Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của các kiểm toán viên tại các công ty big 4 việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.64 KB, 98 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


HÀ HOÀNG ĐIỆP



NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI ĐE DỌA CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA CÁC KIỂM TOÁN VIÊN
TẠI CÁC CÔNG TY BIG 4 VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


HÀ HOÀNG ĐIỆP



NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI ĐE DỌA CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA CÁC KIỂM TOÁN VIÊN
TẠI CÁC CÔNG TY BIG 4 VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Hà Hoàng Điệp, học viên cao học khóa 22 – ngành Kế
toán – Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý. Các
nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015.
Học viên



Hà Hoàng Điệp










MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình trong luận văn
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do hình thành đề tài 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài 5
1.6. Kết cấu của đề tài 5
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI ĐE DỌA CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
2.1. Tổng quan về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán và mối quan hệ giữa hành vi
đe dọa chất lượng kiểm toán với chất lượng kiểm toán 6
2.1.1. Khái niệm về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán 6
2.1.2. Mối quan hệ giữa hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán với chất lượng
kiểm toán 6

2.2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến các hành vi đe dọa chất lượng
kiểm toán 7
2.3. Tổng kết những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán từ
các nghiên cứu trước 10
2.3.1. Mục tiêu cắt giảm chi phí 10


2.3.2. Áp lực từ việc đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu 11
2.3.3 Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán 12
2.3.4. Chính sách nhân sự không công bằng của công ty kiểm toán 12
2.3.5. Thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin 13
2.3.6. Một số đặc tính cá nhân của kiểm toán viên 14
Tóm tắt chương 2 15
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 16
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu 16
3.1.2. Mô hình nghiên cứu 17
3.2. Nghiên cứu chính thức 18
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 18
3.2.2. Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi 19
3.2.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo 19
Tóm tắt chương 3 23
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu 24
4.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả 27
4.2.1. Thống kê mô tả các yếu tố 27
4.2.2. Thống kê mô tả cho các biến quan sát của từng yếu tố 28
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá 34
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 34
4.3.2. Phân tích nhân tố (EFA) 35

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính 40
4.5. Kiểm định giả thuyết 42
4.6. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đối với những nhân tố có ảnh
hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán 44


4.6.1. Khác biệt về giới tính 44
4.6.2. Khác biệt về độ tuổi 45
4.6.3. Khác biệt về công ty kiểm toán đang làm việc 46
4.6.4. Khác biệt về vị trí công việc 47
4.6.5. Khác biệt về thâm niên công tác 48
4.6.6. Khác biệt về việc có chứng chỉ nghề nghiệp 48
Tóm tắt chương 4 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 51
5.2. Kiến nghị 52
5.3. Đóng góp của đề tài 57
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 58
Tóm tắt chương 5 60

Tài liệu tham khảo
Phụ lục












DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTV Kiểm toán viên
Big 4 4 Công ty kiểm toán tại Việt Nam: Deloitte, PwC, E&Y, KPMG
BCTC Báo cáo tài chính
KiT Kiểm toán
GĐ Giám đốc
TGĐ Tổng Giám đốc
















DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 4.1: Cơ cấu về giới tính…………………………………………………………24
Bảng 4.2: Cơ cấu về độ tuổi………………………………………………………… 25
Bảng 4.3: Cơ cấu về công ty kiểm toán đang làm việc……………………………….25

Bảng 4.4: Cơ cấu về vị trí công việc………………………………………………….26
Bảng 4.5: Cơ cấu về thâm niên công tác……………………….…………………… 26
Bảng 4.6: Cơ cấu về chứng chỉ nghề nghiệp……………………….…… ………… 27
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả các yếu tố……………………….…… ………….27
Bảng 4.8: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Mục tiêu cắt giảm chi
phí” ……………………….…… ………….……………………….…… ………….28
Bảng 4.9: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Áp lực đánh giá nhân
viên gắn với hoàn thành mục tiêu” ……………………….…… …………………….29
Bảng 4.10: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Chính sách nhân sự
không công bằng” ……………………….…… ………….……………………….…30
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Mức độ gắn bó thấp
với công ty kiểm toán” ……………… ……….…… ………….……………………31
Bảng 4.12: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Trao đổi thông tin
không thuận lợi” ………………… …….…… ………….……………………….…32
Bảng 4.13: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán”………………………………………………………………………33
Bảng 4.14: Kết quả Cronbach’s alpha của các nhóm biến quan sát………………… 35
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter………………… 40
Bảng 4.16. Kiểm định sự khác biệt về giới tính……………………………………….45
Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt về tuổi tác………………………………………. 46


Bảng 4.18. Kiểm định sự khác biệt về công ty kiểm toán đang làm việc…………… 47
Bảng 4.19. Kiểm định sự khác biệt về vị trí công việc………………………………. 47
Bảng 4.20. Kiểm định sự khác biệt về thâm niên công tác………………………… 48
Bảng 4.21. Kiểm định sự khác biệt về có chứng chỉ nghề nghiệp…………………… 49





















DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu………………………………………………………16
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu…………………………………………………… 17
1

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do hình thành đề tài
Một trong những mục tiêu mà các tổ chức thường thiết lập là tạo ra động lực để
khuyến khích và thúc đẩy nhân viên nâng cao hiệu quả công việc. Để đạt được mục
tiêu này, nghiên cứu của Otley, 1987 đã chỉ ra rằng mục tiêu của tổ chức đặt ra cần
phải phù hợp cho từng cấp bậc nhân viên, tạo ra sự gắn kết và phù hợp giữa mục tiêu
chung của tổ chức với mục tiêu phát triển riêng cho từng cá nhân. Nếu mục tiêu đặt ra
không sát với thực tế, quá khó để đạt được thì sẽ tạo ra áp lực khiến nhân viên có
những hành động không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh, chuẩn mực đạo

đức nghề nghiệp. Tình trạng này rất phổ biến ở những đơn vị mà việc đánh giá kết quả
làm việc của nhân viên phụ thuộc nhiều vào việc họ có đạt được mục tiêu được giao
hay không thay vì đánh giá dựa trên sự cố gắng nỗ lực và kết quả công việc trong suốt
năm của nhân viên đó (Hopwood, 1976).
Trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, các nghiên cứu thực nghiệm (Otley and
Pierce, 1996a; Pierce and Sweeney, 2004) cũng cho thấy rằng mục tiêu của tổ chức có
ảnh hưởng tới cách làm việc và ứng xử của nhân viên. Áp lực thời gian (giao cho nhân
viên một khối lượng lớn công việc trong khi thời gian không đủ để hoàn thành) sẽ dẫn
tới việc nhân viên có thể có những hành động vội vàng, gấp gáp, bỏ qua các thủ tục cần
thiết nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu hoàn thành mà ít quan tâm tới chất lượng
công việc Chất lượng kiểm toán còn phụ thuộc nhiều vào tính chính trực và sự
chuyên nghiệp của các kiểm toán viên. Các kiểm toán viên thường xuyên phải cân nhắc
giữa việc chỉ được thực hiện công việc trong giới hạn thời gian cho phép (vì số giờ làm
việc của kiểm toán viên sẽ được tính vào giá phí thu từ khách hàng) với việc đảm bảo
được chất lượng kiểm toán (Power, 2003; Pierce and Sweeney, 2004).
Những hành động nêu trên của KTV được gọi là “Hành vi đe dọa chất lượng
kiểm toán” (Pierce and Sweeney 2004). Một số nghiên cứu đã chỉ ra được những hành
vi đe dọa chất lượng kiểm toán do áp lực công việc như: việc soát xét các giấy tờ làm
2

việc, hồ sơ kiểm toán khá sơ sài, bỏ qua các thủ tục kiểm toán cần thiết (Pierce and
Sweeney, 2004; Coram, Ng and Woodliff, 2003). Ngoài ra, các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán còn xuất phát từ việc các kiểm toán viên phải làm việc nhiều giờ liền
để hoàn thành khối lượng công việc được giao mà không được tính giờ làm thêm
(Sweeney and Pierce, 2006). Tình trạng này có thể không quá nghiêm trọng nếu nó xảy
ra nhất thời và hạn chế trong một số tình huống nhất định, tuy nhiên, nếu nó trở thành
một “quy luật bất thành văn” trong các công ty kiểm toán thì chất lượng kiểm toán sẽ
bị giảm sút. (Bedard, Ettredge and Johnstone, 2008).
Có thể dễ dàng nhận thấy, những hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ gây ra
những hậu quả xấu cho các kiểm toán viên lẫn công ty kiểm toán, đặc biệt trong bối

cảnh chất lượng kiểm toán đang được đòi hỏi rất cao sau hàng loạt các vụ bê bối về báo
cáo tài chính đã kiểm toán xảy ra tại Việt Nam và trên thế giới. Các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán có thể khiến các kiểm toán viên bị sa thải, bị đình chỉ công việc, ảnh
hưởng xấu tới danh tiếng và khiến cho công ty kiểm toán có thể gặp rắc rối về vấn đề
pháp lý do bị các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán kiện tụng (Pierce and Sweeney,
2004, 2005). Các nghiên cứu trên thế giới (Alderman and Deitrick, 1982; Kelly and
Seiler, 1982; Lightener, Leisenring and Winters, 1983; Kelley and Margheim, 1990;
Raghunathan, 1991; Malone and Roberts, 1996; Otley and Pierce, 1996a; 1996b; Pierce
and Sweeney, 2004; 2005) cho thấy tình trạng KTV ở các công ty Big 4 có các hành vi
đe dọa chất lượng kiểm toán đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, thậm chí có dấu
hiệu gia tăng. Sự sụp đổ của nhiều công ty hàng đầu thế giới có liên quan tới bê bối báo
cáo kiểm toán như Eron, WorldCom, Xerox cũng như việc các hãng kiểm toán Big 4
liên tục bị Ủy ban Giám sát kế toán các công ty Đại chúng của Mỹ xử phạt do vi phạm
các quy định nghề nghiệp càng đặt ra yêu cầu bức thiết về việc nghiên cứu những nhân
tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
Tại các công ty big 4 của Việt Nam, cũng có thể xảy ra các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán, tuy nhiên đến nay chỉ có các đề tài nghiên cứu về chất lượng kiểm
3

toán nói chung mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về các hành vi đe dọa
chất lượng kiểm toán của KTV – một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng
kiểm toán BCTC.
Do vậy tác giả đã chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán của các kiểm toán viên tại các Công ty Big 4 Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu này sẽ làm phong phú thêm kiến thức lý luận và thực tiễn về
chất lượng kiểm toán và các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm
toán, đặc biệt là trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:
- Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài đã có kết quả thế nào?
- Tại các công ty Big 4 Việt Nam có xuất hiện các hành vi đe dọa chất lượng
kiểm toán hay không? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến những hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán tại các công ty Big 4 Việt Nam?
- Một số đặc tính cá nhân (tuổi tác, giới tính,…) có ảnh hưởng đến các hành vi
đe dọa chất lượng kiểm toán của KTV hay không?
Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất: Tổng kết các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
Thứ hai: Xem xét liệu tại các công ty Big 4 có xuất hiện các nhân tố đe dọa chất
lượng kiểm toán hay không? Nếu có, tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân
tố này đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của KTV làm việc tại các công ty Big
4 Việt Nam.
4

Thứ ba: Có hay không sự khác biệt về các đặc tính cá nhân (như: tuổi tác, giới
tính, vị trí công việc, thâm niên công tác) đến các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán
của KTV.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe
dọa chất lượng kiểm toán của KTV làm việc tại các công ty Big 4 Việt Nam. Đề tài
không nghiên cứu các công ty kiểm toán không phải là Big 4.
Đối tượng khảo sát bao gồm: các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên (gọi
chung là kiểm toán viên) đang làm việc tại các công ty Big 4 Việt Nam.
Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 01/2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước liên quan
đến các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.

- Phương pháp phân tích định lượng để nghiên cứu thực nghiệm. Trong đó, bao
gồm:
+ Đánh giá độ tin cậy của các thang đo: độ tin cậy của thang đo được đánh giá
qua hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ
bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu.
+ Phân tích hồi quy đơn biến, phân tích hồi quy.
+ Kiểm định T-Test và phân tích ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê theo một số đặc tính cá nhân của các KTV có liên quan đến những nhân tố
này.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

5

1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố
ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
- Về mặt thực hành: Đối với các kiểm toán viên và công ty kiểm toán, đặc biệt
là Big 4 Việt Nam: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, nhà quản lý và các kiểm
toán viên có thể thấy được những nhân tố nào là quan trọng nhất, từ đó xây
dựng các chính sách và quy định hợp lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực
của các nhân tố này, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán
trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động.
1.6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Phần mở đầu: Lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và đối tượng khảo sát, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, kết cấu
của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và giải pháp







6

Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI ĐE DỌA CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
2.1. Tổng quan về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán và mối quan hệ giữa
hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán với chất lượng kiểm toán
2.1.1. Khái niệm về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán
Hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán lần đầu được đề cập trong nghiên cứu của
Malone and Roberts (1996). Theo Malone and Roberts (1996), các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán là “hành động của KTV trong cuộc kiểm toán làm giảm khả năng phát
hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu”.
2.1.2. Mối quan hệ giữa hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán với chất lượng kiểm
toán
Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót
trọng yếu được xem là quan điểm được chấp nhận khá phổ biến của các nhà nghiên cứu
về chất lượng kiểm toán. DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên xác định chất
lượng kiểm toán dựa trên khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trong
BCTC của công ty khách hàng. Theo đó, chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng
KTV phát hiện và báo cáo những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố
BCTC của khách hàng được kiểm toán. Khả năng các KTV phát hiện được sai phạm
trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp và tính chính

trực của KTV, còn khả năng báo cáo các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào tính độc lập
của KTV (Lam and Chang, 1994).
Theo quan điểm này, nếu cuộc kiểm toán có chất lượng có nghĩa là KTV cam
kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong BCTC đã
được kiểm toán theo đúng các quy định của chuẩn mực nghề nghiệp. Hành vi đe dọa
chất lượng kiểm toán làm suy giảm khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu
7

(Malone and Roberts,1996), tức là làm suy giảm chất lượng kiểm toán BCTC. (Otley
and Pierce, 1996a; Pierce and Sweeny, 2004).
2.2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán
Trên thế giới, khá nhiều nghiên cứu đã thực hiện về chủ đề này. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, đồng nghĩa với sự sụt giảm
khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu trong việc trình bày
và công bố BCTC của các khách hàng được kiểm toán (Pierce and Sweeny, 2004). Khả
năng phát hiện và báo cáo được các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
Áp lực từ việc kiểm soát chi phí – chất lượng từ công ty kiểm toán (Pierce and
Sweeney, 2004; Coram et al.,; 2003; Bedard et al.,2008); chính sách nhân sự không
công bằng (Bol, 2011; Janssen, 2001; Akerlof and Yellen, 1990) của công ty kiểm toán
có thể khiến giảm sút tinh thần làm việc của KTV, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng
hoạt động kiểm toán; hay việc các công ty kiểm toán thường đánh giá kết quả của KTV
dựa vào việc họ có hoàn thành được mục tiêu do các nhà quản lý đặt ra hay không
(Hopwood, 1972; Otley and Pierce, 1995; Sweeney and Pierce, 2004).
Một số nghiên cứu khác về các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán có liên
quan tới tính cách và năng lực của KTV cũng đưa ra các kết luận về các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán như: KTV có mức độ gắn bó thấp với
công ty kiểm toán sẽ có xu hướng nhảy việc ngay khi có thể, do đó sẵn sàng có những
hành động làm sụt giảm chất lượng kiểm toán nhằm đạt được các mục tiêu trước mắt:
hoàn thành công việc được giao, được các nhà quản lý đánh giá tốt (Otley and Pierce,

1996a; Malone and Roberts ,1996). Simons, 1995; Otley and Pierce, 1995 tiếp cận theo
hướng trao đổi thông tin giữa các KTV với nhà quản lý, chỉ ra rằng sự trao đổi không
thường xuyên và thiếu thuận lợi giữa các KTV với nhau và với nhà quản lý về những
vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán cũng ảnh hưởng tới các hành vi đe dọa chất
lượng cuộc kiểm toán.
8

Nghiên cứu của Pierce and Sweeney (2006) chú ý tới một số đặc tính cá nhân
của KTV có liên quan tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, các tác giả nhận thấy
các trưởng nhóm kiểm toán và những trợ lý KTV có nhiều kinh nghiệm hơn thì hành vi
đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ nhiều hơn ở các trợ lý KTV ít kinh nghiệm.
Tóm lại, các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán đã được phát hiện trong các
nghiên cứu trước đây bao gồm:
(1) Bỏ qua các thủ tục kiểm toán được thiết kế từ trước mà không thực hiện
các thủ tục kiểm toán thay thế (Coram et al., 2003; Otley and Pierce, 1996a;
Raghunathan, 1991);
(2) Chấp nhận sự giải thích không hợp lý của khách hàng và xem đó là một
bằng chứng kiểm toán thay thế (Coram et al., 2003; Otley and Pierce, 1996a)
(3) Soát xét thiếu thận trọng chứng từ, bằng chứng do khách hàng cung cấp
(Coram et al., 2003; Coram et al., 2003; Otley and Pierce, 1996a; Pierce and
Sweeney, 2004);
(4) Không tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng đúng mức và hoài nghi nghề
nghiệp (Coram et al., 2003; Coram et al., 2003; Otley and Pierce, 1996a; Pierce
and Sweeney, 2004);
(5) Không mở rộng thủ tục kiểm tra khi phát hiện có sai sót (Coram et al.,
2003); Bỏ qua các khoản mục có thể có rủi ro cao (Pierce and Sweeney, 2004);
(6) Chấm công ít hơn thời gian làm việc thực tế (Otley and Pierce, 1996a;
Lightner et al., 1982)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng được Pierce và Sweeny
(2004, 2005, 2010) khái quát và hệ thống hóa, bao gồm 2 nhóm:

Nhóm xuất phát từ Công ty kiểm toán:
(1) Mục tiêu cắt giảm chi phí;
(2) Áp lực từ việc đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu;
(3) Chính sách nhân sự không công bằng.
9

Nhóm xuất phát từ kiểm toán viên:
(4) Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán
(5) Trao đổi thông tin không thuận lợi.
Tại Việt Nam, vấn đề hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán chủ yếu được đề cập
tới trong các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán BCTC, ví dụ, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ của Đoàn Xuân Tiên (2008) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty
kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay”; hoặc bàn luận về quy trình kiểm toán BCTC
đối với từng lĩnh vực/ngành nghề cụ thể, ví dụ luận án tiến sĩ của Phạm Tiến Hưng
(2009) “Hoàn thiện kiểm toán BCTC các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán
độc lập”.
Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong nước khác có liên
quan đến chất lượng kiểm toán, điển hình có Đề tài khoa học cấp bộ của Vương Đình
Huệ (2001) “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở
Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Ngô Đức Long (2002) “Những giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam”; Nguyễn Thị Mỹ (2013) “Hoàn thiện kiểm toán
BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” và đề tài cấp
ngành của Hà Thị Ngọc Hà (2011) “Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát
chất lượng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng”. Tuy nhiên,
trong các nghiên cứu này, nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán
không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính mà chỉ là một phần nhỏ hoặc
được dùng cho các phân tích bình luận quan trọng khác có liên quan, do đó các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán chưa được hệ thống đầy đủ cũng
như chưa được đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới chất lượng hoạt động kiểm
toán.

Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng:
Các nghiên cứu trong nước chủ yếu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp. Đối
với các nghiên cứu nước ngoài, các kết quả phân tích hầu hết sử dụng phương pháp
10

định lượng thông qua thống kê mô tả, dữ liệu điều tra, sử dụng các phương pháp kiểm
định được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS.
Cách thức khảo sát:
Các nghiên cứu nước ngoài thường sử dụng bảng câu hỏi tập trung vấn đề
chính: Đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, xác định được các nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, thang đo đánh giá thường là likert với
5 hoặc 7 mức, từ Rất thấp đến Rất cao. Đại diện là các nghiên cứu của Alderman and
Deitrick, 1982; Kelly and Seiler, 1982; Lightener, Leisenring and Winters, 1983;
Kelley and Margheim, 1990; Raghunathan, 1991; Malone and Roberts, 1996; Otley
and Pierce, 1996a; 1996b; Pierce and Sweeney, 2004; 2005. Các nhân tố thường được
xác định có mức độ ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, xét từ góc độ
KTV là: áp lực từ mục tiêu cắt giảm chi phí, áp lực đánh giá nhân viên dựa trên việc
hoàn thành mục tiêu, mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán, chính sách nhân sự
không công bằng của công ty kiểm toán, thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin.
Dựa trên kết quả và phương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu
trước, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi
đe dọa chất lượng kiểm toán của KTV làm việc cho các công ty Big 4 Việt Nam.
2.3. Tổng kết những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán
từ các nghiên cứu trước
Tổng hợp các nghiên cứu trước đã trình bày ở phần trên, có thể rút ra một số
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán như sau:
2.3.1. Mục tiêu cắt giảm chi phí
Tương tự các nghề nghiệp khác, các công ty kiểm toán cũng đặt ra các mục tiêu
chung nhằm tăng hiệu quả công việc của toàn công ty. Nghiên cứu của Otley 1987 cho

thấy mục tiêu càng cao thì nhân viên càng phải bỏ ra nhiều công sức để thực hiện, do
đó, khi nhà quản lý đặt ra một mục tiêu cao hơn khả năng thực tế, nhân viên sẽ có xu
11

hướng phản đối hoặc cắt giảm bớt một số thủ tục mà họ cho là tốn nhiều thời gian để
hoàn thành.
Ngoài việc đặt ra mục tiêu cao, công ty kiểm toán thường sẽ cắt giảm chi phí
nhằm tối đa hóa lợi nhuận (Otley, 1987). Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý
của công ty kiểm toán gặp một nghịch lý cố hữu, đó là: thời gian làm việc và các chi
phí của cuộc kiểm toán có thể được đo lường và kiểm soát dễ dàng (thông qua hệ thống
chấm công và quản lý chi phí) trong khi chất lượng công việc kiểm toán thì rất khó để
quan sát, khiến cho việc đánh giá hiệu quả của cuộc kiểm toán gặp rất nhiều khó khăn
(Otley and Pierce, 1996a).
Dưới áp lực của việc kiểm soát chi phí chặt chẽ từ nhà quản lý, các kiểm toán
viên có thể có những hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán như: soát xét giấy tờ làm
việc của các trợ lý kiểm toán viên thiếu thận trọng, không mở rộng các thủ tục kiểm tra
khi có sai sót được phát hiện, cắt giảm bớt một số thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm tiết
kiệm thời gian (Pierce and Sweeney, 2004; Coram et al.,; 2003). Bedard et al. (2008)
còn cho thấy dù các kỳ kiểm toán sau, thời gian làm việc của kiểm toán viên có thể
được phân bổ thêm thì vẫn không đủ để thực hiện hết khối lượng công việc kiểm toán,
tạo ra áp lực cho kiểm toán viên phải bỏ bớt một số thủ tục, làm sụt giảm chất lượng
kiểm toán.
2.3.2. Áp lực từ việc đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu
Tiêu chí đánh giá nhân viên của cấp trên sẽ ảnh hưởng tới thái độ và hành động
của nhân viên cấp dưới. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nếu cấp trên đánh giá
nhân viên chỉ chú trọng vào việc nhân viên đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không sẽ
dễ xảy ra tình trạng nhân viên làm việc vội vàng, nhanh chóng để hoàn thành mà bỏ
qua chất lượng công việc (Hopwood, 1972; Otley and Pierce, 1995; Sweeney and
Pierce, 2004). Mục tiêu của các kiểm toán viên là phải hoàn thành cuộc kiểm toán với
chất lượng cao và chi phí thấp (Otley and Pierce, 1995; Sweeney and Pierce, 2004), do

12

đó, để đạt được cả hai mục tiêu vốn mâu thuẫn với nhau này, kiểm toán viên có thể sẽ
có những hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
Theo Otley and Pierce, 1995; khi cấp trên đánh giá kiểm toán viên chỉ dựa trên
việc họ có hoàn thành mục tiêu của cuộc kiểm toán (phát hành báo cáo đúng thời
hạn….) hay không thì khả năng xảy ra các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán là rất
cao.
2.3.3 Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán
Sự hài lòng với công việc và những đánh giá tốt về môi trường làm việc tại công
ty kiểm toán có ảnh hưởng tới các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. Như đã đề cập,
chất lượng kiểm toán là một yếu tố khó đánh giá và kiểm soát, do đó, một trong những
giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán đó là nâng cao sự hài lòng với công việc và
mức độ gắn bó với công ty kiểm toán của kiểm toán viên (Otley and Pierce, 1996a).
Otley and Pierce, 1996a đã kết luận kiểm toán viên gắn bó với công ty kiểm
toán nhiều hơn thì sẽ ít gây ra các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán hơn. Theo
hướng ngược lại, trong nghiên cứu của Malone and Roberts (1996) cho thấy các kiểm
toán viên có mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán thường có xu hướng bỏ qua các
thủ tục kiểm toán nhằm giảm thiểu áp lực công việc do họ có xu hướng sẽ chuyển sang
công việc khác khi có cơ hội.
2.3.4. Chính sách nhân sự không công bằng của công ty kiểm toán
Hành động của kiểm toán viên cũng chịu sự ảnh hưởng từ những đánh giá của
họ về sự công bằng trong các chính sách của công ty như sự phân chia khối lượng công
việc giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán, các chính sách về lương thưởng và
thăng tiến. Một điều quan trọng trong chiến lược quản trị nhân sự là phải làm cho nhân
viên cảm thấy họ được đối xử công bằng và được tưởng thưởng xứng đáng cho những
nỗ lực của họ trong công việc và quan trọng là không có sự đối xử phân biệt giữa các
nhân viên có cùng năng lực trong công ty (Bol, 2011).
13


Kiểm toán viên cảm thấy mình được đối xử công bằng sẽ gia tăng sự hài lòng
với công việc, từ đó gia tăng chất lượng của công việc kiểm toán (Janssen, 2001).
Ngược lại, kiểm toán viên nếu thấy mình không được tưởng thưởng xứng đáng với
công sức đã bỏ ra sẽ có xu hướng điều chỉnh công việc của họ theo hướng cắt giảm bớt
thời gian và công sức bỏ ra để xứng đáng với những gì mà công ty kiểm toán đánh giá
(Akerlof and Yellen, 1990).
2.3.5. Thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin
Các công ty kiểm toán nói chung và Big 4 nói riêng có cơ cấu nhân sự gồm
nhiều cấp bậc: Cao nhất là các chủ phần hùm (Partner) là những người đưa ra chiến
lược và các quyết sách chung cho cuộc kiểm toán. Phía dưới gồm có các Giám đốc
kiểm toán và các Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ - những người cụ thể hóa các
chiến lược của chủ phần hùm theo hướng chi tiết hơn và quản lý trực tiếp cuộc kiểm
toán. Bên dưới nữa sẽ có các trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm chính và các trợ
lý kiểm toán viên trực tiếp thực hiện các phần hành kiểm toán. Simons (1995) cho thấy
quan điểm và cách giao tiếp giữa nhân viên với cấp trên có ảnh hưởng quan trọng tới
thái độ và hành động của cấp dưới, nhất là khi có các tình huống không rõ ràng và cấp
dưới cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo từ cấp trên. Sự trao đổi thường xuyên giữa nhân viên với
các nhà quản lý cũng giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo ra sự tin tưởng, gia
tăng hiệu quả công việc.
Việc tăng cường trao đổi giữa nhân viên với nhà quản lý còn giúp tạo ra một
môi trường thân thiện nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của nhà quản lý, thảo
luận về các sáng kiến trong công việc của nhân viên, từ đó có thể tháo gỡ được nhiều
khó khăn và khúc mắc trong công việc. Otley and Pierce, 1995 đã nghiên cứu và chỉ ra
rằng sự giao tiếp không thuận lợi và không thường xuyên giữa kiểm toán viên với các
cấp quản lý trong công ty kiểm toán sẽ khiến các KTV thiếu sự tư vấn về các giải pháp
đối với những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán cũng như nhà quản lý không được
14

cập nhật về tình hình cuộc kiểm toán nhằm điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, do
đó, gia tăng các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán của KTV.

2.3.6. Một số đặc tính cá nhân của kiểm toán viên
Một số đặc tính cá nhân của kiểm toán viên như kinh nghiệm làm việc, vị trí
công việc,… cũng được nghiên cứu trong mối liên quan với các hành vi đe dọa chất
lượng kiểm toán, tuy nhiên, khía cạnh này thường không phải là mục tiêu nghiên cứu
chính thức và kết quả đạt được chỉ mang tính thống kê, tham khảo.
Nghiên cứu của Pierce and Sweeney (2006) cho thấy các trưởng nhóm kiểm
toán và những trợ lý KTV có nhiều kinh nghiệm hơn thì hành vi đe dọa chất lượng
kiểm toán sẽ nhiều hơn ở các trợ lý KTV ít kinh nghiệm. Đồng quan điểm với ý kiến
này là nghiên cứu của Chun Yip Yuen, Philip Law, Chan Lyu, Jenny Guan (2013) về
các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán tại các công ty Big 4 ở Macau, Trung Quốc;
nghiên cứu này khảo sát 141 kiểm toán viên đang làm việc tại các công ty Big 4 tại
Macau, cho thấy có tới 65% các trưởng nhóm kiểm toán đã từng có các hành vi đe dọa
chất lượng kiểm toán, trong khi tỷ lệ này ở các kiểm toán viên có dưới 2 năm kinh
nghiệm chỉ là 38%.








15

Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã giới thiệu khái niệm về hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán, một
số nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng
kiểm toán.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán đã được chỉ ra
trong các nghiên cứu trước là : mục tiêu cắt giảm chi phí, áp lực đánh giá nhân viên

gắn với hoàn thành mục tiêu, mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán, chính sách
nhân sự không công bằng, trao đổi thông tin không thuận lợi; ngoài ra còn có một số
đặc tính cá nhân như kinh nghiệm, tuổi tác và vị trí công việc của KTV cũng có ảnh
hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.













×