Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh khối lớp 10 trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.36 KB, 15 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU
I.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học kĩ thuật, của sự tiến bộ và phát triển. Đất nước
Việt Nam cũng đang chuyển biến từng ngày càng để hòa nhập với sự phát triển của
thế giới. Để phát huy sức mạnh và tiềm năng của đất nước, con người Việt Nam tiến
nhanh tiến mạnh trên con đường phát triển xã hội, việc đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ
trẻ có tri thức, có năng lực, lý tưởng trở thành nhiệm vụ cấp thiết của xã hội. Nhận
thức được điều đó, Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi “giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước và của toàn dân”. Chính vì vậy,
việc tìm hiểu, nắm bắt công tác giáo dục ở các trường phổ thông là việc làm thường
xuyên và cần thiết, nhất là đối với người giáo viên - người trực tiếp tham gia giảng
dạy và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Hứng thú là vấn đề hấp dẫn và phức tạp trong nghiên cứu. Vì thế đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về hứng thú có giá trị trên thế giới, đặc biệt là của các nhà tâm
lý học nổi tiếng. Từ những công trình nghiên cứu có giá trị ấy có thể khái quát lịch sử
nghiên cứu theo các hướng sau:
Xu hướng thứ 1: giải thích bản chất tâm lí của hứng thú. Đại diện cho xu hướng
này là A.F.Beliep. Năm 1944 tác giả bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “tâm lí học
hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú
trong tâm lí học.
Xu hướng thứ 2: xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách
nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng. Đại diện cho xu hướng này là
L.L.Bogiovich “hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, lukin, levitop nghiên
cứu “hứng thú trong quan hệ với năng lực”. Các tác giả này đã coi trọng hứng thú là
động cơ có ý nghĩa của hoạt động.
1


Xu hướng thứ 3: nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai
đoạn lứa tuổi. Đại diện là G.Isukina “nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”.
D.P.Xalonhisu nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo.


V.G.Ivanop đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớp trường
trung học. V.N.Marosora nghiên cứu “sự hình thành hứng thú học sinh trong điều
kiện bình thường và điều kiện không bình thường”. Những công trình nghiên cứu này
đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo
dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ.
Sinh học là môn khoa học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt
Nam. Sinh học giải thích nguồn gốc của sinh giới, Sinh học giúp các em hiểu về môi
trường sống quanh ta, Sinh học giúp các em hiểu về cấu tạo cơ thể...thực tế cho thấy,
học sinh ngày càng ít quan tâm tới môn học này dẫn đến kết quả học tập còn nhiều
hạn chế.
I.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
I.2.1 Lý do khách quan.
Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức
tạp, như L. X. Vugotxki đã khẳng định: ”đối với việc nghiên cứu hầu như không có
vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu về hứng thú thực sự của một con người”.
Chính vì thế, lâu nay lĩnh vực nghiên cứu về hứng thú đã được nhiều nhà khoa học
trên thế giới quan tâm nghiên cứu, xong vẫn còn nhiều vấn đề cần tìm tòi và giải
quyết.
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện xu hướng nhân cách, nó có vai trò to
lớn đối với con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng
hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động
một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc,... ở mỗi người. Trong hoạt động
2


học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách
nhanh hơn, sâu sắc hơn. Điều này đã được đại văn hào Macxim Goocki khái quát:
“tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”.
Các nhà tâm lý học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng
trong quá trình hoạt động của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia

tích cực vào hoạt động đó. Khi làm việc có hứng thú, dù khó khăn vất vả con người
vẫn cảm thấy thoải mái. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò vô cùng quan
trọng, thực tế cho thấy hứng thú của học sinh đối với môn học tỷ lệ thuận với kết quả
học tập của các em.
Việc dạy học là một quá trình nghệ thuật, kết quả của quá trình này tốt hay xấu,
không chỉ xác định trong một thời gian ngắn mà nó phải trải qua một quá trình lâu
dài, đó là vốn hiểu biết đã được tích lũy sự tìm tòi sáng tạo của người giáo viên trong
quá trình giảng dạy. Trong quá trình lĩnh hội tri thức học sinh luôn chờ đợi những
hình thức tìm hiểu mới đối với từng bài, đó là tính tích cực, tính động não của tư duy.
Thái độ tự nghiên cứu sẽ giúp học sinh chủ động đi tìm kiến thức, giúp các em đạt kết
quả cao trong học tập. Ở mỗi học sinh lại có cách học khác nhau. Trong quá trình dạy
học môn Sinh học, người giáo viên phải kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý nhiều
phương pháp tổ chức “dạy học một bài Sinh học như thế nào?”. Như vậy sẽ kích thích
tính chủ động, tích cực của học sinh. Quá trình này tuân theo định hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự do, tự khám phá dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
Trong trường phổ thông, môn Sinh học là môn học rất hay nếu chúng ta có hứng
thú học tậpvà sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Thật vậy, môn Sinh
học giúp học sinh hiểu rõ hơn về thế giới quanh ta, hiểu rõ về nguồn gốc phát sinh
loài người, cũng như nguồn gốc của các sinh vật khác. Môn Sinh học giúp các em
hiểu rõ về các hiện tượng tự nhiên, từ đó có cách phòng tránh hay tận dụng hiệu quả.
3


Bên cạnh đó môn Sinh học cung cấp cho các em kiến thức về sức khỏe, từ đó có cách
chăm sóc sức khỏe tốt, giúp các em hiểu về một số con đường lây nhiễm bệnh tật và
giúp các em cách phòng tránh ... không những thế, môn Sinh học còn góp phần giáo
dục cho các em những phẩm chất đáng quý như ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
những loài động - thực vật trong tự nhiên,...khi nhận ra những điều này, học sinh càng
yêu thích say mê môn Sinh học hơn, tích cực học tập, ứng dụng vào thực tiễn, từ đó

yêu thích môn Sinh học ngày càng cao hơn. Ngược lại nếu không có hứng thú học
Sinh học gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, thiếu tự tin trong giờ học, khi bài học
ngày càng khó. Ở môn học này, học sinh dễ dàng hiểu được sơ lược kiến thức, nhưng
để hiểu sâu vấn đề thì không phải điều dễ dàng. Việc học sinh học tập say mê hay
không cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách thức truyền đạt tri thức của giáo viên nhằm
tạo hứng thú học tập cho các em.
Sinh học là khoa học thực nghiệm gắn với các đối tượng sống trong thiên nhiên
hữu cơ. Ngày nay công nghệ Sinh học đã và đang ngày càng chứng tỏ ý nghĩa của nó
đối với cuộc sống của nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các nước trên thế
giới đã đầu tư lớn cho các công trình nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng
dụng cao. Công nghệ sinh học được coi là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông
nghiệp kỹ thuật cao, sức khỏe, thực phẩm, môi trường,...
Hiện nay đất nước ta ngày càng phát triển, với mục tiêu đào tạo con người năng
động sáng tạo, góp phần tích cực vào sự phát triển cộng đồng, chủ động phát hiện kịp
thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và trong sản xuất thì
nhiệm vụ của dạy học môn Sinh học là phải tổng kết kinh nghiệm tiên tiến của đội
ngũ giáo viên Sinh học nước ta, vận dụng có chọn lọc các phương pháp dạy học mới
của thế giới, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đưa vào thực nghiệm.

4


Vì vậy hứng thú học tập là yếu tố vô cùng quan trọng đối với học sinh trung học
phổ thông. Chỉ có hứng thú thật sự mới thôi thúc các em tìm kiếm tri thức, giúp các
em tăng thêm hiểu biết về thế giới Sinh vật.
I.2.2 Lý do chủ quan.
Là một người công dân có ý thức, có trách nhiệm, luôn mong muốn làm giàu đẹp
cho mảnh đất quê hương mình, bản thân tôi tự nhận thấy rằng việc áp dụng những
biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập Sinh học cho học sinh khối lớp 10 trường
trung học phổ thông Quảng Oai - Ba Vì - Hà Nội là vô cùng cần thiết. Môn Sinh học

chưa thực sự thu hút được sự quan tâm, khám phá, tìm tòi của đa số các em. Chính vì
vậy cần có những biện pháp tích cực hơn nữa giúp các em hứng thú hơn trong học
tập, từ đó tạo tiền đề cho sự tự giác, say mê học tập bộ môn Sinh học , không chỉ giới
hạn trong thời gian học trong trường phổ thông mà cả sau này.
Trong những năm gần đây, hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh còn
nhiều hạn chế, các em chưa thực sự hứng thú với môn học nên không hiểu được bản
chất của vấn đề, kết quả việc học tập môn Sinh học đạt kết quả chưa cao. Là một sinh
viên sư phạm chuyên ngành Sinh học, chúng tôi tìm hiểu về vấn đề hứng thú học tập
môn Sinh học ở học sinh trung học phổ thông để từ đó có những biện pháp nâng cao
chất lượng học tập của học sinh. Với tất cả lý do khách quan và chủ quan nói trên
chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng
thú học tập môn Sinh học cho học sinh khối lớp 10 trường THPT Quảng Oai - Ba
Vì - Hà Nội”.
I.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh khối lớp 10
trường trung học phổ thông Quảng Oai - Ba Vì - Hà Nội, từ đó có những đánh giá về
thực trạng này.
5


Qua nghiên cứu hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh trung học phổ thông,
đề xuất và ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, từ đó
đưa ra những kiến nghị sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.
I.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
Để nghiên cứu một vấn đề có rất nhiều phương pháp xong việc thực hiện các
phương pháp còn phụ thuộc vào điều kiện chủ quan và khách quan. Trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
I.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu thu thập tất cả tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, trên cơ sở
kế thừa và phát huy các công trình đi trước, thông qua việc đọc sách, tài liệu tham

khảo, tạp trí,...nhờ đó định hướng nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
I.4.2. Phương pháp quan sát.
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu
bằng cách trực tiếp tri giác đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
Trong quá trình nghiên cứu, quan sát:
 Quan sát hình thức tổ chức dạy học, cách thức tác động cua giáo viên đến học
sinh, cách tạo hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Quan sát việc áp
dụng các phương pháp tạo hứng thú môn Sinh cho học sinh.
 Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học môn Sinh học.
 Quan sát cơ sở thực tế địa phương để tổ chức các buổi thực tế ngoài thiên
nhiên.
Các bước của quá trình quan sát gồm:
 Xác định đối tượng quan sát, mục đích, đối tượng quan sát.
6


 Lựa chọn các phương pháp khách quan.
 Chuẩn bị tốt các tài liệu, thiết bị kĩ thuật để quan sát.
 Tiến hành quan sát, thu thập tài liệu theo kế hoạch.
 Ghi chép kết quả quan sát có thể bằng phiếu in sẵn hay ghi biên bản, có thể
ghi âm hoặc chụp ảnh,...
 Kiểm tra kết quả quan sát.
I.4.3. Phương pháp điều tra.
Phương pháp điều tra là phương pháp người thu thập số liệu, đặt ra những câu
hỏi cho đối tượng được điều tra trả lời nói hay viết. Nội dung trả lời chân thật mà
người điều tra thu được sau khi xử lý là kết quả của điều tra. Phương pháp điều tra có
thể là điều tra đàm thoại trực tiếp hoặc bằng mẫu an-ket.
a. Phương pháp điều tra đàm thoại.
Trò chuyện với giáo viên trong trường, các chuyên gia giáo dục về việc áp dụng
một số phương pháp tạo hứng thú. Trò chuyện với thầy cô, xin ý kiến thầy cô về vấn

đề áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học
sinh.
b. Phương pháp điều tra bằng mẫu an-ket.
Điều tra về hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh, tìm hiểu nguyện vọng
của các em đối với môn học.(phụ lục)

I.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tiến hành các biện pháp dạy học nhằm
7


nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học thông qua dạy học ở lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm.
I.4.5. Phương pháp thống kê toán học.
Dùng các công thức toán học để nghiên cứu đối tượng khoa học, tính toán các
thông số liên quan, tìm các quy luật vận động của đối tượng và dùng toán học để xử
lý tư liệu từ kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác.
I.4.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm sư phạm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn,
đem lý luận phân tích thực tiễn và từ thực tiễn rút ra kết luận.
Thông thường việc tổng kết kinh nghiệm được tiến hành qua các bước sau:
 Xác định rõ đối tượng cần tổng kết.
 Mô tả lại quá trình pháp triển của kinh nghiệm theo 1 trình tự nhất định.
 Khái quát hóa kinh nhiệm.
 Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm.
 Phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
I.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
• Đối tượng nghiên cứu: hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh.
• Khách thể nghiên cứu: học sinh khối lớp10 trường trung học phổ thông Quảng
Oai - Ba Vì - Hà Nội.

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
II.1 CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
8


II.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
II.1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
II.1.1.2 Khái niệm hứng thú học tập.
II.1.1.3 Biểu hiện của hứng thú học tập.
II.1.1.4 Tầm quan trọng của hứng thú đối với hoạt động học tập.
II.1.2 THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC CỦA HỌC
SINH KHỐI LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI - BA VÌ - HÀ NỘI.
II.1.2.1 Vài nét về trường THPT Quảng Oai.
II.1.2.2 Thực trạng hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh khối lớp 10
trường THPT Quảng Oai - Ba Vì - Hà Nội.
II.1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng này.
II.1.3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN SINH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI BA VÌ - HÀ NỘI.
II.1.3.1 Tăng cường sử dụng một số phương pháp dạy học góp phần nâng cao
hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh khối lớp 10.
• Phương pháp vấn đáp.
• Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
• Phương pháp hoạt động nhóm.
• Phương pháp động não.
II.1.3.2 Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học Sinh học 10 (THPT).
II.1.3.3 Mở đầu bài giảng Sinh học 10 (THPT) một cách hấp dẫn.
II.2 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
9



Có những đánh giá về thực trạng hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh khối
lớp 10 trường trung học phổ thông Quảng Oai - Ba Vì - Hà Nội.
Đề xuất và ứng dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học
sinh, từ đó đưa ra những kiến nghị sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy
học.

Phần III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT

THỜI

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
10

NGƯỜI THỰC

GHI


GIAN
-Nghiên cứu tài liệu.
Từ 8/2014
1

-Xây dựng đề cương đề tài

Đến 9/2014 nghiên cứu.

25/9/2014


CHÚ

Nguyễn Thị Hồng

CNĐT

Nhung





-Thiết kế trình chiếu.
2

HIỆN

-Bảo vệ đề cương đề tài.

Ngô Duy Trung

CTV

Hồng Nhung

CNĐT

Nguyễn Thị Hồng

CNĐT


-Điều tra thực trạng hứng thú
học tập môn Sinh học của học
Từ 9/2014
3

Đến
12/2014

sinh.

Nhung
+ Lập phiếu điều tra.




+ Phát phiếu điều tra.
Ngô Duy Trung

CTV

Nguyễn Thị Hồng

CNĐT

+ Thu thập và xử lí kết quả thu
được.
4


Từ 12/2014 -Đề xuất và ứng dụng một số
Đến 4/2015

biện pháp nhằm nâng cao
hứng thú học tập môn Sinh
học cho học sinh.
+ Đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hứng thú học
tập môn Sinh học cho học
sinh.
+ Soạn giáo án.
+ Dạy thử nghiệm.
11

Nhung




Ngô Duy Trung

CTV


+ Đánh giá tình trạng hứng thú
học tập của học sinh sau tiết
dạy.
-Hoàn thiện đề tài.
5


Nguyễn Thị Hồng

4/2015

Nhung

-Bảo vệ đề tài.

CNĐT

PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tìm hiểu hứng thú học tập môn Sinh học dùng cho học sinh khối lớp 10 trường
trung học phổ thông Quảng Oai - Ba Vì - Hà Nội.
12


(Nếu bạn đồng ý với phương án trả lời nào thì khoanh tròn  vào phương án đó
hoặc đánh dấu  vào chỗ trống )
1.

Bạn có thích học môn Sinh học không?

a. Rất thích 

b. Thích 

c. Bình thường 

d. Không thích 


2.

3.

Sau mỗi bài học Sinh học, mức độ tiếp thu bài học của em là:
a. Dễ hiểu 

b. Hiểu bài 

c. Khó hiểu 

d. Không hiểu 

Với các tiết học có vận dụng phương pháp học tập tích cực (trực quan, đàm

thoại, thực hành,…) các em thu được kết quả học tập:
a. Hiểu bài sâu sắc hơn 
4.

b. Bình thường 

c. Không hiểu bài 

Với môn Sinh học, em thích được áp dụng phương pháp nào nhất?
a. Sử dụng giáo án điện tử 

b. Mở đầu bài giảng hấp dẫn 

c. Hoạt động nhóm 


d. Phương pháp khác 

Nếu là phương pháp khác thì đó là phương pháp nào?
…………………………………………………………………………………………
5.

Trên lớp, các em mong muốn được thầy giáo, cô giáo áp dụng phương pháp cải

tiến trong giảng dạy ở mức độ nào dưới đây?
a. Thường xuyên 

b. Đôi khi 

c. Không ý kiến 

6. Đối với mỗi tiết học thực hành thí nghiệm, em thấy khó nhất ở khâu nào?
a. Chuẩn bị mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm 
b. Kĩ năng quan sát 
13


c. Kĩ năng tiến hành thí nghiệm 
Nếu là một khâu khác thì đó là khâu nào?

d. Một khâu khác 

…………………………………………………........................................................
7.


Em nhận thấy thái độ của các bạn trong lớp trong các giờ học Sinh học có áp

dụng 1 số phương pháp giảng dạy tích cực như thế nào?
a. Hứng thú, hăng hái 

b. Trầm, không tích cực 

c. Bình thường như các giờ không áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực 
8.

Mong muốn của em đối với những tiết học Sinh học có áp dụng 1 số phương

pháp giảng dạy tích cực?
a. Phương pháp vấn đáp 

b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 

c. Phương pháp hoạt động nhóm 

d. Phương pháp khác 

Nếu là phương pháp khác thì đó là phương pháp nào?
..........................................................................................................................
Cảm ơn sự tham gia của bạn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), “Lí luận dạy học sinh học”, nhà xuất
bản giáo dục.
2. Phạm Minh Hạc (1981), “Phương pháp luận khoa học giáo dục”, viện khoa học
giáo dục Hà Nội.

14


3. Nguyễn Văn Lê (1995), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, nhà xuất bản
trẻ.
4. Đức Minh (1972), “Thế giới và khoa học giáo dục”, tập san giáo dục.
5. Hà Thế Ngữ (1968), “Một số vấn đề phương pháp luận của việc tổng kết kinh
nghiệm giáo dục”, tài liệu tổng kết kinh nghiệm giáo dục Việt Nam.
6. Phạm Viết Vượng (1998), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, nhà xuất bản
giáo dục.
7. Phan Thị Tuyên, Hoàng Thị Thuận (2009), “Bài giảng phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục”, trường đại học Hùng Vương.

15



×