Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.81 KB, 27 trang )


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



VŨ VĂN HÀ




ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT HOLOXEN VÙNG CỬA SÔNG
VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 62 44 02 01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT







HÀ NỘI – 2015


-2-



Luận án được hoàn thành tại: Khoa Các khoa học về Trái đất, Học
Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam




Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ
2. TS. Đinh Văn Thuận


Phản biện 1: PGS.TS Phạm Huy Tiến


Phản biện 2: GS.TSKH Đặng Văn Bát


Phản biện 3: TS. Uông Đình Khanh


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Học Viện chấm luận án
tiến sĩ họp
tại:………………………………………………………………
vào hồi:……giờ ngày tháng năm 2015




Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th

ư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Viện Địa chất


-1-

MỞ ĐẦU
Sông Cửu Long là phần hạ lưu của sông Mekong chảy trên lãnh
thổ Việt Nam. Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất
thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái
Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam.
Trong giai đoạn Holoxen – hiện đại, quá trình bồi đắp của sông Cửu
Long đã hình thành nên châu thổ sông Cửu Long, châu thổ có diện tích lớn
nhất nước ta chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như thủy
hải sản, nông sản và tài nguyên khoáng sản. Châu thổ sông Cửu Long là
vựa lúa lớn nhất nước ta, Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng là một
trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tập chung nhiều thành phố
lớn, có mạng lưới giao thông phát triển cả về đường bộ và đường thủy, nơi
giao thương của các nước trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh sự ưu đãi về tài nguyên vị thế, vùng nghiên cứu cũng
chịu nhiều tác động do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hạn hán, … đặc
biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.
Những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên hay những tác động
tiêu cực do thiên nhiên gây ra có liên quan trực tiếp tới môi trường
trầm tích Holoxen, do vậy nghiên cứu môi trường trầm tích Holoxen
vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long thực sự cần
thiết cho việc định hướng việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và phòng chống thiên tai.
1. Mục tiêu của luận án: Làm sáng tỏ môi trường trầm tích Holoxen

và thiết lập các giai đoạn phát triển địa chất trong Holoxen vùng
nghiên cứu.
2. Nhi
ệm vụ nghiên cứu:
- Chính xác hóa các phân vị địa tầng Holoxen vùng cửa sông
ven biển của hệ thống sông Cửu Long.


-2-

- Phân chia tướng trầm tích Holoxen xác lập điều kiện môi trường
trầm tích Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long.
- Thiết lập lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông
ven biển của hệ thống sông Cửu Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các trầm tích Holoxen vùng cửa
sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long trong phạm vi 15-20
km từ bờ biển vào đất liền (hình 1).
Hình 1. S
ơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu


-3-

4. Cơ sở tài liệu:
+ Tài liệu khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện các đề tài liên quan đến luận án, NCS
đã tiến hành 02 đợt thực địa tại vùng nghiên cứu của luận án thuộc
đề tài cấp nhà nước mã số KC09.06/06-10 và đề nghiên cứu cơ bản
mã số 105.99-2010.17:

+ Số liệu, tài liệu
Là thành viên chính của đề tài KC09.06/06-10, NCS đã trực
tiếp xử lý các tài liệu, số liệu của đề tài và trực tiếp viết các báo cáo
chuyên đề về địa tầng, chuyên đề tướng trầm tích và tham gia viết
báo cáo tổng kết của đề tài.
- Thu thập và xử lý: 300 mẫu độ hạt; 20 mẫu khoáng vật sét;
150 mẫu vi cổ sinh; 150 mẫu bào tử phấn hoa; 70 mẫu tảo
Diatomeae; 150 mẫu foraminifera và 30 mẫu tuổi tuyệt đối phân tích
bằng phương pháp
14
C thuộc đề tài KC09/06-06.10.
- Trực tiếp mô tả, lấy mẫu và phân tích cấu tạo 300m khoan của
5 lỗ khoan vùng nghiên cứu.
- Mẫu do NCS phân tích bổ sung gồm: 70 mẫu độ hạt, 50 mẫu
khoáng vật sét bằng phương pháp nhiệt - rơnghen, 40 mẫu lát mỏng
thạch học, 50 mẫu địa hóa môi trường, 30 mẫu bào tử phấn hoa và 20
mẫu tảo Diatomeae.
5. Luận điểm bảo vệ:
Luận điểm 1: Môi trường trầm tích Holoxen vùng nghiên cứu được
phản ánh qua 20 tướng trầm tích thuộc ba nhóm tướng đặc trưng cho
môi trường trầm tích châu thổ và trước khi hình thành châu thổ:
- Nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ gồm 5 tướng trầm tích
- Nhóm t
ướng estuary – vũng vịnh gồm 6 tướng trầm tích
- Nhóm tướng châu thổ gồm 9 tướng trầm tích.


-4-

Luận điểm 2: Lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông

ven biển hệ thống sông Cửu Long trải qua ba giai đoạn phát triển địa
chất. (1) Giai đoạn bồi lấp thung lũng cắt xẻ diễn ra vào cuối
Pleistoxen muộn -Holoxen sớm, (2) giai đoạn estuary - vũng vịnh
diễn ra trong Holoxen giữa, (3) giai đoạn châu thổ diễn ra trong
Holoxen giữa – muộn.
6. Những điểm mới của luận án
- Một số kiểu nguồn gốc trầm tích mới được xác định gồm:
trầm tích nguồn gốc sông-đầm lầy thuộc hệ tầng Bình Đại; trầm tích
nguồn gốc sông-biển-đầm lầy thuộc hệ tầng Hậu Giang.
- Xác định 20 tướng trầm tích thuộc ba nhóm tướng (nhóm
tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ, nhóm tướng estuary vũng vịnh và
nhóm tướng châu thổ) đặc trưng cho môi trường trầm tích Holoxen
vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long.
- Xác lập 3 giai đoạn phát triển địa chất trong Holoxen vùng
cửa sông ven biển hệ thống sông Cửu Long.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án làm sáng tỏ môi
trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Holoxen và góp phần
hoàn thiện địa tầng Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống
sông Cửu Long.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án là bộ dữ liệu cơ sở cho
những nghiên cứu về tai biến thiên nhiên vùng cửa sông ven biển, định
hướng cho việc quy hoạch và khai thác tài nguyên khoáng sản
8. Bố cục của luận án
Lu
ận án gồm 131 trang nội dung, 25 hình vẽ, 8 bảng biểu, 19
ảnh minh họa và được cấu trúc thành 4 chương (không kể mở đầu và
kết luận).



-5-

- Chương 1: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 2: Đặc điểm địa mạo – địa chất vùng cửa sông ven
biển của hệ thống sông Cửu Long.
- Chương 3: Đặc điểm tướng trầm tích vùng cửa sông ven biển
của hệ thống sông Cửu Long.
- Chương 4: Lịch sử phát triển địa chất vùng cửa sông ven biển
của hệ thống sông Cửu Long.

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. 1. Lịch sử nghiên cứu
Trước năm 1975 việc tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất nói chung
và các công trình nghiên cứu về địa chất Đệ tứ nói riêng, ít được thực
hiện. Giai đoạn này công tác địa chất ở nước ta chủ yếu do người
Pháp tiến hành. Trong số các công trình đi sâu về địa chất Đệ tứ phải
kể đến công trình của Saurin E (1937), ông đã đưa ra khái niệm về
“phù sa cổ” và “phù sa trẻ” để phân chia các thành tạo bở rời
Kainozoi ở phần nam Đông Dương và ý nghĩa khoa học của nó được
thừa nhận ở chỗ đã xác định được giữa phù sa cổ và phù sa trẻ là
ranh giới giữa Pleistoxen và Holoxen.
Trong giai đoạn này còn có một số công trình của các nhà địa
chất Việt Nam như các nghiên cứu về trầm tích ở lưu vực sông Đồng
Nai của Trần Kim Thạch (1970), về kiến tạo của Trần Kim Thạch,
Đinh Thị Kim Phụng (1972). Liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa
chất đồng bằng Nam Bộ có công trình “Bản đồ địa chất 1:25 000 các
t
ờ Phú Cường, Biên Hoà, Thủ Đức, Sài Gòn và Nhà Bè của Fontaine
H và Hoàng Thị Thân (1971), trong công trình này các tác giả có đề



-6-

cập đến hai thành tạo phù sa cổ và trẻ tương tự như cách phân chia
của Saurin E.
Sau năm 1975, ngành địa chất Việt Nam tiến hành công tác đo vẽ
bản đồ địa chất và khoáng sản phần Miền Nam Việt Nam ở các tỷ lệ
khác nhau. Tiêu biểu là bản đồ địa chất-khoáng sản, tỷ lệ 1/500.000
Miền Nam do Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương chủ biên (1981);
bản đồ địa chất -khoáng sản nhóm tờ ĐBNB tỷ lệ 1/200.000 do
Nguyễn Ngọc Hoa chủ biên (1990-1991), loạt bản đồ địa chất -
khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 (hiệu đính) trong đó có diện tích vùng
ĐBNB do Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1994).
Ngoài những kết quả đo vẽ địa chất còn có các đề tài khoa học
công nghệ các cấp, các luận án, đề án, chuyên đề nghiên cứu cũng đề
cập và tập trung nghiên cứu địa tầng Holoxen thuộc vùng đồng bằng
Nam Bộ của các tác giả như Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Đức Tâm, Đỗ
Tuyết, Ngô Quang Toàn, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Ngọc, Nguyễn
Hữu Cử, Trần Nghi, Lê Đức An, Nguyễn Ngọc Hoa, Hà Quang Hải,
Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Thị Thu Cúc …và các nhà khoa học đến
từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, CHLB Đức…
Những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu đi vào nghiên cứu địa
tầng và đo vẽ địa chất. Những nghiên cứu về môi trường trầm tích
cũng đã được đề cập nhưng mới chỉ tập chung vào phân tích cổ sinh
để luận giải môi trường. Do vậy để luận giải môi trường trầm tích
một cách chi tiết và tỉ mỉ cần tiếp cận theo hướng phân tích tổng hợp
các đặc điểm về trầm tích như đặc điểm môi trường địa hóa, khoáng
vật, thạch học, cổ sinh…đó cũng là nội dung mà luận án thực hiện để
gi

ải quyết mục tiêu đề ra của đề tài luận án.


-7-

1. 2. Hệ phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp luận
Môi trường trầm tích (depositional environment) là điều kiện
lắng đọng trầm tích của từng đá trầm tích cụ thể và có đặc điểm riêng
về thông số vật lý, hóa học và sinh học của trầm tích. Do đó, có
nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu môi trường trầm tích và đánh
giá môi trường trầm tích ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Mỗi một cách tiếp cận khác nhau sẽ cho những kết quả nghiên
cứu về môi trường khác nhau. Do vậy, để nghiên cứu một cách đầy
đủ về môi trường trầm tích, đặc biệt là môi trường trầm tích trong
quá khứ cần nghiên cứu một cách tổng hợp, tiếp cận theo nhiều
hướng khác nhau. Reading H.G (1996) cho rằng xác định môi trường
trầm tích trong quá khứ cần áp dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu về tướng trầm tích (lithofacies) và tổ hợp tướng trầm tích
(facies associations).
Theo Rukhin (1962), khái niệm tướng trầm tích bao hàm “đặc
điểm trầm tích” và “điều kiện thành tạo trầm tích”.
Từ những khái niệm về môi trường trầm tích và tướng trầm tích
cho thấy rằng, phân tích tướng trầm tích để làm sáng tỏ môi trường trầm
tích trong quá khứ là cách tiếp cận khá đầy đủ. Để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ của luận án, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích cấu tạo
- Phương pháp phân tích thành phần độ hạt
- Phương pháp phân tích thạch học

- Ph
ương pháp phân tích cổ sinh
- Phương pháp phân tích hóa – lý môi trường
- Phương pháp phân tích thành phần khoáng vật sét


-8-

- Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối
- Phương pháp thành lập bản đồ tướng đá – cổ địa lý
- Phương pháp phân tích tổng hợp
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – ĐỊA CHẤT VÙNG CỬA
SÔNG VEN BIỂN HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG
2. 1.
Đặc điểm địa mạo

2.1.1. Địa hình nguồn gốc sông
Địa hình nguồn gốc sông bao gồm sông và các cù lao dọc
sông. Các cù lao nằm giữa lòng sông thuộc một phần của địa hình
sông. Đặc trưng vùng đồng bằng ven biển là địa hình sông phân bố
với mật độ dày, kích thước lòng sông khá rộng, giữa lòng sông
thường có các cù lao dọc sông với diện tích từ vài đến vài chục km
2
.
2.1.2. Địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp
a. Địa hình đồng bằng được thành tạo do sông và thủy triều
chiếm ưu thế
Địa hình đồng bằng do sông và thủy triều chiếm ưu thế phân bố
rộng rãi trong vùng nghiên cứu, hình thành dưới dạng các dải đồng
bằng thấp. Trên đồng bằng phân bố nhiều hệ thống giồng cát, giữa

các giồng cát là các dạng địa hình trũng chịu tác động của sông và
thủy triều.
b. Bãi biển được thành tạo do sông, thủy triều chiếm ưu thế
Bãi biển được thành tạo do sông và thủy triều chiếm ưu thế
phân bố ở phần đuôi các cù lao lớn như Cù Lao Dung và cù lao Hòa
Minh bề rộng của bài từ 7,3 đến 9,5 km, độ dốc 0,2 - 0,3‰.
2.1.3. Địa hình nguồn gốc biển
a. Bãi biển được thành tạo do sóng, thủy triều chiếm ưu thế
Trong vùng nghiên c
ứu bãi biển được thành tạo do sóng, thủy
triều chiếm ưu thế tạo thành các dải rộng 1-6,5km kề liền về phía


-9-

đông nam đường bờ hiện đại nối các cửa sông. Chúng thường có
dạng cong lồi về phía biển, song song hoặc gần song song với các
giồng cát trên đồng bằng. Mặt bờ nơi chúng phân bố tính đến độ sâu
2 m rộng 4,2-12 km, trung bình 7,2 km; dốc 0,2 - 0,5‰.
b. Địa hình giồng cát được thành tạo do sóng chiếm ưu thế
Địa hình các giồng cát được hình thành trong giai đoạn biển lùi
Holoxen, chúng có hình dạng đơn hoặc phân nhánh, chiều dài từ một
vài km đến 28 km, chiều rộng thông thường từ 0,4km đến 1km, độ cao
của giồng phổ biến 1,5-3,5 m, cong lồi về phía đông nam. Các giồng này
thường được cấu tạo chủ yếu là cát có chiều dày một vài mét đến 15m.
2. 2. Đặc điểm địa chất
2.2.1. Địa tầng
2.2.1.1 Địa tầng trước Holoxen
Các thành tạo trước Holoxen vùng nghiên cứu bao gồm các
phân vị hệ tầng sau: Hệ tầng Ðray Linh (J

1
đl), hệ tầng Long Bình
(J
3
lb), hệ tầng Bến Tre (N
1
2-3
bt), hệ tầng Phụng Hiệp (N
1
3
ph), hệ tầng
Cần Thơ (N
2
1
ct), hệ tầng Năm Căn (N
2
2
nc), hệ tầng Bình Minh
(aQ
1
2
bm), hệ tầng Đất Quốc (aQ
1
3
đc), hệ tầng Mỹ Tho (amQ
1
3
mt),
hệ tầng Long Toàn (mQ
1

2-3
lt), hệ tầng Thủy Đông (amQ
1
2-3
tđg), hệ
tầng Thủ Đức (aQ
1
2-3
tđ), hệ tầng mộc hóa (amQ
2
3
mh), hệ tầng Củ
Chi (aQ
2
3
cc) và hệ tầng Long Mỹ (mQ
1
3
lm).
2.2.1.2 Địa tầng Holoxen
+ Hệ tầng Bình Đại (a, amb, am Q
2
1
bđ):
Trầm tích hệ tầng Bình Đại gồm 3 kiểu nguồn gốc (nguồn gốc
sông, sông đầm lầy và sông biển) trong đó trầm tích nguồn gốc sông -
đầm lầy được xác định mới dựa trên tập hợp bào tử phấn hoa đặc trưng
cho môi trường sông-đầm lầy. Thành phần trầm tích bao gồm sạn sỏi,



-10-

cát trung – mịn và bột sét, phân lớp ngang đến xiên chéo. Phân bố ở độ
sâu từ 65,3m đến 44m. Bề dày dao động từ 10 m đến 21 m.Tuổi của
hệ tầng Bình Đại xếp vào Holoxen sớm. Hệ tầng Bình Đại phủ bất
chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Long Mỹ có tuổi Pleistoxen muộn và
bị các trầm tích hệ tầng Hậu Giang tuổi Holoxen giữa phủ lên trên.
+ Hệ tầng Hậu Giang (amb, mb, ma, m)Q
2
2
hg
Hệ tầng Hậu Giang vùng nghiên cứu có 4 kiểu nguồn gốc gồm:
sông-biển-đầm lầy, biển-đầm lầy, biển-sông và biển (amb, mb, ma,
m), trong đó trầm tích nguồn gốc sông-biển-đầm lầy được xác định
mới dựa trên kết quả phân tích tập hợp vi cổ sinh. Thành phần trầm
tích chủ yếu là bột sét màu xám đen đến xám xanh, phân bố ở độ sâu
44m đến 11,06m. Bề dày trầm tích từ 10 – 30m. Trầm tích của Hệ
tầng Hậu Giang tuổi Holoxen giữa, nằm phủ chỉnh hợp trên hệ tầng
Bình Đại (Q
2
1
bđ)trong thung lũng cắt xẻ tại Bến Tre và phủ bất chỉnh
hợp trên hệ tầng Long Mỹ (Q
1
3
lm) đối với ngoài thung lũng cắt xẻ.
+ Hệ tầng Cửu Long (m, am, mb, amb, ab, a) Q
2
3
cl

Trầm tích hệ tầng Cửu Long có 6 kiểu nguồn gốc bao gồm:
biển, sông – biển, biển – đầm lầy, sông-biển-đầm lầy, sông-đầm lầy
và sông. Thành phần chủ yếu là cát, bột, sét phân bố ở độ sâu từ
11,6m đến 0m, tuổi Holoxen muộn, nằm phủ chỉnh hợp trên trầm
tích của hệ tầng Hậu Giang (Q
2
2
hg).
2.2.2. Kiến tạo
Vùng nghiên cứu chiếm một diện tích nhỏ ở cánh tây bắc của
bồn trũng Cửu Long có tầng móng là các thành tạo Kainozoi, tầng
phủ bao gồm các thành tạo Kainozoi có bề dày trên 2.000m.
2.2.2.1 Các h
ệ thống đứt gãy và cơ chế hoạt động
Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi khống chế của 3 đứt gãy
sâu: đứt Thuận Hải - Minh Hải, đứt gãy sông Hậu và đứt gãy Sông


-11-

Sài Gòn.Ba đứt gãy này hoạt động mạnh trong Kainozoi và đã chia
khu vực ra 3 khối kiến trúc: khối nâng Đồng Nai - Vũng Tàu, khối
sụt Sông Hậu - Sông Tiền và khối nâng sụt Đông Nam.
2.2.2.2 Tân kiến tạo-địa động lực vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được khống chế bởi các hệ thống đứt gãy sâu
và bị phân cắt thành các khối bởi các đứt gãy bậc cao hơn.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa hình ven bờ phát triển các cửa
sông hình phễu, bề dày trầm tích KZ và trầm tích Holoxen khoanh
định được trải dọc bờ là nơi đang diễn ra vận động sụt lún hiện đại.
Mặt khác, cũng trên cơ sở phân tích sự biến đổi bề dầy trầm tích Đệ

tứ và sự phân bố, diện lộ các trầm tích Pleistoxen muộn trên đáy
biển, đã khoanh định được hai vùng nâng hạ hiện đại.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH HOLOXEN
VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG
3. 1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về châu thổ (Delta)
Châu thổ (Delta) là phần nhô ra hình thành tại nơi sông đổ vào
đại dương, biển, hồ hay vũng vịnh và vật liệu được cung cấp nhanh
hơn so với việc chúng bị phân tán bởi các quá trình động lực của
biển Elliot (1986).
3.1.2. Khái niệm về estuary
Theo Pritchard “estuary là một thuỷ vực nửa kín ven bờ, thông
với biển khơi mà trong đó nước biển bị pha loãng một cách đáng kể
bởi nước ngọt mang đến từ lục địa ”.
Estuary hình thành tại vùng cửa sông khi tốc độ hạ lún kiến tạo
và t
ốc độ dâng của mực nước biển cao hơn hẳn so với tốc độ lắng
đọng trầm tích.


-12-

3.1.3. Khái niệm về thung lũng cắt xẻ
Thung lũng cắt xẻ bao gồm thung lũng bóc mòn (erosional valley),
hình thành do quá trình hoạt động đào xẻ của sông trong giai đoạn hạ thấp
mực nước biển và các thành tạo lấp đầy thung lũng. Thung lũng cắt xẻ
thường có kích thước lớn hơn rất nhiều so với lòng sông bình thường.
3.1.4. Định nghĩa về tướng trầm tích.
Theo định nghĩa của Rukhin cho rằng tướng là “những trầm tích
hình thành trên một diện tích nhất định, trong những điều kiện như

nhau, khác với những điều kiện thống trị trong các vùng xung quanh” .
3.1.5. Tổ hợp tướng trầm tích.
Tổ hợp tướng (Facies association) là nhóm các tướng đi cùng
nhau và có mối liên quan với nhau về mặt nguồn gốc hay môi
trường thành tạo. Tổ hợp tướng giúp cho việc giải đoán môi trường
thành tạo trầm tích một cách thuận lợi và hiệu quả cũng như trong
việc xác lập quy luật phân bố trầm tích theo không gian và thời gian.
3.1.6. Định luật Walther
Năm 1894 nhà địa chất học Walther (Áo) đã đưa ra định luật tổ
hợp tướng như sau: “Các trầm tích khác nhau của cùng một tướng và
cũng tương tự các đá của các tướng khác nhau được hình thành
cạnh nhau trong không gian nhưng trong mặt cắt thì chúng nằm
chồng lên nhau”. Định luật này chỉ ra rằng các tướng trầm tích trong
một trật tự địa tầng thẳng đứng (không gián đoạn trầm tích) được
hình thành trong các môi trường kề cạnh nhau theo không gian.
3. 2. Nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ
3.2.1. Tướng cát sạn sỏi lòng sông
T
ướng cát sạn sỏi lòng sông gồm các trầm tích hạt thô, phân bố
trong thung lũng cắt xẻ ở độ sâu 50,6 – 65,3m phủ trực tiếp trên bề


-13-

mặt bào mòn của các trầm tích cổ hơn có tuổi Pleistoxen thuộc hệ
tầng Long Mỹ. Trong trầm tích đôi chỗ có chứa mùn thực vật màu
đen hoặc các mảnh vỏ sò ốc nước ngọt như, Antimelania siamensis,
Viviparus ratlei. Trầm tích có cấu tạo phân lớp xiên và có độ hạt
mịn dần từ dưới lên trên.
3.2.2. Tướng bột cát đê tự nhiên

Trầm tích đê tự nhiên gặp trong lỗ khoan LKBT2 ở độ sâu 47,8
– 54,7m. Trầm tích chủ yếu là bột cát mịn có chứa tỷ lệ sét rất thấp,
cát chiếm 30-40%, bột chiếm 35-45%; sét chiếm 25-30%. Kích
thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,14 đến 0,18mm. Độ chọn
lọc trung bình, So dao động từ 1,5 đến 1,75.
Cát có thành phần chủ yếu là thạch anh, với hàm lượng thạch
anh từ 76-87 %, mảnh đá và feldspat chiếm 8-12%, Mica chiếm 10-
14%. Độ mài tròn trung bình. Trầm tích nghèo tàn tích động thực vật
và có cấu tạo phân lớp xiên.
3.2.3. Tướng sét bột đầm lầy nước ngọt
Hoạt động bồi lấp của lòng sông trong thung lũng cắt xẻ hình
thành các tướng lòng, tướng ven lòng và đê tự nhiên. Đê tự nhiên được
hình thành dưới dạng địa hình gờ cao và thoải dần sang hai bên. Phần
tiếp giáp giữa đê tự nhiên với thềm sông hình thành vùng trũng có
hình dạng như các rãnh dọc theo lòng sông. Những vùng trũng là môi
trường ẩm ướt, ngập nước, có điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật
phát triển, dần dần hình thành đầm lầy ven sông.
Tại lỗ khoan LKBT3 vùng nghiên cứu, trầm tích đầm lầy nước
ngọt phát hiện ở độ sâu 53,56 – 54,5m, bề dày 0,94m có thành phần chủ
y
ếu là sét bột, chứa rất nhiều thảm thực vật và thân cây, trầm tích có cấu
tạo phân lớp song song, nằm ngang. Các thân (cành) cây phát hiện trong
lỗ khoan có đường kính 4-5cm bị hóa than nhưng vẫn còn nguyên hình


-14-

dạng cấu trúc của thân (cành) cây. Các kết quả phân tích hóa lý môi
trường và cổ sinh chỉ thị cho môi trường đầm lầy nước ngọt.
3.2.4. Tướng bột sét đồng bằng ngập lụt

Vào mùa lũ, khi nước chảy tràn bờ dẫn đến việc hình thành các
thành tạo trầm tích bột sét đồng bằng ngập lụt trong vùng nghiên cứu
bắt gặp trong lỗ khoan LKBT2 phân bố ở độ sâu 45-47,8m và trong lỗ
khoan LKBT3 phân bố ở độ sâu 48 – 53,56m thành phần chủ yếu là
bột sét màu nâu, nâu xám đôi chỗ có xen kẹp những thấu cát mịn rất
mỏng. Kết quả phân tích hóa lý môi trường, thành phần khoáng vật
sét và vi cổ sinh chỉ thị cho môi trường nước ngọt. Trầm tích có cấu
tạo phân lớp song song.
3.2.5. Tướng bột sét trên triều
Trầm tích bột sét bãi trên triều bắt gặp trong lỗ khoan LKBT2
và lỗ khoan LKBT3, chúng phân bố ở độ sâu 44 - 48m có thành phần
chủ yếu là bột sét màu nâu xám đến xám đen kích thước hạt trung
bình Md dao động trong khoảng 0,003 - 0,350mm, độ chọn lọc trung
bình đến kém, giá trị So dao động từ 2,58 đến 4,78, giá trị Sk từ 0,35
đến 1,57. Các chỉ số địa hóa môi trường: giá trị pH từ 5 đến 6; trị số
Eh từ -40 đến 10 mv; Cation trao đổi, Kt từ 0,7 đến 0,8; trị số Fe
2+
S/Corg từ 0,08 đến 0,15. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong
trầm tích: kaolinit dao động từ 40 đến 45%, hydromica từ 20 đến
35%, montmorinolit từ 15 đến 20%. Trầm tích có chứa các dạng Bào
tử phấn và tảo gồm các giống loài mặn - lợ.
3. 3. Nhóm tướng trầm tích estuary – vũng vịnh.
3.3.1. Tướng sét bột cát bãi triều
Trong vùng nghiên c
ứu trầm tích bãi triều bắt gặp trong các lỗ
khoan LKBT2 và LKBT3, chúng phân bố ở độ sâu từ 32m đến 44 m


-15-


thành phần gồm cát mịn và bột sét màu xám đen có chứa nhiều mùn
thực vật và các tàn tích cành, rễ cây. Trầm tích có cấu trúc phân lớp
xiên chéo, song song gợn sóng. Kết quả phân tích hóa lý môi trường,
thành phần khoáng vật chỉ thị cho môi trường bãi triều. Bào tử phấn
và tảo gồm các loài mặn lợ.
3.3.2. Tướng cát bột lạch triều
Lạch triều phần đỉnh estuary gần cửa sông, thuộc phần trong
của estuary (inner estuary) có độ uốn khúc mạnh do các động lực
triều và sóng bị giảm mạnh bởi barrier chắn cửa vịnh và phần nước
sâu vũng vịnh. Trong lỗ khoan LKBT3, chúng phân bố ở độ sâu 33 –
38,25m, bề dày 5,25m. Trầm tích có thành phần gồm cát trung mịn
đến bột sét có màu xám đến xám xanh. Hàm lượng cát chiếm từ 65
đến 70%, bột chiếm 25-30 %, sét chiếm 5-10%. Kích thước hạt trung
bình (Md) dao động từ 0,08 đến 0,2 mm; độ chọn lọc (So) từ 1,5 đến
2,0; Sk dao động từ 0,5 đến 1,17. Cát có thành phần chủ yếu là thạch
anh chiếm từ 65 đến 70%, feldspat chiếm từ 5 đến 10%, mảnh đá
chiếm khoảng 15 – 20 %. Trầm tích có chứa nhiều mảnh vỏ sò ốc,
kích thước từ 0,5 đến1 cm, có cấu trúc phân lớp xiên chéo dạng
xương cá.
3.3.3. Tướng sét bột vũng vịnh
Phần trung tâm estuary - vũng vịnh có môi trường khá yên
tĩnh, năng lượng dòng chảy nhỏ, tạo điều kiện hình thành trầm
tích sét bột với bề dày lớn, nơi có điều kiện phát triển mạnh các
sinh vật sống bám đáy do đó trong trầm tích gặp nhiều các mảnh
vỏ sinh. Trầm tích sét bột vũng vịnh phân bố trong lỗ khoan
LKBT2 và LKBT3 vùng nghiên c
ứu, ở độ sâu từ 21,7 đến 33m.
Trầm tích có thành phần chủ yếu là bột sét màu xám đen đến xám



-16-

xanh, chứa các dạng Bào tử phấn nước mặn, tảo mặn sống bám đáy
và hóa thạch trùng lỗ ưa mặn rộng.
3.3.4. Tướng bar cát chắn cửa vịnh
Trầm tích bar cát chắn cửa estuary trong vùng nghiên cứu bắt gặp
tại lỗ khoan LKBT2 ở độ sâu từ 22,3 đến 25,9 m có thành phần gồm
cát chiếm 80-85%, bột chiếm 10-15%, sét chiếm 0-5%, trong trầm tích
chứa nhiều mảnh vỏ sinh vật. Đặc điểm thành phần độ hạt có kích
thước hạt trung bình dao động từ 0,16 – 0,18 mm; độ chọn lọc tốt, So
dao động từ 1,19 đến 1,36; giá trị Sk dao động trong khoảng 0,89 –
1,04. Cát có thành phần đa khoáng, thạch anh chiếm từ 75 đến 85%,
feldspat chiếm từ 3 đến 8%, mảnh đá chiếm khoảng 12-20%. Do chịu
tác động của sóng, trầm tích nghèo các di tích thực vật và vi cổ sinh.
Trầm tích có cấu tạo xiên chéo và có vết gợn dòng.
3.3.5. Tướng cát bột sét sau bờ
Vùng sau đường bờ (backshore) là phần địa hình hơi trũng nằm
ngay sau phía bờ biển, ngăn cách với bờ biển là gờ cao, sự tác động
của biển đến vùng sau bờ chỉ khi các hoạt động triều cường hoặc
sóng biển khi có bão.
Tướng trầm tích sau bờ gặp trong các lỗ khoan LKTV ở độ sâu
từ 23,4m đến 24,3m thành phần chủ yếu là cát, bột sét có chứa nhiều
cuội sạn laterit nằm lót đáy kích thước cuội từ 5mm đến10mm, phủ
lên trên là các trầm tích cát bột sét màu xám đen. Trầm tích có nhiều
dấu tích hoạt động của sinh vật, đôi chỗ có cấu trúc phân lớp song
song, trong trầm tích phát hiện nhiều mảnh vỏ sò ốc và thân cây bị
hóa than. Bào tử phấn hoa và tảo đặc trưng gồm các loài mặn, lợ.
3.3.6. T
ướng cát bột sét tiền bờ
Trầm tích đới tiền bờ bắt gặp trong lỗ khoan LKST, LKTV và

LKBT1 vùng nghiên cứu, phân bố ở độ sâu từ 20,0 m đến 23,4m.


-17-

Trong lỗ khoan LKTV tướng trầm tích tiền bờ được chia làm 2 phần
rõ rệt, tương ứng với 2 phụ tướng trầm tích sau:
+ Phụ tướng cát bột tiền bờ phần cao: Trầm cát bột phân bố ở phần
cao của đới tiền bờ (upper shoreface) bắt gặp trong các lỗ khoan
LKTV vùng nghiên cứu, chúng phân bố ở độ sâu từ 22,8m đến 23,4m
có thành phần chủ yếu là cát trung-mịn có cấu trúc phân lớp xiên chéo.
+ Phụ tướng bột sét tiền bờ phần thấp: Trầm tích cát bột sét phân bố
ở phần thấp của đới tiền bờ (lower shoreface) bắt gặp trong lỗ khoan
LKTV vùng nghiên cứu ở độ sâu từ 22,1m đến 22,8m, thành phần
chủ yếu là bột sét màu xám đen có cấu trúc phân lớp gợn sóng song
song. Trong trầm tích có nhiều dấu tích hoạt động của sinh vật và
nhiều mảnh vỏ sò ốc. Hóa thạch Bào tử phấn hoa gồm các giống loài
ngập mặn và các tảo biển rôi nổi, phong phú các hóa thạch Trùng lỗ.
3. 4. Nhóm tướng trầm tích châu thổ
3.4.1. Tướng sét bột chân châu thổ
Môi trường thành tạo trầm tích chân châu thổ có vị trí xa bờ biển, môi
trường thủy động lực tương đối yên tĩnh. Trong vùng nghiên cứu, trầm tích
chân châu thổ xuất hiện trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 15,3 đến 22,4 m.
Các chỉ số hóa lý môi trường và tập hợp các vi cổ sinh đặc trưng cho môi
trường biển. Trầm tích có thành phần chủ yếu là bột sét phân lớn ngang
song song.
3.4.2. Tướng bột sét tiền châu thổ
Trầm tích cát bột sét tiền châu thổ (delta front) được thành tạo ở
vị trí gần bờ hơn trầm tích chân châu thổ và nằm phủ trực tiếp trên
các trầm tích của chân châu thổ. Trầm tích có cấu trúc phân lớp xiên,

xen k
ẹp giữa các lớp bột sét là các tập cát mịn, ở xa bờ các tập cát có
bề dày mỏng hơn bột sét, càng vào gần bờ thì bề dày các tập cát càng


-18-

tăng dần, do vậy trong mặt cắt, bề dày tập cát tăng dần từ dưới lên
trên. Trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu bắt gặp các trầm tích tiền
châu thổ ở độ sâu từ 10,06 đến 17,9 m. Trầm tích có chứa phức hệ tảo
mặn chiếm ưu thế và có mặt các hóa thạch Trùng lỗ.
3.4.3. Tướng cát bột cửa phân lưu
Trầm tích cát bột cửa phân lưu bắt gặp trong các lỗ khoan trong
vùng nghiên cứu ở độ sâu 8,85 đến 14,23m. Thành phần trầm tích chủ
yếu gồm: cát chiếm 75-80%, bột chiếm 15-20%, sét chiếm 5-10%. Cát
có thành phần đa khoáng với hàm lượng thạch anh: 60-80%, mảnh đá:
10-15%, mica: 5-10%, feldspat: 2-5%. Trầm tích có cấu tạo phân lớp
xiên chéo và có dấu vết gợn dòng (current rip); kích thước hạt trung
bình (Md) dao động từ 0,01 đến 0,245 mm; độ chọn lọc (So) từ 1,22
đến 3,0; Sk dao động từ 0,44 đến 0,92.
3.4.4. Tướng cát bột lòng phân lưu
Trầm tích lòng phân lưu chủ yếu là các thành tạo cát thô đến
mịn, lòng phân lưu vùng châu thổ nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông,
độ dốc địa hình thấp do vậy hiếm khi gặp các thành tạo sạn sỏi.
Trong vùng nghiên cứu trầm tích lòng phân lưu gặp trong các lỗ
khoan ở độ sâu từ 7m đến 11,3 m có thành phần chủ yếu là cát trung-
thô có độ chọn lọc trung bình và cấu tạo phân lớp xiên chéo. Trầm
tích có chứa các dạng Bào tử phấn hoa nước ngọt và nước lợ.
3.4.5. Tướng bột sét vụng gian lưu
Quá trình phát triển châu thổ, các phân lưu liên tục phát triển

vươn ra biển và liên tục biến đổi vị trí, vùng nước nông nằm giữa các
phân lưu gọi là vụng gian lưu. Các vụng gian lưu có không gian
t
ương đối lớn, có môi trường thủy động lực khá yên tĩnh, do vậy nét
đặc trưng của vụng gian lưu là thành tạo các trầm tích hạt mịn có cấu
tạo phân lớp mỏng nằm ngang. Trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu,


-19-

bắt gặp các trầm tích bột sét vụng gian lưu ở độ sâu từ 7,2 đến
11,5m.Trầm tích chứa khá nhiều các dạng cổ sinh mặn – lợ.
3.4.6. Tướng cát-bột-sét đới gian triều
Trầm tích đới gian triều gặp trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu ở
độ sâu từ 2,0 đến 10,1 m; bề dày trầm tích từ 2,15 đến 4,7m. Trầm tích
có thành phần cát chiếm 35-40%, bột chiếm 25-35%, sét chiếm 25-30%;
kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,06-0,17mm; độ chọn lọc
(So) từ 1,4 đến 4,48; giá trị Sk từ 0,4 đến 1,5. Các chỉ số địa hóa môi
trường: giá trị pH từ 7,0 đến 8,0; trị số Eh: 80-100 mv; Cation trao đổi
(Kt) từ 1,0 đến 1,2; trị số Fe
2+
S/Corg từ 0,1 đến 0,3. Hàm lượng phần
trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ
32 đến 35%, hydromica từ 20 đến 30%, montmorinolit từ 27 đến 30 %.
Trầm tích đới gian triều đặc trưng bởi sự có mặt của Bào tử phấn hoa
với số lượng lớn. Các loài tảo mặn lợ chiếm ưu thế.
3.4.7. Tướng cát bột lạch triều
Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích cát lạch triều xuất hiện trong
lỗ khoan LKTV ở độ sâu từ 10,1 m đến 10,8 m. Thành phần chủ yếu
gồm: cát chiếm 75-80%, bột chiếm 10-15%, sét chiếm 5-10%; kích thước

hạt trung bình (Md) dao động từ 0,13-0,25mm, độ chọn lọc (So) từ 1,6
đến 2,7; giá trị Sk từ 1 đến 1,5. Cát có thành phần đa khoáng với hàm
lượng thạch anh: 65-80%, mảnh đá: 10-15%, mica: 8-10%, feldspat: 2-
5%. Cấu tạo phân lớp xiên chéo dạng xương cá và có dấu vết gợn dòng .
3.4.8. Tướng bột sét đới trên triều
Trầm tích bột sét đới trên triều ở vùng nghiên cứu bắt gặp trong
lỗ khoan LKBT2 ở độ sâu từ 0 đến 2m, có thành phần chủ yếu gồm:
cát chi
ếm 4-6%, bột chiếm 40-50%, sét chiếm 30-40%; kích thước
hạt trung bình (Md) dao động trong khoảng 0,008 – 0,06mm; độ
chọn lọc kém, So có giá trị từ 2,08 đến 4,11; giá trị Sk từ 0,66 đến


-20-

3,13. Các chỉ tiêu địa hóa môi trường: pH từ 5 đến 6; trị số Eh từ -30
đến 20mV; Cation trao đổi (Kt) từ 0,6 đến 0,8; chỉ số Fe
2+
S/Corg.
từ 0,08 đến 0,13. Hàm lượng khoáng vật sét: kaolinit chiếm 35-40%;
hydromica từ 20 đến 30%; montmorinolit từ 10 đến 20%.
Tập hợp Bào tử phấn hoa gồm các dạng nước lợ chiếm ưu thế. Trầm
tích có cấu tạo phân lớp song song gợn sóng.
3.4.9. Tướng cồn cát ven biển
Tại vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nói chung và
khu vực nghiên cứu nói riêng phân bố khá nhiều các dạng cồn cát
ven biển phân bố vào sâu trong đất liền, chúng lộ ra trên mặt và
phân bố đến độ sâu từ -2m đến -7m. Thành phần chủ yếu là cát và
cát bột, trong đó hàm lượng cát chiếm từ 80 đến 85%, hàm lượng
bột chiếm 10-15%, sét chiếm 0-5%; độ hạt trung bình (Md) dao

động từ 0,1 đến 0,185mm. Cát có độ chọn lọc tốt (So) từ 1,08 đến
2,5; giá trị Sk từ 0,5 đến 1,7. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh
chiếm từ 80 đến 85%, feldspat chiếm từ 5 đến 10%, mảnh đá
chiếm khoảng 10-15%.
CHƯƠNG 4: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT HOLOXEN
VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG
Quá trình dao động mực nước biển đã chi phối trực tiếp đến
môi trường trầm tích, Do đó lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng
nghiên cứu có thể chia thành ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn bồi lấp thung lũng cắt xẻ diễn ra vào cuối Pleistoxen
muộn - Holoxen sớm.
- Giai đoạn estuary – vũng vịnh diễn ra trong Holoxen giữa.
- Giai
đoạn châu thổ diễn ra vào cuối Holoxen giữa – Holoxen
muộn.


-21-

4. 1. Giai đoạn bồi lấp thung lũng cắt xẻ
Giai đoạn bồi lấp thung lũng cắt xẻ diễn ra vào cuối Pleistoxen
muộn – Holoxen sớm, khi biển tiến Flandrian xảy ra vào khoảng
18.000 – 20.000 năm BP, vùng nghiên cứu chuyển từ chế độ phong
hóa xâm thực bóc mòn sang chế độ bồi lấp thung lũng cắt xẻ.
Hoạt động dâng của mực nước biển làm cho mực xâm thực cơ
sở trong thung lũng cắt xẻ giảm dần độ chênh lệch với mực xâm thực
gốc, thung lũng cắt xẻ từ chế độ đào khoét lòng chuyển sang chế độ
bồi lấp, giai đoạn này hình thành các tướng trầm tích lục địa do sông
thống trị thuộc hệ thống trầm tích biển thấp (lowstand systems tract-
LST) ở khu vực Bến Tre. Vùng ngoài thung lũng cắt xẻ nơi có địa

hình cao như ở Trà Vinh, Sóc Trăng hình thành bề mặt bào mòn.
Hệ thống trầm tích biển thấp thành tạo trong thung lũng cắt xẻ ở
Bến Tre bao gồm các tướng thuộc nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt
xẻ bao gồm 05 tướng trầm tích, phân bố ở độ sâu - 44 m đến -65,3m.
Trong các mặt cắt lỗ khoan cho thấy sự chuyển tướng từ tướng lòng
sang tướng bãi bồi theo trình tự sau: (1) tướng cát sạn sỏi lòng sông
→ (2) tướng cát bột đê tự nhiên → (3) tướng sét, bột đồng bằng
ngập lụt → (4) tướng trầm tích đầm lầy ven sông → (5) tướng bột sét
trên triều.
4. 2. Giai đoạn estuary – vũng vịnh
Giai đoạn estuary – vũng vịnh diễn ra trong Holoxen giữa khi
biển tiến sâu vào vùng nghiên cứu làm ngập chìm thung lũng cắt xẻ
tạo điều kiện hình thành các trầm tích vũng vịnh trong thung lũng cắt
xẻ và các trầm tích đới bờ thuộc phần rìa thung lũng cắt xẻ.
Giai đoạn này vùng nghiên cứu hình thành hệ thống trầm tích
biển tiến (TST). Thành phần độ hạt theo mặt cắt từ dưới lên thay đổi
t
ừ thô đến mịn, ngược lại với mặt cắt biển thoái là có thành phần độ
hạt biến thiên từ mịn đến thô.


-22-

Trong mặt cắt trầm tích biển tiến vùng nghiên cứu, phần dưới là
trầm tích sét-bột-cát đầm lầy ven biển rồi chuyển dần lên tướng sét
vũng vịnh. Kết quả phân tích tướng trầm tích trong các lỗ khoan
vùng nghiên cứu xác định cấu trúc của estuary vũng vịnh gồm 3
phần, hình thành theo thứ tự thời gian gồm phần đỉnh vũng vịnh (Bay
head delta), phần trung tâm vũng vịnh (central basin) và ngoài là
barier chắn cửa vịnh (beach barier). Cấu trúc estuary vũng vịnh này

đặc trưng cho sự hình thành trong điều kiện do sóng thống trị.
4. 3. Giai đoạn châu thổ
Giai đoạn châu thổ diễn ra trong Holoxen giữa – Holoxen
muộn, khi mực nước biển dâng cực đại và chuyển sang giai đoạn
biển thoái, vùng nghiên chuyển từ chế độ estuary - vũng vịnh sang
chế độ hình thành châu thổ.
Các thành tạo trầm tích được hình thành trong giai đoạn này là hệ
thống trầm tích biển cao (HST), bao gồm các tướng trầm tích thuộc
nhóm tướng châu thổ với 9 tướng trầm tích hình thành theo thời gian
gồm: tướng sét bột chân châu thổ → tướng bột sét tiền châu thổ →
tướng cát bột cửa phân lưu → tướng cát bột lòng phân lưu → tướng bột
sét vụng gian lưu → tướng cát bột sét đới gian triều → tướng cát bột
lạch triều → tướng bột sét đới trên triều → tướng cồn cát ven biển.
Quá trình phát triển của châu thổ đã để lại hệ thống các giồng cát là
dấu ấn những đường bờ cổ dịch chuyển từ đất liền ra phía biển. Các
đường bờ cổ có tuổi được xác định từ 4.500 năm BP đến nay. Hình hài
của hệ thống sông Cửu Long được phân chia thành nhiều nhánh như
hiện nay là kết quả của quá trình phát triển châu thổ trong giai đoạn này.




-23-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Trầm tích Holoxen vùng nghiên cứu được phân chia thành 3
phân vị địa tầng theo thứ tự gồm hệ tầng Hệ tầng Bình Đại (Q
2
1

bđ)
tuổi Holoxen sớm, hệ tầng Hậu Giang (Q
2
2
hg) tuổi Holoxen giữa và
hệ tầng Cửu Long (Q
2
3
cl) tuổi Holoxen muộn.
2. Môi trường trầm tích vùng nghiên cứu trong Holoxen biến
đổi liên tục từ môi trường aluvi sang môi trường chuyển tiếp, môi
trường biển và môi trường châu thổ. Sự biến đổi môi trường trầm
tích Holoxen vùng nghiên cứu thể hiện qua thứ tự hình thành ba
nhóm tướng với 20 tướng trầm tích được xác định.
- Nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ (đặc trưng cho môi
trường aluvi) gồm 5 tướng trầm tích.
- Nhóm tướng estuary – vũng vịnh (đặc trưng cho môi trường
chuyển tiếp và môi trường biển) gồm 6 tướng trầm tích.
- Nhóm tướng châu thổ (đặc trưng cho môi trường châu thổ)
gồm 9 tướng trầm tích.
3. Lịch sử phát triển địa chất trong Holoxen vùng nghiên cứu
chịu chi phối trực tiếp của quá trình dao động mực nước biển và trải
qua ba giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn cuối Pleistoxen muộn – Holoxen sớm vùng nghiên
cứu ở chế độ bồi lấp thung lũng cắt xẻ diễn. Giai đoạn này vùng
nghiên cứu hình thành các trầm tích aluvi đặc trưng bởi hệ thống
trầm tích biển thấp (LST) gồm các tướng trầm tích thuộc nhóm
tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ.
- Giai
đoạn cuối Holoxen sớm – đầu Holoxen giữa vùng nghiên

cứu ở chế độ estuary - vũng vịnh. Trầm tích đặc trưng cho giai đoạn

×