Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT yên dũng số 3 bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.62 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐẶNG THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO
HỌC SINH KHỐI 10 TRƢỜNG THPT
YÊN DŨNG SỐ 3 – BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐẶNG THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO
HỌC SINH KHỐI 10 TRƢỜNG THPT
YÊN DŨNG SỐ 3 – BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP

Hƣớng dẫn khoa học

TH.S HÀ MINH DỊU

HÀ NỘI, 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là:

ĐẶNG THỊ HẢI YẾN

Sinh viên lớp K34 Khoa Giáo dục thể chất Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú học
tập môn GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 - Bắc
Giang”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Các kết quả nghiên cứu này mang tính thời
sự cấp thiết đúng thực tế khách quan của trường THPT Yên Dũng Số 3 – Bắc
Giang.
Hà Nội , ngày…tháng…năm 2012
Sinh viên

Đặng Thị Hải Yến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích từ viết tắt
Thể dục thể thao

1


TDTD

2

TD

Thể dục

3

GDTC

Giáo dục thể chất

4

GD

Giáo dục

5

NXB

Nhà xuất bản

6

TT


Thứ tự

7

GDĐT

Giáo dục đào tạo


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Nhu cầu và sự ham thích các môn thể thao của học sinh trường
THPT Yên Dũng Số 3 ..................................................................................... 24
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về tinh thần và thái độ của học sinh trong giờ
GDTC ......................................................................................................... ….26
Bảng 3.3. Kết quả quan sát thái độ trong giờ học GDTC của học sinh khối 10
trường THPT Yên Dũng Số 3 ........................................................................ 27
Bảng 3.4. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của học sinh khối 10
trường THPT Yên Dũng Số 3 (n=390) ........................................................... 28
Bảng 3.5. Xúc cảm của học sinh khối 10 đối với môn GDTC ....................... 29
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn về những nguyên nhân mà học sinh cho là ảnh
hưởng tới hứng thú khi học GDTC ................................................................ 30
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn giáo viên về các giải pháp sử dụng để nâng cao
hứng thú cho học sinh học môn GDTC ......................................................... 32
Bảng 3.8. Kết quả học tập môn GDTC giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 của
học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 (n=390) .............................. 36
Bảng 3.9. Xúc cảm của học sinh khối 10 đối với môn GDTC giữa học kỳ 1
và giữa học kỳ 2 năm học 2011-2012 ( n=390) .............................................. 37



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THPT ........................................ 4
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu .......................................................... 6
1.3. Khái niệm hứng thú học tập ..................................................................... 10
1.4. Khái niệm hứng thú học môn GDTC ...................................................... 12
1.5 Đặc điểm chung về hoạt động sư phạm trong lĩnh vực GDTC ................ 17
CHƢƠNG 2: NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 19
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 23
3.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn tới thiếu hứng thú học tập môn GDTC
của học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 – Bắc Giang .................. 23
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDTC cho học
sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng số 3 - Bắc Giang................................. 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 40
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển
mạnh mẽ như vũ bão thì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng

phong phú và không ngừng vươn tới đỉnh cao mới. Nhân loại đều hướng tới
chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Ở đất nước ta hiện nay thì giáo dục
là quốc sách hàng đầu vì nó là chìa khóa cho sự phát triển đất nước, là công
cụ trang bị cho con người bước vào cuộc sống. Đối với toàn xã hội thì mục
đích của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”, còn đối với thế hệ trẻ thì giáo dục có mục đích làm cho họ trở thành
những nhân cách toàn diện: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức” tạo nên những nhân cách
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và thời đại, tiến kịp với trào
lưu chung của thế giới.
TDTT trước hết liên quan chặt chẽ với sự nghiệp đào tạo cho đất nước
những con người phát triển toàn diện hợp lý. Ngay từ những ngày đầu cách
mạng Tháng Tám thành công Bác Hồ của chúng ta đã nêu rõ tầm quan trọng
của TDTT đối với việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, coi đó là một trong những công tác cách mạng. Bản thân Người đã nêu
gương “Tự tôi ngày nào cũng tập, tập đa dạng thích hợp với điều kiện sống và
công tác suốt đời hoạt động cách mạng phong phú của mình” [11].
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ
môn hết sức cần thiết, nó gắn liền và góp phần vào mục tiêu của giáo dục toàn
diện. Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho người học
những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho học sinh có một sức
khỏe tốt để sống hạnh phúc và tham gia học tập và lao động xã hội tốt. Như
vậy, GDTC có liên quan tới tất cả các mặt của giáo dục bởi sức khỏe là vốn


2
quý nhất của con người, có sức khỏe con người mới có thể học tập tốt, lao
động tốt. Hệ thống chương trình GDTC ở trường THPT hiện nay gồm các
môn học bắt buộc như: điền kinh, đá cầu, cầu lông... và các môn tự chọn như
bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, bơi... với sự cố gắng khắc phục khó khăn

thiếu thốn về nhiều mặt, cho đến nay công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường THPT đã thu được những thành tích đáng kể về nhận thức lẫn chất
lượng dạy học như đã áp dụng dạy 35 tiết mỗi kỳ, nội dung thực hành bài tập
theo đúng nội dung, đúng thời gian quy định, các nhà trường đều tổ chức
kiểm tra hội khỏe cấp trường, đánh giá kết quả học tập. Song so với yêu cầu
nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đào tạo thì chúng ta thấy chưa thỏa mãn với
những gì đã đạt được, công cuộc cái cách về hệ thống giáo dục đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học nói chung đối với tất cả các môn trong đó có
giáo dục thể chất đang tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó hứng thú
học tập giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Nhận
thức điều này chúng tôi tiến hành nghiên cứu hứng thú học tập môn GDTC.
Từ lâu nay, phương pháp dạy và học đã trở thành tiêu điểm trong công
cuộc nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành GDĐT Việt Nam. Luật GD
(12/1998) Điều 24.2 đã ghi “Phương pháp giảng dạy phổ thông phải phát huy
tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học từng môn học bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh” [9]. Phương pháp dạy học còn là con đường
tích hợp đa chiều, đa ngành của tri thức và khả năng hành động, làm thế nào
để lý luận giáo dục hiện đại được chuyển hóa nhuần nhuyễn, uyển chuyển và
hiệu quả trong mỗi bài giảng, mỗi hoạt động sư phạm? Hứng thú học tập như
điều kiện tâm lý sư phạm nâng cao chất lượng dạy học. Hứng thú học tập là


3
yếu tố tạo ra chất lượng học tập ở mỗi người học. Khi có hứng thú học một
môn nào đó, học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó
quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững,
việc ghi nhớ rõ ràng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực, sự tưởng tượng

sẽ phong phú hơn…. Các em sẽ tự giác, tự tin, sáng tạo, say sưa trong quá
trình lĩnh hội và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải quyết nhiệm
vụ học tập một cách linh hoạt, sáng tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của các
em học sinh ngày càng nâng cao, năng lực của học sinh từng bước được hình
thành, phát triển một cách tích cực.
Việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất cho học sinh là vấn đề cấp
bách hiện nay, nó là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo THPT.
Tuy nhiên trong những năm gần đây việc học tập môn GDTC của học sinh
THPT nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa mang được hiệu quả như
mong muốn không ít học sinh sợ GDTC, coi GDTC là một việc mệt nhọc,
những kì thi là cực hình. Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình học tập. Việc hình thành hứng thú
học tập môn GDTC sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
môn này, góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của học
sinh đối với việc rèn luyện sức khỏe của bản thân.
Xuất phát từ những lí do trên để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn GDTC cho học
sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 - Bắc Giang”.
* Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số giải pháp để nâng cao hứng thú học tập môn GDTC
cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3. Từ đó góp phần tích cực
vào việc nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho học sinh khối 10.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
1.1.1. Đặc điểm tâm lý

Về mặt tâm lý các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi
người tôn trọng mình, đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng
phân tích, tổng hợp, muốn hiểu biết, nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược
điểm và kinh nghiệm cuộc sống còn ít.
Độ tuổi này chủ yếu là hình thành thế giới quan, tự ý thức hình thành về
tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là lứa tuổi của lãng mạn, độc đáo và
mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là tuổi nhu cầu sáng tạo, nảy nở những
tình cảm mới. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt mà nó là sự
say mê ước vọng nhiệt tình. Các em có thái độ tự giác tích cực, trong học tập,
xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề
nghiệp sau này. Do đó quá trình hưng phấn cao hơn quá trình ức chế nên các
em tiếp thu nhanh nhưng cũng chóng chán. Khi đạt được một số kết quả sẽ
dẫn đến tự mãn, điều đó có tác động không tốt đến tập luyện cũng như thi đấu
thể thao. Vì vậy khi tiến hành tập luyện, huấn luyện cho các em ở lứa tuổi này
cần phải uốn nắn nhắc nhở chỉ bảo tận tình định hướng và động viên các em
hoàn thành tốt nhiệm vụ, có hình thức khen thưởng động viên đúng lúc kịp
thời. Trong quá trình huấn luyện dần dần từng bước động viên các em tiếp thu
chậm. Từ đó làm cho các em không cảm thấy chán có định hướng phấn đấu
và hiệu quả bài tập được nâng cao.
1.1.2 Đặc điểm sinh lý
Ở lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển nhưng tốc độ giảm dần, chức
năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận
của cơ thể được nâng cao, sự phát triển hình thể đã tương đối hoàn thiện.


5
Hệ thần kinh: Các bộ phận thần kinh đã khá hoàn thiện, kích thước não
hành tuỷ đạt đến mức của người trưởng thành hoạt động phân tích, tổng hợp
của vỏ não tăng. Trên vỏ não có các tri giác hoạt động có định hướng sâu sắc
hơn, khả năng nhận biết cấu trúc động tác và tái hiện chính xác khả năng vận

động được nâng cao, ngoài ra do việc hoạt động của các tuyến giáp trong
tuyến sinh dục cũng ảnh hưởng đến hoạt động thể dục thể thao, các bài tập
đơn điệu làm cho học sinh nhàm chán mệt mỏi. Vì vậy cần phải thay đổi
nhiều hình thức tập luyện.
Hệ cơ: Ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng chậm hơn so với hệ xương, số
lượng sợi cơ tăng chậm nhưng chiều dài sợi cơ phát triển nhanh. Đàn tính cơ
tăng nhưng không đều, do đó để củng cố và phát triển sức nhanh, mạnh cần phát
triển sức bền và sức mạnh bền. Khi áp dụng các bài tập cần tăng dần lượng vận
động, tránh tăng lượng vận động đột ngột dễ dẫn tới chấn thương. Cơ không đều
chủ yếu là cơ nhỏ dài, do đó cơ hoạt động sớm dễ dẫn tới mệt mỏi.
Hệ tuần hoàn: Tiếp tục phát triển toàn diện. Tim đập 70 - 80 lần/phút.
Phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt. Sau vận động mạch đập và
huyết áp phục hồi tương đối nhanh chóng, cho nên có thể tập các bài tập
mạnh, tốc độ hay dai sức. Ở lứa tuổi này diện tích tiếp xúc phổi khoảng 100 200 cm2. Dung lượng phổi tăng nhanh, tần số thở 10 - 20 lần/phút. Tuy nhiên
cơ vẫn còn yếu.
Hệ xƣơng: Xương giảm tốc độ phát triển, sụn ở xương có độ dài nhưng
chuyển thành xương ụ. Cột sống đã ổn định về hình dáng nhưng chưa được
củng cố dễ bị cong vẹo.
Hệ máu: Ở lứa tuổi này các em hoạt động cơ bắp cho nên hệ máu có
những thay đổi nhất định. Hàm lượng hêmôglôbin cũng như hàm lượng trong
máu đều tăng làm cho dung dịch oxi trong máu cũng tăng lên, sau các hoạt
động kéo dài thì hồng cầu sẽ giảm đi và quá trình hoạt động xảy ra nhanh.


6
Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này làm biến đổi về trạng thái, chức năng của hệ
hô hấp và có sự thay đổi về chiều dài của chu kì hô hấp. Tỉ lệ thở ra hít vào
thay đổi độ sâu và tần số hô hấp. Dung tích sống và thông khí phổi tăng tối
đa. Khả năng hấp thụ oxi tối đa.
Trao đổi năng lƣợng: Ở giai đoạn này đòi hỏi về các chất đường, đạm,

mỡ và muối khoáng rất lớn, quá trình chuyển hoá xảy ra rất nhanh lượng tế
bào tăng một mặt chuyển hoá cho quá trình trưởng thành cơ thể, mặt khác để
cung cấp cho quá trình vận động thể lực.
Như vậy tất cả các bộ phận cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi này vẫn đang
phát triển và dần đi đến hoàn thiện. Do đó việc huấn luyện, giảng dạy phải hết
sức lưu ý để làm sao tạo điều kiện tốt nhất để các em tiếp tục phát triển cân
đối và hoàn thiện.
Tóm lại: Từ việc hiểu và nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là cơ sở
để chúng tôi đưa ra giải pháp phù hợp để hình thành và nâng cao hứng thú
học môn GDTC.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm chung về hứng thú
Là một hiện tượng tâm lý phức tạp, được thể hiện khá rộng rãi trong
thực tiễn cuộc sống cũng như trong các ngành khoa học, hứng thú là một vấn
đề đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do đứng trên quan điểm
và góc độ khác nhau mà nhà khoa học có nhiều quan điểm không giống nhau
về khái niệm này.
* Quan niệm của nhà tâm lý học phương tây [10]
- Nhà tâm lý học I.Phshecbac đã coi hưng thú như một thuộc tính bẩm
sinh của con người, xác định nguồn gốc sinh vật của hứng thú.
- Buhlr coi hứng thú là nguồn gốc của tinh thần của tính tích cực biểu đạt
tài liệu và coi nó như một thuộc tính vốn có.


7
- Một số tác giả cho rằng hứng thú như một trường hợp riêng của thiên
hướng.
Tóm lại: Các nhà tâm lý học phương Tây coi hứng thú như một thuộc
tính sẵn có của con người, là thuộc tính bẩm sinh. Nhưng quan niệm này
mang tính duy tâm phiến diện. Họ đã hạ thấp vai trò của giáo dục giáo dưỡng

và hoạt động có ý thức của con người.
*Quan niệm của nhà tâm lý học macxít
Các nhà tâm lý học macxít đã khắc phục những sai lâm của nhà tâm lý học
phương Tây. Theo họ thì khái niệm hứng thú không phải là cái gì trừu tượng,
không phải là một thuộc tính có sẵn có trong nội tại của con người là kết quả của
sự hình thành nhân cách, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại
của con người.
- S.L.Rubinxtein coi hứng thú biểu hiện là khuynh hướng tác động một
cách hiểu biết, có ý thức đối với khách thể mà con người định hướng vào đó.
- Có tác giả lại gắn hứng thú với nhu cầu. Sbinle quan niệm: Hứng thú là
kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu. Việc quy hứng thú về nhu cầu như vậy là
không đúng vì hứng thú khác nhu cầu về vấn đề khoái cảm.
- Trong đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và sư phạm, các tác giả đã
nêu: “Hứng thú là định hướng có lựa chọn cá nhân vào sự vật hiện tượng của
thực tế xung quanh. Sự định hướng đó đặc trưng bởi sự vươn lên thường trực
với nhận thức, tới những kiến thức càng đầy đủ sâu sắc” [4].
Như vậy, khái niệm hứng thú của nhà tâm lý học macxít phản ánh nhiều
quá trình quan trọng, từ những quá trình riêng lẻ (tri giác, trí nhớ) cho tới tổ
hợp nhiều quá trình (nhận thức, tình cảm, ý chí) và khái niệm hứng thú rất
rộng. Nhưng các quan niệm trên phần nào hạn chế, phiến diện vì đã thu hẹp
khái niệm hứng thú, quy hứng thú vào giới hạn của nhận thức hoặc tình cảm,
nhu cầu… thực chất hứng thú không phải là nhu cầu hay tình cảm mà hứng


8
thú có quan hệ chặt chẽ với các quá trình đó. Người ta cho rằng hứng thú vừa
liên quan tới trí thông minh, vừa với tình cảm lẫn ý trí.
Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú không tách
rời toàn bộ cấu trúc tâm lý cá nhân. Phân tích cấu trúc hứng thú, tiến sĩ tâm lý
học N.G.Ma-rô-zô-va đã nêu ít nhất ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú gồm:

- Có cảm xúc đúng đắn với hoạt động
- Có khía cạnh nhận thức của cảm xúc đó
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động đó, tức là hoạt
động tự nó lôi cuốn vì kích thích không phụ thuộc vào các động cơ khác như:
tinh thần, nghĩa vụ… có thể hỗ trợ làm nảy sinh duy trì và hứng thú nhưng
không xác định được bản chất của hứng thú.
Ba thành tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá
nhân, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú, mỗi yếu tố đó có thể
nổi lên mạnh mẽ hay ít nhiều.
Tóm lại: Qua những phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa hứng thú
như sau: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó có
khả năng mang đến cho con người những rung cảm đặc biệt đồng thời cá nhân
nhận thức được ý nghĩa của nó đối với cuộc sống.
Đặc điểm của hứng thú: Mỗi hứng thú theo nguyên tắc bao gồm hai
nhân tố đó là nhận thức và tình cảm. Trong tâm lý con người, sự phát triển
của hứng thú gắn liền với trình độ phát triển của nhận thức và tình cảm.
Hứng thú của con người rất đa dạng và phức tạp cũng như hoạt động
muôn mầu muôn vẻ của họ. Dựa trên những căn cứ khác người ta có thể chia
hứng thú ra nhiều loại tương ứng.
- Căn cứ vào nội dung của đối tượng hưng thú và phạm vi hoạt động của
hứng thú có thể chia thành:
Hứng thú vật chất: Nguyện vọng muốn có đủ chỗ ở, đủ tiện nghi, hứng
thú ăn mặc…trong xã hội tư bản hứng thú vật chất chỉ mang tính chất ích kỷ,
nó trở thành ham muốn xa hoa.


9
Hứng thú nhận tri thức: Hứng thú học tập, hứng thú khoa học có tính
chuyên môn như hứng thú toán học…
Hứng thú chính trị - xã hội: Là hứng thú với những hình thức nhất định của

công tác xã hội, đặc biệt là hoạt động tổ chức, lãnh đạo, hứng thú thời cuộc…
Hứng thú thẩm mỹ: Hứng thú văn học, sân khấu, hội họa…
- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú, có thể chia thành hứng thú trực
tiếp và hứng thú gián tiếp
Hứng thú trực tiếp: Là hứng thú với quá trình hoạt động như quá trình
nhận thức, hẹp hơn nữa là quá trình nắm vững kiến thức, quá trình lao động
và sáng tạo.
Hứng thú gián tiếp: Là hứng thú với kết quả hoạt động như muốn học
vấn, có nghề nghiệp, cương vị trong xã hội… hoặc kết quả vật chất của quá
trình lao động.
Sự tương quan đúng mức giữa hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp là
điều kiện thuận lợi nhất cho động cơ tích cực của cá nhân. Người ta thường
dùng hứng thú gián tiếp để kích thích hứng thú trực tiếp.
- Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú tập luyện có hứng thú bền vững
và hứng thú không bền vững.
Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và nhận thức sâu
sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
Hứng thú không bền vững: Thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt
đối tượng hứng thú.
Qua phân tích của các nhà khoa học chúng tôi nhận thấy hứng thú gián
tiếp, hứng thú bền vững và tích cực quyết định trực tiếp đến GDTC.
1.2.2 Vai trò của hứng thú trong trong đời sống cá nhân nói chung và
trong hoạt động thể thao nói riêng
a. Vai trò của hứng thú đối với đời sống cá nhân
Hứng thú có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, hoạt động của
con người. Con người chỉ cảm thấy thoải mái vì có hứng thú. Hứng thú kích


10
thích tính tích cực của con người. Hứng thú làm tăng tính làm việc, cá nhân

có sức chịu đựng dẻo dai và làm việc một cách say sưa.
Hứng thú làm tăng quá trình hiệu quả của nhận thức. Vì nó quan hệ với chú
ý và tình cảm nên khi có hứng thú thì cá nhân hướng toàn bộ quá trình nhận thức
vào đối tượng khiến quá trình đó nhạy bén và sâu sắc hơn. Hứng thú làm hiệu
quả nhận thức được nâng cao, con người hoạt động không thấy mệt mỏi.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng để thỏa mãn hoạt động, khi đó hứng
thú trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Nhờ có hứng thú con
người nảy sinh tính cách tốt đẹp như: Kiên trì, độc lập, …
b. Vai trò của hứng thú trong hoạt động thể thao
Hoạt động thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt bởi nó đòi hỏi sự
căng thẳng về thể chất và tâm lý tối đa trong thi đấu và trong các buổi huấn
luyện. Mặt khác hoạt động thể thao mang tính tự nguyện thuần túy, hiệu quả
của nó phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, sự say mê, các động cơ trực tiếp và
hoài bão của người tập.
Hứng thú thể thao có ảnh hưởng quyết định rất nhiều tới tính tích cực
của người tập. Hứng thú, sự say mê, các động cơ trực tiếp và hoài bão của
người tập. Hứng thú có ảnh hưởng nhiều tới tính tích cực của người tập. Hứng
thú giúp cho người tập vượt qua được khó khăn thường phải gặp trong các
điều kiện cụ thể của hoạt động thể thao và thúc đẩy họ đạt được những thành
tích thể thao cao.
1.3 Khái niệm hứng thú học tập
1.3.1 Định nghĩa hứng thú học tập
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối
với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý
nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá
nhân [1].


11
1.3.2 Các loại hứng thú học tập

a. Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập
Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt
của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập do những yếu tố bên
ngoài đối tượng của hoạt động này gây nên và gián tiếp liên quan đến đối
tượng ấy [1].
Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập có một số đặc điểm sau:
+ Nó thường hướng tới những khía cạnh bên ngoài, có liên quan đến đối
tượng của hoạt động học tập (khen thưởng, điểm số).
+ Có tính chất tình huống rất rõ nét: Khi nhận được tri thức cần thiết
hoặc khi đã kết thúc hành động, hứng thú cũng biết mất, các dấu hiệu của thờ
ơ lại xuất hiện (theo phong trào, ảnh hưởng của bạn bè, được kèm cặp..).
+ Ít có tác dụng thúc đẩy hành động, học sinh không chú ý đến đối tượng
của hoạt động theo sáng kiến riêng của mình.
+ Không được ý thức một cách rõ ràng, học sinh không thể giải thích
được; đó có phải là hứng thú học tập hay không? Vì sao các em lại hứng thú
với đối tượng đó?
+ Nó được xuất hiện theo những phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng
thường rất ngắn ngủi.
b. Hứng thú trực tiếp trong hoạt động học tập
Hứng thú trực tiếp chủ yếu nhằm vào việc nhận thức, tiếp thu tri thức
chứa đựng trong các môn học ở trường. Ngoài ra, hứng thú trực tiếp không
chỉ nhằm vào nội dung của môn học cụ thể mà còn hướng vào quá trình đạt
được những kiến thức đó, nhằm vào hoạt động nhận thức. Và trong quá trình
hoạt động đó đã diễn ra việc vận dụng những phương pháp học tập đã tiếp thu
được, việc lĩnh hội được những phương pháp học tập mới và hoàn thiện nó
cũng thuộc về đối tượng của hứng thú trực tiếp.


12
Vậy hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri

thức, quá trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri
thức đó. Nói cách khác, hứng thú trực tiếp là sự say mê hướng vào đối tượng
và cách thức chiếm lĩnh đối tượng đó.
1.4 Khái niệm hứng thú học môn GDTC
1.4.1 Định nghĩa
Hứng thú học môn GDTC là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối
với quá trình, kết quả lĩnh hội và vận dụng kiến thức GDTC trong quá trình
học tập cũng như trong cuộc sống, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết
thực của môn GDTC với bản thân [10].
1.4.2 Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học môn GDTC của
học sinh THPT
Có thể xác định cấu trúc của hứng thú học môn GDTC của học sinh bao
gồm 3 thành phần chủ yếu sau:
- Thành tố xúc cảm trước hết tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên một
thái độ đúng đắn đối với môn GDTC, đối với việc học môn GDTC của học
sinh. Đây là tiền đề tâm lý của hứng thú học môn GDTC. Những xúc cảm
khác sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi như niềm vui nhận thức là thành tố cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học môn GDTC; niềm vui đạt
thành tích sẽ giúp duy trì được hứng thú học môn GDTC.
- Thành tố nhận thức giữa vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học
môn GDTC. Học sinh hiểu giá trị và ý nghĩa của việc học môn GDTC từ đó
xuất hiện thái độ tự giác, đúng đắn củng cố cho hứng thú học môn GDTC của
các em.
- Hành động của học sinh:
+ Ý chí có một vai trò lớn trong việc khắc phục những xúc cảm sai trái
nảy sinh trong hoạt động học GDTC hoặc trong khi thực hiện bài tập khó.


13
+ Động cơ có vai trò hai mặt trong quá trình phát triển hứng thú học
môn GDTC, một mặt động cơ trực tiếp xuất hiện từ hoạt động học GDTC.

Mặt khác, động cơ là những động cơ xã hội rộng rãi giúp củng cố hứng thú
môn GDTC.
+ Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi và xuất hiện niềm vui trong
hoạt động học GDTC. Tính tích cực tạo ra một hoạt động định hướng theo chiều
mạnh lên và những rung động đúng đắn. Khi hứng thú học môn GDTC xuất hiện
sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức và kỹ xảo.
1.4.3 Các biểu hiện của hứng thú học môn GDTC
Hứng thú học môn GDTC của học sinh được biểu hiện thông qua các
dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các
em. Nhà giáo dục có thể quan sát và nhận biết chung. Những biểu hiện này
khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào
nhau. Đó là:
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: Học sinh có xúc cảm tích cực (yêu thích,
say mê…) đối với môn GDTC: các em thực sự yêu thích môn GDTC, coi học
GDTC là niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đầy đủ, rõ ràng
những nguyên nhân của sự yêu thích trên; những nguyên nhân đó có thể trực
tiếp liên quan đến đối tượng của hoạt động học GDTC (đến nội dung và
phương pháp tư duy học GDTC), hoặc gián tiếp liên quan đến đối tượng trên.
- Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh biểu hiện các hành động học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài
lớp hàng ngày như:
+) Trong giờ lên lớp:
> Say mê học tập, chăm chú nghe giảng.
> Hăng hái tập luyện.


14
> Tích cực làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+) Ở ngoài lớp và ở nhà:

> Tập luyện ngoại khóa thường xuyên.
> Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào TDTT ở khu dân cư.
- Biểu hiện về mặt kết quả học tập:
Kết quả học tập xếp loại đạt môn GDTC.
1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học môn GDTC
* Những yếu tố chủ quan:
Đó là những yếu thuộc về chủ thể học sinh như :
- Đặc điểm cá nhân người tập: Tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và
thể lực, học tập và khả năng vận động.
Cùng một bài tập có thể gây lên những hiệu quả khác nhau tùy thuộc
vào đặc điểm cá nhân người tập. Một lượng vận động nhẹ của vận động viên
có thể là nặng, quá sức đối với người tập. Đa phần những học sinh nam, học
sinh có thể lực tốt và khả năng vận động tốt sẽ dễ hình thành hứng thú học
môn GDTC hơn so với những em nữ và em có thể lực yếu và khả năng vận
động kém. Nói cách khác, sự phát triển về thể chất là cơ sở tạo ra thành tích
và kết quả tốt trong học tập môn GDTC. Thành tích có vai trò tâm lý vừa là
tiền đề cho hứng thú học môn GDTC, vừa là động cơ bổ trợ duy trì hứng thú
học môn GDTC. Đầu tiên, thành tích tạo thành một cái nền xúc cảm đúng
đắn, là tiền đề hứng thú học môn GDTC, sau đó khi hứng thú xuất hiện, nó
tạo nên một thành tích cao hơn nữa và thành tích này lại tiếp tục làm phát
triển và duy trì hứng thú học môn GDTC.
- Học sinh cần có thái độ đúng đắn với việc học tập, đối với bộ môn
GDTC. Nó được thể hiện ở 2 mặt:
+ Thái độ xúc cảm tích cực với việc học môn GDTC.


15
+ Thái độ có ý thức đối với việc học môn GDTC, hiểu được ý nghĩa
của việc học GDTC, ý nghĩa cá nhân cũng như xã hội của nó.
Yếu tố này là điều kiện và tiền đề quan trọng của sự hình thành hứng

thú học môn GDTC ở học sinh khối 10, nó sẽ giúp cho sự duy trì và phát triển
hứng thú học môn GDTC.
- Các yếu tố chủ quan khác như: Nhu cầu, tính ham hiểu biết, niềm vui
nhận thức, sự nỗ lực ý chí, những năng lực… của học sinh cũng ảnh hưởng
tới sự hình thành, phát triển hứng thú học môn GDTC ở các em.
* Những yếu tố khách quan:
Đó là những yếu tố bên ngoài học sinh, tác động vào học sinh bằng
nhiều con đường khác nhau. Các yếu tố đó bao gồm:
- Đặc điểm môn GDTC: Đó là nội dung, tính chất, cơ cấu, sự sắp xếp
chương trình, phương pháp dạy và học môn GDTC…. Đặc điểm của môn
GDTC với tư cách là đối tượng lĩnh hội, có tác dụng lớn đối với việc hình
thành hứng thú học môn GDTC ở học sinh.
- Giáo viên: Đó là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng say mê
nhiệt tình, sự hứng thú với nghề nghiệp của giáo viên đối với môn GDTC, đặc
biệt là phương pháp dạy môn GDTC …. Những điều đó có ảnh hưởng cơ bản
đến sự phát triển đến hứng thú học môn GDTC ở học sinh.
- Đặc điểm của bài tập:
Do các bài tập giáo viên đưa ra có mức độ khó tăng dần, thiếu hấp dẫn
khó thực hiện… nên các bài tập được thực hiện một cách gò ép, uể oải, chán
nản, chống đối…. Người tập có thái độ không thích thú, không có sự cố gắng
thì không thể có tác dụng như những bài tập được thực hiện một cách hào
hứng, tự giác, chủ động. Ở đây những yếu tố mới và tính hấp dẫn của bài tập
có ý nghĩa quan trọng.


16
- Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập:
Hầu hết các nội dung của môn GDTC được giảng dạy ở ngoài trời
chính vì vậy yếu tố thời tiết, địa hình, điều kiện vệ sinh của môi trường tập
luyện tốt là tiền đề góp phần nâng cao hiệu quả giờ học cũng như hứng thú

học của học sinh. Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ làm tăng tác dụng của bài
tập, cho phép áp dụng lượng vận động lớn hơn, tổ chức nghỉ ngơi hợp lý, gây
cảm xúc hứng thú cho người tập. Ngược lại, sự thay đổi của môi trường sẽ
làm giảm đi mức độ hứng thú của học sinh như: Trời mưa, lạnh, nắng nóng…
- Cơ sở vật chất:
Từ trước tới nay môn GDTC vẫn được coi là môn học phụ, môn điều kiện
ở các trường THPT nên sự quan tâm và đầu tư đối với môn GDTC cũng chưa
đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy, tập luyện vẫn còn thiếu thốn nhiều. Hiện
nay tất cả các trường học trong cả nước học sinh học môn thể dục ngoài sân
trường hoặc sân vận động, nếu trời mưa là các em phải nghỉ. Chính vì vậy, đảm
bảo cơ sở vật chất tốt cũng là điều kiện nâng cao hiệu quả giờ học GDTC và
hứng thú học tập như đảm bảo: Dụng cụ, sân bãi, nhà tập, nhà đa năng…
Tóm lại, hứng thú học môn GDTC của học sinh khối 10 nảy sinh và
phát triển dưới ảnh hưởng qua lại của tổ hợp những yếu tố chủ quan và những
yếu tố khách quan nhất định. Do đó muốn hình thành và phát triển hứng thú
học môn GDTC cho học sinh, cần phải chú ý cả những yếu tố bên trong, cũng
như yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cần chú ý đến vai trò “Chủ đạo của người
giáo viên”
1.4.5 Xác định một số nguyên tắc khi xây dựng giải pháp nâng cao hứng
thú học môn GDTC
Trước khi lựa chọn các biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ GDTC
chính khóa của học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan để xác định


17
các nguyên tắc xây dựng các biện pháp. Đó là các tài liệu về quan điểm và
nguyên tắc GDTC, phương hướng mục tiêu phát triển TDTT trường học, lý
luận và phương pháp GDTC trong trường học, tâm lý học TDTT.
Trên cơ sở các tài liệu nói trên chúng tôi xác định có 4 nguyên tắc được

đa số người quan tâm khi xây dựng các biện pháp đó là:
- Nguyên tắc thực tiễn: Các giải pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất
nước, của ngành nói chung và của trường THPT Yên Dũng Số 3 nói riêng.
- Nguyên tắc tính đồng bộ: Các giải pháp phải đa dạng nhiều mặt và
trực diện giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Nguyên tắc tính khả thi: Các giải pháp đề xuất phải có được khả năng
thực thi.
- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: Các giải pháp phải mang tính
khoa học và giải quyết vấn đề mang tính khoa học.
1.5. Đặc điểm chung về hoạt động sƣ phạm trong lĩnh vực GDTC
Hoạt động GDTC học sinh, thực chất là một quá trình dạy học, huấn
luyện. Nó tồn tại như một thể thống nhất bao gồm nhiều thành phần như:
Điều tra sức khỏe, thể chất học sinh, xác lập mục đích, nội dung nhiệm vụ,
phương pháp, phương tiện tập luyện, huấn luyện và đánh giá kết quả GDTC
cho học sinh. Thầy giáo với hoạt động dạy học và huấn luyện, học sinh với
hoạt động học tập và tập luyện. Mục đích của hoạt động sư phạm trên lĩnh
vực GDTC:
- Tập luyện dạy, học tập để trang bị kiến thức, hiểu biết kỹ năng có liên
quan đến việc tăng cường sức khỏe và hoàn thiện thể chất.
- Giáo dục làm phát triển ý thức tự chăm sóc sức khỏe, hoàn thiện thể
chất bản thân cũng như phát triển năng lực hoạt động thể lực và nhân cách
học sinh nói chung trong quá trình GDTC và đời sống cá nhân.


18
- Góp phần chăm lo sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội cho học sinh,
sinh viên. Như vậy, GDTC là một mặt giáo dục tương đối độc lập và mang
tính đặc thù chuyên môn nhất định. Chính mục đích sư phạm trên đây đặt ra
những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình GDTC.



19

CHƢƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hứng thú học tập GDTC của học sinh khối 10
trường THPT Yên Dũng Số 3.
Nhiệm vụ 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn
GDTC cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Dũng Số 3 - Bắc Giang.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài
liệu tham khảo, nghiên cứu lý luận, phát hiện ra những “khoảng trống” khoa
học để xác định hướng đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu còn giúp người viết hình
thành kết cấu nội dung, hình thức trình bày... trên cơ sở kết quả nghiên cứu
của mình và tư liệu tích lũy được.
Ngoài ra phân tích tổng hợp những tài liệu có liên quan là cơ sở để giúp
chúng tôi lựa chọn những biện pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát dùng để thu thập những tư liệu mang tính chất
bên ngoài của đối tượng nghiên cứu, từ đó nhận biết được nguyên nhân tâm
lý. Quan sát trở thành phương pháp nghiên cứu khoa học khi nó được tiến
hành đúng yêu cầu sau đây: quan sát có chủ định những hành vi, cử chỉ, hành
động, hoạt động của đối tượng nghiên cứu có liên quan tới mục đích phân tích
làm sáng tỏ hiện tượng tâm lý.
Tổ chức quan sát sư phạm tại trường trong giờ học GDTC chính khóa.
Thông qua quan sát để chúng tôi đánh giá tính tích cực và hăng hái, thờ ơ… của



×