Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu tại công ty cổ phần mía đường lam sơn đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.5 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU.
Thời gian thực tập 15 tuần là khoảng thời gian giúp cho sinh viên tiếp
xúc với điều kiện thực tế cũng như thực hành các chuyên ngành đã được đào
tạo. Trên tinh thần đó, qua 5 tuần thực tập tại Xí nghiệp nguyên liệu của Công
ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã giúp cho em có những hiểu biết về quá
trình hình thành, phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
công tác lập kế hoạch nguyên liệu của công ty; nhận thức được những vấn đề
còn tồn tại hiện nay và định hướng giải quyết của công ty trong thời gian tới.
Dưới đây là phần trình bày của em về những kiếm thức đã thu thập và tìm
hiểu được trong giai đoạn thực tập tổng hợp tại Xí nghiệp nguyên liệu.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Vận giảng viên trường
đại học kinh tế quốc dân cùng các cán bộ trong xí nghiệp nguyên liệu đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này.
Chương 1:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO.
I. Quá trình thành lập và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần
mía đường Lam Sơn.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Lamsơn sugar Join Stock
Corporation) -Lasuco- có trụ sở chính đặt tại thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hoá, đế nay đã trải qua 25 năm xây dựng và phát triển.
Trong chặng đường 25 năm, Lasuco đã có nhiều lần thay đổi tên gắn với
những chương trìnhh mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm sản xuất; tiến tới thành lập tập
đoàn kinh tế Lam Sơn. Quá trình hình thành và phát triển của Lasuo có thể
chia làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1980- 1988.
Ngày 12/1/1980; Phó Thủ Tướng Đỗ Mười ký quyết định số 24/TTg phê
duyệt nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà máy đường Lam Sơn, công suất 1.500
Tấn mía/ ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB cộng hoà Pháp.
Ngày 31/3/1980; Bộ trưởng lương thực, thực phẩm Ngô Minh Loan ký


quyết định số 488 LT-TP/KHCB thành lập ban kiến thiết xây dựng Nhà máy
đường Lam Sơn.
Ngày 28/4/1984; Bộ trưởng Bộ công nghiệp thực phẩm (nay là bộ
NN&PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy đường
Lam Sơn, đến ngày 2/11/1986 Nhà máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ
đầu tiên. Như vậy, sau hơn 5 năm xây dựng nhà máy đã cho ra đời những sản
phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu 1980-1988 nhà máy gặp rất
nhiều khó khăn: Vốn thiếu, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600
công nhân không có đủ việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều
lần bàn tới việc tháo dỡ chuyển đi nơi khác. Tình hình trên do nhiều nguyên
nhân nhưng cái chính là do cơ chế bao cấp trói buộc. Thành công lớn của thời
kỳ này là đặt nền móng cho những bước tiếp.
2. Giai đoạn 1989-1999.
Ngày 8/11/1994; Bộ trưởng bộ NN&PTNT ký quyết định số
14/NN/TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam
Sơn.
Trong giai đoạn 1989-1999 nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, lãnh
đạo Nhà máy đã sáng tạo tìm cho mình một lối thoát vươn lên. Đó là phát huy
nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà kế hoạch và các đơn vị bạn,
dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là: Vốn, kỹ thuật
và thị trường, vươn lên làm giàu từ việc xây dựng và phát triển vùng mía.
Trong giai đoạn này, nhà máy hợp tác với người dân trồng mía, làm sống dậy
cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía xanh rộng
ngút ngàn trên địa bàn 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Bắc tỉnh
Thanh Hoá, đang trở thành vùng kinh tế chủ lực của tỉnh.
Sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển, tăng trưởng với tốc
độ cao; doanh số tăng 52 lần; sản lượng đường tăng 27,5 lần; nộp ngân sách
tăng gần 70 lần; vốn tích luỹ tăng gần 7 lần; thu nhập và đời sống của công
nhân tăng 12 lần…Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng
đầu của nghành mía đường Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh

hùng lao động thời kỳ đổi mới” và nhiều phẩn thưởng cao quý.
3. Giai đoạn 2000-2006.
Ngày 5/12/1999; Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg
chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
ngày 19/12/1999 đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn . Ngày 1/1/2000 công ty đã đi vào hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần; vốn điều lệ là 186 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 37,5%; cán
bộ công nhân viên là 32,4%; nông dân trồng mía 22,5%; vốn ngoài doanh
nghiệp là 7,6%. Sau 6 năm thực hiện cổ phần hoá, sản xuất kinh doanh liên
tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 18%/năm, lợi nhuận, nộp ngân sách
Nhà nước, thu nhập người lao động và cổ tức đều tăng cao vượt mục tiêu đề
ra. Sản lượng mía vụ ép 2000-2001 là 665,026 nghìn tấn, vụ 2004-2005 là
945,832 nghìn tấn với năng suất tương ứng là 55 và 58,5 tấn/ ha.
Hiện nay công ty có 5 phòng ban với đội ngũ cán bộ công nhân viên là
1685 người trong đó có 302 kỹ sư; 156 người có trình độ cao đẳng, trung cấp;
1217 công nhân kỹ thuật lành nghề.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
1. Chức năng:
Tổ chức sản xuất, chế biến đường, cồn, sữa, bánh kẹo…đảm bảo số
lượng và chất lượng theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu tiết kiệm chi phi sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm.
2. Nhiệm vụ:
- Công tác kế hoạch: Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, năng
lực thiết bị máy móc, lao động và nhu cầu thị trường, tiến hành xây dựng các
kế hoạch năm; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tới các đơn vị và giám
sát, đánh giá kế hoạch thông qua các báo cáo.
- Công tác nhân sự: Chấp hành nghiêm túc điều lệ, nội quy, quy chế của
pháp luật Nhà nước.
- Công tác tài chính: Tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về công
tác quản lý tài chính, kế toán.

- Công tác cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm: Tuân thủ theo
các quy định của pháp luật.
- Công tác quản lý kỹ thuật: Thực hiện nghiêm túc các quy định về công
tác quản lý kỹ thuật. Soạn thảo, ban hành các hướng dẫn vận hành, bảo trì,
các quy trình quy phạm, các quy định an toàn và các chỉ tiêu định mức kinh tế
kỹ thuật ở các công đoạn, thiết bị phù hợp với đặc tính của từng thiết bị. Tổ
chức lấy mẫu phân tích kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công nghệ trong
quy trình sản xuất, tổ chức kiểm tu, bảo trì đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định
và phát huy hết năng lực.
- Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an
toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
III. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Lasuco.
1.Sơ đồ tổ chức hành chính của công ty (Sơ đồ 1).
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hành chính của Lasuco.
Ban kiểm soát
P.TGĐ phụ trách
NL mía
Hội đồng quản trị
Tổng Giám Đốc
P.TGĐ thường
trực
P.TGĐ khiêm
GĐ sữa
P.TGĐ phụ
trách TT
P.TGĐ phụ
trách SX

Phòng KH
đầu tư
TT NC
giống mía
Phòng
TC-KT
Ban DA
bò sữa
Văn phòng
TH
Nhà máy
cồn I
Nhà máy
cồn II
Phòng VT
TTSP
Xí nghiệp
NL
Ban văn
hoá, y tế,
giáo dục
Nhà máy
đường I
Nhà máy
đường II
trại
TNKHKT
CN bò ữa
LS
Phòng

KSCL
Phòng
CNTT
Chi nhánh
Hà Nội
Xí nghiệp
cơ khí
2. Giới thiệu chung về Xí nghiệp Nguyên liệu.
Mỗi nhà máy, xí nghiệp, công ty đơn vị thành viên đều đóng một vai trò
nhất định trong công cuộc đưa công ty hội nhập trên thị trường khu vực và thế
giới. Trong đó Xí nghiệp Nguyên liệu đóng vai trò chủ chốt, là nơi cung ứng
nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. góp phần làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
• Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp Nguyên liệu.
Xí nghiệp Nguyên liệu ngày nay tiền thân là phòng nguyên liệu trực
thuộc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ
đạo, quản lý đầu tư, tổ chức thực hiện đáp ứng đủ nguyên liệu để sản xuất
đường và cồn cho các nhà máy thuộc công ty.
Hiện nay Xí nghiệp Nguyên liệu gồm có 65 người trong đó:
Lãnh đạo xí nghiệp: Gồm 3 người 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Bộ phận kế hoạch lao động- tiền lương: 4 người.
Bộ phận nghiệp vụ kế toán- thanh toán: 5 người.
Trạm nguyên liệu: 7 trạm 50 người bao gồm trạm trưởng, thống kê kế
hoạch, các cán bộ khuyến nông tại địa bàn.
Hiện nay Xí nghiệp Nguyên liệu quản lý vùng nguyên liệu gồm 4 nông
trường: NT Sao Vàng, NT Lam Sơn, NT Thống Nhất, NT Sông Âm; và địa
bàn gồm 10 huyện.
• Chức năng của Xí nghiệp Nguyên liệu.
- Tổ chức đầu tư xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, bảo đảm sự ổn
định, đáp ứng đủ nguyên liệu sản xuất cho đường, cồn. Phấn đấu tiết kiệm chi

phí, hạ giá thành sản phẩm so với định mức giao, khoán.
- Du nhập các loại giống mía đảm bảo cơ cấu phù hợp với vùng mía Lam
Sơn, vừa đáp ứng yêu cầu rải vụ, chín sớm, chín muộn, chín trung bình, chịu
hạn, chịu sâu bệnh vừa có năng suất cao.
- Tổ chức thu hoạch, vận chuyển đảm bảo ổn định và đủ công suất ép
của các Nhà máy theo kế hoạch của công ty và cam kết với hai Nhà máy
đường trong mọi thời tiết.
• Nhiệm vụ của Xí nghiệp Nguyên liệu.
Công ty giao trách nhiệm cho Xí nghiệp Nguyên liệu quản lý, khai thác
có hiệu quả toàn bộ tài sản cố định và lực lượng lao động để thực hiện nhiệm
vụ sản xuất theo kế hoạch của công ty giao hàng năm, cụ thể như sau:
- Công tác kế hoạch: Căn cứ các chiến lược phát triển của công ty, khả
năng vùng nguyên liệu công ty giao các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm
(vụ). Trên cơ sở đó xí nghiệp xây dựng các kế hoạch và biện pháp thực hiện
trình tổng giám đốc duyệt. Tổ chức triển khai, thực hiện và báo cáo tình hình
thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt (Hàng năm bộ phận kế hoạch tham
mưu cho Tổng Giám Đốc giao kế hoạch hàng năm cho Xí nghiệp Nguyên
liệu và tổ chức hướng dẫn xí nghiệp xây dựng các kế hoạch).
- Công tác tổ chức nhân sự: Xí nghiệp tuân thủ các quy định của công ty
về tổ chức và nhân sự (chi tiết trong tổ chức bộ máy và quản lý lao động của
công ty).
- Công tác đầu tư, thu mua mía: Tuân thủ các quy định của công ty và
pháp luật. Xí nghiệp có trách nhiệm huy động tối đa toàn bộ các năng lực
được giao để tổ chức đầu tư, thu mua, cung ứng mía nguyên liệu theo kế
hoạch. Trong trường hợp thấy cần thiết phải bổ sung tài sản phục vụ hoạt
động sản xuất, Xí nghiệp Nguyên liệu có quyền lập phương án báo cáo Tổng
Giám Đốc xem xét và trình Hội đồng quản trị quyết định.
- Công tác tài chính: Tuân thủ các quy định của công ty và Nhà nước về
công tác quản lý tài chính- kế toán. Căn cứ vào tình hình hoạt động, các mức
định khoán, hàng tháng xí nghiệp lập kế hoạch chi tiền mặt trình Tổng Giám

Đốc phê duyệt. Trên cơ sở định mức khoán chi phí xí nghiệp phải hạch toán
đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong năm tài chính. Xí nghiệp phải
tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng quy định của công ty
và Nhà nước.
- Chế độ báo cáo: Xí nghiệp phải báo cáo đầy đủ, trung thực các thông
tin về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của xí nghiệp
với công ty và các đơn vị Kế hoạch, Nhân sự, Tài chính kế toán; Xây dựng
các biểu mẫu, hướng dẫn và đôn đốc xí nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo.
- Chế độ kiểm tra: Xí nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng
chức năng về hoạt động của xí nghiệp. Phòng Tài chính- kế toán chủ trì, cùng
phòng Kế hoạch và phòng Nhân sự thẩm định kiểm tra quyết toán trên cơ sở
quyết toán xí nghiệp lập.
- Xí nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng
ký và công bố.
- Xí nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hôi; phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên môi
trường.
- Xí nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Chương 2:
THỰC TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO.
I. Tình hình sản xuất kinh doanh của Lasuco.
1. Các loại sản phẩm chính.
Lasuco là công ty là công ty sản xuất nông sản với các sản phẩm chính
là: Đường, bánh kẹo. cồn. sữa…
Hai nhà máy sản xuất đường I và II với công suất lên tới 6500-7000 tấn
mía ngày, hàng năm đã cung cấp cho thị trường 120 nghìn tấn đường gồm 3
loại: Đường tinh luyện xuất khẩu, đường vàng tinh khiết và đường trắng
loại1. Đây chính là sản phẩm chủ đạo của công ty và góp phần đưa Lasuco

thành một trong những doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu ở phía
Bắc.
Ngoài sản phẩm đường, với hai nhà máy cồn với công suất lên tới 27
triệu lít/năm, trong đó nhà máy cồn số II với công suất 25 triệu lít/ năm được
xây dựng năm 2004 chuyên sản xuất cồn phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2005
đã sản xuất được 11,86 triệu lít cồn.
Nhà máy bánh kẹo (công ty cổ phần chế biến thực phẩm Lam Sơn)
hàng năm sản xuất một lượng bánh kẹo tới 5000 tấn và phục vụ chính cho
việc xuất khẩu.
Nhà máy sữa (Công ty TNHH sữa Milas) tuy mới được xây dựng và đi
vào hoạt động năm 2005 nhưng hàng năm đã cung cấp cho thị trường 100
nghìn tấn sữa tươi.
2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của Lasuco trong những năm
gần đây.
Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2005.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005
I Sản phẩm SX
chủ yếu
Tấn
1 Mía ép ” 970.945 745.000 810.167 933.728 1.038.180 757.430
2 Đường các
loại
“ 111.718 83.293 83.162 102.370 119.140 84.609
3 Cồn các loại 1000L 1.776 1.704 1.949 1.920 4.372 11.956
II Sản phẩm
tiêu thụ
Tấn
1 Đường các
loại
“ 113.962 83.965 83.539 97.478 124.407 94.439

2 Cồn các loại 1000L 1.756 1.659 1.895 1.908 3.007 11.280
III Doanh thu có
thuế.
TrĐ 473.504 518.050 509.447 444.504 580.083 652.465
IV Lợi nhuận. TrĐ (1.225) 41.095 39.303 (11.416) 77.556 85.130
V Nộp ngân
sách
TrĐ 24.426 28.082 38.446 25.385 28.721 32.316
Năm 2005 là năm cuối thực hiện Nghị quyết đại hội cổ đông nhiệm kỳ2
giai đoạn 2003-2005, năm kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển của công
ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật cùng đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động được
tăng cường và phát huy; công ty có thêm các sản phẩm mới như cồn xuất
khẩu, sữa tham gia vào thị trường. Giá đường cơ bản phục hồi; nghành mía
đường trên thế giới và trong nước đang trong thời kỳ có những cải cách,
chuyển biến mạnh mẽ và thuận lợi.
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy năm 2005 các chỉ tiêu đều đạt thấp
hơn so với kế hoạch và so với các năm trước. Khối lượng mía ép giảm từ
1.038 nghìn tấn năm 2004 xuống còn 757 nghìn tấn năm 2005 và giảm đều về
cả 3 loại: Đường tinh luyện, đường trắng và đường vàng. Do lượng mía ép
giảm đi kéo theo lượng đường bán ra trên thị trường cũng giảm đáng kể từ
113.962 tấn năm 2000 xuống còn 94.439 tấn năm 2005. Nhưng nhờ có giá
bán tăng nên tổng doanh thu và lợi nhuận năm 2005 vẫn tăng cao so với
những năm trước. Cụ thể: Giá bán bình quân của sản phẩm đường có thuế là
6.464 đồng/kg năm 2005 tăng 1.719 đồng/kg so với năm 2004 và tăng 2.744
đồng/kg so với năm 2003. Giá bán tăng kéo theo doanh thu tăng cao trong
năm 2005 doanh thu chưa thuế đạt 652.3 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch đề ra là
700 tỷ đồng và tăng gấp 1,12 lần so với năm 2004; tăng 1,54 lần so với năm
2003.
Nộp ngân sách Nhà nước tăng cao so với giai đoạn 2000-2004 trong khi
năm 2004 công ty nộp ngân sách là 28.721 triệu đồng tăng 3.336 triệu đồng

so với năm 2003 tương ứng với 13,14% thì năm 2005 con số này là 32.316
triệu đồng tăng 3.595 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 12,52%, có
thể thấy qua 3 năm thì nộp ngân sách nhà nước tương đối đồng đều.
Lợi nhuận thu được của công ty từ kinh doanh không có lãi năm 2003 thì
đến năm 2004 lợi nhuận thu được là 77.556 triệu đồng và con số này đã tăng
lên tới 85.130 triệu đồng năm 2005tăng 7.574 triệu đồng tương ứng với tốc độ
tăng là 9,77%.
Đặc biệt năm 2004 nhà máy cồn số 2 bắt đầu đi vào sản xuất đã tăng sản
lượng cồn từ 1.920 nghìn lít năm 2003 lên tới 4.372 nghìn lít năm 2004,
nhưng trong giai đoạn đầu do thiếu nguyên liệu sản xuất nên nhà máy vẫn
chưa đạt công suất đề ra là 25 nghìn lít/ năm, năm 2005 sản lượng cồn mới
chỉ là 11.956 nghìn lít tăng 5,91 lần so với năm 2003 và 3,75 lần so với năm
2004, tuy đã tăng vọt so với những năm trước tuy nhiên vẫn chưa đạt được
công suất như thiết kế. Năm 2005 khối lượng cồn mới chỉ đạt 88% kế hoạch
đề ra. Giá bán cồn bình quân có thuế là 5.879 đồng/lít, tăng 1.815 đồng/ lít so
với năm 2004 và 2.276 đồng/ lít so với năm 2003.
Doanh thu và lợi nhuận tăng đã khiến cho thu nhập bình quân của người
lao động cũng tăng đáng kể và đạt 2,5 triệu đồng/ người/ tháng tăng 1,14 lấn
so với năm 2004 và 1,12 lần so với năm 2003.
3. Về vùng nguyên liệu mía Lam Sơn.
Năm 2005 công ty đã triển khai dự án thay đổi cơ cấu giống mía. Vụ
2006-2007 đã trồng được 4.409 ha mía giống mới, chiếm 23% diện tích mía
toàn vùng, dự kiến sẽ thu hoạch trên 300.000 tấn mía nguyên liệu. Vụ thu
năm 2006 đã trồng 409 ha giống mía mới đảm bảo cung cấp đủ mía vụ 2007-
2008.
Công ty đã có những chính sách đối với nguyên liệu mía và điều chỉnh
kịp thời đáp ứng nguyện vọng của người trồng mía như: Trợ giá bằng phân
bón, tập trung chỉ đạo từng bước khắc phục một số vấn đề còn tồn tại trong
các khâu làm đất, trồng mới và chăm sóc mía…. hạn chế các thiệt hại do thiên
nhiên gây ra, giữ được sản lượng mía có tụt giảm song không nhiều, vùng

nguyên liệu tiếp tục được củng cố: vụ 2005-2006 sản lượng mía đạt 707.254
tấn (giảm 24.932 tấn so với vụ trước). Đặc biệt công ty đã chú trọng công tác
đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới đường giao thông vùng mía.
II. Các vấn đề còn tồn tại của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
1. Những vấn đề còn tồn tại.
- Về nguyên liệu mía: Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng
mía không ổn định. Chưa đảm bảo ổn định vững chắc. Sau 3 vụ liên tiếp
2003-2004, 2004-2005, 2005-2006 nguyên liệu mía vẫn chưa đạt được mục
tiêu 1,2 triệu tấn/vụ như đã đề ra. Sản lượng mía vụ 2004- 2005 chỉ thu được
886.557 tấn đạt 89,5% so với kế hoạch, vụ mía năm 2005-2006 thu mua được
707.254 tấn so với kế hoạch vụ là 800.000 tấn bằng 88,4%. Nguyên liệu cho
sản xuất đường - cồn - sữa vẫn là khâu còn nhiều khó khăn và chuyển biến
chậm; diện tích, năng suất, chất lượng mía liên tục giảm và đạt thấp; chương
trình xây dựng vùng nguyên liệu mía năng suất chất lượng cao vẫn chưa đạt
yêu cầu.
- Về sản xuất đường và doanh số tiêu thụ sản phẩm:
Nguyên liệu mía thiếu đã ảnh hưởng đến sản xuất không đạt kết quả để
ra, nhưng bù lại do cung và cầu về đường mía mất cân đối, giá đường những
năm qua tăng, nhất là từ cuối năm 2005 đến nay tăng cao đã tạo thuận lợi cho
việc phấn đấu tăng doanh số. Tuy nhiên, doanh số năm 2005 mới chỉ đạt
652,47 tỷ đồng, chưa đạt được kế hoạch đề ra là 700 tỷ đồng. Sản phẩm
đường nhìn chung có nhiều thuận lợi về giá, nhu cầu sản phẩm đã đưa lại
nguồn lợi nhuận cao nhưng. Những sản phẩm khác như các sản phẩm về sữa:
sữa tươi, sữa qua chế biến; bánh kẹo…tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn đã
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác như tổng doanh thu, lợi nhuận…
Bên cạnh đó thì chất lượng và hiệu quả sức cạnh tranh chưa cao, chưa
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hội nhập kinh tế, đặc biệt là
năm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
WTO; chi phí kiểm tu, sửa chữa lớ; chi phí bán hàng, chi phí quản lý hầu hết
đều tăng cao, chưa được kiểm soát chặt chẽ.

- Về đầu tư xây dựng cơ bản:
Nhà máy sản xuất cồn số II với công suất 25 triệu lít/ năm đã hoàn
thành đưa và sử dụng, nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất, giá cả vật tư tăng
cao, kinh doanh đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.
Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa cơ bản đã được thực hiện đúng kế
hoạch đề ra, mặc dù có nhiều sự quan tâm trong đầu tư, trong quản lý và điều
hành nhưng cũng đã đặt ra nhiều vấn đề phải được giải quyết kịp thời về quy
mô, về thị trường tiêu thụ, về bù đắp chi phí vốn đầu tư.
- Về bộ máy quản lý và vấn đề lao động:
Lao động dôi dư nhiều nên việc bố trí việc làm gặp nhiều khó khăn trong
tình hình công ty giảm biên chế ở các đơn vị, bộ máy nhân sự chậm đổi mới,
trì trệ, cơ chế tiền lương còn nhiều bất hợp lý.
Bộ máy tổ chức quản lý từ HĐQT, đến các phòng ban đơn vị còn nhiều
bất cập, trách nhiệm phân công không rõ ràng, hiệu lực quản trị và điều hành
thấp. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001 đã được chứng nhận nhiều
năm nhưng vận hành thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức thập chí đối
phó.
2. Nguyên nhân của các tồn tại.
- Về nguyên liệu: Nguyên liệu mía không ổn định một mặt do nhận thức
chưa đúng đắn của người dân trồng mía, họ chưa thực sự hiểu về những biến
động trên thị trường, những khó khăn mà công ty phải đối mặt trong thời gian
qua, họ chỉ quan tâm tới lợi ích của bản thân mình và sẵn sàng chuyển đất
canh tác sang trồng cây khác thay cho cây mía khi thấy lợi nhuận thu về cao
hơn. Mặt khác cũng do yếu tố chủ quan trong quá trình quản lý và điều hành
phát triển vùng mía.
- Về sản xuất:
Chương trình thị trường và xuất khẩu chưa được chú trọng và vẫn còn là
khâu đáng quan tâm nhưng không có nhiều chuyển biến mới.
Công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty cho đến nay chưa
tổ chức thực hiện tập trung đầu mối, tổ chức quản lý và điểu hành vẫn còn

chồng chéo.
- Về xây dựng cơ bản: Các nhà máy mới xây dựng khi đi vào hoạt động
gặp nhiều khó khăn do các nhà máy này mới thành lập nên đang còn mới mẻ
và khá non trẻ, lại phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn trên thị trường
về kinh nghiệp kinh doanh và đang đứng bên những doanh nghiệp khổng lồ
có sản phẩm cùng loại.
- Về bộ máy quản lý: Do công tác giám sát, kiểm soát và tổ chức sản
xuất chưa tốt. Nghị quyết đại hội cổ đông và nghị quyết hội đồng quản trị
nhiều điểm chưa có phương án tổ chức chỉ đạo cụ thể, kết quả mang lại thấp.
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG LAM SƠN ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI.
Giai đoạn 2006-2010 chúng ta có những thời cơ và thuận lợi rất cơ bản:
Đây là thời kỳ hội nhập phát triển mạnh mẽ và toàn diện, luật pháp và môi
trường kinh doanh đang được bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó
thì nghành công nghiệp sản xuất mía đường cũng phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức lớn đó là: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của
tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn
ra gay gắt, giá cả vật tư tiếp tục leo thang, thời tiết biến đổi phức tạp; nhiều
cây trồng các có hiệu quả cao đang cạnh tranh và xâm lấn với cây mía, vùng
nguyên liệu thực sự chưa ổn định, năng suất, chất lượng mía thấp và tụt giảm.
Việc làm, thu nhập của người trồng mía và người lao động trong doanh
nghiệp đang gặp áp lực lớn….Trước tình hình đó thì Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn đã có những biện pháp để đối phó với những khó khăn còn
tồn tại trong công ty.
I. Trong ngắn hạn.
- Đối với công tác nguyên liệu: Tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu, rệp và
phun gốc mía, thoát nước; đề phòng bão lụt, đảm bảo sản lượng nguyên liệu
cho vụ 2007-2008 đạt từ 1- 1,2 triệu tấn. Để tăng diện tích và chất lượng mía
công ty cần có các biện pháp trong việc khuyến khích người dân trồng mía

thông qua các hình thức hỗ trợ giá một cách gián tiếp như: Cung cấp phân
bón cho người dân, hỗ trợ cho các địa phương các xã có mía theo phương
thức 1 tấn mía tương ứng với 1% giá mía.
- Về bộ máy quản lý và vấn đề lao động: Lasuco luôn xác định nguồn lực
đầu tiên và quan trọng nhất là con người, vì thế công ty luôn chú ý quan tâm
đặc biệt tới người lao động bằng các cơ chế, chính sách: Đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ hiểu biết mọi mặt phù hợp với tiến
trình hội nhập. Tiến hành soát xét, đánh giá, tổ chức lại và phát huy tốt nhất
đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật giỏi, có trình độ
tay nghề kỹ thuật cao một cách thường xuyên. Như cơ chế thu hút và đãi ngộ;
cơ chế tiền lương, tiền lương đúng mức sẽ gắn hưởng thụ với trách nhiệm và
cống hiến, với kết quả và hiệu quả công việc được giao.
Tích cực nâng cao việc chấn chỉnh, lập lại kỷ cương trong công tác quản
lý, lấy hiệu quả làm thước đo để đánh giá năng lực tổ chức điều hành của đội
ngũ cán bộ .Thực hiện cơ chế gắn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao với chính sách đãi ngộ, trả
lương, thưởng, đề bạt, đào tạo…Thực hiện triệt để khoán sản phẩm, thưởng-
phạt nghiêm túc cho tất cả các đơn vị sản xuất, các phòng ban và bộ phận
quản lý điều hành. Dành 1-1,5% lợi nhuận sau thuế để thưởng cho bộ phận
quản lý nếu thực hiện tốt kế hoạch được giao. Triển khai thực hiện quy chế
tiền lương, thu nhập gắn với sắp xếp định biên lao động. Đẩy mạnh các phong
trào thi đua, chống mọi biểu hiện bình quân, cào bằng, ỷ lại, trông chờ.
- Về đầu tư, xây dựng cơ bản:Thực hiện soát xét và hoàn chỉnh cơ chế
quản lý và sử dụng thiết bị, cơ chế chế cấp phát vật tư đúng quy trình hiệu
quả.
II. Trong dài hạn.
• Về nguyên liệu:
- Tổ chức thực hiện tốt chương trình hợp tác liên kêt “công - nông - trí”
cùng với các huyện, các xã, các nông trường xây dựng và nâng cao chất
lượng, hiệu quả vùng mía đáp ứng đủ công suất của các nhà máy đường, cồn.

Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt nhất chuyên đề về xây dựng và phát triển
vùng nguyên liệu giai đoạn 2005-2010. Đặc biệt tiếp tục tiến hành liên doanh
với các nông trường trồng mía nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu có chất lượng
cao cho sản xuất đường, cồn, sữa.
- Xây dựng các dự án và có chính sách thoả đáng hợp tác với các địa
phương hỗ trợ khuyến khích nông dân tích tụ đất đai, đồn điền chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, đưa mía xuống ruộng. Vận động nông dân ở các huyện Triệu
Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Xuân…tiến hành trồng mía trên
những cánh đồng chủ động tưới tiêu, để thực hiện mục tiêu đó công ty đã có
những chính sách như: Mua mía đất ruộng với giá cao hơn 50.000 đồng/ tấn,
mỗi ha chuyển đổi công ty hỗ trợ 1000.000 đồng. Xây dựng những cánh đồng
mía đạt 50 triệu đồng/ ha trở lên.
- Tăng khả năng liên kết giữa doanh nghiệp với người dân thông qua các
hợp đồng mua nguyên liệu, công ty đã tổ chức bán cổ phần của mình cho
người dân trồng mía.
• Về đầu tư, xây dựng cơ bản:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, tạo
thêm một nghề mới có hiệu quả cao cho nông dân, cung cấp đủ nguyên liệu
cho nhà máy sữa.
- Khu công nghiệp Lam Sơn 123 ha, gồm tổng hợp công nghiệp đường -
cồn - điện: Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu mía, trước mắt năm 2007
khởi công xây dựng thêm 1 nhà máy đường với với công suất 9.000 tấn mía
ngày (thời gian đưa vào sản xuất từ vụ ép 2008-2009) đồng thời tập trung
khai thác nguyên liệu mật rỉ đảm bảo công suất tối đa hai nhà máy cồn hiện
có, đặc biệt nhà máy cồn số II.
- Đầu tư xây dựng khu văn hoá thể thao đa năng tạo điều kiện vui chơi,
giải trí nâng cao sức khoẻ, thể chất cho cán bộ công nhân viên và người trồng
mía trong vùng để họ gắn bó hơn với doanh nghiệp.
- Rà soát đánh giá tình hình và kết quả đầu tư vào các doanh nghiệp
khác, có giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

• Về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Xúc tiến kêu gọi đầu tư và liên doanh, liên kết mở rộng thêm một số
mặt hàng có lợi thế về thị trường trong nước và xuất khẩu như: Sản xuất thức
ăn chăn nuôi, giấy bao bì cao cấp; công nghiệp chế biến gỗ; chế biến nước
quả và nhà máy cung cấp nước sạch cho khu công nghiệp và dân cư…Tăng
thêm các mặt hàng sản phẩm mới, tăng thu nhập và tạo việc làm cho công
nhân.
• Về bộ máy quản lý:
- Tập trung chỉ đạo soát xét, tổng kết, đánh giá hệ thống cơ chế quản trị
doanh nghiệp hiện hành, sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh ban hành và áp dụng có
hiệu quả hệ thống quy chế mới “minh bạch, công khai, cởi mở”, đưa công
nghệ thông tin vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, thích ứng với cơ
chế thị trường khi niên yết chứng khoán, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập
toàn diện. Cần tập trung ban hành các quy chế sau: Quy chế quản lý lao động
và tiền lương; quy chế đầu tư xây dựng cơ bản; quy chế quản lý đầu tư tài
chính; quy chế quản lý mua bán vật tư hàng hóa sản phẩm.
Chương 4:
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH NGUỒN NGUYÊN LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.
I. Quy trình lập kế hoạch.
1. Các loại Kế hoạch nguyên liệu của Lasuco.
Kế hoạch nguyên liệu tại Lasuco được chia thành 3 loại:
Kế hoạch 5 năm (kế hoạch dài hạn): Gồm các nội dung và chỉ tiêu nhằm
cụ thể hoá chiến lược pháp triển của công ty. Đây được coi là cơ sở để xây
dựng các kế hoạch trung và ngắn hạn.
Kế hoạch 2 năm (kế hoạch trung hạn): Chi tiết cho kế hoạch 5 năm.
Kế hoạch năm (kế hoạch ngắn hạn): Cụ thể hoá kế hoạch 5 năm và 2
năm, được lập cho 1 vụ ép.
Kế hoạch năm được coi là các chỉ tiêu bắt buộc, mang tính chất cố định,
khó thay đổi. trong khi đó kế hoạch 2 năm và kế hoạch 5 năm mang tính chất

định hướng và có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất.
2. Quy trình lập kế hoạch nguyên liệu của Lasuco.
Kế hoạch nguyên liệu được lập vào khoảng đầu tháng 9 đến tháng 10
hàng năm, đây là khoảng thời gian trước khi tiến hành vụ ép vào đầu
tháng11.
Kế hoạch nguyên liệu được xây dựng dựa trên các căn cứ về:
- Kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty.
- Kế hoạch nguyên liệu năm trước.
- Tình hình nguyên liệu thực tế của năm lập kế hoạch.
việc lập Kế hoạch nguyên liệu do bộ phận kế hoạch của Xí nghiệp
Nguyên liệu đảm nhiệm và chịu sự giám sát của ban lãnh đạo công ty (Tổng
giám đốc, hội đồng quản trị) và phòng kế hoạch của công ty.
nội dung của bản Kế hoạch nguyên liệu gồm các chỉ tiêu cho hai thời kỳ
gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía.
(1) Thời kỳ thu hoạch mía: Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau; Bao gồm
các chỉ tiêu về:
- Diện tích, năng suất và chất lượng mía cho các địa phương.
- Khối lượng mía chặt và địa điểm chặt mía hàng ngày để đảm bảo cung
cấp đủ công suất cho 2 nhà mày đường của công ty.
- Diện tích mía sau khi chặt cần vun gốc và khối lượng phân bón cấp cho
vùng mía mới vun gốc.
- Diện tích cần phá gốc sau khi chặt để trồng mới. Do đặc điểm của cây
mía có chu kỳ từ 2-3 năm, do đó tuỳ thuộc vào điều kiện đất trồng để có các
quyết định về vun gốc hoặc trồng mới sao cho hiệu quả thu được là cao nhất.
- Khối lượng mía vận chuyển hàng ngày.
- Diện tích mía tiến hành trồng luân canh để cải tạo đất.
Các chỉ tiêu này được phản ánh cụ thể thành các kế hoạch nhỏ như: kế
hoạch thu hoạch, vận chuyển mía; kế hoạch giá thành mía; kế hoạch cung cấp
phân bón cho diện tích mới vun gốc; kế hoạch chăm sóc mía…
(2) Thời kỳ chăm sóc mía ngoài vụ ép: Từ tháng 6 đến tháng 9; Thời kỳ

này xác định các chỉ tiêu về:
- Diện tích mía cần bón thúc.
- Diện tích mía cần phun thuốc sâu.
- Các chỉ tiêu về kế hoạch chăm sóc mía.
- Diện tích mía cần bóc lá.
Các kế hoạch chi tiết: kế hoạch phun thuốc sâu cho mía; kế hoạch tập
huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh; kế hoạch tập huấn kỹ thuật luân canh…
II. Công tác đánh giá, giám sát, điều chỉnh Kế hoạch nguyên liệu.
1. Mối quan hệ giữa Kế hoạch nguyên liệu và các kế hoạch khác của
công ty.
Kế hoạch nguyên liệu có quan hệ trực tiếp với các kế hoạch khác như kế
hoạch vận chuyển mía; kế hoạch sản xuất tại các nhà máy đường; kế hoạch cơ
giới làm đất; kế hoạch nghiên cứu giống mới và trồng mía. Đây được coi là
các kế hoạch bộ phận trong kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty. Các kế
hoạch trên có mối quan hệ mật thiết tã động qua lại lẫn nhau và giữa chúng
cần có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, nếu một kế hoạch thay đổi có thể
dẫn tới sự thay đổi của các kế hoạch khác. mối quan hệ này được biểu hiệu
qua sơ đồ 2.
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa Kế hoạch nguyên liệu và các kế hoạch khác
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Lasuco.
2. Đánh giá, giám sát và điều chỉnh kế hoạch.
Việc giám sát, đánh giá và điều chỉnh Kế hoạch nguyên liệu do ban lãnh
đạo công ty , phòng kế hoạch công ty và Xí nghiệp Nguyên liệu đảm nhiệm.
Công việc này được thực hiện thường xuyên theo tháng, theo tuần thậm chí
KH sản xuất tổng
thể của Lasuco
KH
nguyên
liệu
KH

vận
tải
KH sản
xuất tại
các NM
KH cơ
giới,
làm đất
KH
nghiên
cứu giống
theo từng ngày sản xuất. Công việc này chi tiết thành những bản báo cáo do
Xí nghiệp Nguyên liệu lập và gửi lên cho ban lãnh đạo và phòng kế hoạch của
công ty xem xét.qua các bản báo cáo đó để xem xét xí nghiệp đã đạt kế hoạch
đề ra hay chưa, từ đó có các giải pháp khắc phục và duy trì lượng nguyên liệu
mía cấp cho 2 nhà máy đường và lượng mật rỉ cấp cho 2 nhà máy cồn.
Cuối mỗi ngày, tuần và tháng, bộ phận kế hoạch của Xí nghiệp Nguyên
liệu lập báo cáo gửi lên ban lãnh đạo và phòng kế hoạch của công ty xem xét
và phê duyệt. Nếu thấy không phù hợp với kế hoạch sản xuất chung của công
ty thì ban lãnh đạo sẽ có các yêu cầu sửa đổi cho phù hợp. Nội dung của các
bản báo cáo này bao gồm các vấn đề:
- Tổng kết sản lượng mía chặt và vận chuyển cho từng ngày cụ thể.
- Báo cáo các kết quả mà xí nghiệp đã thực hiện được.
- Đề ra kế hoạch cho thời gian tiếp theo và nêu ra các phương hướng để
thực hiện kế hoạch.
Vào cuối vụ ép, Xí nghiệp Nguyên liệu tổng kết lại kết quả hoạt động và
lập báo cáo gửi ban lãnh đạo công ty và các phòng ban chức năng. Đây cũng
chính là một trong những căn cứ để công ty đưa ra các chỉ tiêu của kế hoạch
sản xuất trong vụ sau. Nội dung bản báo cáo này bao gồm:
- Đánh giá công tác nguyên liệu qua vụ ép về: Diện tích, sản lượng và

năng suất mía.
- Đánh giá công tác điều hành và vận chuyển mía.
- Đề ra kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch cho vụ sau để tăng
diện tích, năng suất khối lượng mía và đem lại thu nhập cao cho người trồng
mía.
- Nêu lên các kiến nghị đối với công tác nguyên liệu.
Do nguyên liệu sản xuất chính là cây mía, do đó hoạt động sản xuất chịu
ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, giao thông vận
tải…Do đó đòi hỏi Kế hoạch nguyên liệu phải linh hoạt và cần có sự điều
chỉnh theo các tình huống cụ thể như trong trường hợp mưa kéo dài làm cho
lượng mía thu mua không đảm bảo đủ số lượng và chất lượng so với kế hoạch
đề ra. Khi đó Xí nghiệp Nguyên liệu phải có thông báo gửi lên tổng công ty.
Ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét báo cáo này và có thông báo kịp thời gửi tới
các đơn vị thành viên để điều chỉnh kế hoạch của đơn vị mình cho phù hợp
với điều kiện hiện tại, tránh tình trạng lãng phí kinh phí và lao động.

×