải Phòng từ tháng 04/2009 - tháng 09/2010.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ
- Theo tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ của Hội
Thấp học Hoa Kỳ năm 1997 (ARA) [1], [3]:≥ 4 trong 11
tiêu chuẩn là chẩn đoán xác định.
- Bệnh nhân lupus ban đỏ nghiên cứu được phân
thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: lupus ban đỏ tổn thương da đơn thuần.
+ Nhóm 2: lupus ban đỏ tổn thương nội tạng. (máu,

thận; gan; tim mạch; phổi; thần kinh - tâm thần.)
* Loại khỏi nghiên cứu
- Các bệnh nhân không đủ số liệu nghiên cứu.
- Các bệnh nhân không đồng ý hợp tác.
- Không lặp bệnh nhân (mỗi bệnh nhân chỉ lấy 1 lần).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thu thập:
Mỗi bệnh nhân được lập 1 bệnh án thống nhất theo mẫu
* Tiền sử: bệnh của bản thân có mắc bệnh gì trước
đó không, tiền sử dùng thuốc, dị ứng, chửa đẻ, tiếp xúc
với hóa chất.
* Các triệu chứng của bệnh: Sốt kéo dài. Ban đỏ
hình cánh bướm. Ban đỏ dạng đĩa. Da nhạy cảm ánh
sáng. Thiếu máu. Gầy sút. Rụng tóc nhiều. Hội chứng
Raynaud. Đau khớp. Loạn thần, co giật.
* Tổn thương các cơ quan: Tim, phổi, thận, gan,
máu, khớp, thần kinh, da - niêm mạc.
2.3. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y
học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tuổi, giới của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Tuổi, giới của các đối tượng nghiên cứu
Nam Nữ Chung Giới
Tuổi
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

P
< 20 1 1,37 8 10,96 9 12,33
20 – 39


1 1,37 44

60,28 45 61,64
40 – 59

3 4,11 13

17,81 9 21,92
≥ 60 1 1,37 2 2,74 3 4,11
Tổng 6 8,22(1) 67

91,78(2) 73 100
p
(1:2)
<
0,01
Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh gặp ở nữ là
91,78%, nam là 8,22%. Bệnh chủ yếu gặp lứa tuổi từ 20
– 40 chiếm 61,64%, trong đó nữ chiếm 60,28%, nam
chiếm 1,37%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,01.
2. Địa dư: Nông thôn có 47 BN chiếm 64,4%, ở
thành thị có 26 BN chiếm 35,6%.
3. Tiền sử bệnh
Bảng 2: Tiền sử bệnh
Tiền sử n Tỷ lệ %
Tăng huyết áp 2 2,73
Viêm dạ dày 1 1,37
Dị ứng thuốc tân dược 6 8,21

Dị ứng thuốc nam 3 4,1

12,31

Sảy thai liên tiếp 1 1,37
Dọa sảy 2 2,73
Phát bệnh nặng sau khi sinh con 4 5,48
9,58
Tiền sử gia đình bị lupus ban đỏ, viêm
khớp dạng thấp.
3 4,1
Viêm cầu thận mạn, Hội chứng thận hư

4 5,48
Bình thường 26 35,62

Kết quả bảng 2 cho thấy tiền sử dị ứng thuốc chiếm
tỷ lệ cao nhất 12,31%, tiền sử thai sản bất thường gặp
9,58%, tiền sử bệnh thận là 5,48%, gia đình bị lupus ban
đỏ, viêm khớp dạng thấp 4,1%.
Bảng 3: Số năm phát hiện bệnh lupus ban đỏ
Số năm bị bệnh n Tỷ lệ %
Lần đầu phát hiện 26 35,62
< 5 năm 33 45,22
≥ 5 năm 11 19,16
Kết quả bảng 3 cho thấy có 35,62% bệnh nhân lần
đầu tiên được chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ. 45,22% bị
lupus ban đỏ < 5 năm. 19,16%. bị luput ban đỏ ≥ 5 năm.
y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011





62

4. Biểu hiện lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân
lupus ban đỏ
Bảng 4: Triệu chứng toàn thân của 2 nhóm bệnh
nhân lupus ban đỏ.
Nhóm 1
n = 17
Nhóm 2
n = 56
Chung
KQNC
TC lâm
sàng
n % n % n %
P
Thiếu máu 4 5,48 44 60,27 48 65,75

< 0,05

Sốt kéo dài 2 2,74 14 19,17 16 21,91

> 0,05

Ban đỏ dạng
đĩa
2 11,76 0 0 2 11,76



Ban đỏ hình
cánh bướm
15

20,5 24 32,87 39 53,37

> 0,05

Rụng tóc 11

15,06 28 38,35 39 53,41

> 0,05

Da nhạy cảm
ánh sáng
15

20,5 24 32,87 39 53,37

> 0,05

Gầy sút cân 6 8,21 24 32,87 30 41,08

< 0,05

Phù 4 5,48 25 34,24 29 39,72


< 0,05

Đau khớp 5 6,8 22 30,13 27 36,93

> 0,05

Hội chứng
Raynaud
0 0 0 0 0 0
Loạn thần,
co giật
0 0 7 12,5 7 12,5 > 0,05

Kết quả bảng 4 cho thấy có 56 bệnh nhân lupus ban
đỏ có tổn thương nội tạng chiếm tỷ lệ 76,71%; 17 bệnh
nhân lupus ban đỏ chỉ có tổn thương da đơn thuần
chiếm tỷ lệ 23,29%.
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp trong nhóm 1 là:
ban đỏ hình cánh bướm 20,5%, da nhạy cảm ánh sáng
chiếm tỷ lệ 20,5%, sau đó đến sốt 16,2%, rụng tóc
chiếm 15,06%.
- Còn triệu chứng lâm sàng hay gặp của nhóm 2 thì
thấy: triệu chứng thiếu máu chiếm tỷ lệ nhiều nhất
60,24%, sau đó là triệu chứng sốt 42,46%, tiếp đến là
rụng tóc 38,35%, gặp ít hơn là ban đỏ hình cánh bướm,
da nhạy cảm ánh sáng và gầy sút cân 32,87%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cả hai nhóm
đều không có BN nào có hội chứng Raynaud.
5. Tổn thương các cơ quan
Bảng 5: Các tổn thương nội tạng của bệnh nhân

lupus ban đỏ(n =56)
KQNC
Tổn thương
n Tỷ lệ % P
Thận 51 91,07(1) p
(1:6,7,8)
< 0,05
Máu 46 82,14(2) p
(2:6,7,8)
< 0,05
Gan
27 48,21(3) p
(3:8)
< 0,05
Tim 26 46,43(4) p
(4,8)
< 0,05
Da, niêm mạc 24 42,85(5) p
(5,8)
< 0,05
Khớp 22 39,28(6) p
(6:8)
< 0,05
Hô h
ấp
20 35,71(7) p
(7:8)
< 0,05
Thần kinh 4 7,14(8)
Kết quả bảng 5 cho thấy trong 56 bệnh nhân lupus

ban đỏ tổn thương nội tạng gặp nhiều nhất là tổn thương
thận (91,07%), sau đó là tổn thương máu (82,14%),
chiếm tỷ lệ ít hơn là tổn thương gan (48,21%) và tim
mạch (46,43%), ít gặp nhất là tổn thương thần kinh chỉ có
7,14%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 6: Sự phối hợp của các tổn thương nội tạng
(n=56)
Số nội tạng bị tổn thương n Tỷ lệ %
1 0 0
2 10 17,85
3 17 30,37
4 11 19,64
≥ 5 18 32,14
Tổng 56 100
Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ BN bị tổn thương 3 nội
tạng là 30,37%, tổn thương 2 nội tạng là 17,85%, tổn
thương 4 nội tạng là 19,64% và tổn thương ≥ 5 nội tạng
chiếm tỷ lệ 32,14%. Hay gặp tổn thương thận, tim, máu,
phổi, khớp kết hợp nhau.
BÀN LUẬN
1. Tuổi và giới tính của bệnh lupus ban đỏ
Kết quả nghiên cứu bảng 1 cho thấy BN nữ bị lupus
ban đỏ chiếm tỷ lệ 91,78%, nam chỉ chiếm tỷ lệ 8,22%, điều
đó cho thấy bệnh lupus ban đỏ chủ yếu gặp ở nữ giới. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.Kết quả
chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả [2], [7].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh chủ
yếu gặp ở nữ giới tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm 61,64%,
trong đó nữ chiếm 60,28%, nam chiếm 1,37%, còn lại rải
rác ở các lứa tuổi khác. Nghiên cứu của chúng tôi phù

hợp với một số nghiên cứu khác [4], [5].
Như vậy thấy rằng khi phụ nữ vào độ tuổi sinh đẻ thì
tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với nhóm phụ nữ ngoài
độ tuổi sinh đẻ. Điều này phù hợp với giả thiết về sự
vượt trội của Estrogen (có tác dụng kích thích tạo miễn
dịch) và sự thiếu hụt của Androgen (có tác dụng ức chế
sự miễn dịch), 2 hormon này có liên quan mật thiết với
chức năng sinh sản của người phụ nữ [1], [3].
2. Tiền sử bệnh tật
Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy rằng tiền sử dị ứng
thuốc là gặp cao nhất chiếm 12,31%, trong đó dị ứng
thuốc tân dược là 8,21%. Tiền sử gia đình mắc bệnh
lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp là 4,1%. Theo kết
quả nghiên cứu của Trần Quang Hải [5] tiền sử dị ứng là
13,5% và tiền sử gia đình là 4,8%
Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 9,58% bệnh nhân có
biểu hiện bất thường về thai sản: có 04 trường hợp phát
bệnh nặng hơn ngay sau khi sinh con, trong đó có 01
trường hợp rất nặng gây xuất huyết não, co giật. 01
trường hợp là sảy thai liên tiếp và 02 trường hợp dọa sảy.
Dcruz D.P. và cộng sự nghiên cứu 266 ca mang thai
của phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ điều trị tại trung tâm
lupus bệnh viện John Hopkins từ năm 1986 – 2002 thì
số ca sinh con sống là 228 chiếm 85,7%, đình chỉ thai
nghén với 38 ca, tỷ lệ trẻ đẻ ra nhỏ hơn so với tuổi thai
là 51 ca [7].
Liệu có phải thai nghén và sinh con là yếu tố làm bệnh
nặng thêm và thúc đẩy quá trình bị bệnh nhanh hơn?
Về tiền sử mắc bệnh lupus thì thấy bệnh nhân lần
đầu tiên được chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ chiếm tỷ lệ

cao nhất 35,62%. Bị lupus < 5 năm chiếm tỷ lệ 45,22%,
lupus ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ ít hơn 19,16%. Không thấy có
bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ > 10 năm.
3. Biểu hiện lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân
lupus ban đỏ
Qua bảng 4 chúng tôi thấy có 56 bệnh nhân có tổn
thương nội tạng chiếm 76,71%, 17 bệnh nhân lupus chỉ
có tổn thương da đơn thuần chiếm tỷ lệ 23,29%.
Khi so sánh triệu chứng lâm sàng hay gặp giữa 2
nhóm thì thấy trong nhóm bệnh lupus ban đỏ tổn thương
da đơn thuần gặp nhiều nhất là ban đỏ hình cánh bướm
và da nhạy cảm ánh sáng chiếm tỷ lệ 20,5%, sau đó đến
sốt 16,2%, rụng tóc chiếm 15,06%, còn gầy sút cân chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ 8,21%.
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp của nhóm bệnh
nhân lupus tổn thương nội tạng thì thấy: triệu chứng
y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011



63
thiếu máu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 60,24%, sau đó là triệu
chứng sốt 42,46%, tiếp đến là rụng tóc 38,35%, gặp ít
hơn một chút là ban đỏ hình cánh bướm, da nhạy cảm
ánh sáng và gầy sút cân 32,87%.
Nếu nhìn vào các triệu chứng thiếu máu thấy có sự
khác biệt rõ điều đó thì hoàn toàn có thể lý giải được, vì
nhóm tổn thương nội tạng có tổn thương cơ quan tạo
máu nên tỷ lệ gặp là cao hơn.
Các triệu chứng toàn thân như sốt, gầy sút cân thì

thấy nhóm tổn thương nội tạng gặp tỷ lệ cao hơn nhiều so
với nhóm tổn thương da đơn thuần, như vậy cho thấy có
sự thay đổi đáng kể về toàn trạng của bệnh nhân lupus
ban đỏ có tổn thương nội tạng. Các nhóm tổn thương da
chủ yếu là biểu hiện thay đổi về da và niêm mạc.
Gặp không nhỏ tỷ lệ bệnh nhân lupus ban đỏ tổn
thương nội tạng có ban đỏ hình cánh bướm và da nhạy
cảm ánh sáng (32,87%), những bệnh nhân này thì phát
hiện bệnh không mấy khó khăn. Tuy nhiên những bệnh
nhân lupus ban đỏ tổn thương nội tạng mà không có
những biểu hiện này thì rất dễ bị bỏ sót chẩn đoán.
Thường chỉ chẩn đoán theo bệnh mà nội tạng đó tổn
thương, hay nhầm với bệnh của khớp, máu, phổi, thận.
Thực tế là đã có những bệnh nhân lupus ban đỏ khi hỏi
về tiền sử cho thấy đó điều trị mấy năm về bệnh khớp,
bệnh viêm phổi, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, rong
kinh, xuất huyết giảm tiểu cầu…
Vì vậy mà các nhà lâm sàng cần chú đến những
triệu chứng như sốt, sốt kéo dài, gầy sút cân, đau khớp
không tìm thấy nguyên nhân ở nữ giới tuổi 20 - 40 thì
cần chú ý làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để
xem đây có phải bệnh lupus ban đỏ không, tránh bỏ sót
chẩn đoán.
4. Biểu hiện tổn thương nội tạng trong bệnh
lupus ban đỏ
Nhìn một cách tổng quan thấy rằng hầu hết các cơ
quan nội tạng đều bị tổn thương trong bệnh lupus ban
đỏ. Trong 56 bệnh nhân tổn thương nội tạng thì gặp
nhiều nhất là tổn thương thận (91,07%), sau đó là tổn
thương máu (82,14%), chiếm tỷ lệ ít hơn là tổn thương

gan (48,21%) và tim mạch (46,43%), ít gặp nhất là tổn
thương thần kinh tâm thần chỉ có 7,14%. Nghiên cứu
của Nguyễn Biên Thùy về 64 bệnh nhân lupus có tổn
thương nội tạng thì hệ máu gặp 79,68%, thận 76,56%,
phổi gặp 42,18%, gan 43,75%, tim 26,56%, thần kinh
tâm thần là 12,5% [6].
Trong số 56 bệnh nhân lupus ban đỏ có tổn thương
nội tạng đa số là tổn thương nhiều nội tạng phối hợp
trên một bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân đều có tổn
thương ≥ 2 nội tạng. Không có bệnh nhân nào tổn
thương 1 nội tạng.
Gặp nhiều nhất là tổn thương 3 nội tạng chiếm tỷ lệ
30,37%; sau đó đến tổn thương 4 nội tạng (19,65%) và
tổn thương 2 nội tạng chiếm tỷ lệ thấp hơn một chút
(17,85%).
Hay gặp tổn thương thận, tim, máu, phổi, khớp kết
hợp nhau. Có lẽ vì thế mà bệnh cận lâm sàng lupus ban
đỏ thường đa dạng phức tạp và tình trạng bệnh nhân
diễn biến nặng nề. Đôi khi rất khó cho chẩn đoán do bỏ
sót tổn thương hoặc chẩn đoán nhầm bệnh của phổi,
máu, thận hoặc khớp.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh
nhân bị mắc bệnh < 5 năm chủ yếu là có tổn thương 2
nội tạng (21,43%), 3 nội tạng (30,37%), 4 nội tạng
(10,71%).
Bệnh nhân mắc bệnh ≥ 5 năm chủ yếu là tổn thương
5 nội tạng (8,92%), 6 nội tạng (5,35%). Như vậy nghiên
cứu thấy rằng càng nhiều năm bị lupus thì càng tổn
thương nội tạng nhiều hơn, như vậy là tiến triển của
bệnh ngày càng nặng hơn theo thời gian.

KẾT LUẬN
1. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ chiếm 91,78%; nam
chiếm 8,22%. Từ 20 - 40 tuổi bị bệnh là 61,64%.
2. Nhóm tổn thương da đơn thuần chiếm tỷ lệ
23,29%, nhóm tổn thương nội tạng chiếm 76,71%.
3. Triệu chứng lâm sàng hay gặp:
+ Nhóm 1: ban đỏ hình cánh bướm và da nhạy cảm
ánh sáng gặp nhiều nhất (20,5%), sốt 16,2%, rụng tóc
chiếm 15,06%, gầy sút cân 8,21%.
+ Nhóm 2: triệu chứng thiếu máu 60,24%, sốt
42,46%, rụng tóc 38,35%.
4. Các tổn thương nội tạng: hay gặp nhất tổn thương
thận (91,07%), sau đó là tổn thương máu (82,14%), tổn
thương gan (48,21%) và tim mạch (46,43%).
5. Số nội tạng tổn thương: 100% các bệnh nhân đều
có tổn thương ≥ 2 nội tạng. Tổn thương 3 nội tạng
chiếm tỷ lệ 30,37%; tổn thương 4 nội tạng là 19,65% và
tổn thương ≥ 5 nội tạng là 32,13%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân (1998): “ Lupus ban đỏ”. Bệnh học
Nội khoa tập 2. NXB Y học Hà Nội. Tr 293 – 299.
2. Chu Xuân Anh (2004): “ Một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Lupus ban
đỏ tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch
Mai 2002 – 2004”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa
chuyên ngành nội khoa.
3. David B.Hellmann, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Đình
Khoa (2001) “Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại”. Tập
1. Nhà xuất bản y học Hà Nội. Tr 1193 – 1200.
4. Phan Quang Đoàn (2002): “Một số đặc điểm lâm

sàng ở người bệnh Lupus ban đỏ” Y học thực hành, số
5 tập 432, Tr 45 – 46.
5. Trần Quang Hải, Lê Thị Thúy Hải (2007): “Đặc
điểm lâm sàng và điều trị lupus ban đỏ tại khoa Dị ứng –
miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai 2005 – 2006”. Y
học thực hành. 2007. Số 3. Tập 566 + 567. Tr 108 – 111
6. Nguyễn Biên Thuỳ (2003): “Tổn thương nội tạng
ở bệnh nhân Lupus ban đỏ điều trị tại khoa Dị ứng -
MDLS Bệnh viện Bạch Mai (11/2002 - 11/2003)”. Khóa
luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Tr 22 – 27
7. Dcruz D.P. (2006): “Systemic Lupus
Erythermatosus”. B.M.J, 2006, 332: 890 – 894. The
Washington Manual of Medical Therapeutics.


×