Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty chè phú đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.55 KB, 56 trang )

PHẦN I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY
CHÈ PHÚ ĐA
1.1 Q trình hình thành và phát triển
Cơng ty chè Phú Đa là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Iraq, được
thành lập theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và hoạt động dưới hình thức
cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty được thành lập theo quyết định số 2106/GP
ngày 7/01/1999 do Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư ký. Các bên liên doanh gồm
Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea Corp) địa chỉ 92 Võ Thị Sáu – Hà Nội và công
ty Foodstuff Trading Baghdad – Iraq, địa chỉ thủ đô Baghdad, Iraq thành lập doanh
nghiệp liên doanh.
Cơng ty chè Phú Đa có tên giao dịch là Phuda Tea, trụ sở đặt tại Huyện
Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ.
Công ty chè Phú Đa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 công ty chè nhà
nước trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, gồm: Cơng ty chè Phú Sơn hình thành
và phát triển từ tháng 5/1958, Cơng ty chè Thanh Niên hình thành và phát triển từ
tháng 2/1970, Công ty chè Tân Phú hình thành và phát triển từ tháng 8/1988. Sau
khi thành lập liên doanh, các công ty trên chuyển thành xí nghiệp trực thuộc cơng ty
chè Phú Đa, đồng thời Cơng ty thành lập thêm một xí nghiệp thành viên nữa, đó là
xí nghiệp chè Phú Long, hình thành và phát triển từ tháng 1/2000.
1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty chè Phú Đa.
Theo Hồ sơ về việc thành lập Công ty chè Phú Đa, các nhiệm vụ kinh doanh
chính bao gồm:
+ Đầu tư thâm canh trên diện tích 1200 ha chè hiện có đạt tới năng suất 15
tấn/ha.
+ Trồng thêm 1000 ha chè giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
+ Thu mua tất cả sản lượng chè tươi từ vườn chè Công ty và khi cần thiết có
thể mua chè từ các hộ trồng chè trên địa bàn để chế biến thành sản phẩm chè đen.
+ Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, chủ yếu nhất của Công ty chè
Phú Đa là xuất khẩu ít nhất 95% sản phẩm chè của Công ty sang thị trường Iraq và
các thị trường khác trên thế giới. Mục tiêu kinh doanh này cũng được thể hiện trên
giấy phép kinh doanh số 2106/GP ngày 7/01/1999 do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và


Đầu tư ký.


1.3 Quy mơ và đặc điểm vốn góp.
Tổng vốn đầu tư là 15.100.000 USD. Trong đó bên Tổng cơng ty chè
Việt Nam(Vina tea corp) góp 6.800.000 USD (45% vốn điều lệ) bằng giá trị các tài
sản gồm: vườn chè, nhà máy, hệ thống kho, văn phòng, dây chuyền chế biến, các
phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng và các tài sản khác. Giá trị tài sản do phía
Việt Nam góp được Hội đồng liên doanh đánh giá trên cơ sở báo cáo thẩm định giá
của Cơng ty kiểm tốn. Công ty kinh doanh thực phẩm Baghdad, Iraq (đối tác liên
doanh) góp vốn bằng ngoại tệ USD (8.300.000 USD) và tiến độ góp vốn của phía
Iraq tăng lên theo năm hoạt động. Và đến tháng 9 năm 2006 đối tác liên doanh nước
ngồi đã góp đủ vốn theo tiến độ góp vốn thoả thuận ở điều lệ Cơng ty. Vốn góp
của phía Iraq có đặc điểm là nằm trong khoản nợ của chính phủ Việt Nam với chính
phủ Iraq. Cho nên trên cơ sở Hiệp định trả nợ ký kết giữa hai chính phủ, theo tiến
độ giải ngân vốn góp đã thoả thuận, hàng năm theo đề nghị của Công ty chè Phú Đa
và ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng trung ương Iraq gửi Bộ tài chính, khoản vốn
góp của này sẽ được Bộ tài chính thơng qua Ngân hàng nhà nước chuyển vào tài
khoản Công ty chè Phú Đa.
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
Hệ thống tổ chức của Công ty gồm Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, phịng
kế tốn, phịng kế hoạch, phịng nơng nghiệp, phịng nhân sự hành chính, trung tâm
đấu trộn, các xí nghiệp : Thanh Niên, Tân Phú, Phú Long, Phú Sơn.
Bộ máy quản lý Công ty chè Phú Đa được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 01: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của cụng ty chố Phỳ Đa
Hội đồng quản trị (HĐQT) hoạt động theo điều lệ Cơng ty và Luật đầu tư
nước ngồi tại VN và là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty, bao gồm 6 người: 3
người phía Việt Nam, 3 người phía Iraq.
Hội đồng quản có hoạt đồng với nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi thành viên có thể tái

cử sau nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản trị họp mỗi năm ít nhất 2 lần. HĐQT có
tồn quyền xem xét, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến Cơng ty, có quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Ban giám đốc. HĐQT của Công ty không
phân chia trách nhiệm cụ thể cho các bên Việt Nam hay Iraq và thực hiện lãnh đạo


Cơng ty thơng qua các nghị quyết của mình tại cuộc họp hội đồng quản trị, đôn đốc,
giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó. HĐQT sẽ thơng qua các vấn đề cơ bản
trong hoạt động của Công ty do ban giám đốc dự thảo như : kế hoạch xây dựng, sản
xuất, kinh doanh, nhân sự, tiền lương, vật tư kỹ thuật; kế hoạch tài chính; kế hoạch
trích lập các quỹ, báo cáo quyết tốn... Với phần góp vốn 55%, phía Iraq nắm quyền
chủ tịch HĐQT, và có thêm hai nhân sự là Phó tổng giám đốc và Giám đốc thị
trường; bên Việt Nam giữ quyền Tổng giám đốc và các vị trí khác
Ban giám đốc của Cơng ty gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám
đốc thị trường và kế tốn trưởng.
Ban giám đốc điều hành Cơng ty về nhân sự, tài chính, cơng nghệ và mọi
vấn đề về điều hành quản lý, không phân người chuyên trách từng bộ phận.
Trong ban giám đốc, giám đốc thị trường chun trách phụ trách cơng tác
marketing và tìm kiếm thị trường bán sản phẩm. Tổng giám đốc và Phó Tổng giám
đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động của Cơng ty.
Phịng nhân sự hành chính: tổ chức, sắp xếp, quản lý nhân sự, kế hoạch tiền
lương, đào tạo, tuyển dụng lao động . Thực hiện các chính sách đối với người lao
động, các chế độ bảo hiểm, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương,...
Phòng kế hoạch : xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cơ cấu mặt hàng, tiến
hành định giá và mua bán nguyên liệu, thực hiện các hợp đồng mua bán chè,...
Phịng nơng nghiệp: xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật trong
sản xuất nơng nghiệp, đầu tư thâm canh vườn chè hiện có, tổ chức trồng mới, trồng
dặm, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến chè.
Phịng kế tốn : trực tiếp quản lý nguồn tài sản, nguồn vốn phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, theo dõi chi phí sản xuất, hạch tốn và phân tích kết quả sản xuất

kinh doanh, tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính.
Trung tâm đấu trộn: kiểm tra, phân loại, đấu trộn và đóng gói sản phẩm đủ
tiêu chuẩn, đúng mẫu mã đã thoả thuận với khách hàng.
Các xí nghiệp thành viên: hạch toán theo phương thức báo sổ. Thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh... do Ban giám đốc Công ty giao, tổ chức sản xuất,
chế biến và giao chè khô về Trung tâm đấu trộn.


Các đội sản xuất nông nghiệp: tổ chức sản xuất, thu mua, vận chuyển chè
búp tươi, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
1.5 Tình hình lao động
Số lượng, cơ cấu và trình độ lao động năm 2006 tại Công ty được thể
hiện cụ thể ở bảng sau :

Phân loại
Lao động

XN chè
PhúSơn

XN chè
Thanh
Niên
636

XN chè
TânPhú

XN chè
Phú Long


Tổng
số

A Cán bộ cơng nhân
940
340
96
2.012
viên
1 Theo giới tính:
+ Nữ giới
465
219
198
43
1.025
+ Nam giới
375
417
142
53
987
2 Theo hình thức làm việc:
+ Gián tiếp
47
27
23
10
107

+ Trực tiếp
873
601
314
85
1.873
+ Y tế và Phục vụ
20
8
3
1
32
3 Theo trình độ học vấn:
+ Trên đại học
1
1
2
+ Đại học, cao đẳng
33
20
18
15
86
+ PTTH hoặc thấp
906
616
322
80
1.924
hơn

B Lao động hợp đồng
561
290
683
371
1.905
C
1.501
926
1.023
467
3.917
TỔNG CỘNG
Bảng số 01: Nguồn: Phòng Nhân sự Hành chính
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sản xuất kinh doanh của
công ty: Qua bảng trên ta thấy với quy mô lớn đặc điểm sản xuất của cơng ty có cả


nông nghiệp và công nghiệp nên lực lượng CBCNV và hợp đồng rất đông. Do nhận
thức rõ vấn đề này Ban giám đốc công ty luôn chú trọng tới việc đào tạo và cử cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đi học các lớp bồi dưỡng cán bộ, công nghệ ở các
trường đào tạo chuyên ngành . Sắp xếp bố trí lao động sao cho phù hợp với điều
kiện kinh doanh cũng như sử dụng lao động hợp đồng thời vụ để tiết kiệm chi phí.
Để nâng cao chất lượng lao động hàng năm cơng ty có tổ chức các hoạt
động:
Tổ chức lớp nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi
Cử cán bộ quản trị, cán bộ công nghệ đi học, bồi dưỡng nâng cao thêm trình
độ
Thường xuyên tổ chức tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp chế
biến, an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp .

Hàng năm tổ chức cho CBCN đi thăm quan nghỉ mát....có nhiều hình thức
khuyến khích bằng các hình thức thi đua khen thưởng cả vật chất lẫn tinh thần .
1.6 Đặc điểm quy trình cơng nghệ chế biến sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo các bước sau:
Các đội SX chè
búp tươi

Phân xưởng sản
xuất chính

Kho thành phẩm
Xí nghiệp

Trung tâm
đấu trộn

Tổng kho
cơng ty

Phân xưởng phụ trợ

Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm.
Trong đặc điểm quy trình cơng nghệ, yếu tố quan trọng nhất là quy trình chế
biến của phân xưởng chính.
Quy trình cơng nghệ của phân xưởng chính tại Cơng ty chè Phú Đa như sau :
Làm héo
Nguyên liệu

Vò + Sàng tơi


Lên men

Sấy

Phân loại SP
Bảo quản

Sơ đồ 03: Dây chuyền công nghệ phân xưởng sản xuất chính
Các đội sản xuất chè búp tươi tổ chức chăm sóc, thu hái, thu mua nguyên
liệu từ vườn chè thuộc Cơng ty quản lý, sau đó vận chuyển về nhà máy để KCS
kiểm tra, đánh giá, phân loại nguyên liệu.


Phân xưởng sản xuất phụ trợ bao gồm bộ phận cung cấp năng lượng, bộ phận
sửa chữa máy móc thiết bị để phục vụ cho sản xuất như tổ điện, tổ lị, tổ cơ khí.
Hệ thống máy móc thiết bị chế biến chè tại Công ty được nhập khẩu từ các
nước Ấn Độ và Nhật Bản. Do quy mô sản xuất lớn nên hệ thống máy móc của cơng
ty khá phức tạp bao gồm nhiều chủng loại trong đó có thể kể tên các máy móc, thiết
bị chính như: Hệ thống băng tải, máng héo, hệ thống máy lên men, máy vò, lò đốt,
hệ thống sàng tơi, máy sấy; máy đấu trộn các loại bán thành phẩm chè. Bên cạnh đó
để nâng cao chất lượng sản phẩm Cơng ty nhập khẩu máy tách cuộng màu, máy
tách sắt, tách tạp chất từ Nhật Bản. Tổng nguyên giá máy móc thiết bị chính tại
Cơng ty chè Phú Đa tại thời điểm cuối năm 2006 là hơn 26 tỷ đồng.
Dây chuyền sản xuất chính đặt tại phân xưởng chính, phân xưởng này có
nhiệm vụ tổ chức triển khai sản xuất, chế biến sản phẩm từ khâu bảo quản nguyên
liệu đến khâu bảo quản sản phẩm tại kho xí nghiệp sau đó vận chuyển sản phẩm đến
Trung tâm đấu trộn của Công ty. Tại trung tâm đấu trộn từ các loại chè bán thành
phẩm được đấu trộn với tỷ lệ thích hợp để hình thành nên sản phẩm. Sau đó bộ phận
kiểm định chất lượng kiểm tra, đánh giá chất lượng, phân loại, sau đó đóng bao gói,
bảo quản tại tổng kho rồi xếp lên container vận chuyển ra cảng Hải Phòng, xuất

sang Iraq theo hợp đồng đã ký kết.
Như vậy chính đặc điểm của quy trình kỹ thuật, cơng nghệ chế biến đã có
ảnh hưởng đến quy trình hạch tốn kế tốn tại Công ty.
1.7 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của Công ty là các mặt hàng chè đen OP, FBOP, P, PS, BPS,
F, D. Trong đó OP, FBOP, P, PS là các mặt hàng cấp cao do là chè cánh, BPS là
chè mảnh, F và D là chè vụn. 7 loại chè được phân biệt với những đặc điểm cụ thể
như sau:
OP – Tôm và lá 1 của búp chè, lẫn một ít cẫng non. Xoăn, tương đối đều, đen tự
nhiên, thoáng tuyết. Nước đỏ nâu sáng, vị đậm có hậu, hương thơm cao.
FBOP – Mảnh gẫy của OP và P, nhỏ, tương đối đều, đen có tuyết. Nước đỏ nâu
đậm, vị đậm có hậu.
P – Tương đối non, chủ yếu lá 2 và phần non lá 3, sợi to, chặt. Nước đỏ nâu sáng, vị
dịu.
PS – Phần giữa lá 3 lẫn lá đơn. Tương đối đều, đen hơi nâu, nước đỏ nâu, vị đậm
vừa.


BPS – Mảnh gẫy lá 3, lá đơn và một phần mảnh vụn lá 2. Tương đối đều, mảnh gẫy
của PS. Nước đỏ nâu nhạt, vị ít đậm.
F – Chè vụn bị nát trong quá trình phân loại. Nhỏ, đen hơi nâu, nước đỏ nâu đậm, vị
đắng.
D – Chè bột nhỏ, mịn, sạch. Nước đục đỏ nâu tối, chát đắng.
Về thị trường tiêu thụ, những năm gần đây Công ty chủ yếu xuất khẩu trực
tiếp sang Iraq (95%), phần còn lại là chè cấp thấp xuất khẩu sang các nước như
Nga, Hà Lan hoặc bán cho các đơn vị kinh doanh chè trong nước.

1.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây (2004 - 2006)
Công ty chè Phú Đa được đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có

hiệu quả trong ngành chè của Việt Nam. Kể từ khi thành lập cho đến nay Cơng ty
ln kinh doanh có lãi. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó yếu tốn quan trọng nhất là thị thị trường tiêu thụ. Năm 2006
do tình hình chính trị diễn biến hết sức phức tạp ở Iraq ( thị trường tiêu thụ chính
của Cơng ty) cho nên sản phẩm xuất khẩu sang thị trường trong năm chỉ đạt 1/2 kế
hoạch. Theo đó kết quả kinh doanh giảm đáng kể so với các năm trước.
Kết quả kinh doanh của Công ty chè Phú Đa được tổng hợp ở bảng dưới đây :
ĐVT : Đồng
Chỉ tiêu
1.Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Tơng chi phí
3. Giá vốn hàng bán
4. Chi phí bán hàng
5.Chi phí quản lý
6.Chi phí tài chính
7.Tổng lợi nhuận trước thuế
8.Thuế thu nhập doanh nghiệp
9.Tổng tài sản
10. Tổng tài sản ngắn hạn
11. Tổng tài sản dài hạn
12. Tổng vốn chủ sở hữu
13. Tiền lương bình quân

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


94.559.686.552

128.746.486.093

80.846.369.428

83.126.174.660
68.444.416.657
15.671.334.859
8.179.787.064
114.879.265
11.433.511.892
430.107.752
252.060.337.211
164.074.529.832
87.985.807.379
226.145.077.381
839.676

121.087.922.114
96.129.952.040
15.370.941.715
5.103.838.242
6.168.639.122
7.658.563.979
635.668.300
290.709.279.152
201.225.418.859
89.483.859.293
238.736.375.091

1.024.995

80.014.730.379
63.720.606.880
12.626.922.022
6.513.252.337
113.383.482
831.639.049
174.796.504
254.502.650.938
147.632.687.195
106.869.963.743
249.462.979.907
1.011.524


Bảng 02: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại Cơng ty năm 2004 – 2006
(Nguồn: Phịng kế tốn Công ty)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua
một số năm cho thấy trong một số năm qua công ty liên tục làm ăn có lãi tuy nhiên
do những khó khăn trong thị trường tiêu thụ nên kết quả sản xuất kinh doanh có
giảm sút đáng kể. Cụ thể, năm 2004 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt
11.433.511.892 đ nhưng năm 2005 lợi nhuận có giảm đơi chút song vẫn ở mức khá
đạt 7.658.563.979 đ, đến năm 2006 lợi nhuận giảm đáng kể chỉ đạt 831.639.049 đ.
Như vậy lợi nhuận năm 2006 chỉ bằng 10.58% so với năm 2005 trong đó hoạt động
sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động tài
chính là hoạt động khơng thường xun của doanh nghiệp.Tuy vậy kết quả kinh
doanh của công ty vẫn tương đối tốt so với các công ty trong cùng ngành chè. Đây
cũng là những khó khăn chung của ngành chè, đặc biệt là do thị trường chính của

cơng ty là Iraq một thị trường có rất nhiều bất ổn về chính trị trong thời gian qua và
trong tương lai. Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai
chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ta có thể phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của
công ty qua một số năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 là :12.09%
năm 2005 là:5.59% và năm 2006 là : 1.03%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu giảm qua các năm đây là một điều không tốt; năm 2004 và 2005 tỷ suất này còn
ở mức khá nhưng đến năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm rất lớn
nguyên nhân là do chi phí bán hàng năm 2006 phải chịu thêm khoản chi phí vận
chuyển chè trả về của năm 2005 dẫn tới khoản chi phí bán hàng này tăng lên trong
khi lượng chè tiêu thụ được không tăng tương ứng do vậy lợi nhuận giảm đi là điều
không thể tránh khỏi.
Trong cơ cấu chi phí của cơng ty thì ngồi giá vốn hàng bán chiếm tỷ
trọng cao nhất thì chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Tỷ trọng chi phí bán
hàng so với tổng chi phí năm 2004 là 18.85%, năm 2005 là 12.69%, năm 2006 là
15.79%. Do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu chè ra nước ngồi thì chi phí vận
chuyển chiếm tỷ trọng rất lớn nên khoản chi phí này có ảnh hưởng đáng kể đến tổng
chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 2005 Tổng tài sản tăng 15.33% so với năm 2004, nhưng năm 2006
Tổng tài sản giảm 14.23% so với năm 2005. Tuy nhiên tài sản dài hạn của công ty


lại tăng qua các năm; năm 2005 tài sản dài hạn tăng 1.70% so với năm 2004, năm
2006 tài sản dài hạn tăng 14.93% so với năm 2005 đây là một tín hiệu khá tốt do
cơng ty đã có những đầu tư vào dây truyền sản xuất. Cụ thể là năm 2006 cơng ty đã
mua một số máy móc thiết bị sản xuất mới cho nhà máy chè Thanh niên. Điều này
cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư trang bị thêm máy móc thiết bị trong sản xuất
để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tổng vốn chủ sở hữu của cơng ty cũng tăng qua các năm, trong đó tỷ
suất tài trợ của công ty cũng tăng qua các năm. Tỷ suất tài trợ năm 2004 là :89.72%,

năm 2005 là:82.12%, năm 2006 là: 98.02% tỷ suất này như vậy là khá cao phản ánh
khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty là rất tốt. Tỷ suất tài trợ của công ty là rất
cao nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải trả của công ty đã được thanh toán
hết trong năm nên đến thời điểm cuối năm các khoản phải trả này chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trên bảng cân đối kế tốn. Tuy nhiên việc cơng ty không chiếm dụng được vốn
của các bạn hàng đây cũng là một điều khơng tốt vì trong nền kinh tế thị trường các
đối tác kinh doanh thường phải chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh. Một lý
do khác nữa khiến tổng vốn chủ sở hữu của công ty khá cao chính là do nguồn lợi
nhuận chưa phân phối của cơng ty cịn khá lớn.
Tiền lương bình qn của cơng nhân cơng ty chè Phú Đa có tăng qua các
năm tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp đây vẫn là khó khăn chung của các cơng ty trong
cùng ngành. Mặt khác do số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của công ty chiếm
tỷ trọng rất lớn cộng với đặc điểm của ngành sản xuất chè mang tính mùa vụ phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết cho nên đời sống của người làm chè vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn.
1.9 Xu hướng phát triển của Cơng ty trong những năm tới.
Nhìn một cách tổng thể xu hướng phát triển của Công ty phụ thuộc vào
hai yếu tố chính: các nguồn lực của Cơng ty và mơi trường kinh doanh. Hiện tại
Cơng ty chè Phú Đa có vùng nguyên liệu ổn định, hệ thống nhà máy chế biến hiện
đại nhất trong số các nhà máy chế biến chè đen ở Việt Nam ( theo đánh giá của tạp
chí Thế giới chè tháng 11 năm 2006), nguồn nhân lực dồi dào... Nhưng công ty
đang đứng trước thách thức lớn đó là sự thay đổi của mơi trường kinh doanh. Yếu
tố này có thể ảnh hưởng lớn đến xu hướng kinh doanh của Công ty trong tương lai
gần. Kể từ khi thành lập cho đến nay phần lớn sản phẩm của Công ty được tiêu thụ
ở thị trường Iraq, nhưng do sự thay đổi về thể chế chính trị kéo theo sự thay đổi về
cơ chế kinh tế, Iraq trong tương lai sẽ xoá bỏ cơ chế bao cấp nên Công ty hoặc phải


cạnh tranh với các công ty khác tại thị trường Iraq hoặc tìm kiếm thị trường mới.
Theo báo cáo Ban giám đốc trình tại kỳ họp Hội đồng quản trị lần thứ 12, bắt đầu từ

năm 2007 công ty sẽ có những thay đổi về chiến lược để phát triển trong xu thế hội
nhập và nguy cơ mất thị trường truyền thống. Do vậy để tiếp tục phát triển trong
điều kiện cạnh tranh Cơng ty có những điều chỉnh sau về mặt chiến lược:
+ Đa dạng hoá sản phẩm; từ việc sản xuất mặt hàng chè đen theo phương
pháp Othordox Công ty đồng thời sản xuất chè đen CTC vốn là loại chè dễ tiêu thụ
hơn ở các thị trường Trung Đông
+ Trồng mới và thay thế các giống chè hiện có nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm chế biến.
+ Thâm nhập các thị trường khác, trong tương lai gần chiến lược thị
trường của Công ty tập trung vào các thị trường Iran, Pakistan, Nga.
+ Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, thành lập phòng Marketing sản phẩm.


PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TỐN
TẠI CƠNG TY CHÈ PHÚ ĐA
2.1 Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn và hình thức kế tốn áp dụng tại Cơng
ty chè Phú Đa
2.2.1 Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn
Cơng ty chè Phú Đa có trụ sở đóng tại thị trấn Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Các
xí nghiệp thành viên, các đội sản xuất nằm rải rác trên địa bàn huyện trong vịng
bán kính 20 km. Kể từ khi thành lập liên doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức kế
tốn tập trung. Theo đó cơng việc kế tốn được thực hiện tập trung tại phịng kế
tốn của Doanh nghiệp. Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các
hạch tốn ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại các đơn vị đó, thu
thập chứng từ và gửi về phịng kế tốn của Doanh nghiệp.
Việc tổ chức cơng tác kế tốn khơng được nhìn nhận ở trạng thái tĩnh mà
phải xem xét ở trạng thái động bởi các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức cơng tác
kế tốn cũng luôn ở trạng thái vận động. Cụ thể, Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình
thức tổ chức kế tốn tập trung – phân tán nếu như có thêm đơn vị, bộ phận trực
thuộc ở xa văn phịng cơng ty. Nhưng xét điều kiện hiện nay của Cơng ty thì việc

lựa chọn hình thức tổ chức tập trung là phù hợp.
2.1.2 Hình thức kế tốn áp dụng tại đơn vị
Hiện nay cơng ty sử dụng hình thức kế tốn nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ
theo hình thức kế toán này như sau:


Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ

Bảng kê

Nhật ký
chứng từ

Sổ cái

Thẻ và sổ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu,kiểm tra

Sơ đồ 04 : Trình tự ghi số kể tốn theo hình thức
Nhật ký chứng từ


1. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các NKCT liên quan
hoặc các bảng kê, bảng phân bổ rồi sau mới ghi vào NKCT.
2. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong NKCT thì
được ghi vào các sổ kế toán chi tiết.


3. Các chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ, sau đó mới ghi vào các
NKCT liên quan.
4. Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, NKCT
liên quan rồi rồi từ NKCT ghi vào sổ cái.
5. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết
6. Kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế tốn có liên quan
7. Tổng hợp số liệu lập Báo cáo kế tốn.
Do phạm vi hoạt động của cơng ty khá rộng, quy mô khá lớn bao quát nhiều lĩnh
vực, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên lựa chọn hình thức kế tốn Nhật ký
chứng từ là hợp lý. Trình tự ghi sổ được thực hiện theo đúng quy định.
2.2 Tổ chức luân chuyển xử lý chứng từ, hoá đơn và chế độ sổ kế toán
Tháng 11 năm 1995, Bộ Tài Chính ban hành chế độ chứng từ kế toán theo
quyết định 1141 TC/ QĐ/ CĐKT bao gồm hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt
buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Ngày 25/10/2000 Bộ tài chính ban hành
quyết định số 167/2000/QĐ/BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong quyết định
số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Ngày 20/3 Bộ tài chính ban hành quyết định số
15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi
thành phần kinh tế trong cả nước.
Nhìn chung Công ty đã áp dụng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt
buộc một cách khá đầy đủ, đúng mẫu biểu ban hành theo các quyết định trên. Còn
hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nội bộ
doanh nghiệp có một số thay đổi nhỏ không đáng kể. Công ty sử dụng hệ thống các
bảng kê, sổ nhật ký chứng từ, bảng phân bổ theo đúng quy định. Hiện tại Công ty sử

dụng phần mềm kế toán EFFECT để hạch toán. Tuy nhiên phần mềm này chưa tự
động kết chuyển được các tài khoản cuối tháng, quý, năm. Kế toán nhập tất cả dữ
liệu vào phần mềm máy tính nhưng máy chỉ in ra được bảng kê và Nhật ký chứng
từ số 1, 2. Còn các bảng kê và Nhật ký chứng từ khác như Nhật ký chứng từ số 7,
Bảng kê 4, Bảng phân bổ vật tư, Nhật ký chứng từ số 5 do lỗi thiết kế, và lỗi hệ
thống chưa sửa chữa được nên kế tốn cịn phải làm thủ cơng.
Cơng tác lập, quản lý, sử dụng hố đơn được Cơng ty chú trọng.
Xét trên góc độ nguồn gốc thì hố đơn chứng từ ở cơng ty hiện nay gồm các
loại:
Loại 1: Chứng từ hoá đơn do cán bộ phịng kế tốn cơng ty trực tiếp lập, trực
tiếp nhận từ khách hàng .


Loại 2: Chứng từ hóa đơn do bộ phận kế tốn ở các xí nghiệp trực thuộc chuyển
về.
Loại 3: Chứng từ hố đơn do Cơng ty cung cấp khi bán hàng hoá, dịch vụ
Chứng từ hoá đơn sau khi được nhân viên phịng kế tốn cơng ty lập, hoặc nhận
từ các bộ phận trực thuộc sẽ được kiểm tra, xử lý và luân chuyển theo quy định.
Tuỳ thuộc vào từng loại chứng từ hoá đơn, đặc điểm của nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh mà việc luân chuyển chứng từ có những chỗ khác nhau, nhưng
nói chung chứng từ hoá đơn thường luân chuyển như sau:
Phản ánh nghiệp vụ tài chính vào chứng từ
Kiểm tra - Luân chuyển
Ghi sổ Lưu trữ
Tuy nhiên trong thời gian qua tại Công ty khơng tránh khỏi những sơ
suất trong quản lý hố đơn chứng từ. Cục thuế tỉnh Phú Thọ trong thời gian thanh
tra về việc chấp hành pháp luật thuế tại Công ty chè Phú Đa đã xuất toán những
khoản chi do hố đơn đầu vào khơng phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định hoặc
có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xố. Ví dụ như trong Biên bản thanh tra thuế tại Công ty
về việc chấp hành pháp luật về thuế năm tài chính 2005 Đồn thanh tra tỉnh Phú

Thọ đã xuất tốn khỏi chi phí kinh doanh số tiền 87.048.009 đồng, chi tiết như sau:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 87.048.009đ là do:
+ Giá vốn hàng bán giảm 139.669.648đ do đồn thanh tra xuất tốn các
khoản chi phí khơng đủ điều kiện hạch tốn vi phạm quy định tại tiết 2.1 điểm 2Mục III- Phần B Thông tư 128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính “ Hướng dẫn
thi hành Nghị định số 164/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế TNDN” Gồm:
- Hoá đơn ngày tháng năm sau tiền hàng : 33.394.030đ
- Chi phí mua dụng cụ, công cụ thu mua chè búp tươi không có hố đơn Bộ
Tài chính số tiền : 106.275.618đ
Ngồi ra Cơng ty hiện đang có căn nhà 3 tầng tại thị trấn cho thuê. Nhưng
năm 2005 khi thu tiền Công ty quên phát hành hoá đơn thuế Giá trị gia tăng. Thực
tế đây không phải là hành vi cố ý trốn thuế, nhưng do sơ suất và do bên thuê là tư
nhân khơng u cầu hố đơn nên Cơng ty đã bị phạt và truy thu số tiền thuế giá trị
gia tăng trên khoản tiền thu từ cho thuê.
Trong năm 2006 Công ty ký hợp đồng với các chủ xe công nông chở chè búp
tươi từ các đội về nhà máy chế biến. Tổng số tiền phải trả trong năm cho các chủ xe
là 1.265.000.000 đồng nhưng chỉ một duy nhất xí nghiệp chè Phú Sơn gửi về phịng


kế tốn Cơng ty hố đơn hợp lệ với tổng số tiền là 350.620.000 đồng. Số tiền vận
chuyển còn lại thuộc các xí nghiệp chè Tân Phú, Thanh Niên, Phú Long khơng có
hố đơn hợp lệ theo quy định. Bởi năm 2005 khoản tiền vận chuyển này do khơng
có hố đơn nên đã bị xuất tốn khỏi chi phí tính thuế. Năm nay cơng ty vẫn chưa
hồn tồn khắc phục được vấn đề này.
2.3 Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tồn
bộ hệ thống chế độ kế tốn doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 1/1/1996 tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện việc áp dụng
thống nhất hệ thống tài khoản doanh nghiệp theo quy định 1141/ TC/ QĐ/ CĐKT
ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trong thời gian hạch tốn theo chế độ

kế tốn cũ Cơng ty cũng cập nhật bổ sung những tài khoản mới cho phù hợp với các
chuẩn mực kế toán mới ban hành như TK 515, 811, 711, 635, 3387...
Đặc điểm hoạt động của công ty không như một số các doanh nghiệp khác
mà bao gồm nhiều nội dung từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến sản xuất,
chế biến, XDCB, xuất khẩu. Chính yếu tố này ảnh hưởng tới tồn bộ cơng tác tổ
chức kế tốn nói chung và việc vận dụng hệ thống tài khoản nói riêng. Để bao quát
tất cả các hoạt động công ty phải sử dụng gần như toàn bộ tài khoản trong hệ thống
tài khoản...
Do đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh và cơng nghệ chế biến sản phẩm
qua các bước sau:
+ Trồng và đầu tư thâm canh vườn chè hay thu mua chè búp làm nguyên
liệu
+ Vận chuyển chè về nhà máy chế biến qua các giai đoạn như sơ đồ quy
trình cơng nghệ đã trình bày ở sơ đồ trên
+ Xuất chè từ nhà máy sang Trung tâm tinh chế đấu trộn và đóng gói
nhập kho thành phẩm;
Và từ u cầu tính giá thành cho từng giai đoạn sản xuất: sản xuất nông
nghiệp, giai đoạn chế biến, đấu trộn bán thành phẩm; xuất bán sản phẩm nhiều tài
khoản của Công ty phải mở thêm các tài khoản chi tiết.
Hiện tại tài khoản tiền gửi của công ty được mở ở nhiều Ngân hàng khác
nhau. Tiền gửi của Công ty tại Ngân hàng bằng Việt nam đồng, đô la Mỹ và đồng
EUR. Theo quy định các tài khoản chi tiết tiền gửi Ngân hàng như sau:


TK1121: tiền Việt Nam
TK1122: Tiền ngoại tệ
TK1123: Vàng, bạc, kim khí q, đá q
Nhưng tại Cơng ty đã mở một số tài khoản chi tiết sai. Trên sổ cái Công
ty có một số tài khoản chi tiết mở sai so với qui định như:
Tài khoản 11261: tài khoản tiền gửi USD kỳ hạn tại Ngân hàng ANZ

Tài khoản 11290: tài khoản tiền gửi EUR kỳ hạn tại Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam.
Ngoài ra nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan nhưng kế tốn
khơng phản ánh vào tài khoản ngoại bảng. Ví dụ như hàng năm tại Cơng ty có hàng
trăm nghiệp vụ kế tốn liên quan đến nhập xuất ngoại tệ nhưng kế tốn khơng phản
ánh vào tài khoản ngoại bảng. Tháng 11 năm 2006 Công ty mua chè đen từ Công ty
chè Lâm Đồng, khách hàng đã giao quá số lượng hàng theo Hợp đồng là 40 tấn.
Công ty không chấp nhận mua lô hàng này mà chỉ chấp nhận số lượng đã thoả
thuận theo Hợp đồng đã ký. Số hàng thừa Công ty nhận giữ hộ tại kho nhưng kế
tốn khơng thể hiện số hàng này trên tài khoản ngoại bảng 002: Vật tư, hàng hố
nhận giữ hộ, gia cơng.
2.4 Phân cơng nhiệm vụ phịng kế tốn
Tại Cơng ty chè Phú Đa nhiệm vụ tại phịng kế tốn được phân cơng như sau:
Kế tốn trưởng:
Kế tốn trưởng có các nhiệm vụ sau:
Tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính kế tốn
của cơng ty.
Tổ chức bộ máy kế tốn của công ty phù hợp với khả năng thực tế của từng
người nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng kế hoạch sản
xuất kinh doanh đã đề ra.
Tổ chức việc lập kế hoạch về tài chính tín dụng, kế hoạch về vốn, chỉ tiêu
tiền mặt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệ quả. Phối hợp cùng các phòng
ban liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, mua sắm tàI sản cố định, kế
hoạch đầu tư, kế hoạch quý, năm.


Kế tốn trưởng cịn có nhiệm vụ soạn thảo văn bản liên quan đến cơng tác tài
chính của cơng ty và kết hợp với các phịng ban trong cơng ty xây dựng các định
mức về chi phí tiền lương, kế hoạch sản xuất, sử dụng vật tư, kế hoạch thu vốn và
xác định giá thành sản phẩm.

Có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban
lãnh đạo công ty. Cuối kỳ báo cáo kết hợp phân tích, đánh giá tình hình sản xuất
kinh doanh của đơn vị và lập kế hoạch sản xuất kỳ sau.
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về công tác kế tốn tài chính
của cơng ty cũng như số liệu trên các báo cáo tài chính.
Ngồi ra kế tốn trưởng còn đảm nhiệm thêm phần hành TSCĐ: Ghi chép,
phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình
tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong công ty cũng như từng bộ phận sử dụng
TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát việc thường xuyên giữ
gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong cơng
ty.Tính tốn và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.Tham gia lập kế hoạch
sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi
phí và kết quả của cơng việc sửa chữa.Tính tốn phản ánh kịp thời, chính xác tình
hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dõ bớt làm tăng, giảm
nguyên giá TSCĐ cũng như tình nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Phó kế tốn trưởng: (làm kế tốn tổng hợp)
Kế toán tổng hợp tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ để lập
báo cáo quyết toán. Báo cáo kế toán trưởng kịp thời về xử lý số liệu kế toán hàng
tháng trước khi khoá sổ lên báo cáo tài chính.
Cuối kỳ lập một số báo cáo sau:
1 Bảng cân đối kế toán.
2 Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
3 Báo cáo cơng nợ.
4 Báo cáo phân tích một số chỉ tiêu tài chính.
5 Thuyết minh báo cáo tài chính....
Kế tốn tổng hợp cịn chịu trách nhiệm trước kế tốn trưởng về thời gian nộp
báo cáo, chất lượng báo cáo. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ trước khi trình




Ngồi ra Phó kế tốn trưởng cịn có nhiệm vụ: Kế toán thanh toán với người
bán, thanh toán tạm ứng, phải thu khác. Kế toán thuế và các khoản nộp nhà nước,
các khoản phải trả nội bộ, các nguồn vốn, kế tốn tài khoản thu nhập khác, chi phí
khác.
Kế tốn vốn bằng tiền & vật tư
Theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,
sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tiền vay... để ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự thời
gian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính ra số tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền vay... ở mọi thời diểm.
Hàng ngày viết phiếu thu, chi tiền mặt, UNC trả tiền và giao dịch ngân hàng,
lập kế hoạch tiền mặt, tiền vay hàng tháng, quý, năm, tiến hành kiểm kê quỹ định
kỳ hoặc bất thường.
Theo dõi vật tư, hàng hoá nhập xuất kho
Hàng tháng, quý, năm tổng hợp và lập các báo cáo kiểm kê vật tư sản phẩm.
Cuối niên độ kế tốn xem xét các thơng tin về giá thị trường để trích lập các khoản
dự phịng giảm giá hàng tồn kho (Nếu có)
Kế tốn chi phí SXKD
Kế tốn chi phí sản xuất kinh doanh
Theo dõi giá thành và chi phí sản xuất
Theo dõi chi phí đầu tư XDCB
Hàng tháng lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc về chi
phí sản xuất, giá thành sản xuất tại các đơn vị và trung tâm đấu trộn; đồng thời đối
chiếu số liệu chi phí sản xuất với các đơn vị làm cơ sở cho việc thanh toán khoán
cuối năm.
Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về giá thành, chi phí sản xuất theo yêu cầu của
HĐQT công ty các phiên họp hàng năm.


Kế tốn lương

Theo dõi duyệt lương tồn cơng ty, trực tiếp tính lương cơ quan và bộ phận
gián tiếp các xí nghiệp. Theo dõi các chi phí tiền lương, thuế thu nhập cá nhân,
BHXH, BHYT phải trả.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch thu đôn đốc các đơn vị thu nộp và quyết
toán số thu nộp năm. Theo dõi duyệt và thanh toán chế độ BHXH cho CBCNV cơ
quan, các đơn vị. Tổng hợp thanh tốn chế độ BHXH tồn cơng ty.Thanh quyết
tốn số thu nộp BHXH hàng tháng q, năm với cơ quan Bảo hiểm xã hội Huyện và
các đơn vị trong cơng ty.
Theo dõi các khoản chi phí trả trước và các khoản phải trả
Theo dõi thành phẩm, doanh thu , kết quả, thanh toán với người mua
Theo dõi các khoản phải thu nội bộ
Thủ quỹ công ty:
Thủ quỹ có các nhiệm vụ sau:
Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được ban giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt
làm thủ tục thu, chi tiền mặt cho khách hàng. Phát tiền lương hàng tháng đến từng
người lao động.
Quản lý kho quỹ, thực hiện nhập, xuất quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm vật
chất với số tiền mặt tồn quỹ ở mọi thời điểm
Cuối kỳ nhận chứng từ thu, chi theo quy định của Nhà nước.
Cuối kỳ lập báo cáo quỹ.
Thủ kho
Thủ kho công ty: Quản lý kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá, thực hiện nhập xuất
kho hàng ngày chịu trách nhiệm vật chất với số vật tư tồn kho ở mọi thời điểm.
Thực hiện kiểm kê kho định kỳ hoặc bất thường theo u cầu của cơng ty.
Ngồi phịng kế tốn tại trụ sở Cơng ty tại các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp
có hai kế tốn viên, Trung tâm đấu trộn cơng ty có một kế toán.
2.5 Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Cơng ty chè Phú
Đa.
2.5.1 Hạch tốn tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tại Công ty Chè Phú Đa
Hiện tại tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại của Công ty

gồm đồng Việt Nam, đô la Mỹ và đồng EUR nên kế toán đã mở các tài khoản achi
tiết để theo dõi và hạch toán.


Các nghiệp vụ tiền mặt và các chứng từ sử dụng
Tổ chức chứng từ nghiệp vụ thu tiền mặt
Nghiệp vụ thu tiền mặt: các nguồn thu chủ yếu bao gồm
Thu từ bán hàng, thu từ khách hàng thanh toán hoặc ứng trước, thu hoàn ứng, thu
tiền điện sinh hoạt từ các xí nghiệp các đội sản xuất, rút tiền Ngân hàng về quỹ và
từ các khoản khác
Các chứng từ sử dụng
Giấy nộp tiền, phiếu thu tiền... Các chứng từ gốc (chứng từ nguồn): là những
chứng từ phản ánh nguồn thu. Như bán hàng thu tiền mặt chứng từ nguồn là hoá
đơn GTGT, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ chứng từ nguồn là giấy báo nợ,
bảng sao kê. Vay nhập quỹ chứng từ nguồn là khế ươc vay, thu từ các hộ sử dụng
điện là bảng kê tính số điện sử dụng và hoá đơn GTGT...
Để theo dõi các khoản thu theo quan hệ đối ứng tài khoản kế toán lập bảng kê
số 1 ghi nợ tài khoản 111, ghi có tài khoản 112, 1368, 138, 131, 112, 721, 338,
141, …
Tổ chức chứng từ nghiệp vụ chi tiền mặt
Nghiệp vụ chi tiền mặt chủ yếu tại Công ty gồm chi mua vật tư, hàng
hoá, chi nộp vào ngân hàng, chi thanh toán cho nhân viên, chi trực tiếp cho kinh
doanh, như hội họp, học tập, chi tiếp khách, tạm ứng và các khoản chi khác.
Các chứng từ sử dụng
Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Giấy đề nghị tạm ứng...
Các chứng từ gốc là những chứng từ phản ánh nội dung theo các nghiệp vụ phát
sinh.
Kế toán lập NKCT số 1 ghi có tài khoản 111, ghi nợ tài khoản 133, 1388, 141,
331, 334, 642, 13682, 627, 152…
Kế toán tiền gửi Ngân hàng

Do mở nhiều loại tài khoản ở các ngân hàng khác nhau nên kế toán mở tài khoản
chi tiết như sau:
TK11211: Tiền VND tại Ngân hàng No và PTNT tỉnh Phú Thọ.
TK 11212: Tiền VND tại Ngân hàng ngoại thương
TK 11213: Tiền VND tại Ngân hàng Thanh Sơn
TK 11222: Tiền USD tại Ngân hàng ngoại thương
TK 11223: Tiền EURO tại Ngân hàng ngoại thương
TK 11251: Tiền USD tại Ngân hàng ANZ


TK 11261: Tài khoản tiền gửi USD kỳ hạn tại Ngân hàng ANZ
TK 11290: Tài khoản tiền gửi EUR kỳ hạn tại Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam.
Như vậy về việc mở hai tài khoản 11251, 11261, 11290 kế toán đã mở sai
theo quy định của hệ thống kế toán Việt Nam.
Kế toán mở NKCT số 2 để ghi giảm các khoản tiền gửi Ngân hàng, cụ thể
ghi có tài khoản 112, ghi nợ TK 133, 111, 642, 331, 811, 711, 333, 141, 413…và để
ghi tăng các khoản tiền gửi kế toán lập bảng kê số 2 ghi nợ tài khoản 112 và ghi có
các tài khoản liên quan.
2.5.2 Kế tốn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu tại Công ty bao gồm chè búp, giống
chè, phân bón, dầu chạy máy, bao bì, các loại cân dùng để cân chè, ....
Giống và phân bón được cơng ty sử dụng cho hai mục đích:
Đầu tư trồng mới: Cơng ty giao giống, phân bón cho các đội trồng mới, chi
phí này được tập hợp vào TK 2412, sau khi hình thành vườn chè sẽ đưa vào sản
xuất và phản ánh tăng TSCĐ.
Cung cấp cho các tổ trồng chè để đầu tư trồng chè sau đó bán lại cho Công
ty. Phần chênh lệch giữa giá mua chè và phần vật tư công ty cung cấp được thanh
tốn bằng tiền.
Cịn ngun liệu chế biến bao gồm chè búp và chè khơ.

Nguồn nhập ngun liệu:
Mua ngồi: Mua của các hộ trồng chè và mua của các công ty chè.
Nguyên liệu do công ty tự trồng: Giá nguyên liệu chè búp nhập kho bao gồm
các chi phí phục vụ cơng tác trồng trọt, bao gồm chi phí nhân cơng và vật tư được
tập hợp vào TK 1541.
Nguyên liệu sau khi nhập kho nếu là chè búp thì sẽ được chế biến thành chè
khơ, sau đó nhập kho trở lại. Giá nhập kho bao gồm giá trị chè xuất ra chế biến
cộng các chi phí phát sinh trong q trình chế biến. Chi phí trong giai đoạn này
được tập hợp vào TK: 1542.
Chè khô được xuất sang Trung tâm đấu trộn để chế biến và đóng bao bì và
nhập kho thành phẩm. Chi phí phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là chi phí nhân
cơng và bao bì được tập hợp vào TK 1546.


Q trình nhập kho ngun liệu mua của các cơng ty khác như sau: Trên cơ
sở Hợp đồng các công ty sẽ tiến hành giao hàng theo từng đợt. Mỗi lần giao hàng,
Công ty Phú Đa sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng với sự tham gia của KCS, Trưởng
trung tâm đấu trộn, thủ kho, Người giao hàng. Sau khi kiểm tra chất lượng xong sẽ
lập phiếu kiểm tra chất lượng. Trên cơ sở phiếu kiểm tra chất lượng lập Biên bản
nghiệm thu chè khơ mua ngồi có chứng kiến và xác nhận của đại diện phịng Kế
hoạch, Kế tốn, TTĐT, thủ kho và người giao hàng. Sau khi thống nhất về khối
lượng, chất lượng bên bán sẽ phát hành hoá đơn GTGT. Trên cơ sở Hoá đơn, biên
bản nghiệm thu kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán nhập ngun liệu.
Ngun liệu chè búp tươi mua ngồi: Cơng ty tạm ứng tiền cho các tổ thu
mua của các nhà máy để đi thu mua chè búp tươi. Đơn giá thu mua do công ty qui
định cho từng thời kỳ.
Ngồi ngun liệu chính là chè búp tươi vật tư tại Cơng ty chè Phú Đa cịn
gồm các loại sau:
Vật liệu phụ: Các vật tư nông nghiệp phục vụ công tác trồng và thu hoạch chè tươi.
Nhiên liệu: Các loại xăng dầu phục vụ vận hành máy móc, phương tiện vận tải,

than đốt, lò sấy.
Phụ tùng thay thế và vật liệu xây dựng: chủ yếu phục vụ sửa chửa lớn TSCĐ và
XDCB.
Bao bì đóng gói: Dùng tại trung tâm đấu trộn để đóng kiện chè thành phẩm
Nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để theo dõi nguyên vật liệu theo từng chủng loại kế toán chi tiết TK 152 như
sau:
TK1521: Giống
TK1522: Phân bón
TK1523: Nguyên liệu chế biến
TK1524: Vật liệu phụ
TK1525: Nhiên liệu
TK1526: Phụ tùng thay thế
TK1527: Vật liệu xây dựng
TK1528: Bao bì đóng gói
Và do đặc điểm của Cơng ty là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chế biến, để
có thành phẩm phải qua nhiều giai đoạn nên trong q trình hạch tốn nhập xuất chè


búp tươi (nguyên vật liệu chính) ra chế biến kế toán sử dụng tài khoản 154 chi tiết
như sau:
TK 1541: Chi phí trồng trọt
TK 1542: Chi phí chế biến
TK 1543: Chi phí điện sản xuất
TK 1544: Chi phí điện máy
TK 1545: Chi phí điện sinh hoạt
TK 1546: Chi phí trung tâm đấu trộn
TK 1547: Chi phí xe Kamaz
Tính giá vật liệu:

Tại Công ty chè Phú Đa đang áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên để quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
Kế toán xuất vật liệu theo phương pháp thực tế đích danh.
Tổ chức hạch tốn chi tiết NVL:
Hiện nay Nhà máy áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch tốn chi tiết
NVL. Theo đó NVL được theo dõi nhập, xuất, tồn tại phịng kế tốn và ở kho.
Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất,
tồn của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Số liệu được lấy từ những chứng từ
nhập, xuất hợp lệ. Một loại vật liệu được ghi vào một tờ thẻ kho.
Tại phòng kế toán: khi nhận được phiếu nhập kho, xuất kho sau khi kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ cuối tháng kế toán NVL tiến hành ghi thẻ kho.
Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết vật tư, ghi cả thông tin về lượng
và giá trị. Đến cuối tháng tiến hành đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn giữa kế tốn
NVL và thủ kho.
Trình tự ghi chép tổ chức hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ
song song được thể hiện qua sơ đồ sau:


Phiếu nhập
kho

Thẻ kho

Sổ kế toán
chi tiết vật tư

Phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp
N-X-T


Kế toán
tổng hợp

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Sơ đồ 05:Quy trình hạch tốn chi tiết NVL
theo phương pháp thẻ song song

Tổ chức hạch toán tổng hợp NVL
Nguyên vật liệu của Nhà máy được hạch tốn theo hình thức Nhật ký chứng
từ. Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thẻ kho kế tốn tính thành tiền và ghi số
lượng, giá trị vật tư nhập, xuất sau đó tính ra số lượng vật tư tồn kho. Sau đó kế
tốn tiền hành ghi vào các sổ liên quan sau:
Sổ sách sử dụng:
- Bảng kê số 3, 4, 5, 6
- Sổ chi tiết TK 331
- NKCT 5, 6, 7, 10
- Sổ Cái TK 152, 152
Từ các chứng từ vật tư kế toán tiến hành ghi NKCT số 5, 10, sổ chi tiết TK
331, Bảng phân bổ số 2. Cuối tháng từ sổ chi tiết TK 331 kế toán tiến hành ghi


NKCT số 5, 6; căn cứ vào số liệu trên các NKCT có liên quan ghi vào Bảng kê tính
giá, sau đó ghi tiếp vào Bảng phân bổ số 2 làm căn cứ để ghi Bảng kê số 4, 5, 6 rồi
tổng hợp số liệu vào NKCT số 7. Căn cứ trên các số liệu của các NKCT có liên
quan ghi sổ Cái TK 152, 153 và lên báo cáo tài chính.
Trình tự hạch tốn NVL được khái qt qua sơ đồ sau:
Chứng từ vật tư


Bảng phân bổ số 2
Sổ chi tiết
Tk 331
NK-CT
1,2,4,7,10

Nhật kí
chứng từ 5

Bảng kê
tính giá

Sổ cái Tk 152, 153

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ

Sơ đồ 06: Quy trình hạch tốn NVL

Bảng kê 4, 5, 6

Nhật ký chứng từ 7


×