Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Chuyên đề 1 quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.44 KB, 65 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I. Theo yêu cầu của học viện, tập tài liệu có 2 chuyên đề:
1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng:
- Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và
môi trường xây dựng;
- Kế hoạch quản lý an toàn và môi trường xây dựng
- Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường
xây dựng
Chuyên đề 1:
Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng
1. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện dự án đầu
tư và xây dựng về mặt quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
1.1 Quy định trong Luật Xây Dựng:
Luật xây dựng chi phối các hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Trong các điều khoản của Luật Xây Dựng qui định cụ thể về an toàn lao
động, an toàn công trình và về môi trường được trích dẫn như sau:
Điều 4, khoản 3 của luật về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
yêu cầu tổ chức, cá nhân Tổ chức, cá nhân hhoạt động xây dựng phải tuân
theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

3) Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và
tài sản, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong xây dựng;
’’
Điều 36 khoản 1 mục c qui định:
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: (Điều 26 dự thảo Luật
trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau
đây:


c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Điều 37 qui định về nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
(Điều 27 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công
trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô,
công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và
tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu
tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi
trường;
Điều 52, Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình có qui định:
(Điều 43 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
c) N Đối với nền móng và kết cấu công trình, thiết kế phải bảo đảmm độ
bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng
đến tuổi thọ công trình, và các công trình lân cận, an toàn cho người sử
dụng;
đ) Bảo đảm aAn toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo
vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình
công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;đối với
những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người
tàn tật;
Vẫn trong điều 52, khoản 2 qui định:
2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu
trênquy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

b) Bảo đảm aAn toàn cho người khi xảy ra sự cố; bảo đảm điều kiện an toàn,
thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách
giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn

chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung
quanh;
c) Bảo đảm cCác điều kiện tiện nghi, vệ sinh, an toàn, sức khoẻ cho người
sử dụng;
Điều 53 Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Điều 44 dự thảo Luật trình
Quốc hội tại kỳ họp thứ ba)phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

6. Phương án thiết kế phòng, chống cháy, nổ;

8. Giải pháp bảo vệ Đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật
về môi trường;

Điều 72: Qui định về điều kiện để khởi công xây dựng công trình: (Điều 60
dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi cóđáp ứng đủ các điều kiện sau
đây:

6. Có Có bbiện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình
thi công xây dựng;

Điều 73: Điều kiện thi công xây dựng công trình
(Điều 61 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)1. Nhà thầu khi
hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứngđáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:

d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.

2. Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn
nhỏ hơn 250m
2

hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây
dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi
trường.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình đối
vớitrong việc thi công xây dựng công trình (Điều 63 dự thảo Luật trình
Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
có các quyền sau đây:

d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà
thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công
trình, an toàn và vệ sinh môi trường;
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
có các nghĩa vụ sau đây:

d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong thi công
xây dựng công trình;

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình
(Điều 64 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)

2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;

i) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng
chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và
các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình (Điều 66 dự thảo

Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng
công trình có trách nhiệm:
1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị,
tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề;
đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an
toàn trước khi đưa vào sử dụng;
2. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công
trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
3. Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài
sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.
Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình
(Điều 67 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3)
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng
công trình có trách nhiệm:
1. Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây
dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng
ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường;
2. Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình
gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu xây dựng;
3. Tuân theoủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.2 Quy chế Bảo vệ Môi trường ngành xây dựng
Kèm theo quyết định số 29/1999-QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Xây
Dựng.
1.2.3. Quy chế này quy định phạm vi áp dụng là:
1. Quy chế này được áp dụng đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường
ngay từ khâu: Lập và xét duyệt dự án quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân
cư và khu công nghiệp; Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng; Tổ chức thi công,
nghiệm thu và đưa dự án vào khai thác sử dụng; Quản lý Đô thị và quản lý
các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu và thiết bị xây dựng; Các hoạt động

về đánh giá tác động Môi trường bao gồm cả tổ chức kiểm tra kiểm soát,
thanh tra giám sát môi trường trong các khâu có liên quan.
2. Các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân người Việt nam và người
nước ngoài có liên quan đến công tác tư vấn và đầu tư xây dựng, sản xuất
kinh doanh cơ khí, vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt nam đều phải thực
hiện quy chế này. Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước theo vùng,
lãnh thổ về môi trường; các Hội chuyên ngành, tổ chức quần chúng và nhân
dân có quyền giám sát và hỗ trợ mọi mặt để bảo vệ môi trường Ngành Xây
dựng.
1.2.4. Môi trường được hiểu theo khái niệm thống nhất:
Môi trường Ngành Xây dựng quy định trong Quy chế này được hiểu là tổng
thể của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo có thể bị tác động bởi các
hoạt động của các dự án xây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng.
Môi trường đô thị điểm dân cư và khu công nghiệp: bao gồm các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với
nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên
và con người trong đô thị, điểm dân cư và trong các khu công nghiệp.
Bảo vệ môi trường Ngành xây dựng là thông qua công tác đồng bộ trên các
mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều
kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động; giảm thiểu các tác
động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội.
1.2.5. Bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư xây dựng được quy định
như sau:
+ Đối với từng dự án xây dựng phải được xác định ngay từ khâu chuẩn bị
đầu tư cho đến giai đoạn xây dựng và nghiệm thu, đưa dự án vào sử dụng.
Trong khâu thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện các qui định
về Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Thông tư số 490/1998/TT của Bộ
KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM, Thông tư số
1420/MTg ngày 26/11/1994 Hướng dẫn ĐMT đối với các cơ sở đang hoạt

động) và cần đưa vào dự án nguồn kinh phí để xây dựng các công trình kỹ
thuật xử lý những vấn đề có liên quan đến môi trường.
+ Các dự án phải bảo đảm phù hợp với môi trường cảnh quan khu vực và
tiếp nối thích hợp với hạ tầng hiện có, phải đặc biệt quan tâm đến mối quan
hệ với các công trình lân cận như hệ thống giao thông, xử lý nước thải, khí
thải, thu gom xử lý rác thải khu vực. Các nguồn chất thải (khí thải, nước
thải, rác thải) phát sinh trong quá trình vận hành công trình xây dựng phải
được xử lý cục bộ hoặc được truyền tải kín tới hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ
thuật xử lý chất thải của đô thị và khu công nghiệp.
+ Về tiện nghi, an toàn sức khoẻ cho người sử dụng:
Phải tuân thủ Qui chuẩn xây dựng và các Tiêu chuẩn có liên quan về chiếu
sáng tự nhiên, thông hơi thoáng gió, lối đi lối thoát, phòng chống cháy nổ,
chống động đất và nhiệt độ trong phòng đối với các công trình có sử dụng
điều hoà nhiệt độ. Vật liệu sử dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến sức khoẻ những người sống và làm việc trong công trình
đó.
+ Tiết kiệm năng lượng:
Cần nâng cao hiệu suất trong việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu và bảo
đảm vệ sinh môi trường xây dựng theo Qui chuẩn xây dựng cụ thể là:
a. Tận dụng điều kiện chiếu sáng tự nhiên.
b. Sử dụng các trang thiết bị trong công trình có hiệu suất năng lượng cao.
c. Vỏ bao che cách nhiệt tốt để giảm tối đa hiện tượng truyền nhiệt.
d. Các công trình công cộng, thương mại, chung cư nên sử dụng hệ thống
làm mát trung tâm và khi sử dụng thiết bị có dung môi làm lạnh phải tuân
thủ Công ước về bảo vệ tầng ozon mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký
và phê chuẩn ngày 26 tháng 4 năm 1994.
1.2.6. Bảo vệ môi trường trên công trường xây dựng
a) Công trường xây dựng
Các công trường xây dựng phải đảm bảo các Qui định về an toàn lao động
và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng, quá

trình thi công và hoàn thiện công trình.
Các công trường xây dựng phải có tổng hợp tình hình môi trường định kỳ
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, theo bản phê duyệt báo cáo ĐTM trong quá
trình thi công công trình cho đến khi hoàn thành, bàn giao đưa công trình
vào sử dụng.
b) Công nghệ và trang thiết bị trên công trường
Khi thi công móng cọc cho các công trình trong đô thị phải xem xét
lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để tránh rung động, khói, bụi, tiếng ồn
và ảnh hưởng tới các công trình khác.
c) Xử lý nước bề mặt và nước thải trong quá trình thi công
(i). Phải có hệ thống thoát nước công trường bảo đảm không gây ô
nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung quanh, không
gây lầy lội làm ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và giao thông đô thị
bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên chở
ra nơi qui định.
(ii). Các dung dịch khoan hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọng để
nạo vét hoặc thu hồi.
d) Thu gom phế thải các công trường thi công.
(i). Có biện pháp quản lý, thu gom phế thải xây dựng, chỗ vệ sinh tạm
thời cho công nhân xây dựng.
(ii). Cấm đổ phế thải xây dựng tự do từ trên cao xuống mặt đất hoặc
sàn dưới.
(iii). Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến
nơi quy định. 4. ở những nơi quá chật hẹp phải xin phép nơi đổ phế thải
tạm thời
e. An toàn vệ sinh trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng
(i). Các công trường xây dựng phải thực hiện những qui định về vệ
sinh và an toàn lao động theo TCVN 5308-91, an toàn điện TCVN 4086-95,
và Qui chuẩn xây dựng - 1996.
(ii). Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao,

chống ồn và rung động quá mức TCVN TCVN 3985-85, phòng chống cháy
TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN3255-86 trong quá trình thi công.
(iii). Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ
gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang
bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông
công cộng.
(iv). Công trình kĩ thuật hạ tầng tại công trường: Bảo vệ cây xanh
trong và xung quanh công trường, việc chặt hạ cây xanh phải được phép cơ
quan quản lý cây xanh; Việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn,
đối với các nhà cao tầng phải có đèn báo hiệu an toàn ban đêm; Các công
trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến
môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình.
(v). Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ,
không gian kiến trúc và các yêu cầu khác của khu vực xung quanh trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
1.2.7. Bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
a) Các cơ sở sản xuất xi măng
1. Phải xử lý từ khâu nhập nguyên, nhiên vật liệu (đát sét, đá vôi,
than, dầu ) đến khâu thành phẩm (bụi xi măng) trong các nhà xưởng theo
tiêu chuẩn môi trường lao động.
2. Đối với bụi và khí thải có nguồn gốc từ đốt nhiên liệu khi nung
luyện clinker và trong khâu nghiền phải qua xử lý lọc bụi, cần phải tính toán
đầy đủ chiều cao của ống khói với địa hình cho phép theo tiêu chuẩn môi
trường.
3. Đối với công nghệ xi măng lò quay sản xuất theo phương pháp ướt
là loại công nghệ lạc hậu, tổn hao năng lượng lớn, ô nhiễm môi trường trầm
trọng cần ưu tiên đầu tư chuyển sang công nghệ khô (hoặc phải cải tạo môi
trường theo hướng đầu tư hiện đại nhất).
Cần phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi
trường theo các TCVN có liên quan đối với công nghệ xi măng lò đứng và

lò quay.
4. Đối với công nghệ xi măng lò đứng, phải tiến hành cải tiến kỹ thuật
đầu tư chiều sâu hoàn thiện dây chuyền, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ
môi trường: cần sớm loại bỏ những cơ sở xi măng lò đứng không đáp ứng
yêu cầu chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường.
b) Các cơ sở sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng:
+ Các cơ sở sản xuất gạch xây:
a. Lò nung sấy tuynen ô nhiễm khí thải vẫn còn lớn, cần trang bị hệ thống
hấp phụ SO
2
hoặc ống khói đủ chiều cao nhằm lan toả khí thải theo hướng
pha loãng.
b. Đối với loại lò gạch sản xuất theo kiểu thủ công lãng phí nguyên liệu,
nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, cần hạn chế ô nhiễm môi trường tiến
đến thay thế dần loại sản xuất gạch thủ công bằng loại lò nung sấy tuynen.
+ Các cơ sở sản xuất tấm lợp, má phanh ô tô:
a. Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và
bụi amiăng, xi măng. Phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý nhằm bảo đảm vệ
sinh môi trường và an toàn lao động, hạn chế và loại trừ các chất ô nhiễm
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và phải được đưa đến vị trí theo quy hoạch
được duyệt.
b. Việc sử dụng nguyên liệu và sản xuất sản phẩm có chứa amiăng cần thực
hiện đúng các quy định hiện hành.
+ Cơ sở sản xuất thuỷ tinh, kính tấm xây dựng:
Ô nhiễm bụi, dầu mỡ, khí SO
2
, HF và các khí độc hại khác cũng phải
được loại trừ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
+ Các cơ sở sản xuất thiết bị sứ vệ sinh và gạch lát:
Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, khí

thải và nước thải; ở phân xưởng sản xuất và tráng men có hàm lượng cặn lơ
lửng rất cao; Phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và lắng cặn nước thải
đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
+ Các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng:
Ô nhiễm chủ yếu là xỉ than, bã đất đèn, phoi sắt thép, SiO
2
, NaCO
3
, cát làm
khuôn, khí thải, dầu mỡ và các kim loại nặng trong nước thải (đặc biệt là
phân xưởng mạ). Phải có biện pháp thu khí, bụi, thu dầu mỡ; Trung hoà và
xử lý nước thải đạt chất lượng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Các cơ sở khai thác cát, đá, sỏi làm cốt liệu bê tông, khai thác gia công đá
ốp lát:
1. Phải bảo vệ cảnh quan, giảm thiểu sự thay đổi bề mặt đất đai, thay đổi
dòng chảy các sông suối.
2. Bụi đá và nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn
tiếp nhận.
3. Phải có biện pháp kiểm soát và xử lý bụi đá từ nguồn phát sinh để bảo
đảm môi trường lao động và môi trường chung: trong nhà phải được thu hút
và lọc bụi, ngoài công trường phải phun ẩm nhằm giảm lượng bụi phát tán.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng đạt chất
lượng môi trường.
Các cơ sở sản xuất phải xác định các yếu tố chủ yếu của hệ thống quản lý
môi trường của mình để xây dựng nội qui quản lý cơ sở, cụ thể gồm:
1. Phổ biến nhằm quán triệt những quy định về quản lý môi trường từ
thủ trưởng đơn vị đến tất cả mọi thành viên trong đơn vị.
2. Xác định các sản phẩm của cơ sở sản xuất cần đạt tiêu chuẩn môi
trường.
3. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cụ thể để bảo vệ môi trường.

4. Cần Qui định cụ thể về công nghệ, kinh phí và lực lượng thực hiện
hoạt động quản lý môi trường, có quy chế cụ thể để lực lượng này hoạt
động.
5. Đào tạo và có các phương pháp nâng cao nhận thức về quản lý chất
lượng sản phẩm theo yêu cầu bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên.
6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền trong nội bộ và bên ngoài về vấn đề
bảo vệ môi trường. Các thông tin phải được lưu giữ để có thể kiểm tra xử lý
kịp thời.
7. Định kỳ kiểm tra mạng lưới tổ chức bảo vệ môi trường của cơ sở.
8. Cấp quản lý phải kiểm tra hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường
nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, thường xuyên và có hiệu quả.
9. Phấn đấu bảo đảm cơ sở sản xuất được cấp chứng chỉ theo các tiêu
chuẩn quản lý chất lượng ISO 9.000 và các tiêu chuẩn quản lý môi trường
ISO 14.000.
+ An toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất vật liệu xây dựng
1. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải tổ chức định kỳ kiểm tra,
đo đạc các yếu tố môi trường lao động theo quy định hoặc theo giấy phép về
môi trường. Yếu tố môi trường lao động gồm:
a. Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt);
b. Các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, các bức xạ có hại: bức xạ ion
hoá và không ion hoá),
c. Các yếu tố hoá học (hơi, khí, bụi độc, chất hoá học)
d. Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại
ký sinh trùng, côn trùng.
e. Khi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì phải có
biện pháp khắc phục ngay; hoặc nếu thấy có khả năng xẩy ra sự cố bất
thường gây nguy cơ đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động thì phải
ngừng ngay hoạt động và báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để kiểm tra,
xử lý kịp thời.
2. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm những quy định về an toàn lao động

và vệ sinh môi trường cho từng cá nhân. Xe vận chuyển nguyên liệu, vật
liệu, vật tư xây dựng ra khỏi công xưởng, xí nghiệp sản xuất vào đường phố
phải che kín, tránh rơi vãi.
2. Kế hoạch quản lý an toàn và môi trường xây dựng
2.1 Phương pháp luận chung cho bảo vệ an toàn lao động và bảo vệ môi
trường:
2.1.1 Bản kế hoạch thi công:
Khi nghiên cứu biện pháp thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, Chủ đầu tư
phải lập kế hoạch thực hiện dự án. Có ba bản kế hoạch tiến độ phải lập để có
căn cứ ra lệnh khởi công thực hiện dự án là: Bản tổng sơ đồ thi công (master
schedule) là sơ đồ phân chia công trình thành các hạng mục, phân chia hạng
mục thành các công tác thi công nhưng không quá chi tiết và lịch thi công.
Trong bảng sơ đồ tổng thể này phải thể hiện rõ sự phối hợp giữa nhiều đơn
vị tham gia thi công và nêu lên sự phối hợp giữa các đơn vị này sao cho tổng
tiến độ được khớp, không bị chờ đợi nhau hoặc chồng chéo công việc. Bản
kế hoạch tiến độ thi công ( calendar schedule) cho từng hạng mục, từng công
trình lập trên căn cứ bản tổng tiến độ đã được thông qua. Bản kế hoạch cấp
sử dụng cụ thể nhất là bản kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần của
đội thi công.
Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động hay kế hoạch bảo vệ môi trường thường
căn cứ vào bản kế hoạch tiến độ thi công cho công trình hoặc hạng mục
công trình để lập.
2.1.2 Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động:
Kế hoạch bảo vệ an toàn lao động lập cho việc thi công công trình dựa vào
các nhận thức chung về tai nạn lao động có thể xảy ra trên công trường.
Cần nhận thức rõ rằng ngẫu nhiên là hiện tượng tất yếu của cuộc sống sản
xuất. Phải thấy trước những tại nạn có thể xảy ra trên công trường để đối
phó với nó trong từng giai đoạn thi công.
2.2 Bản kế hoạch bảo vệ an toàn chung cho công trường:
Cần nhận thức rằng công trường xây dựng có những đặc điểm dễ xảy ra tai

nạn:
Sản phẩm xây dựng cơ bản tuy là sản phẩm công nghiệp nhưng lại rất không
giống các sản phẩm công nghiệp khác. Những đặc điểm của sản phẩm xây
dựng đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chế tạo ra nó cũng như là nguyên
nhân gây ra những tai nạn lao động rất đặc thù.
Sản phẩm xây dựng cơ bản chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn
liền với mặt đất ( hoặc mặt nước trên đất).
Từ đặc điểm này, chúng ta thấy không thể che phủ hoặc khó che phủ
cho sản phẩm xây dựng trong quá trình chế tạo sản phẩm. Phần lớn công
việc của người lao động xây dựng cơ bản diễn ra ở ngoài trời. Các tác nhân
thời tiết, khí hậu, thiên nhiên mặc sức ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Việc các tác nhân thiên nhiên tác động khiến cho khi lập kế hoạch sản xuất
xây dựng cần dự liệu mọi khả năng để tránh những tác động làm ảnh hưởng
đến chất lượng công trình, cản trở tiến độ thi công cũng như gây tai nạn lao
động. Chúng ta biết đặc điểm khí hậu của nước ta là có hai mùa mưa và
nắng rõ rệt. Cần sắp xếp sao để khi không mưa, tiến hành những việc ngoài
trời để khi mưa làm những việc trong mái che. Các tác nhân thiên nhiên bình
thường không được xem như khó khăn đột xuất để kéo dài thời hạn thi công.
Người lập kế hoạch thi công phải lường trước điều kiện thiên nhiên tác động
mà dự báo và điều này được phản ánh trong thời hạn thực hiện dự án khi dự
thầu xây lắp.
Do chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất
nên khi chế tạo sản phẩm xây dựng, vật liệu để chế tạo phải vận chuyển từ
nơi khai thác về vị trí công trình. Từ điều này, khâu vận chuyển quyết định
quá trình sản xuất xây dựng. Công tác vận chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong công
sức và giá thành xây dựng. Quá trình thu mua và vận chuyển là quá trình rất
dễ gặp rủi ro. Xe vận chuyển phải lăn bánh trên đường tăng rủi ro gặp tai
nạn giao thông.
Các yếu tố địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khu vực xây dựng
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng do sản phẩm xây dựng gắn liền với

mặt đất, mặt nước. Việc sử lý nền móng, chống các sự cố lún, sụt, nước
ngầm, cát chảy là những khó khăn cần được dự liệu trước trong quá trình thi
công và có biện pháp để ngăn ngừa.
Ngoài ra còn những yếu tố con người và xã hội gây ra các tác động
tiêu cực do đặc điểm sản phẩm xây dựng chiếm không gian lớn, chiếm diện
rộng gây ra: sự bảo vệ chống phá hoại, chống mất cắp tài sản, chống vi
phạm địa giới xây dựng, chống phá hoại vô hình
Thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài:
So với sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp khác, thời gian chế tạo
sản phẩm xây dựng dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Thời gian chế
tạo dài qua nhiều mùa khí hậu nên những yếu tố thiên nhiên tác động mạnh
mẽ đến quá trình sản xuất xây dựng. Do đặc điểm của mỗi mùa khí hậu, khi
sản xuất xây dựng cần tính toán, dự liệu để tránh những bị động khi có tình
huống bất thường do khí hậu sinh ra.
Khi thời gian chế tạo dài còn những ảnh hưởng của con người, của xã
hội tác động như những biến động do thay đổi tổ chức, thay đổi chủ trương
sản xuất, đầu tư, xây dựng công trình. Những tác động tiêu cực đến quá trình
tạo sản phẩm xây dựng cũng như dễ gây ra tai nạn lao động do thời gian thi
công dài là điều tất nhiên.
Thời gian chế tạo dài làm tăng chi phí bảo quản vật tư, bảo quản công
trình. Ngoài ra, vật tư, bán thành phẩm còn bị giảm thấp chất lượng do phải
bảo quản lâu. Thời gian thi công dài làm cho người lao động sản xuất phải
qua nhiều thời kỳ thay đổi thời tiết trong một năm. Các yếu tố khí tượng, khí
hậu tác động làm cho sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng.
Thi công kéo dài thời gian cũng tăng mối nguy cơ mất an toàn
trong sản xuất.
Đặc điểm về tính đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng:
Sản phẩm xây dựng có rất nhiều hình thái khác nhau ( phản ánh tính
đa dạng): về qui mô, về loại dạng, về kích cỡ, về sử dụng vốn đầu tư Người
lao động xây dựng phải thường xuyên thay đổi môi trường lao động tạo ra

nguy cơ mất an toàn lao động. Sản phẩm xây dựng do rất nhiều chủng loại
công nhân chế tạo tham gia, rất nhiều chủng loại vật liệu tạo thành ( phản
ánh tính phức hợp). Từ đặc điểm đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây
dựng nên có nhiều quá trình điều khiển sản xuất xây dựng cùng diễn ra trên
một mặt bằng xây dựng. Đó là đầu mối cho sự phối hợp không ăn ý và cũng
là nguyên nhân tạo ra mất an toàn lao động. Điều này đòi hỏi các tiêu chuẩn
về quản lý và điều hành sản xuất xây dựng phức tạp hơn các sản xuất khác.
Do sự đa dạng của sản phẩm xây dựng nên mỗi dạng của sản phẩm xây dựng
lại phải có những phòng ngừa tai nạn lao động khác nhau. Do tính đa dạng
của sản phẩm xây dựng mà tai nạn xảy ra cho người lao động cũng muôn
hình muôn vẻ.
Tổ chức sản xuất xây dựng đa dạng và phức hợp nên mỗi dạng tổ chức lại có
những đặc thù riêng và những đặc thù này làm cho người lao động phải
đương đầu với những dạng tai nạn lao động không hoàn toàn giống nhau.
Dự báo các tai nạn khả dĩ cho từng thao tác nghiệp vụ xây dựng là yêu
cầu của quản lý an toàn trên công trường:
Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành xây dựng
Va đập cơ học
Quá trình sản xuất xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng nặng và có kích
thước lớn. Những vật liệu và cấu kiện xây dựng nếu không có những biện
pháp chu đáo để nâng cất, chuyển vận từ vị này đến vị trí khác có thể có khả
năng va đập vào kết cấu, vật liệu khác hoặc va đập vào người đang lao động
sinh ra tai nạn cho người làm việc trong phạm vi nguy hiểm.
Rơi từ cao xuống:
Việc thi công kết cấu xây dựng có thể ở dưới sâu so với mặt đất hoặc trên
cao. Khi thi công dưới sâu, vật liệu, cấu kiện cũng như những vật dư thừa để
trên cao có thể lăn hoặc di chuyển và rơi xuống chỗ thấp hơn. Sự di chuyển
vật liệu, cấu kiện, các vật dụng thi công hay rác xây dựng từ trên cao xuống
mà không ngừa trước có thể rơi trúng người làm bên dưới. Cũng có thể từ
trên miệng hố sâu hoặc trên sàn mà khả năng rơi người từ trên cao xuống

thấp xảy ra nếu không có biện pháp rào chắn. Hàng năm trên các công
trường xảy ra không ít tai nạn do ngã từ trên cao xuống thấp. Nhiều trường
hợp ngã giáo vì những lý do tưởng như khó có thể. Trên giáo trát, công
nhân hút thuốc lào và say thuốc, ngã từ trên cao xuống thấp gây tai nạn.
Trượt chân khi di chuyển hoặc gãy tấm ván gác giáo cũng hay xảy ra làm
người công nhân lao từ trên cao xuống đất.
Lở xụt mái đất
Đất có lực dính và ma sát giữa những hạt tạo nên đất. Mái dốc tự nhiên được
tạo ra tư thế ổn định nhờ lực dính và ma sát giữa các hạt đất. Lực dính và ma
sát phụ thuộc kích thước của hạt đất và độ ngậm nước của đất. Đào đất
không tạo mái dốc thường hay xảy ra hiện tượng lở xụt mái dốc. Khi mưa,
nước ngấm vào đất làm giảm lực dính và lực ma sát trong đất, gây ra hiện
tượng xụt, lở. Xụt, lở đất có thể vùi lấp người đang lao động ở chân dốc,
đồng thời làm người đang lao động ở trên cao bị ngã xuống thấp. Xụt lở đất
còn làm nghẽn giao thông đi lại cũng như gây tai nạn giao thông. Nhà ở ven
sông, ven biển bị nghiêng, đổ vì xụt lở đất. Vào mùa lũ, mùa mưa, dòng
chảy ở sông, suối mạnh và dâng cao làm xói lở bờ sông, làm cho nhà cửa,
công trình lăn xuống sông, suối và trôi theo dòng chảy.
Tụt, lăn từ trên cao:
Vật nặng như vật liệu, cấu kiện chất ở bờ hố sâu hoặc tại mép sàn trên cao
nếu xếp, đặt không ổn định hoặc không chèn, chắn cho cân bằng có thể bị
lăn hoặc bị tụt xuống hố sâu. Khi vật nặng rơi sẽ va đập vào kết cấu, gây
nguy hiểm cho người lao động hoặc làm hư hỏng kết cấu hoặc các vật khác
nằm bên dưới.
Điện giật
Điện là nguồn năng lượng để vận hành máy móc xây dựng, để chiếu sáng
nơi lao động. Dây dẫn điện phải được cách ly với các bộ phận kim loại cũng
như phải cách ly với các bộ phận của cơ thể người lao động tránh gây sự
truyền điện làm nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Hiện
tượng điện giật đã xảy ra nhiều làm bỏng và chết người. Điện cũng là nguồn

phát sinh nhiều vụ cháy do chập điện, do dây điện không đủ sức tải, dòng
điện làm nóng dây dẫn quá nhiệt độ cho phép, gây nóng và bắt cháy. An
toàn sử dụng điện là yêu cầu khá bức bách của ngành xây dựng. Tai nạn điện
xảy ra do sự chủ quan, thiếu cẩn thận, đôi khi do sự cẩu thả của sự thiết kế
và thi công hệ thống sử dụng điện.
Sét đánh:
Công trường không bố trí hệ thống thu lôi hoặc là hệ thống thu lôi thiết kế
và thi công không đúng các yêu cầu kỹ thuật gây ra hiện tượng sét đánh. Sét
có nguồn điện áp rất mạnh, gây ra phóng điện đến vài chục kiloAmpe hoặc
điện nhiễm làm nguy hiểm đến tính mệnh người lao động, gây cháy hoặc hư
hỏng máy móc, thiết bị xây dựng. Cần làm hệ thống thu lôi hợp cách, tránh
rủi ro do sét.
Ngạt
Thi công trong môi trường kín, thông gió không đạt yêu cầu gây tai nạn
người công nhân bị ngạt. Khi cần thi công trong giếng sâu, hầm dài phải
thông gió tốt mới đủ không khí cho sự thở của người lao động. Cần hết sức
chú ý, đảm bảo ôxy cho công nhân lao động trong các hầm tàu, trong giếng
chìm, trong các bồn chứa lớn. Hiện tượng gây ngạt trong các môi trường
thiếu ôxy cũng thường hay gây cháy do các chất khí bốc cháy như các họ khí
cacbua hydro có nồng độ đủ tạo cháy.
Chất độc
Môi trường đất, môi trường nước cũng như môi trường khí ở nước ta bị ô
nhiễm chất độc nhiều do sử dụng hoá chất độc trong thời kỳ chiến tranh, do
người dân sử dụng chất diệt cỏ, thuốc sâu, thuốc diệt chuột, phân bón hoá
học bừa bãi, thiếu thận trọng. Gần đây, nhiều người lại dùng chất hoá học họ
cyanua để phân ly vàng và các kim loại quý hiếm khác cũng là nguồn gây
độc hại cho môi trường lao động của công nhân xây dựng. Phòng chống độc
hại cho môi trường nơi lao động xây dựng là điều rất đáng quan tâm trong
giai đoạn này. Mùi sơn có diluăng, xăng công nghiệp hoặc axêtôn rất hại
cho cơ quan hô hấp của người công nhân. Bụi amiăng, bụi thuỷ tinh là

nguồn gây ra ung thư phổi và viêm phổi. Tiếp xúc với không khí có nhiều
hơi axit, hơi của các hoá chất khác là nguồn gây bệnh phổi và các bệnh dị
ứng da.
Trong những công trường có xử lý ngâm tẩm gỗ phải dùng crêôzôt hay các
loại thuốc diệt mối mọt và các côn trùng có hại khác thì các loại thuốc hoá
chất này đều là chất độc. Cần có biện pháp hạn chế chất độc lan toả ra không
khí cũng như tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể.
Bỏng
Bỏng là tai nạn làm cho cháy da của người lao động. Nguồn gây tai nạn
bỏng do tiếp súc với lửa, với nhiệt độ cao. Có nhiều người bị tai nạn do bị
nước sôi làm bỏng da thịt. Có nhiều tai nạn bị bỏng do cháy thuốc nổ. Khi
cháy thuốc nổ, đám cháy gây nhiệt độ cao tức thời làm huỷ hoại cơ thể.
Nước ngập
Đã có tai nạn do làm lều lán ven suối nghỉ đêm. Trời không mưa nhưng lũ
thượng nguồn về nhanh làm trôi lán và chết người. Thi công trong hầm sâu,
giếng sâu, nước tràn ngập do ống dẫn nước vỡ đột ngột, máy bơm thoát
nước hỏng, không thoát được nước làm ngập úng, nguy hiểm tính mạng
người lao động. Lao động trong các buồng kín của con tàu hay thuyền đang
chìm có thể bị nước ngập bất ngờ.
Nổ, cháy
Nổ, cháy là tai nạn hay xảy ra với công tác xây dựng. Trong thi công các
công tác đất có thể sử dụng dạng cơ giới phá nổ. An toàn với công tác phá
nổ cần thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Quá trình làm sạch các bồn chứa
xăng, dầu hoặc tiến hành sửa chữa dùng hàn với các bồn trước đây chứa
xăng, dầu rất hay gây tai nạn cháy nổ. Cần có biện pháp thông gió để hơi
cacbua hydro thấp đến mức không đủ gây cháy mới đủ an toàn.
Cháy vỏ bào, vật liệu rắn như rẻ lau, mùn cưa có thể dẫn đến cháy lan toả.
Chập điện hay dòng điện quá lớn so với tiết diện dây dẫn cũng có khả năng
gây cháy. Khi hàn không chú ý đến môi trường chung quanh, xỉ hàn còn
nóng bắn ra gây cháy. Cháy do chất lỏng hay hơi xăng, dầu cũng là nguyên

nhân thường trực. Cháy bình gas, cháy axêtilen, cháy bình ôxy, bình hydro
cũng đã xảy ra.
Yếu tố sinh học
Trong lao động xây dựng còn nhiều công việc được thi công bằng phương
pháp thủ công như vét bùn thoát nước cho các dòng sông, vét cống nước thải
hoặc nhiều công tác mà các bộ phận cơ thể có thể tiếp súc với sinh vật gây
bệnh hoặc nhiễm trùng cho con người. Vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người lao động xây dựng đầu tiên là trong công tác giải phóng
mặt bằng, di chuyển mồ mả. Vét bùn, làm vệ sinh trước khi lấp đất mặt bằng
cũng có thể gây bệnh tật và làm nhiễm khuẩn cho cơ thể người xây dựng.
Điều kiện vệ sinh và văn minh công nghiệp kém trên công trường làm ô
nhiễm môi trường khí, làm nhiễm bệnh cho công nhân. Bữa ăn trưa trên
công trường khi khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đúng mức
là nguồn độc hại cho sức khoẻ của người lao động. Đã có nhiều vụ nhiễm
độc tập thể nhiều người lao động do bữa ăn trưa kém vệ sinh, an toàn thực
phẩm.
Yếu tố vật lý: Âm, Quang, Nhiệt
Lao động thuộc nghề xây dựng còn có thể bị làm việc trong môi trường rất
ồn. Độ ồn không khí vượt trên các tiêu chuẩn quy định về mức âm cho phép
rất nhiều. Điều này làm cho bộ phận thính giác của công nhân suy kém và
đồng thời năng suất lao động cũng như mức chính xác của sản phẩm chế tạo
ra bị ảnh hưởng xấu.

×