Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

PHẪU THUẬT PHACO TRÊN mắt đã cắt DỊCH KÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.41 KB, 4 trang )

Y học thực hành (762) - số 4/2011



9

Thc hnh ỳng cỏc bin phỏp vụ khun khi chm
súc s sinh ca nhõn viờn y t l rt thp, sau can thip,
cỏc bin phỏp thay i cú ý ngha, nhng t l chm súc
ỳng vn cũn thp.
BN LUN
Kt qu nghiờn cu cho thy trc khi can thip, t l
cỏc dng c chm súc s sinh b ụ nhim l rt cao,
nht l cỏc dng c s dng di ngy cho bnh nhõn
nh l mỏy th, mỏy CPAP. Cỏc dng c c s dng
nhiu ln trong ngy nh sonde hỳt dch, sonde cho n
t l ụ nhim thp hn l do cú dung dch sỏt khun v
cú sonde hỳt mi dựng riờng cho tng bnh nhi.
Nghiờn cu ca Lờ Kim Hong thy vic s dng riờng
dng c rt cú ý ngha trong d phũng nhim khun,
nu bnh nhõn quỏ ụng, thi gian sỏt khun khụng
m bo thỡ 11,1-16,6% s mu ng ni soi cú vi khun.
Tỏc gi cũn cho thy dựng dung dch sỏt khun nhanh
(trong 5 phỳt) nh dung dch Cidex OPA ngõm cỏc
ng ni soi, ng hỳt dch rt cú hiu qu [2]. Nghiờn cu
ca Larson E.L., Kampf G. cho thy vic giỏo dc cho
nhõn viờn y t v cỏc thnh viờn trong gia ỡnh cỏc bin
phỏp v sinh trong chm súc tr l rt quan trng trong
vic gim nguy c NKSS, trong ú tuõn th vic ra tay
trc v sau khi chm súc bnh nhõn l bin phỏp n
gin v rt hiu qu trong d phũng nhim khun [7],[8].


Tuy nhiờn, trong nghiờn cu ca chỳng tụi trc can
thip ch cú 74,5% nhõn viờn y t bit li ớch ca vic
ra tay i vi d phũng NKSS, sau can thip t l ny
khụng tng m li cũn thp hn trc can thip. Mt
bỏc s mi ngy phi khỏm bnh cho hng trm ngi
bnh, nu khụng tuõn th quy trỡnh ra tay sch sau mi
ln khỏm bnh thỡ chớnh h l ngi ó lm nhim
khun t ngi ny sang ngi kia. Nghiờn cu ca
Cucurachi G v CS cng thy mi nguy hi ca ụ nhim
vi khun t tay nhõn viờn i vi nhim khun ca
ngi bnh [4]. Mt khỏc, cỏc dng c y t dựng chung
nu khụng c tit trựng cng l nguyờn nhõn lm vi
khun ngi ny s di chuyn n c th ngi khỏc.
Mt iu tra do Bnh vin Bch Mai tin hnh nghiờn
cu ti 5 bnh vin ln ti H Ni ó cho kt qu t l
nhim khun bnh vin l 10%, ngay ti Bnh vin Bch
Mai thỡ t l ny cng l 6,8% [1].
Kt qu bng 2 cho thy kin thc ca nhõn viờn y
t v nguyờn nhõn, cn nguyờn v cỏc bin phỏp d
phũng NKSS sau can thip ó c ci thin rừ rt, c
bit 100% bit bin phỏp d phũng NKSS. Trong bng 3
cho thy kin thc v cỏch phũng NKSS l khỏ tt. Cú
92,7% nhõn viờn bit vic s dng riờng lng p s gim
c NKSS, nhng do s lng p khụng nờn bnh
nhi thng phi nm chung, c bit l ti Bnh vin a
khoa trung ng Thỏi Nguyờn. T l nhõn viờn bit s
nguy hi ca vic s dng chung dng c chm súc s
sinh cng cha cao.
Trc khi can thip, t l nhõn viờn y t thc hnh
ỳng cỏc bin phỏp v sinh trong chm súc s sinh cũn

rt thp. Ch cú 16,4% nhõn viờn ra tay khi chm súc
tr, trong ú ch cú 5,5% ra tay ỳng 5 bc quy nh.
Sau khi can thip t l ra tay thng xuyờn v ỳng
cỏch ó tng cú ý ngha (p<0,05). Tuy nhiờn, do cha cú
sn cỏc dung dch ngõm tay v sỏt khun tay, nờn khi
nuụi cy vi khun tay nhõn viờn t l nhim vi khun vn
cũn cao. Nghiờn cu ca Garland J.S v Larson E.L cho
thy vic s dng cỏc dung dch sỏt khun sau ra tay
lm gim t l vi khun tr tay nhõn viờn y t rt cú ý
ngha [6],[8].
Mc dự bit vic cho tr nm chung lng p cú nguy
c nhim khun cao, nhng t l tr nm riờng tng lng
p cng thp, nguyờn nhõn ch yu l khụng lng p,
t l ny sau can thip cng khụng thay i. Nhng
chỳng tụi thy t l lng p c sỏt khun sau s dng
ó tng so vi trc can thip.
KT LUN
1. T l dng c chm súc s sinh b ụ nhim rt cao,
sau can thip ch cú sonde hỳt v sonde cho n gim
nguy c ụ nhim.
2. Kin thc ca nhõn viờn y t v NKSS sau can
thip tng cú ý ngha so vi trc can thip.
3. Thc hnh v sinh trong chm súc s sinh cha
cao, nhng sau can thip s thay i cú ý ngha.
TI LIU THAM KHO
1. B Y t (2009), Thụng t hng dn t chc thc
hin cụng tỏc kim soỏt nhim khun trong cỏc c s
khỏm, cha bnh.
2. Lờ Kim Hong (2007), Kho sỏt tỡnh trng nhim
khun mt s dng c dựng cho bnh nhõn cỏc khoa lõm

sng & bung ni soi ti BV Cp cu Trng Vng
3. Phm Trung Kiờn v CS (2009), C cu v cn
nguyờn nhim khun s sinh ti khoa Nhi Bnh vin a
khoa Thỏi Nguyờn, Tp chớ Y hc thc hnh, 678 (9), 7-10.
4. Cucurachi G., Tuoto M.G., (2010), Disinfectant for the
skin of premature. Minerva Pediatr 62(3): 157-9.
5. Decembrino L., Perrini S., Stronati M. (2010),
Surveillance of infection events in neonetal intensive care.
Minerva Pediatr 62 (3): 41-5.
6. Garland J.S., Alex C.P., Muller C.D., (2002), A
randomized trial comparing povidone-iodine a chlorhexidine
gluconate-impregnated dressing for prevention of central
venous catheter infetion in neonate. Evid Based Nurs 5
(3):73
7. Kampf G., Kramer A. (2004), Epidermiologic
background of hand hygene and evaluation of the most
important agents for scrubs and rubs. Clin microbiol rev
17(4): 863-93.
8. Larson E.L., Cimiotti J., Parides M et al (2005), Effect
of antiseptic handwashing vs alcohol sanitizer on health
care-associated infection in neonetal intensive care units.
Arch Pediatr Adolesc 159 (5): 502-3.

PHẫU THUậT PHACO TRÊN MắT Đã CắT DịCH KíNH

CUNG HNG SN - Bnh vin Mt Trung ng
VN HI - Bnh vin Mt H ụng
TểM TT
Mc tiờu: Nghiờn cu cỏc c im k thut ca
phu thut tỏn nhuyn th thy tinh (phaco), t th thy

tinh nhõn to (TTTNT) trờn mt ó ct dch kớnh (CDK),
ỏnh giỏ kt qu phu thut. i tng v phng
phỏp: 38 mt ó c phu thut (PT), theo dừi sau PT
trong thi gian 3 thỏng n 10 thỏng. Tui trung bỡnh
trong nghiờn cu ca chỳng tụi l 60,66 tui, tr nht l
23 v gi nht l 78 tui. Kt qu: Sau PT 94,8% s mt
cú th lc (TL) ci thin, 5,2% cú th lc khụng ci thin.
Trong ú, TL tng trờn 2 hng cú 39,5%, tng trờn 1
Y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011




10
hàng có 55,2%. Khá nhiều biến chứng gặp phải như:
đồng tử không dãn, rách bao sau, lệch TTTNT, đục bao
sau….Kết luận: PT phaco trên mắt đã CDK là một PT
khó, mức độ cải thiện TL sau PT phụ thuộc vào tình
trạng võng mạc dịch kính.
Từ khóa: đục thể thủy tinh, phẫu thuật phaco, mắt
đã cắt dịch kính.
SUMMARY
Purpose: to examine the intraoperative characteristics
of phacoemulsification in eyes that had undergone pars
plana vitrectomy and to determine complication rates and
visual outcomes. Methods: a prospective study of 38
consecutive cataract operations on vitrectomised eyes
performed over a 10-month period by a single surgeon.
Data were collected on preoperative characteristics,
intraoperative observations and complications,

postoperative complications, and visual acuities. Results:
zonular laxity with abnormal deepening of the anterior
chamber and mydriasis was noted in 8 eyes that had
undergone extensive vitreous removal for the treatment of
retinal detachment or proliferative diabetic retinopathy, but
not in eyes that had had limited ‘core vitrectomy’ such as
for macular hole or epiretinal membrane. In 11 eyes, the
initial deepening of the anterior chamber was
accompanied by paradoxical shallowing with miosis (the
‘infusion deviation syndrome’). Sight-threatening
complications were rare. Snellen visual acuity improved in
94.5% of 38 eyes. Conclusions: surgeons need to be
aware of additional challenges arising from zonular
instability in eyes that have had vitreous removal. A lower
infusion bottle height may guard against sudden changes
in anterior chamber depth. The use of a corneal tunnel
avoids difficulties associated with an unusually deep
anterior chamber. Visual acuity is less likely to improve in
patients previously treated for diabetic retinopathy or for
macula-off retinal detachment.
Keywords: phacoemulsification; cataract; pars plana
vitrectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đục thể thuỷ tinh trên mắt đã phẫu thuật cắt dịch
kính là một bệnh cảnh nặng, gặp khá nhiều trong nhãn
khoa. Phẫu thuật cắt dịch kính là một phẫu thuật phức
tạp, sau phẫu thuật cắt dịch kính, tiến triển đục thể thuỷ
tinh gặp với tỷ lệ rất cao. Nhiều tác giả trên thế giới đã
tiến hành phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính và
cho kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trên mắt đã phẫu thuật

cắt dịch kính có những đặc điểm riêng, mắt không còn
dịch kính, cấu trúc giải phẫu bị biến đổi, các thành phần
nội nhãn tổn thương, vì thế phẫu thuật phaco trở nên
khó khăn hơn, dễ xảy ra biến chứng hơn.
Ngày nay, số lượng bệnh nhân được phẫu thuật cắt
dịch kính ngày càng nhiều, tỉ lệ bệnh nhân tiến triển đục
thể thủy tinh cần được phẫu thuật cũng tăng theo. Phẫu
thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính là một phẫu thuật
khó và đã được một số nhà nhãn khoa Việt Nam thực
hiện khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng thực
sự chưa có một nghiên cứu nào báo cáo một cách đầy
đủ về các khó khăn và kết quả của phẫu thuật này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật CDK, nay bị đục
TTT.
Được điều trị tại Khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh
viện Mắt Trung ương. Được thực hiện PT phaco bởi một
phẫu thuật viên.
Bệnh nhân nghiên cứu được lấy trong 10 tháng, từ
tháng 10/2008 đến tháng 7/2009.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
- Cỡ mẫu: 38 bệnh nhân.
3. Quy trình nghiên cứu.
Gồm các phần hỏi bệnh, đánh giá trước và sau PT,
thị lực, nhãn áp, độ cứng của TTT, hình thái đục của
TTT, tình trạng đồng tử, tình trạng dịch kính võng mạc,
chỉ định PT CDK trước đó
Siêu âm AB đo chiều dài trục nhãn cầu, kiểm tra tình

trạng dịch kính, võng mạc.
Tính công suất IOL dựa theo công thức SRK II
(Sanders – Retzlaff – Kraff).
Đánh giá kết quả ở các thời điểm khám lại 1 tuần, 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật được tiến hành trong điều kiện gây tê
hậu nhãn cầu.
Mở đường hầm giác mạc phía thái dương bằng dao
2.8. Sử dụng kỹ thuật phaco – chop trong thì tán nhuyễn
nhân. Sau khi đặt TTTNT trong túi bao, tiêm phù mép
vết mổ.
Đặc biệt lưu ý các khó khăn có thể gặp phải do mắt
đã cắt dịch kính: đồng tử nhỏ, dây Zinn yếu, sự lỏng lẻo
của bao sau, mắt có dầu silicon nội nhãn…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
38 mắt trên 38 bệnh nhân đã được PT phaco trên
mắt đã CDK. Tuổi trung bình là 60.66 tuổi, trẻ nhất là 23
và lớn nhất là 78. Dưới 50 tuổi có 3 bệnh nhân, chiếm tỷ
lệ 7,9%. Từ 50 đến 65 có 23 bệnh nhân, chiếm 60,5%.
Trên 65 tuổi có 12 BN, chiếm 31,6%. Như vậy, phần lớn
BN trong nghiên cứu của chúng tôi được PT trong độ
tuổi 50 – 65 tuổi. Giới nam chiếm 60,5%, nữ chiếm
39,5%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Thời gian từ khi PT cắt dịch kính đến khi phẫu thuật
phaco.
Khoảng thời gian trung bình giữa hai lần phẫu thuật
là 18,02±23,07 tháng. Trong đó bệnh nhân đến phẫu
thuật sớm nhất là cách 1 tháng, bệnh nhân đến phẫu

thuật muộn nhất là cách 6 năm. Đại đa số BN đến PT
phaco sau khi đã PT CDK 6 tháng – 2 năm (25 mắt,
chiếm 65,8%).
Tình trạng thị lực và nhãn áp trước phẫu thuật.
Thị lực trước phẫu thuật rất thấp, nhóm có TL từ
ST(+) đến ĐNT 1m, chiếm nhiều nhất: 32 mắt (84,2%).
Thị lực trước mổ thấp nhất là ST(+), cao nhất là 1/10.
Thị lực trung bình trước mổ là: 0,012±0,022 (Tính theo
hệ thập phân).
Trong 38 mắt nghiên cứu có 03 mắt nhãn áp cao
>21 mmHg (7,9%). Còn lại 35 mắt có nhãn áp trong giới
hạn bình thường (92,1%). Nhãn áp trung bình của nhóm
nghiên cứu là: 14.55 mmHg (Goldmann)
Kích thước đồng tử trước phẫu thuật (sau khi tra
thuốc dãn).
Đường kính đồng tử trung bình sau khi tra thuốc dãn
là 6.53 mm, 21% số mắt có đồng tử dãn kém dãn
(<5mm).
Các chỉ định của phẫu thuật cắt dịch kính trước đó.
Bệnh lý Số mắt (n) Tỷ lệ (%)
Bong võng mạc. 23 60,5
Xuất huyết dịch kính 8 21,1
Tổ chức hóa dịch kính 6 15,8
Màng trước võng mạc. 1 2,6
Lỗ hoàng điểm. 0 0,0
Tổng 38 100,0
Y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011




11

Mắt đã CDK điều trị bong võng mạc chiếm nhiều
nhất, 23 mắt (60,5%), tất cả đều là bong võng mạc phức
tạp. CDK điều trị xuất huyết dịch kính 8 mắt (21,1%).
CDK điều trị tổ chức hóa dịch kính 6 mắt (15,8%). CDK
điều trị màng trước võng mạc 1 mắt (2,6%).
Các khó khăn trong phẫu thuật.
Khó khăn trong PT Số mắt (n) Tỷ lệ (%)
Đồng tử dãn kém. 8 21.1
Dính bờ đồng tử. 2 5.2
TTT cứng, dính. 12 31.6
Dây Zinn yếu. 5 13.2
Bao sau yếu. 7 18.4
TP không ổn định 11 28.9
Có dầu silicon nội nhãn. 10 26.3
Đồng tử dãn kém (≤ 4mm) gặp ở 8 mắt (21,1%), phải
can thiệp làm dãn: trải rộng mống mắt bằng chất nhầy,
kéo dãn đồng tử, cắt cơ vòng mống mắt. Dây Zinn yếu
chúng tôi gặp 5 trường hợp. Bao sau yếu, kém đàn hồi
chúng tôi gặp ở 7 trường hợp. Tiền phòng không ổn
định chúng tôi gặp ở 11 trường hợp. Mắt có dầu silicon
nội nhãn 10 trường hợp.
Các biến chứng trong phẫu thuật.
Xé bao không liên tục ở 1 mắt, do đồng tử dính và
không dãn, chúng tôi sử dụng kéo cắt bao. Xuất huyết
tiền phòng gặp ở 2 mắt, tuy nhiên xuất huyết không
nhiều, hết xuất huyết sau khi rửa tiền phòng và sau mổ
không thấy còn xuất huyết. Rách bao sau chúng tôi gặp
1 trường hợp, do bao sau dính cực sau TTT hoặc do

sang chấn bao sau khi cắt dịch kính. Sau khi tiến hành
tán nhuyễn và hút sạch chất nhân, chúng tôi cài IOL lên
trên bao trước. Bỏng vết mổ gặp ở 2 ca nhân quá cứng.
Các biến chứng sau phẫu thuật.
Phù giác mạc sau mổ chúng tôi gặp ở 2 trường hợp,
sau khi dùng thuốc, 1 tuần sau khám lại thấy không còn
triệu chứng này. Có 2 trường hợp lệch IOL, nhưng độ
lệch không nhiều nên chúng tôi không chỉ định PT can
thiệp. Sau 3 tháng có 3 trường hợp mống mắt dính vào
IOL, thị lực và nhãn áp bệnh nhân đều tốt nên chúng tôi
chưa có can thiệp gì. Có 1 mắt đục bao sau ở tháng thứ 3
sau mổ, chúng tôi đã cho làm laser YAG và có kết quả tốt.
Thị lực sau phẫu thuật (đã chỉnh kính):

Sau phẫu thuật
Thị lực
Trướ
c PT
1 tuần 1 tháng 3 tháng
ST(+) - < ĐNT 1m 32 2 2 2
ĐNT 1m – ĐNT < 3m

4 11 9 8
ĐNT 3m - < 1/10 1 9 10 10
1/10 - < 3/10 1 10 8 9
3/10 - < 5/10 0 5 6 6
≥ 5/10 0 1 3 3
Sau 3 tháng, thị lực tăng 1 hàng chiếm tỉ lệ cao nhất,
21 mắt (55,2%). Thị lực tăng trên 2 hàng 15 mắt
(39,5%). Có 2 trường hợp thị lực không tăng (5,3%), do

chức năng võng mạc kém. Không có trường hợp nào thị
lực giảm. Mức độ cải thiện thị lực sau PT còn hạn chế, tỉ
lệ TL sau PT < 1/10 rất cao: 20 mắt (52,6%)
Các triệu chứng theo thời gian.
Theo dõi các triệu chứng theo thời gian, chúng tôi
thấy có 5 trường hợp viêm giác mạc khía sau mổ, các
triệu chứng trên hết sau 1 tuần. Tương tự là triệu chứng
phù nội mô và phản ứng màng bồ đào xuất tiết diện
đồng tử cũng hết sau 5- 7 ngày dùng thuốc. Xuất huyết
tiền phòng sau mổ chúng tôi không gặp trường hợp nào.
Dính mống mắt vào IOL sau 3 tháng khám lại gặp ở 3
mắt, nhưng nhãn áp trong giới hạn bình thường nên
chúng tôi chưa có điều chỉnh gì.
Tăng nhãn áp gặp ở 2 trường hợp trong tuần đầu
sau phẫu thuật, sau khi điều trị bằng thuốc, khám lại sau
1 tháng và 3 tháng không còn trường hợp nào tăng
nhãn áp. Đục bao sau chúng tôi gặp ở 1 trường hợp khi
bệnh nhân đến khám lại ở tháng thứ 3, chúng tôi đã cho
làm Laser YAG và kết quả tốt. Chúng tôi không gặp
trường hợp nào bong võng mạc tái phát và xuất huyết
dịch kính sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN.
Bàn luận về các khó khăn, biến chứng và cách xử lý
trong phẫu thuật.
Trong toàn bộ nhóm nghiên cứu, có 10 mắt trước đó
có bơm dầu silicon nội nhãn, chúng tôi đã PT phaco
phối hợp tháo dầu 4 trường hợp, còn 6 trường hợp do
võng mạc bong phức tạp tiên lượng tháo dầu có nguy
cơ bong võng mạc tái phát nên chúng tôi quyết định PT
phaco trên mắt còn dầu.

Tiền phòng không ổn định trong phẫu thuật chúng tôi
gặp ở 11 mắt. Điều này cũng đã được Dermott báo cáo
trong 22 mắt được phẫu thuật phaco sau khi đã cắt dịch
kính, tác giả đã mô tả có sự bất thường của độ sâu tiền
phòng ở hầu hết các bệnh nhân trong quá trình phaco.
Chúng tôi giải thích điều này rằng: mất dịch kính làm
bao sau không còn giá đỡ, kết hợp với sự tác động của
khí nội nhãn, dầu silicon nội nhãn, cùng với ảnh hưởng
của phẫu thuật cắt dịch kính gây tổn thương dây Zinn và
bao sau, làm cho tiền phòng không ổn định. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng tất cả những thay
đổi này đều gặp trong mắt có bơm khí hoặc bơm dầu,
đã được phẫu thuật cắt dịch kính rộng điều trị bong võng
mạc phức tạp hoặc bệnh võng mạc tiểu đường tăng
sinh. FG Ahfat có báo cáo về việc thay đổi độ sâu tiền
phòng ở 7 mắt trên 45 mắt được phẫu thuật, trong đó
mô tả 6 mắt quan sát thấy tiền phòng sâu hơn bình
thường và một mắt xẹp tiền phòng trong phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy tiền
phòng dao động sâu hơn bình thường trong 11 trường
hợp, không gặp biến chứng xẹp tiền phòng. Với những
trường hợp tiền phòng sâu, trong quá trình thao tác
phẫu thuật, chúng tôi chủ động cho giảm độ cao chai
truyền nhằm bớt áp lực lên bao sau và tiến phẫu thuật
tán nhuyễn TTT bình thường.
Rách bao sau: Rách bao sau TTT là một biến chứng
nặng. Trong 38 mắt được phẫu thuật chúng tôi có gặp 1
trường hợp rách bao sau. Do bao sau dính vào cực sau
nhân TTT hoặc do sang chấn khi phẫu thuật cắt dịch
kính. Sau khi tán nhuyễn và hút sạch chất nhân, chúng

tôi đặt IOL lên trên bao trước và kết thúc phẫu thuật an
toàn. A. Akinci cũng báo cáo, tác giả gặp 1 trường hợp
rơi TTT vào buồng dịch kính và 2 ca rách bao sau trong
tổng số 60 ca được phẫu thuật. Tác giả FG Ahfat cũng
gặp 2 trường hợp rách bao sau trong 45 ca được phẫu
thuật. Các nguyên nhân dẫn đến biến chứng được các
tác giả nêu ra như: do sang chấn của phẫu thuật trước
đó, do bao sau xơ hóa dính, độ đàn hồi kém…
Xuất huyết dịch kính: FG. Ahfat có báo cáo gặp 1 ca
xuất huyết dịch kính tái phát trên mắt có bệnh võng mạc
tiểu đường nặng trên 45 mắt được phẫu thuật. Nghiên
cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.
Đục bao sau TTT: Sau 3 tháng theo dõi chúng tôi
phát hiện 1 trường hợp đục bao sau thứ phát và cho làm
laser YAG có kết quả tốt. Tỷ lệ biến chứng này ở nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn so với báo cáo của
Margaret A. Chang: 6/31 mắt có đục bao sau. Điều này
Y häc thùc hµnh (762) - sè 4/2011




12
được giải thích rằng: do thời gian theo dõi sau mổ của
chúng tôi ngắn (3-6 tháng), thời gian theo dõi của tác giả
này dài hơn (10 – 14 tháng), nên tỷ lệ biến chứng đục
bao sau cũng cao hơn.
Bàn luận về kết quả về giải phẫu.
Tất cả các mắt nghiên cứu, chúng tôi sử dụng dao
2.8 mở đường rạch giác mạc phía thái dương, không có

trường hợp nào bị hở vết mổ, sẹo vết mổ đẹp, giác mạc
đảm bảo độ cong sinh lý. Về cơ bản các trường hợp tiền
phòng tái tạo tốt, IOL cân đối ở 36 mắt. Chúng tôi ghi
nhận có 2 trường hợp lệch IOL sau mổ, lý do là có sự co
kéo của túi bao và do phản ứng viêm gây dính đồng tử
đẩy IOL lệch khỏi trung tâm, nhưng độ lệch không nhiều
nên chúng tôi quyết định không can thiệp lại.
Bàn luận về kết quả chức năng:
Thị lực sau mổ 3-6 tháng
Tác giả
Số mắt

(n)
≤ 1/10 >1/10<5/10

≥ 5/10
Margaret A
Chang [42]
34 19.3% 42% 38.7%
FG Ahfat [18] 45 22.2% 37.8% 40%
A Akinci [17] 60 10.1% 16.6% 73.3%
Đỗ Văn Hải,
Cung Hồng Sơn
38 52.6% 39.5% 7.9%
Thị lực sau mổ phần lớn vẫn ở giới hạn thấp. Mặc dù
ghi nhận 94,8% số mắt được phẫu thuật có thị lực tăng
sau mổ, nhưng mức độ tăng vẫn còn hạn chế. Cụ thể:
Thị lực sau mổ ở nhóm ≥ 5/10 chiếm tỷ lệ 7,9%. Thị lực
sau mổ ở nhóm >1/0  <5/10 đạt 39,5%. Phần lớn thị
lực sau mổ vẫn ở nhóm ≤ 1/10 (52,6%). Tất cả các mắt

có thị lực sau mổ thấp (≤1/10) đều thuộc nhóm bệnh lý
bong võng mạc phức tạp hoặc bệnh võng mạc tiểu
đường tăng sinh. Cả 3 mắt có thị lực sau mổ cao (≥5/10)
đều nằm ở nhóm cắt dịch kính đơn thuần điều trị tổ
chức hóa dịch kính và bóc màng trước võng mạc. Điều
đó cho thấy rằng, nhóm có chức năng võng mạc kém
(bong võng mạc, bệnh tiểu đường) thì thị lực sau mổ
thấp, còn nhóm có chức năng võng mạc tốt hơn (tổ
chức hóa dịch kính, màng trước võng mạc) thì thị lực
sau mổ cao hơn.
KẾT LUẬN.
1. Kết luận về đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật.
- Phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính thực sự
là một thách thức không nhỏ với các phẫu thuật viên.
Với những khó khăn và đe dọa biến chứng thường trực
ở trong phẫu thuật cũng như sau phẫu thuật, đòi hỏi
phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm nhất định về
phẫu thuật phaco và phẫu thuật dịch kính võng mạc.
- Ghi nhận được khá nhiều khó khăn và biến chứng
có thể xảy ra. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý về kinh
nghiệm xử lý:
+ Với mắt có đồng tử không dãn hoặc dãn kém, nếu
trải rộng mống mắt bằng chất nhầy không thành công thì
cần dùng các thủ thuật làm dãn khác. Chúng tôi ưu tiên
kỹ thuật kéo dãn đồng tử bằng hai tay.
+ Sự bất thường về độ sâu tiền phòng, sự di động
lỏng lẻo của mống mắt và bao sau: Thường gặp ở mắt
có dây Zinn và bao sau yếu, đặc biệt trên mắt có bơm
dầu silicon hoặc khí nội nhãn. Để giảm nguy cơ biến
chứng nên giảm độ cao của chai truyền.

+ Biến chứng rách bao sau TTT: Do mắt không còn
dịch kính nên bao sau rất di động. Thận trọng trong thao
tác xử lý khi có rách bao sau xảy ra, nếu không đặt
được IOL trong túi bao có thể đặt IOL lên trên bao trước
hoặc treo IOL.
2. Kết luận về kết quả phẫu thuật.
- Phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính cho kết
quả khá tốt. Thị lực sau phẫu thuật cải thiện ở 94.8% số
mắt được phẫu thuật. Thị lực không cải thiện ở 5.2%
trên tổng số mắt được phẫu thuật.
- Kết quả tốt: 39.5% (bệnh nhân hài lòng về kết quả
phẫu thuật, thị lực tăng trên 2 mức độ, không có biến
chứng).
- Kết quả khá: 55.3% (thị lực tăng trên 1 mức độ,
không có biến chứng hoặc có biến chứng nhưng khắc
phục được sau khi điều trị nội khoa, không ảnh huởng
đến kết quả phẫu thuật).
- Kết quả trung bình: 5.2% (thị lực không tăng, không
có biến chứng hoặc có biến chứng nhưng khắc phục
được sau khi điều trị nội khoa, không ảnh huởng đến kết
quả phẫu thuật).
- Kết quả xấu (thị lực giảm hoặc có biến chứng ảnh
hưởng đến kết quả phẫu thuật): không có trường hợp
nào (0.0%).
- Mức độ cải thiện thị lực phụ thuộc vào chức năng
của võng mạc. Những mắt có bong võng mạc phức tạp
và có bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh thì tiên
lượng thị lực sau phẫu thuật thấp. Những mắt thuộc
nhóm cắt dịch kính điều trị tổ chức hóa và màng trước
võng mạc thì tiên lượng thị lực sau phẫu thuật tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đỗ Như Hơn, Bùi Thị Kim Oanh (2008). “Đánh giá
kết quả phẫu thuật tán nhuyễn TTT bằng siêu âm phối
hợp cắt dịch kính qua pars plana”. Luận văn Bác sỹ
chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Ahfat FG, Yuen CHW, Groenewald CP (2003).
“Phacoemulsification and intraocular lens implantation
following pars plana vitrectomy: a prospective study”.
British Journal of Ophthalmology 2003, 17: pp. 16-20.
3. Akinci A, Batman C, Zileliogu O (2008). “Cataract
surgery in previously vitrectomized eyes”. International
Journal of Clinical Practice, Volume 62, Number 5, May
2008, pp. 770-775.
4. Amporn Jongsareejit (2001). “Phacodrainage
provides an inexpensive phacoemulsification
alternativefor use in developing countries”. Ocular
Surgery news US, Edition 15, November 2000.
5. Blondi BA, Paluska SA (1997). “Cataract after
vitrectomy in young patients”. Ophthalmology 1997,
Volume 104, number 7, pp. 1092-1096.
6. Cherfan GM, Michels RG, De Bustros S (1991).
“Nuclear sclerotic cataract after vitrectomy for idiopathic
epiretinal membranes causing macular pucker”.
American Journal of Ophthalmology 1991, April 15, 111:
pp. 434–8.
7. Dermott ML, Puklin JE, Abrams GW (1997).
“Phacoemulsification for cataract following pars plana
vitrectomy”. Ophthalmic Surgery and Lasers 1997,
Volume 28 (7), pp. 558-564.
8. Margaret AC, Micheal K, Stanley C, Rechard EB

(2002). “Outcome of phacoemulsification after pars
plana vitrectomy”. Ophthalmology, May 2002, Volume
109, Issue 5, pp. 948-954.

×