Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.91 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác
2
đầu tư Vilexim 2
I. Lịch sử hình thành và phát triển 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 3
2.1 Chức năng của công ty 3
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty 4
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vilexim trong thời
gian qua 9
1. Tiềm lực kinh doanh của công ty 9
1.1 Nhân lực 9
1.2 Vốn kinh doanh 10
1.3 Cơ sở vật chất 12
1.4 Uy tín và danh tiếng của công ty 13
2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư
vilexim trong thời gian gần đây 13
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vilexim 13
2.2 Những mặt còn tồn tại 17
2.3 Giải pháp khắc phục tồn tại 17
2.4 Phương hướng, mục tiêu của Công ty trong thời gian tới 17
Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác
đầu tư Vilexim

I. Lịch sử hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim tiền thân là Công ty
xuất nhập khẩu với Lào (trước đây thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu biên giới)
được thành lập căn cứ quyết định số 82/VNT-TCCB ngày 24/2/1987 của Bộ Ngoại
Thương (nay là Bộ Thương Mại). Công ty được Bộ giao cho tiến hành các hoạt


động kinh doanh xuất nhập khẩu với CHDCND Lào. Nhưng từ năm 1993 đến nay
theo xu thế khách quan của kinh tế thị trường và sự đổi mới của đất nước công ty
không chỉ thực hiện kinh doanh với Lào mà đã mở rộng thị trường với nhiều nước
như: Ðài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều tổ chức kinh tế. Công
ty thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để đẩy mạnh quan hệ thương
mại và các hoạt động khác có liên quan.
Tháng 10-2003 Công ty xuất nhập khẩu với Lào đã đổi tên thành Công ty
xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim.
Do tính tất yếu khách quan của việc Cổ phần hoá doanh nghiệp nên ngày 23-8-
2004 thực hiện quyết định số 1188/QÐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Công
ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim chính thức đổi tên thành Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim từ ngày 07-01-2005.
Hiện nay công ty có tên giao dịch tiếng Việt là: Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim
Tên giao dịch tiếng Anh: Vilexim Import Export and Co-operation
Investment Joint Stock Company.
Tên viết tắt là: Vilexim.
Công ty có trụ sở chính tại địa chỉ: 170 Ðường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà
Nội.

Các chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty:
-Chi nhánh tại TPHCM: Vilexim HCM
Ðịa chỉ: 36/22 Ðường D2-Phường 25 Q.Bình Thạnh-Tp Hồ Chí Minh
-Chi nhánh tại Hải Phòng: Vilexim Hải Phòng
Ðịa chỉ: 138 Lê Lai-Q. Ngô Quyền-TP Hải Phòng
-Chi nhánh tại Hà Tây:
Ðịa chỉ: 570 Quang Trung-Thị xã Hà Ðông-Hà Tây
-Trung tâm XK lao động
Ðịa chỉ: 139 Lò Ðúc-Hai bà Trưng-Hà Nội
-Văn phòng đại diện là Công ty liên doanh thép VILASTEEL tại Viên Chăn

nước CHDCND Lào
Ðịa chỉ: Bản Thongpong-Vientiane-Lao
2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1 Chức năng của công ty
Công ty Cổ phần và hợp tác đầu tư Vilexim có các chức năng cụ thể sau
* Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của bộ thương mại với CHDCND
Lào, các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
* Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các
mặt hàng nông lâm sản, hoá chất (trừ những loại hoá chất Nhà nước cấm), dược
liệu, bông vải sợi, điện máy, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, thiết bị dùng cho
giáo dục.
* Xuất khẩu lao động đi nước ngoài, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và
nghề nghiệp cho lao động di làm việc ở nước ngoài.
* Ðại lý tiêu thụ hàng hoá.
* Kinh doanh hàng ăn uống.
* Kinh doanh vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các ngành công, nông,
lâm, ngư nghiệp; Kinh doanh thuỷ hải sản, lương thực thực phẩm, phương tiện vận
tải, vận tải quá cảnh, dịch vụ và hàng tiêu dùng;
* Lắp ráp, bảo hành, sửa chữa xe máy;
* Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty
TỔ CHỨC BỘ MÁY

- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng Quản trị: Chủ tịch Hội đồng Quản trị và 4 thành viên
- Ban Giám đốc: Giám đốc Điều hành và các Phó Giám đốc
- Các đơn vị trực thuộc: Các Phòng, Ban, Chi nhánh, Đại diện…
1. Phòng Tổng hợp & Marketing
2. Phòng Tổ chức Hành chính
3. Phòng Tài chính Kế toán

4. Phòng Xuất – Nhập khẩu 1, 2, 3, 4,5…
5. Trung tâm Xuất khẩu lao động 139 Lò Đúc
6. Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại Hải Phòng
7. Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại TP. Hồ Chí Minh
8. Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại Hà Tây
9. Đại diện Công ty tại Viêng Chăn – Lào
10.Các kho hàng hoá thuộc Phòng Tổ chức Hành chính:
11.Phòng Kiến thiết Xây dựng đề án Phát triển Doanh nghiệp
- Lãnh đạo các đơn vị Phòng có: 01 Trưởng phòng; 01 Phó phòng
- Chi nhánh có: 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc
- Văn phòng Đại diện có: Trưởng Đại diện
- Các đơn vị thuộc phòng như Ban, Đội, Kho hàng có: Trưởng, Phó
- CNVC trong mỗi đơn vị được biên chế từ 05 – 20 người
Ban lãnh đạo là bộ phận đứng đầu công ty. Trong đó ban Giám Ðốc do Bộ
trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm trực tiếp điều hành công ty theo chế độ một thủ
trưởng toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và
chịu trách nhiệm về mọi mặt trước Bộ trưởng Bộ Thương mại và tập thể cán bộ
công nhân viên của công ty về các quyết định của mình.
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề
nghị và được Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Phó giám đốc
công ty được phân một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm với giám đốc
những lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Trong phó giám đốc có một phó giám đốc thứ
nhất thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Dưói giám đốc
và phó giám đốc là các phòng ban chức năng , các chi nhánh, các phòng ban đại
diện.
Cụ thể chức năng của các phòng ban như sau:
+Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ
máy hành chính, bộ máy quản lý công ty trong từng thời kì, đánh giá chất lượng
cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động tiền lương cho các thành

viên.
Tổ chức quản lý thực hiện các công tác hành chính, quản trị nhằm phục vụ và
duy trì các hoạt động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện chế độ chích
sách đối với nhân viên, tổ chức công tác hành chính văn thư lưu trữ, các công tác
quản trị công ty.
+Phòng kế toán tài vụ:
Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ làm các công việc theo dõi nghiệp vụ liên
quan đến công tác hạch toán kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện các chế độ quản lý kinh tế; lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh theo định kì. Phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động tài chính của công ty; trong đó kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên
trong phòng kế toán hạch toán theo đúng theo đúng chế độ nhà nước qui định
+Phòng kế toán tổng hợp:
Phòng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập ra kế họach kinh doanh chung cho toàn
bộ công ty và phân bố kế hoạch kinh doanh cho từng phòng kinh doanh cụ thể.
Phòng có trách nhiệm báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động và kinh doanh
của công ty từng tháng, từng quí đồng thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ những khó
khăn trong công ty.
+Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu I:
Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu I được công ty giao nhiệm vụ thực hiện các
nghiệp vu kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Lào và có thể kinh
doanh xuất nhập khẩu với một số thị trường khác.
+Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu III:
Phòng nghiệp vụ xuất khẩu III có nhiệm vụ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu
với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phòng còn được uỷ thác xuất nhập khẩu một
số mặt hàng khác của công ty.
+Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II, IV và phòng dịch vụ xuất nhập khẩu:
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II, IV là các phòng kinh doanh đa ngành có
nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình, các phòng này phảI lập
phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ duyệt những phương án khả

thi và đứng ra làm đại diện để kí kết hợp đồng với khách hàng. Các nghiệp vụ cụ
thể và giao dịch với khách hàng do các phòng chịu trách nhiệm; vốn để kinh doanh
công ty sẽ phân bổ cho từng phòng theo từng hợp đồng.
+Chi nhánh phòng đại diện:
Chi nhánh phòng đại diện hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng chi
nhánh, văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, pháp
luật, tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần và hợp tác đầu tư Vilexim.
Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Vilexim





Nguồn: www.vilexim.com.vn
Qua sơ đồ ta nhân thấy:
Mũi tên chỉ mối tương quan một chiều, ví dụ như: Giám đốc ra mệnh lệnh
cho các phòng ban trong công ty.
Mũi tên chỉ sự tương quan hai chiều, ví dụ: Đại hội đồng cổ đông bầu ra
ban kiểm soát nhưng ban kiểm soát được bầu ra để kiểm soát hoạt động của đại hội
đồng cổ đông.
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vilexim trong thời gian qua
1. Tiềm lực kinh doanh của công ty
1.1 Nhân lực
Nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu và tối quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của mỗi một công ty. Hiện tại, Công ty có tổng số cán bộ công
nhân viên là 92 người, số cán bộ này được phân bổ hợp lý về các phòng ban trong
công ty phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Công ty có hơn 95% số
cán bộ công nhân viên là những người có trình độ đại học và trên đại học, giỏi về

ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Pháp, Nga….) tinh thông về nghiệp vụ ngoại thương,
am hiểu về luật pháp và nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh
và thật tốt mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Cán bộ công nhân
viên thường xuyên được cử đi học các lớp đào tạo và các khoá học bồi dưỡng
chuyên môn để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc.
Nhằm tăng cường năng lực và khả năng làm việc cho đội ngũ CBCNV, tạo
nguồn lao động, trẻ hoá cán bộ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Giúp
công ty có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, có đạo
đức và tác phong làm việc năng động, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ tài, đức đảm
nhận tốt nhiệm vụ được giao thích ứng với quá trình đổi mới, hội nhập của đất
nước.
Bảng số liệu cơ cấu trính độ, giới tính, tuổi của Công ty theo các thời kỳ như sau:
Bảng số 1: Cơ cấu trình độ, giới tính, tuổi của Vilexim tử 1987 – 2006
Năm Giới tính Độ tuổi Trình độ
Nam Nữ 18-30 31-45 46-60 Sau ĐH Đại học Dưới ĐH
1987 -
1993
70% 30% 20% 40% 40% 5% 10% 75%
1994-
2000
60% 40% 40% 35% 25% 10% 40% 50%
2001-
2003
64% 46% 43% 40% 17% 20% 70% 10%
2004-
2006
65% 45% 60% 35% 5% 23% 72% 5%
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty VILEXIM.
Qua bảng số liệu cho ta thấy cơ cấu lao động như giới tính, độ tuổi, trình độ của
công ty thay đổi theo từng năm do có sự thích nghi cho điều kiện kinh doanh thực

tế. Đội ngũ có trình độ ngày càng nhiều và được trẻ hóa nhanh chóng, sự chênh
lệch về giới tính cũng thay đổi rõ rệt từ những năm 1987 lực lượng lao động của
công ty chủ yếu là nam giới nhưng đến nay thì chênh lệch về giới là không nhiều.
Đặc biệt tháng 7 – 2005 công ty tiến hành cổ phần hóa đã thực hiện chính sách 41
cho những cán bộ trên 50 tuổi nghỉ hưu nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ có trình độ,
năng lực đưa công ty tới nhiều thành công hơn nữa.

1.2 Vốn kinh doanh
Bảng số 2: Nguồn vốn kinh doanh của Vilexim từ 1987-2005
Năm Vốn cố định( tỷ đồng) Vốn lưu động(tỷ đồng)
1987 2 3
1990 4,5 4,3
1995 9,8 8
1997 12 10,5
2000 14,6 11,9
2002 16,7 13,4
2005 18 14
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Vilexim
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ban đầu của công ty Vilexim trong hoạt
động kinh doanh với số vốn cố định gần 2 tỷ đồng và vốn lưu động là gần 3 tỷ
đồng. Hiện tại vốn kinh doanh của công ty đã không ngừng tăng lên với vốn cố
định là 18 tỷ đồng, vốn lưu động 14 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ sự vươn lên rất
nhanh chóng của công ty ngày càng làm ăn có lãi và bổ sung ngày càng nhiều vốn
cố định cũng như vốn lưu động cho từng năm.
Công ty có các hình thức huy động vốn như sau:
Trước đây công ty huy động vốn bằng cách bổ sung vốn cố định và vốn lưu
động của công ty trích từ lợi nhuận hàng năm. Ðây là nguồn vốn còn phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh mỗi năm do đó luôn có sự thay đổi. Từ khi chuyển thành công
ty cổ phần thì vốn do các cổ đông đóng góp trở thành nguồn vốn cơ bản quan trọng
của công ty. Số vốn mà các cổ đông đóng góp chiếm 37% tổng số vốn kinh doanh

của công ty, của nhà nước là 51% còn lại 12% thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài
công ty . Tuy nhiên nguồn vốn này cũng có hạn do khả năng tài chính của các cổ
đông.
Công ty còn tiến hành liên doanh liên kết với các bạn hàng nước ngoài nhằm thu
hút tận dụng vốn. Cùng với chủ trương của nhà nước là kêu gọi, khuyến khích sự
đầu tư của các nước phát triển vào VN thì việc công ty tiến hành liên doanh liên kết
với các bạn hàng nước ngoài nhằm mở rộng vốn sử dụng các dây chuyền công
nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh là việc nên làm. Tuy nhiên
tiến hành liên doanh liên kết mà không ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của công ty
mới là vấn đề quan trọng. Do vậy đối tác mà công ty chọn liên doanh phải cùng
chung lĩnh vực kinh doanh, thứ hai phải có bề dày kinh nghiệm và uy tín trên
thương trường quốc tế; ngoài ra còn có những thoả thuận về thời gian liên doanh
liên kết, tỷ lệ góp vốn
Hình thức huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng đem lại hiệu
quả cao cho hoạt động kinh doanh công ty. Công ty nhận thấy rằng cùng với sự lớn
mạnh của cơ chế thị trường là sự hoàn thiện các hệ thống ngân hàng và hoạt động
của các ngân hàng nước ta. Ngân hàng trở thành một địa chỉ tin cậy cho các doanh
nghiệp có thể huy động vốn thông qua hình thức vay ngắn hạn, dài hạn, tín dụng để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu.
1.3 Cơ sở vật chất
Trước đây thời kì bao cấp công ty có trụ sở tại 139 Lò Ðúc-Hà Nội. Hiện tại
công ty đã xây dựng được toà nhà 4 tầng ở 170 Ðường Giải Phóng-Hà Nội. Công
ty còn có các chi nhánh tại 36/22 Ðường D2 Phường 25 Q. Bình Thạnh-Tp HCM,
chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánh tại thị xã Hà Ðông-Hà Tây, trung tâm xuất khẩu
lao động-139 Lò Ðúc, văn phòng đại diện và liên doanh sắt thép tại Lào. Ngoài ra
công ty còn có 2 kho chứa hàng tại Ðông Anh, 3 kho tại Gia Lâm, và 2 kho tại
Thanh Trì-Hà Nội. Các kho này có tổng diện tích 2.500m2, đảm bảo tốt cho việc
bảo quản và cất giữ hàng hoá.
Công ty có 6 ôtô con, 2 xe tải các phòng ban được trang bị đầy đủ trang thiết bị
như: Ðiện thoại, máy vi tính, điều hoà,máy fax và các trang vật dụng thông thường

khác phục vụ cho công việc.
Bảng số 3: Sự phát triển cơ sở vất chất của Vilexim từ 1987-2005
Năm Cơ sở vật chất
1987 Công ty có trụ sở tại 139 Lò Đúc – Hà Nội
1990 Xây dựng trụ sở tại 170 Giải Phóng
1991 Mở chi nhánh tại TP. HCM
1993 Mở chi nhánh tại Hải Phòng
1994 Mở chi nhánh tại Hà Tây
1996 Mở chi nhánh tại Viên Chăn - Lào
1998 Xây dựng hai kho chứa hàng tại Đông Anh – Hà Nội
2000 Xây dựng 3 kho chứa hàng tại Gia Lâm – HN và mở TT XK
lao động tại 139 Lò Đúc – HN
2002 Xây dựng hai kho chưa hàng tại Thanh trì – Hà Nội
Nguồn: www.vilexim.com.vn
1.4 Uy tín và danh tiếng của công ty
Uy tín và danh tiếng của công ty được đo bằng những lá phiếu mà khách hàng
dành cho sản phẩm và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Quyết định mua hàng
của người tiêu dùng ngoài một số nhân tố khách quan, phần lớn phụ thuộc vào chất
lượng, giá cả sản phẩm sau bán hàng của công ty. Như vậy uy tín và danh tiếng của
công ty là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh, vị thế trên thị trường.
Công ty Vilexim đã tạo cho mình được một vị thế vững chắc trên thị trường Việt
Nam cũng như thị trường trong khu vực, uy tin ngày một nâng cao và được biết đến
như là một công ty hàng đầu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp tác
đầu tư. Công ty nhận được nhiều bằng khen của Bộ thương mại và nhà nước khen
tặng đã có thành tích tốt trong hoạt động kinh doanh,như giải Sao Vàng Ðất Việt
năm 2005.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
và hợp tác đầu tư vilexim trong thời gian gần đây.
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vilexim
Là một doanh nghiệp kinh doanh XNK đa ngành, đa chức năng của Bộ Thương

mại được thành lập từ năm 1986, VILEXIM đã có một quá trình hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực XNK và đang trên đà phát triển với một tốc độ khá ấn tượng. Từ một
công ty với kim ngạch XNK chỉ một vài triệu đôla. Đến năm 2004 kim ngạch XNK
của VILEXIM là trên 50 triệu đôla với những mặt hàng XNK đa dạng phong phú
như nông, lâm, hải sản vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc đồng bộ phục vụ sản
xuất và tiêu dùng.Thị trường XNK cũng ngày càng được mở rộng không ngừng.
Trước đó sau một thời kỳ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn diện của một số
nước trên thế giới như cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu á, công ty đã gặp không ít
trở ngại trong hoạt động kinh doanh của mình.Tuy nhiên, với khả năng lãnh đạo
của ban Giám đốc và đội ngũ lãnh đạo và kinh nghiệm phong phú trong hoạt động
kinh doanh Công ty đã trụ vững, khởi sắc và định hướng được hướng đi cho mình.
Ðến nay Công ty có quan hệ với hầu hết các nước trong khối ASEAN và một số
nước thuộc Liên Xô cũ trước đây. Thêm nữa, còn có cả những nước Châu Á ngoài
ASEAN đó là Hồng Kông, Trung Quốc, Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản Khối
lượng hàng giao dịch giữa Công ty với các nước này còn rất ít, song thực tế chứng
minh là có nhiều triển vọng.
Công ty cũng đã xuất hàng sang Tây Âu,nhưng với khối lượng hàng không lớn
lắm vì đây là thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng rất cao.Vì vậy Tây Âu chủ
yếu là thị truờng nhập khẩu của công ty.
Ðối với thị trường trong nước, bộ máy hoạt động của công ty đã có mặt trên
khắp mọi miền đất nước, tạo được mạng lưới kinh doanh bao phủ trong cả nước.
Các chi nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện ở Ðông Hà-Quảng
Trị,… đang hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Nhờ một hệ thống chi
nhánh như vậy mà Công ty đã tổ chức được một hệ thống kênh phân phối, thu mua
rộng khắp. Ðó là điều kiện thuận lợi giúp Công ty có được nguồn hàng thường
xuyên và ổn định.
Hoạt động kinh doanh của Công ty VILEXIM chủ yếu là xuất khẩu nông sản,
doanh thu từ nguồn xuất khẩu nông sản chiếm đến 70% doanh thu của toàn công ty.
Các mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất khẩu là: Gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc, đậu
xanh, đậu tương, che xanh, che đen, hoa hồi, quế. Sau hàng nông sản là các mặt

hàng thr công mỹ nghệ như: hàng thêu, mây tre đan, sơn mài, chiếm đến 20%
doanh thu của công ty. Còn 10% doanh thu từ việc xuất khẩu lao động, đầu tư liên
doanh, liên kết.
Các mặt hàng chính mà công ty nhập khẩu là : Vòng bi, sắt thép xây dựng, giấy,
hạt nhưa, dây đồng. Tuy nhiên hiện nay không dừng lại ở việc xuất nhập khẩu các
mặt hàng trên công ty đang từng bước trở thành công ty xuất nhập khẩu đa ngành,
đa lĩnh vực.
Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thường diễn ra trong hai hình thức chính
đó là: Công ty đứng ra xuất và nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác.
Trong hình thức đầu thì toàn bộ chi phí, cũng như lãi bán hàng đều do công ty chịu
và hưởng. Còn hình thức xuất nhập khẩu ủy thác là công ty đứng ra nhập khẩu cho
các tổ chức, công ty khác để nhận tiền hoa hồng thường là khoảng 0,8% giá trị
hàng nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu ủy thác rủi ro thường nhỏ hơn phương thức
trực tiếp, vì không phải đứng ra tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên không có lợi nhuận
mà chí có phần hoa hồng được hưởng.
Dưới đây là kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2002-2004
và 11 tháng đầu năm 2005
Bảng số 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002-2004 và 11 tháng đầu năm 2005
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh XNK hàng năm của công ty Vilexim (2002-2005)


Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 11 thángđầu năm
2005
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
Thực

Hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
Thực
hiện
Kim ngạch
XNK(tr.USD)
20 30,6 153 24 37,9 158 30 42,5 141,7 40 54,4 136
Xuất khẩu 5 6.1 122 6 6.4 106 8 10 125 16 21,8 136,25
Nhập khẩu 15 20 133 18 23,9 132 22 24 109 24 32,6 135,8
Doanh số (tỷ
đồng)
300 450 150 350 560 160 390 610 156 420 780 185,7

Nộp ngân
sách(tỷ đồng)
50 78 156 55 100 182 67 112 167 71 75 105,6
Lợi nhuận
(Triệu đồng)
700 900 129 750 1500 200 810 1800 223 900 3200 355,6
2.2 Những mặt còn tồn tại
Ngoài những thành công trên thi Công ty cũng còn gặp vô vàn khó khăn trước
ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế như:
- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các Công ty xuất nhập khẩu khác.
- Thị trường của Công ty còn nhỏ chủ yếu chỉ tập trung ở khu vực châu á mà chưa
chú trọng đến các khu vực tiềm năng khác như: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi…
- Khâu tìm nguồn hàng xuất nhập khẩu của công ty còn yếu.
- Việc bảo quản hàng đi và đến tại các kho còn chưa tốt.
- Đặc biệt là tại Công ty xảy ra tình trạng nợ tồn đọng khá nhiều là khoảng 16 tỷ
đồng.
2.3 Giải pháp khắc phục tồn tại
Theo em để khắc phục tình trạng trên có các giải pháp sau:
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế để làm được điều này thì trước hết phải đào tạo một đội ngũ cán bộ vững
vang tinh thông nghiệp vụ, ngoại ngữ và sành sỏi trên thương trường.
- Tích cực khảo sát và tìm bạn hàng ở tất cả các châu lục nhiều tiềm năng đặc biệt
là Châu âu và Bắc Mỹ.
- Xây dựng các kho bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn không những của Việt Nam
mà còn phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một mặt giải quyết việc lưu kho hàng của Công
ty mà còn có thể cho các công ty khác thuê để có thêm nguồn thu cho công ty.
- Tích cực đôn đốc các bạn hàng trả nợ đúng hạn, không để nợ tồn đọng nhiều. Và
có các giải pháp nhằm quay vòng vốn nhanh chóng.
2.4 Phương hướng, mục tiêu của Công ty trong thời gian tới
- Trong thời gian tới Công ty đang chuẩn bị mở rộng thêm một vài chi nhánh,

trước mắt là xây dựng nhà máy trạm trung chuyển gia công hàng mỹ nghệ tại
Hưng Yên.
- Thi trường xuất khẩu lao động sẽ được mở rộng sang các nước như arâp xiút,
Anh, …
- Công ty đang tích cực, tăng cường nghiên cứu thị trường, chọn các mặ hàng có
thế mạnh, tự mua tự bán để có mức lãi suất lớn hơn, đồng thời tìm các mặt hàng
mới có hiệu quả chắc chắn để kinh doanh, tránh bị thua lỗ. Cụ thể một số mặt hàng
như: sắt thép, máy xây dựng, gỗ…
- Công ty đang dự định xây dựng thêm nhiều kho chứa hàng nhằm đáp ứng nhu
cầu cũng như có thể cho thuê để kinh doanh nhằm thu thêm nguồn thu cho công ty.
Tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện thi
trường hiện có, và có thể liên doanh liên kết sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu làm
nguồn hàng xuất khẩu lâu dài.
- Liên doanh, liên kết cùng đầu tư sản xuất các mặt hàng mà thị trường nội địa có
nhu cầu cao. Ví dụ: Có thể liên doanh với công ty TNHH Tân An sản xuất bình
khí O2 phục vụ cho công nghiệp, mở xưởng sản xuất sứ vệ sinh tại Thái Bình ( đất
thuê ưu đãi ) để có thể sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên với tổng mức đầu tư
khoảng 2 tỷ đồng….
- Học hỏi kinh nghiệm của Công ty XNK INTIMEX trong lĩnh vực dịch vụ, siêu
thị, nhà hàng…
- Công ty dự định sắp tới sẽ xây dựng dự án nhà cao tầng ở 139 Lò Đúc, chuyển
trụ sở công ty về làm việc tại đó, phần còn lại có thể kinh doanh cho thuê. Nhà 170
Giải Phóng ( vốn đã bị nghiêng ) sẽ phá và xây dựng lại thành nhà 6 tầng trở lên
dành cho xuất khẩu lao động. Nhà ở 170 Giải Phóng sẽ xây theo mô hình khách
sạn, nếu kinh doanh xuất khẩu lao động không hiệu quả thì sử dụng để kinh doanh
khách sạn và lữ hành hoặc làm văn phòng cho thuê.
Đặc biệt hơn Công ty sẽ không dừng lại ở việc xuất nhập khẩu nông sản là thế
mạnh của Công ty mà sẽ mở rộng ra nhiều mặt hàng công nghiệp khác như cáp
điện, máy tính, linh kiện máy tính, ôtô tải và rất nhiều các mặt hàng công nghiệp
nặng khác.


×