Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chuyên đề 4 quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.47 KB, 69 trang )

Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ
sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình (4 tiết)
1. Kiểm tra, giám sát tiến độ thi công xây dựng
2. Kiểm tra, giám sát kế hoạch nguồn lực của nhà thầu để đáp ứng yêu
cầu tiến độ
3. Kiểm soát các mốc tiến độ quan trọng, các giai đoạn thi công trọng yếu
4. Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên công trường
5. Kiểm tra vệ sinh môi trường xây dựng
1
CHUYÊN ĐỀ
QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ,
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. KIỂM TRA GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG
1.1. VAI TRÒ CỦA THI CÔNG CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC
THI CÔNG
1.1.1. Thực chất của thi công, các yếu tố chi phối quá trình thi công
a. Thực chất của thi công công trình
• Thi công là quá trình qua đó nhà thầu với năng lực và điều kiện tương xứng, tổ
chức kiến tạo công trình theo đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt, quy chuẩn-tiêu
chuẩn xây dựng và những cam kết trong hợp đồng A-B
• Thi công tạo nên chất lượng tổng hợp và hiệu quả đích thực của công trình xây
dựng.
• Thi công được biểu hiện trên hai phương diện: phương diện kỹ thuật thực hiện
và phương diện tổ chức thực hiện:
- Phương diện kỹ thuật thi công chỉ ra những giải pháp kỹ thuật nào có thể
sử dụng để thi công công trình đạt được chất lượng theo quy định.
- Phương diện tổ chức sản xuất làm rõ: bằng phương án tổ chức sản xuất
nào thì công trình được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng quy định, vừa rút ngắn
thời gian thi công và giảm chi phí xây lắp.


b. Những yếu tố chi phối quá trình thi công và hiệu quả của nó
2
Có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình, ở đây chỉ đề
cập đến một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, đòi hỏi chủ
đầu tư và nhà thầu phải nắm vững để đạt được chất lượng và hiệu quả trong thi
công công trình
1) Đặc điểm sản xuất xây dựng công trình
Đây là yếu tố khách quan, cần phải hiểu rõ để lựa chọn các giải pháp tổ chức
thi công thích hợp, có 3 đặc điểm chính:
- Sản xuất xây lắp là quá trình phải di chuyển thường xuyên để kiến tạo công
trình.
Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ nhất của SPXD :" Tính cố định-
gắn liền với đất của sản phẩm XD".
Sự di chuyển và thay đổi này thể hiện ở chỗ: địa điểm thi công thay đổi,
mặt bằng sản xuất thay đổi, máy móc-công cụ thi công thay đổi, bố tri lao động
cũng có thể phải thay đổi. Việc này làm cho chất lượng thi công không đồng
nhất, thời gian thi công và chi phí sản xuất cũng khác nhau đáng kể
- Sản xuất xây lắp chỉ tạo ra một sản phẩm cá biệt- đơn chiếc
Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ 2 của SPXD: " Sản phẩm XD rất
đa dạng và chỉ được tạo ra một lần tại một địa điểm cụ thể"
Do công trình chỉ được xây dựng đơn chiếc đòi hỏi Nhà thầu và chủ đầu
tư phải xem xét toàn diện mọi khía cạnh và giải quyết thật tốt các vấn đề trong
thiết kế tổ chức thi công và lập tiến độ thi công để công trình được thi công trong
tầm kiểm soát của các bên liên quan với chất lượng, thời gian và chi phí hợp lý
nhất.
- Sản xuất xây lắp phải thực hiện trong môi trường lộ thiên, chịu ảnh
hưởng rất nặng nề do tác động của thời tiết, khí hậu và yếu tố mùa màng
3
Đặc điểm này dẫn đến từ đặc điểm thứ 3 của SPXD: " Sản phẩm XD có
kích thước rất lớn, khối lượng công trình rất lớn".

Do những đặc điểm của sản phẩm XD và sản xuất xây lắp trên dây, làm
cho chát lượng của công trình, thời gian thi công và chi phí XD luôn luôn biến
động và rất khó khống chế; cũng do những đặc điểm này, làm cho thị trường XD
cũng có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải hiểu rõ trong hoạt động quản lý và
kinh doanh về lĩnh vực này.
2) Đặc điểm của thị trường xây dựng
Yếu tố thị trường thường tác động rất mạnh mẽ đến chế tạo và lưu thông
các loại sản phẩm hàng hóa, trong XD cần thấy rõ các đặc điểm sau đây:
- Quá trình sản xuất và trao đổi diễn ra đồng thời
- Đòi hỏi phải thực hiện đúng quy định về phương thức trao đổi: tạm ứng,
tạm chi, thanh toán theo khối lượng thực hiện sau từng giai đoạn và thanh quyết
toán hoàn thành gói thầu theo hợp đồng XD.
- Giá xây dựng được hình thành đúng dần; chi phí phát sinh là hiện tượng
khó tránh khỏi.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong thi công, giải pháp quan
trọng hàng đâu trong quản lý sản xuất xây lắp là phải làm tốt thiết kế tổ chức thi
công công trình và chỉ đạo thi công theo đúng tiến độ đã duyệt
1.1.2. Thiết kế tổ chức thi công công trình
a. Nội dung bao quát của văn bản thiết kế tổ chức thi công công trình
Đó là tạo lập một văn bản thể hiện các yêu cầu về tổ chức thi công công trình đạt
chất lượng và hiệu quả cao, làm căn cứ cho chỉ đạo thi công và giám sát thực hiện
tiến độ, do vậy trong văn bản này cần làm rõ các nội dung sau đây:
4
- Phương hướng thi công tổng quát, bố trí thứ tự khởi công và hoàn thành
các công tác chính và từng hạng mục công trình.
- Chỉ ra các phương án kỹ thuật và tổ chức thi công chính phù hợp đặc
điểm công trình và điều kiện thi công cụ thể
- Chọn máy và thiết bị thi công thích hợp
- Thiết kế kế hoạch tiến độ thi công khoa học, phù hợp điều kiện thực tế.
- Tổ chức hậu cần thi công phù hợp kế hoạch tiến độ đã lập.

- Quy hoạch tổng mặt bằng thi công thuận tiện cho hoạt động xây lắp, an
toàn sản xuất và tiết kiệm chi phí
- Các yêu cầu phải thực hiện đối với công tác chuẩn bị thi công
- Những yêu cầu về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng nội bộ
trong thi công công trình
- Dự kiến cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý sản xuất (QLSX) trên công
trường.
b. Một số yêu cầu
- Nội dung và mức độ chi tiết của văn bản thiết kế TCTC phụ thuộc vào:
+ Đối tượng công trình cần lập thiết kế TCTC và quản lý thi công
+ Tính chất và quy mô công trình
+ Mục tiêu quản lý và cấp độ quản lý thi công công trình
- Văn bản này thường được thực hiện và phê duyệt trước khi làm công tác
chuẩn bị thi công và khởi công XDCT.
5
1.2. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
1.2.1. Ý nghĩa và yêu cầu của tiến độ thi công
a. Tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công
• Tiến độ thi công (TĐTC) là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục
công việc nhằm xây dựng công trình theo hợp đồng thi công đã ký giữa A và B .
• Lập kế hoạch tiến độ thi công (KHTĐTC):
- Là phần việc quan trọng nhất của thiết kế TCTC.
- KHTĐTC chứa đựng tổng hợp các các nhiệm vụ, yếu tố, các chỉ tiêu
kinh tế-kỹ thuật quan trọng nhất mà nhà thầu phải thực hiện.
- Kế hoạch tiến độ còn phản ánh trình độ công nghệ và năng lực sản
xuất của nhà thầu xây dựng.
b. Vai trò của kế hoạch tiến độ
• Kế hoạch tiến độ (KHTĐ) là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tin cần thiết
để nhà thầu căn cứ vào đó tổ chức và quản lý tốt nhất mọi hoạt động xây lắp trên toàn
công trường.

• Trong kế hoạch tiến độ thi công, thường thể hiện rõ:
- Danh mục công việc, tính chất công việc, khối lượng công việc theo
từng danh mục.
- Phương pháp thực hiện (phương pháp công nghệ và cách tổ chức thực hiện),
nhu cầu lao động, xe máy, thiết bị thi công và thời gian cần thiết thực hiện từng
đầu việc.
- Thời điểm bắt đầu, kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau về
không gian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc.
6
- Thể hiện tổng hợp những đòi hỏi về chất lượng sản xuất, an toàn thi
công và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã có trên công truờng.
• KHTĐ còn là căn cứ để thiết lập các kế hoạch phụ trợ khác như: kế hoạch lao
động- tiền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, kế hoạch cung ứng vật tư, kế
hoạch đảm bảo tài chính cho thi công
• KHTĐ thi công được duyệt trở thành văn bản có tính quyền lực trong quản lý
sản xuất. Nó trở thành căn cứ trực tiếp để phía chủ đầu tư giám sát Nhà thầu thực
thi hợp đồng, đồng thời cũng là căn cứ để chủ đầu tư cấp vốn và các điều kiện thi
công cho các nhà thầu theo hợp đồng đã ký.
c. Những yêu cầu về lập TĐTC
• Làm rõ danh mục các đầu việc, các tổ hợp công nghệ XL, các công việc trong
từng tổ hợp công tác (đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình tự kỹ thuật
thi công).
• Thời gian thực hiện từng đầu việc phải được tính toán hoặc dự kiến đảm bảo
độ chính xác cao - có xét đến thời gian chờ đợi kỹ thuật, thời gian thực hiện các
nghiệp vụ quản lý, thời gian dự phòng cho sự chậm trễ của các công việc.
• Quan hệ trước sau của các công việc được xác lập theo nguyên lý "Ghép sát"
về thứ tự kỹ thuật và sử dụng mặt bằng SX hoặc điều kiện sử dụng nguồn lực
• Trên tiến độ cần làm lộ rõ các tuyến công tác then chốt, đường găng, các công
việc găng, các công việc còn thời gian dự trữ và các mốc thời gian trọng yếu
• Thời gian của tổng tiến độ được xác lập tối ưu, đảm bảo sử dụng các nguồn lực

hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn trong thi công
• Tổng tiến độ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho quản lý sản xuất và
giám sát thực hiện.
1.2.2. Lập tiến độ thi công công trình
7
a. Xác định mục đích lập và quản lý tiến độ
Tiến độ của DA xuất hiện khi nào và ở đâu?, điều này là do yêu cầu đặt
ra của công việc quản lý DAXD, thông thường nó được thiết lập ở 3 giai đoạn,
cụ thể là:
- Tiến độ thực hiện dự án XD, được đưa ra trong văn bản DAĐT được
duyệt
- Tổng tiến độ thi công công trình do Nhà thầu lập đưa vào Hồ sơ dự thầu
- Tiến độ thi công công trình do Nhà thầu trực tiếp thi công lập để chỉ đạo
thi công công trình sau khi đã trúng thầu.
Ở chuyên đề này chỉ giới thiệu kỹ loại tiến độ do Nhà thầu lập để chỉ
đạo thi công trên công trường XD
b. Trình tự các bước lập tiến độ thi công công trình
Để thiết kế tiến độ, cần thực hiện 2 phần công việc:
- Phần 1 là xác định đầy đủ các thông số để đưa vào thiết kế tiến độ (bước
1 đến bước 6).
- Phần 2 là thiết kế tiến độ tổng thể thực hiện DA xây dựng và làm rõ nhu
cầu các nguồn lực đáp ứng tiến độ đã lập.
• Bước 1:
- Nghiên cứu nắm vững đối tượng cần lập tiến độ, phạm vi công việc hoặc công
trình liên quan đến tiến độ cần lập.
- Nắm vững các yêu cầu và điều kiện thi công công trình (yêu cầu và điều kiện
khách quan do Chủ đầu tư đặt ra; điều kiện của địa điểm thi công; điều kiện chủ
quan của Nhà thầu)
8
- Làm rõ định hướng thi công tổng thể nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng công

trình, yêu cầu về bàn giao hạng mục công trình theo các mốc thời gian trọng yếu
vơi chi phí thi công thấp nhất.
• Bước 2: Lập danh mục đầu việc cần đưa lên tiến độ
Những vấn đề cần xem xét để thực hiện bước này:
- Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc (mức độ chi tiết hay tổng
hợp) phụ thuộc vào mục đích lập tiến độ và cấp độ quản lý tiến độ.
- Phân loại công việc trong thiết kế tiến độ, chia ra:
+ Công tác chuẩn bị (chuẩn bị chung cho toàn công trường; chuẩn bị
riêng cho từng hạng mục, từng giai đoạn TC)
+ Các công việc thực hiện các QTXL(tuân theo trình tự kỹ thuật, chi
phối mặt bằng thi công)
+ Các công việc thuộc SX phụ trợ (không chiếm lĩnh mặt bằng thi công,
nhiều công việc có thể điều chỉnh thời gian thực hiện trước thời điểm phải cung
cấp) và các công việc khác.
- Thứ tự trước sau của các tổ hợp công nghệ hay các công việc phải tuân theo
trình tự kỹ thuật thi công, điều kiện sử dụng mặt bằng và sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả; không được bỏ sót công việc, không được liệt kê trùng lặp.
- Các công việc có khối lượng nhỏ, có thể thực hiện song song xen kẽ với các
quá trình XL chính thường được gộp lại, gọi là "các công việc khác" và đặt vào
dòng cuối cùng của bản tiến độ, dự trù từ 10% đến 15 % tổng số ngày công cho
những công việc này.
• Bước 3: Xác định khối lượng công tác cho từng đầu việc
- Đơn vị của khối lượng phải lấy phù hợp định mức và tiêu chuẩn hiện hành
9
- Khối lượng được tính toán cho toàn bộ đầu việc, cũng có thể phải bóc tách
riêng theo chia đoạn thi công
- Căn cứ tính khối lượng thi công: căn cứ vào bản vẽ thi công hợp lệ (có thể phải
tính cả phát sinh do chọn biện pháp thi công khác nhau)
• Bước 4: Lựa chọn phương pháp thực hiện công việc
- Căn cứ lựa chọn: tính chất công việc, khối lượng công việc, yêu cầu về kỹ

thuật thi công, thời gian thi công, điều kiện đáp ứng phương pháp.
- Phân tích lựa chọn: phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật để làm rõ sự nổi
trội của phương án được lựa chọn
• Bước 5: Xác định nhu cầu nhân công và ca máy thực hiện công việc
Căn cứ vào khối lượng công việc và định mức lao động, định mức sản lượng
ca của máy để xác định nhu cầu ngày công hoặc số ca máy cần cho từng công
việc
• Bước 6: Xác định thời gian thực hiện đầu việc
- Thời gian thực hiện đầu việc (toàn bộ và có thể phải tách riêng theo phân đoạn
thi công) phụ thuộc vào:
+ Điều kiện bố trí nhân lực hoặc xe máy trong ca làm việc trên mặt
bằng thi công và lựa chọn chế độ làm ca trong ngày
Trong đó:
.
i
N
: số công nhân (hay máy) làm công việc i tại một địa
điểm trong ca làm việc
.
min
i
N
: số người (hay máy) tối thiểu cần có để thực hiện
được công việc i
10
min max
i i i
N N N
≤ ≤
.

max
i
N
: sức chứa tối đa về người (máy) tại một địa điểm
TC trong ca làm việc
+ Phương pháp tổ chức thi công (dây chuyền hay phi dây chuyền)
- Đối với các QTTC gối tiếp nhau có chiếm lĩnh mặt bằng thi công, nên bố trí lực
lượng thực hiện để tạo ra tốc độ thi công (nhịp điệu SX) tương đồng hoặc thành
bội số của nhau.
Sau khi làm rõ các thông số (thí dụ từ cột 1 đến cột 11 ở bảng 2.2) thì
chuyển sang bước 7 (thiết kế tiến độ tổng thể thi công công trình)
Bảng 2.2. Kế hoạch tiến độ thi công hạng mục

• Bước 7: Thiết kế tiến độ thi công công trình, xác định nhu cầu nguồn lực theo
tiến độ và điều chỉnh tiến độ để trình duyệt
1. Thiết kế tiến độ thi công
1/ Lựa chọn phương pháp thiết kế tiến độ
- Lập tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền:
+ Đặc điểm của phương pháp
+ Điều kiện áp dụng
+ Các thổng số phải xác định để vẽ được tiến độ: nhịp dây chuyền,
bước dây chuyền.
- Kết hợp thi công dây chuyền và phi dây chuyền
11
Giải pháp này dễ thực hiện, phù hợp nhiều loại công trình
- Lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng lưới:
+ Đặc điểm của phương pháp và phân loại phương pháp
+ Điều kiện áp dụng
+ Xác định các số liệu đưa vào tính toán
Việc sắp xếp công việc khi lập TĐ theo SĐM thường chia ra 2 trường hợp:

∗ Nếu xếp công việc theo quan hệ " kế tiếp" thì sử dụng bảng thông số sau:
Bảng 2.3
∗ Nếu xếp tiến độ theo quan hệ " gối tiếp" thì sử dụng bảng thông số sau:
Bảng 2.4
2/ Thiết kế tiến độ
- Lập tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền, cần thực hiện các công
việc:
+ Phân chia, phân đoạn công trình và ấn định các phân khu thi công
12
+ Tính nhịp dây chuyền (thời gian thực hiện từng phân đoạn thi công) và
bước dây chuyền ( khoảng cách thời gian đi vào SX của 2 quá trình gối tiếp
nhau)
+ Tính thời gian thi công dây chuyền ( đối với công việc áp dụng thi công
dây chuyền) để đạt hiệu quả trong TCSX
+ Vẽ tiến độ thi công dây chuyền, điều chỉnh tiến độ theo điều kiện mặt băng
thi công và sử dụng các nguồn lực
- Lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng lưới (mạng cung công
việc):
+ Các yếu tố thời gian cần tính toán:
* Thời gian của các công việc:
> Thời gian bắt đầu sớm :
> Thời gian kết sớm:
> Thời gian kết muộn của công việc :
> Thời gian bắt đầu muộn của công việc :
* Các loại thời gian dự trữ trong sơ đồ mạng
> Thời gian dự trữ chung
(dự trữ toàn phần):
> Thời gian dự trữ tự do
(dự trữ riêng):
- Tính toán và vẽ tiến độ theo phương pháp thủ công; Thí dụ:

- Sử dụng chương trình phần mềm để lập tiến độ (giới thiệu địa chỉ)
13
max
1
bs s
ij i i
t t L

= =
ks bs
ij ij ij
t t d
= +
km m
ij j
t t
=
bm km
ij ij ij
t t d
= −
( )
( )
km bs
tp ij ij ij ij
D t t d
= − +
( )
( )
bs bs

td ij jk ij ij
D t t d
= − +
Ghi chú: Nếu sắp xếp công việc theo SĐM gối tiếp thì công thức
tính các loại thời gian sẽ khác mạng "cung công việc"; thông số thời gian đưa
vào tính toán được xác lập theo bảng 2.4.
2. Xác định nhu cầu nguồn lực theo tiến độ đã lập
Mục đích:
- Xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lực
- Thực hiện giải pháp điều chỉnh tiến độ phù hợp yêu cầu sử dụng nguồn lực
3. Điều chỉnh kế hoạch tiến độ
1/ Điều chỉnh KHTĐ:
* Khi nào cần điều chỉnh:
Phải điều chỉnh, sửa đổi tiến độ nếu xảy ra tình trạng sau đây:
- Bỏ sót công việc, sắp xếp công việc không đúng trình tự kỹ thuật,
xung đột sử dụng mặt bằng, vi phạm quy tắc an toàn SX
- Các mốc thời gian trọng yếu không được thể hiện rõ hoặc không được
tôn trọng; thời gian của tổng tiến độ và thời gian bàn giao từng phần vượt quá
mốc thời gian quy định
- Sử dụng các nguồn lực vượt quá khả năng cung cấp hoặc bất hợp lý
- Tiến trình thực hiện khối lượng công việc không phù hợp tiến trình cấp
vốn cho thi công công trình
* Biện pháp điều chỉnh:
- Điều chỉnh rút ngắn thời gian:
Phải rút ngắn thời gian thực hiện các công việc nằm trên đường găng, theo
nguyên tắc:
14
+ Đảm bảo thời gian tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật (không ép tiến độ phi khoa
học)
+ Chi phí cận biên tăng lên ít nhất khi rút ngắn thời gian của công việc

- Điều chỉnh sử dụng nguồn lực
Khi xét thấy sử dụng nguồn lực không hiệu quả, xét về toàn bộ tổng tiến
độ hay cục bộ ở từng giai đoạn của tiến độ thì cần phải điều chỉnh. Những căn cứ
để điều chỉnh:
+ Quỹ thời gian còn lại của tổng tiến độ (nếu còn)
+ Trì hoãn thực hiện các công việc trong phạm vi thời gian dự trữ của nó (ở
những giai đoạn có tình trạng sử dụng nguồn lực không bình thường)
2/ Tối ưu hóa KHTĐ
Những dự án có quy mô lớn, phức tạp, đòi hỏi thi công nhanh và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, có thể thực hiện yêu cầu tối ưu hóa tổng tiến độ thi công công
trình.
• Bước 8: Xác định các chỉ tiêu khống chế trong quản lý tổng tiến độ
Các chỉ tiêu khống chế tiến độ, bao gồm:
- Chỉ tiêu về các loại thời gian cần khống chế
- Chỉ tiêu về sử dụng nhân công và xe máy cần khống chế
- Cường độ thi công cần duy trì,
1.2.3. Xác lập các công việc và sắp xếp trình tự công việc trong tiến độ
a. Xác lập các công việc trong lập tiến độ
• Công việc trong tiến độ và phân loại tiến độ
* Thế nào là một công việc trong tiến độ thi công
15
- Công việc trong tiến độ thi công là một "đầu việc" đi kèm khối lượng công
tác và quỹ thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó
- Đầu việc có thể là một công việc chuyên môn cụ thể, như đặt cốt thép cho một
bộ phận kết cấu; xây tường 1 tầng nhà, ; cũng có thể là một tổ hợp công nghệ
gồm nhiều công việc có liên quan, như thi công móng toàn ngôi nhà; lao lắp dầm
cầu cho một cây cầu; thậm chí là thi công hoàn chỉnh một hạng mục CT.
Như vậy, phạm vi công việc của một đầu việc phụ thuộc vào đối tượng cần
lập tiến độ thực hiện và cấp độ quản lý thực hiện tiến độ.
* Phân loại tiến độ để ấn định đầu việc

Theo đối tượng lập TĐ và cấp độ QLTĐ, có thể chia ra:
- Tiến độ được lập để quản lý thi công công trình gồm nhiều hạng mục
- Tiến độ được lập để thi công một hạng mục công trình hoàn chỉnh
- Tiến độ được lập để thi công một bộ phận của công trình
• Ấn định phạm vi công việc và căn cứ xác định thời gian của công việc cho
từng loại tiến độ
* Khi lập tiến độ thi công một công trình gồm nhiều hạng mục thành phần:
- Đầu việc trong trường hợp này có thể là:
+ Một hạng mục công trình hoàn chỉnh
+ Một bộ phận kết cấu hoặc một tổ hợp công việc của hạng mục phù hợp
với một giai đoạn thi công hạng mục, thí dụ: phần ngầm của hạng mục, phần
thân của hạng mục, công tác lắp đặt TBCN của hạng mục,
- Thời gian thực hiện đầu việc loại này được xác định theo định mức độ
dài thời gian thực hiện hạng mục hoặc chỉ tiêu thời gian thực hiện tổ hợp công
16
việc theo đầu việc đã được xác lập (thí dụ: ). Thời gian của đầu việc cũng có
thể xác định theo phương pháp xác suất thống kê.
* Khi lập tiến độ thi công một hạng mục công trình hoàn chỉnh:
- Đầu việc ở loại này được phân chia tương đối chi tiết, có thể chia ra từng
công việc chi tiết, như: đào đất, đổ bê tông lót, đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đổ
BT móng, , Cũng có thể là một tổ hợp công việc, như: xử lý nền, thi công
móng, kết cấu thô thân nhà, hoàn thiện,
- Thời gian thực hiện đầu việc được xác định căn cứ vào khối lượng công
việc, định mức chi tiết (hoặc định mức tổng hợp) và số lượng lực lượng tham gia
vào công việc (Thí dụ: ).
* Khi lập tiến độ tác nghiệp SX một tổ hợp công việc cụ thể:
- Đầu việc là một quá trình công nghệ tổng hợp (có thể gồm cả công tác
cung ứng đi kèm) hoặc một công việc chi tiết có khối lượng riêng biệt và định
mức lao động chi tiết ( Thí dụ: đặt cốt thép cho một phân đoạn thi công)
- Thời gian thực hiện công việc thường xác định theo phương pháp "tất định" ,

Thí dụ: (viết công thức và gán số liệu tính toán)
b. Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc
• Phân loại quan hệ trong sắp xếp công việc
* Theo quan hệ công nghệ, chia ra: sắp xếp thực hiện song song và sắp xếp
thực hiện tuần tự:
- Sắp xếp thực hiện song song trong trường hợp 2 công việc được thực
hiện độc lập về công nghệ và không bị xung đột về mặt bằng thi công
- Sắp xếp thực hiện tuần tự trong trường hợp 2 công việc phụ thuộc nhau
về thứ tự công nghệ, mặt bằng thi công hoặc sử dụng lực lượng thi công.
Thí dụ về thi công lắp ghép một ngôi nhà (hình 2.1):
17
+ Các công việc số 1,2,3 và 4 được thực hiện song song
+ Công việc lắp cần cẩu và 2 công việc liền trước nó là điều CC và làm
đường ray được sắp xếp tuần tự

Bảng 2.1

Hình 2.1
* Theo quan hệ tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực, chia ra: Quan hệ Kế
tiếp, Quan hệ Gối đầu và Quan hệ sản xuất dây chuyền
- Quan hệ Kế tiếp là xem xét về phân công lao động để thực hiện các quá
trình cùng loại hoặc tránh sự xung đột mặt bằng đối với quá trình khác loại
- Quan hệ Gối đầu (hay còn gọi là gối tiếp): đó là sự sắp xếp cho công việc
liền sau vào thi công trên một hoặc một số phân khu-phân đoạn mà công việc
liền trước đã hoàn thành tại đó (hình 2.2a)
- Quan hệ Thi công dây chuyền, đó là trường hợp đặc biệt của thi công
gối đầu. Ở tiến độ loại này, các QTSX (hay các đường tiến độ của các đầu việc)
được thực hiện liên tục (hình 2.2a là thi công phi dây chuyền; hình 2.2b là thi
công dây chuyền).
18

Hình 2.2a Hình 2.2b
* Những yếu tố khác chi phối thứ tự thực hiện các đầu việc, các hạng mục công
trình
- Thời gian của tổng tiến độ, các mốc thời gian trọng yếu và yêu cầu đưa dự án
vào sử dụng trước từng phần
- Điều kiện giải phóng mặt bằng theo giai đoạn
- Xây dựng trước một số hạng mục vĩnh cửu để phục vụ thi công hoặc di
dân giải phóng mặt bằng, và các yêu cầu khác
- Giải pháp công nghệ thi công khác nhau cũng có thể làm thay đổi thứ tự
thực hiện các công việc
• Các câu hỏi đặt ra khi sắp xếp công việc
Một số câu hỏi đặt ra khi sắp xếp các công việc trong lập kế hoạch tiến độ:
- Công việc nào được hoặc có thể bắt đầu từ thời điểm khởi công
- Công việc có gián đoạn công nghệ, phải chờ đợi kỹ thuật hay gián đoạn tổ
chức không?
- Có phải là công việc chủ đạo không ; có án ngữ nhiều công việc tiếp theo
không?
- Có thi công dây chuyền không?
- Công việc tiếp trước nó là những công việc nào?
19
- Hai công việc có thể sắp xếp gối đầu thực hiện không? Thời gian gối đầu
được dự trù theo kinh nghiệm hay phải tính toán theo nguyên lý "ghép sát"?
- Thời gian có thể bắt đầu sớm và thời gian muộn nhất phải hoàn thành?
- Tiếp sau công việc đang xếp vào tiến độ còn công việc nào không?
1.2.3. Dự trù thời gian và nguồn lực cho tiến độ XD
a. Những yêu cầu cụ thể về dự trù thời gian của tiến độ XD
• Dự trù thời gian cho từng đầu việc
* Về công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị có tầm quan trọng đặc biệt, làm tốt công tác này sẽ tạo
điều kiện cho mọi công việc của DA được thực hiện liên tục và nhịp nhàng, khai

thác triệt để các nguồn lực đã thu hút vào dự án. Yêu cầu đặt ra là:
- Làm rõ danh mục công tác chuẩn bị, khối lượng và nhu cầu thời gian thực
hiện.
- Lập tiến độ thực hiện và hành động theo đúng kế hoạch đã định
* Dự trù thời gian thực hiện các quá trình SX hay thời gian thực hiện hạng mục
- Các căn cứ:
+ Loại công trình, quy mô và tính phức tạp của công việc hay hạng
mục
+ Năng lực của Nhà thầu và giải pháp kỹ thuật thi công sẽ lựa chọn
+ Điều kiện mặt bằng thi công và những đòi hỏi trong hợp đồng thi
công
- Phương pháp xác định thời gian cho từng đầu việc:
+ Dựa vào định mức lao động đã biết và dự kiến huy động lực lượng
tham gia để tính ra thời gian thực hiện, theo công thức:
20


+ Dựa vào định mức độ dài thời gian hay chỉ tiêu thời gian XD của tổ hợp
công nghệ, các bộ phận công trình hay cho một hạng mục công trình hoàn
chỉnh,
Thí dụ: Định mức thời gian thi công ống khói bằng công nghệ ván khuôn
trượt (tính theo từng đoạn 10m hoặc 20m theo chiều cao của ống khói);
định mức lắp đặt một tổ hợp nồi hơi áp lực theo chủng loại đã có,
+ Dựa vào số liệu thi công các dự án tương tự đã thực hiện
• Thiết kế thời gian thực hiện dự án
Có nhiều giai đoạn phải thiết kế thời gian thực hiện dự án, ở đây chỉ đề
cập đến tiến độ do Nhà thầu trực tiếp thi công công trình xác lập. Đó là thiết kế
tổng tiến độ thi công công trình theo hợp đồng đã ký giữa A và B. Ở tổng tiến
độ này phải thể hiện rõ:
- Tổng thời gian thi công công trình và các mốc thời gian phải hoàn thành

và bàn giao trong từng thời kỳ.
- Tiến trình thực hiện các công việc phù hợp với giải pháp kỹ thuật thi
công đã lựa chọn, sử dụng hợp lý các nguồn lực sẽ bố trí trên công trường và
điều kiện kinh phí được cấp theo tiến độ
- Sử dụng hợp lý mặt bằng thi công
- Tôn trọng các quy tắc an toàn sản xuất
b. Dự trù các nguồn lực thực hiện tiến độ
21
ij
ij
ngay
Q
d
NS
=
ngay ij Sij ca
NS N D N
=
Đây là yêu cầu xác định các nguồn lực đáp ứng thực hiện tiến độ đã được phê duyệt
• Các loại nguồn lực chính cho tiến độ
- Xác định nhu cầu nhân lực theo tiến độ (vẽ Biểu đồ nhân lực)
- Xác định nhu cầu vật liệu chính theo tiến độ (có thể tính mức bình quân
cho từng giai đoạn thi công để thuận lợi cho cung ứng và dự trữ vật tư)
- Xác định nhu cầu xe-máy, thiết bị thi công cho từng công việc và tổng
hợp cho từng giai đoạn (máy móc chính; các thiết bị đồng bộ phục vụ thi công ở
lúc cao điểm )
- Xác định nhu cầu các loại vật tư kỹ thật phụ trợ đáp ứng thi công thường
xuyên
- Lập biểu đồ sử dụng vốn trong thi công và kế hoạch dự trù tiền vốn đáp
ứng yêu cầu thi công (giảng viên giải thích bằng hình vẽ)

• Điều chỉnh tiến độ theo yêu cầu sử dụng các nguồn lực hợp lý nhất
- Phải đáp ứng các mốc thời gian trọng yếu đã thỏa thuận trong hợp đồng XD
- Làm cho sử dụng nguồn lực đồng đều và liên tục
- Làm cho mức sử dụng nguồn lực không vượt ngưỡng cho phép (không
vượt khả năng cung cấp) - Giảng viên vẽ hình giải thích 2 trường hợp này.
1.2.4. Kiểm tra, giám sát Tiến độ thi công công trình
a. Kiểm tra tiến độ thi công do nhà thầu lập
• Căn cứ kiểm tra
- Tiến độ thực hiện dự án có trong dự án khả thi
- Biện pháp tổ chức thi công và tiến độ thi công trong hồ sơ dự thầu
- Hợp đồng thi công đã ký giữa A và B
22
- Thiết kế tổ chức thi công công trình do nhà thầu lập để chính thức quản
lý thi công công trình
- Yêu cầu về thời gian của tổng tiến độ, các mốc khống chế tiến độ ở từng
giai đoạn thi công và các điều kiện đáp ứng cho thi công của chủ đầu tư
- Các điều kiện thực tế của địa điểm thi công
• Nội dung cần kiểm tra
* Kiểm tra danh mục đầu việc cần lên tiến độ:
- Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc được thiết lập phù
hợp đặc điểm công trình và cấp độ quản lý thi công
- Danh mục đầu việc phải đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình
tự công nghệ và tổ chức thực hiện
- Cần có đầu việc về "các công tác chuẩn bị" và được đặt ở phần đầu của
bản tiến độ, có thể phải tách ra các công việc cụ thể về công tác chuẩn bị
* Kiểm tra các thông số định lượng đi kèm từng đầu việc, đó là
- Khối lượng công việc
- Nhu cầu ngày công và ca may thực hiện, chế độ làm thêm ca (nếu có)
- Quỹ thời gian thực hiện từng công việc ( kể cả chờ đợi kỹ thuật và thời
gian dự phòng)

* Kiểm tra sự sắp xếp các công việc trên tiến độ
Đây là công việc khó nhất trong lập tiến độ và kiểm tra tiến độ. Khi kiểm
tra cần làm rõ:
- Những đầu việc hay công việc chiếm địa vị quan trọng, then chốt theo
mục tiêu chung và mục tiêu đưa từng phần của dự án vào khai thác, sử dụng;
logíc công nghệ và giải pháp đáp ứng nguồn lực cho tững đầu việc này
23
- Trình tự thực hiện các công việc còn lại theo quan điểm kỹ thuật và sử
dụng các nguồn lực hợp lý hoặc theo lợi ích riêng của nhà thầu
- Bố trí thời gian ngừng chờ kỹ thuật không thỏa đáng làm ảnh hưởng đến
chất lượng công trình
- Ấn định khối lượng công việc và thời gian phải hoàn thanh trong một đợt
thi công không thích hợp có thể dẫn đến chất lượng kém- thậm chí còn gây hư
hại công trình
- Những xung đột về trình tự kỹ thuật, sử dụng mặt bằng thi công, yếu tố
an toàn sản xuất, tôn trọng yếu tố thời tiết khí hậu
- Kiểm tra đường găng và các công việc nằm trên đường găng theo mục
tiêu bàn giao từng phần và bàn giao hoàn thành toàn công trình
- Cường độ sử dụng các nguồn lực không bình thường (vượt quá điều kiện
đáp ứng)?
-
b. Giám sát thực hiện tiến độ thi công
• Căn cứ giám sát:
- Tiến độ thi công tổng thể và tiến độ tác nghiệp tháng đã duyệt
- Bản vẽ thi công hợp lệ
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan
- Hợp đồng A-B
• Yêu cầu và nội dung giám sát:
* Căn cứ vào tiến độ tổng thể, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu khởi công và hoàn
thành đúng thứ tự và thời gian đã ấn định cho từng đầu việc trong tổng tiến độ

* Luôn luôn để mắt đến đường găng và tiến độ thực hiện các công việc găng
24
* Giám sát thực hiện tiến độ của nhà thầu thông qua công tác lập kế hoạch tác
nghiệp tháng và điều độ sản xuất hàng ngày.
Đây là một giải pháp tích cực để lập lại cân bằng sản xuất trên toàn công
trường trong suốt quá trình thi công công trình.
Qua lập tiến độ tác nghiệp tháng và điều độ SX, hàng loạt các phát sinh sẽ
được giải quyết:
+ Sự chậm trễ về tiến độ của từng công việc trong tháng sẽ được bù đắp
ngay trong tháng sau
+ Điều chỉnh kịp thời về sử dụng các nguồn lực theo diễn biến sản xuất
thực tế trên công trường
+ Giải quyết kịp thời và thỏa đáng mọi ách tắc và xung đột hàng ngày trên
công trường
Chính vì vậy, muốn giám sát tiến độ có hiệu quả, cần phải yêu cầu nhà
thầu nghiêm túc lập KHTĐ tác nghiệp hàng tháng và kiên quyết thực hiện bằng
được tiến độ thi công tháng.
Để kiểm tra tiến độ hiện nay hay sử dụng iện pháp họp giao ban.
Biện pháp kiểm tra thực tiễn thông qua họp giao ban
Họp giao ban là hình thức thông tin, kiểm tra tiến độ, truyền đạt mệnh lệnh sản
xuất cũng như điều chỉnh , phối hợp hành động trong thực hiện kế hoạch sản
xuất. Tuy nhiên cần tránh bệnh hình thức bằng cách :
Khi đến họp phải có đầy đủ dữ liệu về thực hiện kế hoạch để trao đổi. Phải biết
được cần gì cho sản xuất, yêu cầu gì để sự phối hợp hoạt động thuận lợi. Phòng
kế hoạch chuẩn bị nội dung cuộc họp giao ban kỹ càng, thu thập đầy đủ dữ liệu
đã thực hiện, yêu cầu kế hoạch sắp tới và những dự kiến điều phối, điều động dự
kiến. Không thể thiếu chuẩn bị để họp hành trở nên nặng nề và hình thức.
25

×